Powered by Techcity

Thay đổi cuộc đời khi nhập quốc tịch Việt Nam


Thực hiện chính sách của Đảng, Nhà nước, nhiều năm qua tỉnh Kon Tum đã tạo điều kiện, giúp đỡ nhiều người dân Lào di dân tự do, sinh sống tại khu vực biên giới của tỉnh Kon Tum được nhập quốc tịch Việt Nam. Bên cạnh đó, tỉnh Kon Tum hỗ trợ, tạo mọi điều kiện để những công dân này phát triển kinh tế hộ gia đình, an cư, lạc nghiệp, quyết tâm gắn bó và xây dựng quê hương Việt Nam ngày càng giàu đẹp.

Sau khi được nhập tịch, Y Trinh (giữa) chí thú làm ăn, phát triển kinh tế hộ gia đình. Sau khi được nhập tịch, Y Trinh (giữa) chí thú làm ăn, phát triển kinh tế hộ gia đình.

Với sự quan tâm, hỗ trợ về mọi mặt của chính quyền địa phương, đời sống của các hộ dân nhập tịch đã dần ổn định và an tâm gắn bó với vùng đất Kon Tum. Trải qua bao gian khó, thăng trầm, đến nay những công dân Lào chính thức trở thành công dân Việt Nam, đã thoát được nghèo, có cuộc sống ổn định, đóng góp vào sự phát triển chung của tỉnh nhà.

Đời sống khó khăn khi không có quốc tịch

Trước năm 1987, tại xã Đăk Pék, huyện Đăk Glei, nơi giáp ranh với nước bạn Lào, một bộ phận dân cư ở nước Lào sống nay đây mai đó, chưa có ý thức về chuyện ranh giới giữa các quốc gia nên vẫn duy trì tập quán du canh, du cư đến sinh sống và sản xuất. Ông A Đào (67 tuổi, làng Măng Rao, xã Đăk Pék) chia sẻ, do mùa màng thất bát, nhiều gia đình đã di cư qua lại giữa biên giới Lào và Việt Nam, tìm mảnh đất phù hợp để sinh sống rồi chọn làng Măng Rao định cư mà không có quốc tịch, không có giấy tờ tùy thân, cuộc sống rất vất vả, không được thụ hưởng các chính sách hỗ trợ. “Không điện, đường, trường, trạm, nước sạch và không được hưởng các chính sách hỗ trợ, làm ăn kinh tế. Chúng tôi không có hồ sơ, lý lịch, giấy tờ tùy thân, con cái không được đến trường. Thứ duy nhất chúng tôi có chỉ là một cuốn sổ tạm trú, tạm vắng do hai nước Việt Nam, Lào cung cấp”, ông A Đào cho biết.

Một bộ phận trong số những người này đã sống lay lắt giữa rừng. Họ phụ thuộc chủ yếu vào việc săn bắn, hái lượm, uống nước suối, sống trong lo sợ khi phải đối mặt thú dữ, thiên tai, không có thông tin và tiếp xúc với người bên ngoài trong thời gian dài. Khốn khổ nhất là những lúc đau ốm, người dân phải mất ba ngày để ròng rã cõng người bệnh đến Trung tâm Y tế huyện Đăk Glei chữa trị. Trải qua những giây phút “thập tử nhất sinh”, cộng đồng này mong mỏi được công nhận quốc tịch để không còn cảnh sống cơ cực, nay đây mai đó.

Được sự quan tâm của chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng, từ năm 2009 đến nay, địa bàn tỉnh Kon Tum có hơn 1.000 người được Chủ tịch nước quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, chủ yếu sinh sống tại các xã biên giới của huyện Ngọc Hồi và Đăk Glei. Từ năm 2017, chính quyền địa phương tại tỉnh Kon Tum đã tích cực tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân về việc di cư tự do, kết hôn không giá thú ở vùng biên giới. Nhằm tạo điều kiện cho người dân sau khi được nhập quốc tịch có điều kiện để phát triển kinh tế, có đầy đủ quyền công dân, chính quyền các cấp đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn làm giấy khai sinh, cấp sổ hộ khẩu, làm chứng minh nhân dân, căn cước công dân theo đúng quy định, bảo đảm quyền công dân, trẻ em trong độ tuổi đi học đều được đến trường, được hỗ trợ đầy đủ các chế độ để học tập.

Chung tay xây dựng quê hương Việt Nam

Sau khi có quyết định của Chủ tịch nước, huyện Ngọc Hồi và Đăk Glei, tỉnh Kon Tum đã chỉ đạo các xã ở khu vực có người nhập tịch cấp đất, hỗ trợ cây, con giống, hướng dẫn kỹ thuật cho người dân phát triển kinh tế. Các hộ dân này còn được tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội để xây dựng nhà ở, hướng tới gắn bó lâu dài với quê hương Việt Nam.

Chị Y Điết, làng Đăk Mế, xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi chia sẻ, nhờ có quốc tịch vào năm 2017, gia đình chị đã được xã hỗ trợ giống cây cà-phê, bò sinh sản để làm ăn. Được sự hướng dẫn tận tình của cán bộ chức năng về cách chăm sóc, kỹ thuật trồng, chăn nuôi, số diện tích cà-phê, bò của gia đình ngày càng phát triển. Hiện, mỗi năm gia đình có nguồn thu nhập gần 100 triệu đồng, đời sống nhờ đó ngày càng khá giả hơn. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Pờ Y Tống Văn Đồng cho biết, xã hiện có 12 công dân được nhập quốc tịch và nhận được sự hỗ trợ về mọi mặt của chính quyền địa phương. Với sự quan tâm đặc biệt thì các công dân này đã nhanh chóng hòa nhập với môi trường sống ở Việt Nam, an tâm sinh sống, lao động sản xuất. Qua rà soát thì hiện có 9/12 hộ có nhà ở được kiên cố và không có hộ nào thuộc diện hộ nghèo. Thời gian tới xã sẽ tiếp tục lồng ghép các Chương trình Mục tiêu quốc gia để tiếp tục hỗ trợ các hộ phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Sau khi bố mẹ được nhập quốc tịch Việt Nam, em Y Trinh ở thôn Măng Rao, xã Đăk Pék, huyện Đăk Glei đã được làm giấy khai sinh, đi học, trưởng thành và lập gia đình, xây dựng cuộc sống ổn định, ấm no. Với Y Trinh, được mang quốc tịch Việt Nam là niềm vinh dự của em và gia đình. “Bố mẹ em nhập quốc tịch Việt Nam, được sự giúp đỡ của chính quyền, được tiếp cận với sự ưu đãi, chính sách hỗ trợ của Nhà nước thì kinh tế gia đình em phát triển, đời sống ấm no”, Y Trinh vui mừng chia sẻ.

Theo Bí thư Chi bộ kiêm thôn trưởng thôn Măng Rao A Diệt, khi có quốc tịch Việt Nam năm 2012, cộng đồng người dân tại đây đã vỡ òa trong niềm vui vô bờ bến. Bởi lẽ, các con cháu đã được khai sinh, làm hộ khẩu; Nhà nước quan tâm đầu tư điện, đường, trường học, trạm y tế; nhiều hộ được vay vốn phát triển kinh tế, phát triển chăn nuôi, xóa đói, giảm nghèo. Nhờ đó, bà con ngày càng phấn khởi và luôn tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước. Còn với già A Chang, làng Măng Rao, thì một đặc quyền khi có quốc tịch Việt Nam là quyền được đi bầu cử của một công dân. Giây phút được cầm lá phiếu bầu trong tay khiến đa phần người dân cảm thấy thiêng liêng, tự hào và biết ơn Đảng, Nhà nước khi là người Việt Nam.

Phó Chủ tịch xã Đăk Pék Nguyễn Khắc Tụ cho biết, bà con nhập tịch trên địa bàn xã có 2 thôn là Măng Rao và Đăk Nớ. Nhà nước rất quan tâm đến các hộ, các đối tượng như bố trí đất ở, đất sản xuất, các chính sách cho hộ nghèo, chế độ thụ hưởng từ các chương trình mục tiêu quốc gia, tạo điều kiện vay vốn ngân hàng chính sách để phát triển kinh tế. Hiện nay, xã đang thực hiện chủ trương tuyên truyền Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số, giúp đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo bền vững” giúp các hộ nhập tịch thay đổi phương thức sản xuất; khuyến khích mô hình chăn hộ gia đình như: chăn nuôi gà, bò… trồng cỏ, nuôi nhốt bằng chuồng trại chứ không thả rông; thay đổi cây trồng như trồng cây cao-su, cây mắc-ca để thay đổi phương thức canh tác của hộ dân.

Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Ngọc Hồi Y Lan cho biết, các gia đình được nhập quốc tịch Việt Nam luôn cùng các dân tộc khác tại địa phương vượt qua mọi khó khăn, đoàn kết cùng giúp nhau phát triển kinh tế, tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước. Bà con luôn giữ gìn các nét truyền thống văn hóa của dân tộc mình, thường xuyên thăm thân, qua lại ở khu vực biên giới. Họ được xem là những “cầu nối” quan trọng vun đắp tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống giữa hai nước Việt Nam-Lào, góp phần xây dựng tuyến biên giới hòa bình và phát triển ■



Nguồn: https://baodaknong.vn/thay-doi-cuoc-doi-khi-nhap-quoc-tich-viet-nam-237994.html

Cùng chủ đề

Đắk Nông kiến nghị tháo gỡ vướng mắc trong quy hoạch bô-xít và quy hoạch sử dụng đất

Theo đánh giá, trong năm 2024, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đắk Nông đã cơ bản hoàn thành tốt các nhiệm vụ trọng tâm được giao. Tuy nhiên, do còn nhiều vướng mắc về cơ chế chính sách, quy định của pháp luật liên quan đến quy hoạch bô-xít, quy hoạch sử dụng đất chưa được Trung ương tháo gỡ dẫn đến “bế tắc”, nhiều chỉ tiêu kế hoạch đề ra chưa hoàn thành, địa phương kiến nghị...

Dự báo giá cà phê ngày mai 27/12/2024: Giá cà phê trong nước tăng 100

Giá cà phê thế giới bình ổn Giá cà phê Robusta trên sàn London cập nhật lúc 15 giờ 00 phút ngày 26/12/2024 dao động từ 4754 – 5041 USD/tấn. Cụ thể, kỳ hạn giao hàng tháng 3/2025 là 5041 USD/tấn; kỳ hạn giao hàng tháng 5/2025 là 4953 USD/tấn; kỳ hạn giao hàng tháng 7/2025 là 4858 USD/tấn; kỳ hạn giao hàng tháng 9/2025 tăng 4754 USD/tấn. Người dân Gia Lai chuẩn bị công cụ để thu hoạch cà phê....

Công an tỉnh Lâm Đồng triệt phá đường dây buôn bán hóa chất, tiền chất thuốc nổ

Các đơn vị thuộc Công an tỉnh Lâm Đồng kiểm tra hành chính, phát hiện đối tượng ngụ tại huyện Đức Trọng, Lâm Đồng tàng trữ nhiều loại hóa chất dùng để chế tạo pháo hoa, pháo trứng chơi vào dịp Tết.  Công an tỉnh Lâm Đồng triệt phá đường dây buôn bán hóa chất, tiền chất thuốc nổ qua mạng xã hội số lượng lớn.Chiều 26/12, Phòng An ninh mạng và phòng,...

Đắk Nông nhập cuộc nông nghiệp xanh

Các hợp tác xã tiên phongHợp tác xã (HTX) Nông nghiệp hữu cơ Hoàng Nguyên ở huyện Đắk Song có 202 hộ dân trồng 700ha hồ tiêu sạch, trong đó 197ha được chứng nhận hữu cơ các tiêu chuẩn Nhật Bản, Mỹ, EU, Canada. Những năm qua, HTX Hoàng Nguyên đã hướng dẫn kỹ thuật sản xuất hồ tiêu hữu cơ cho nông dân từ đó mang lại nhiều lợi ích.Anh...

Đắk Nông canh tác hồ tiêu thích ứng biến đổi khí hậu

Tác động của thời tiết cực đoanTheo TS. Tôn Nữ Tuấn Nam, nguyên Trưởng Phòng Khoa học, Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên, sự thay đổi thời tiết do BĐKH ở vùng Tây Nguyên thấy rõ nhất là biến đổi về nhiệt độ, quy luật mưa và lượng mưa.Để vườn tiêu thoát nước tốt, bà con nên trồng tiêu ngang mặt đất, sau đó vun gốc mu...

Cùng tác giả

Đắk Nông kiến nghị tháo gỡ vướng mắc trong quy hoạch bô-xít và quy hoạch sử dụng đất

Theo đánh giá, trong năm 2024, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đắk Nông đã cơ bản hoàn thành tốt các nhiệm vụ trọng tâm được giao. Tuy nhiên, do còn nhiều vướng mắc về cơ chế chính sách, quy định của pháp luật liên quan đến quy hoạch bô-xít, quy hoạch sử dụng đất chưa được Trung ương tháo gỡ dẫn đến “bế tắc”, nhiều chỉ tiêu kế hoạch đề ra chưa hoàn thành, địa phương kiến nghị...

Dự báo giá cà phê ngày mai 27/12/2024: Giá cà phê trong nước tăng 100

Giá cà phê thế giới bình ổn Giá cà phê Robusta trên sàn London cập nhật lúc 15 giờ 00 phút ngày 26/12/2024 dao động từ 4754 – 5041 USD/tấn. Cụ thể, kỳ hạn giao hàng tháng 3/2025 là 5041 USD/tấn; kỳ hạn giao hàng tháng 5/2025 là 4953 USD/tấn; kỳ hạn giao hàng tháng 7/2025 là 4858 USD/tấn; kỳ hạn giao hàng tháng 9/2025 tăng 4754 USD/tấn. Người dân Gia Lai chuẩn bị công cụ để thu hoạch cà phê....

Công an tỉnh Lâm Đồng triệt phá đường dây buôn bán hóa chất, tiền chất thuốc nổ

Các đơn vị thuộc Công an tỉnh Lâm Đồng kiểm tra hành chính, phát hiện đối tượng ngụ tại huyện Đức Trọng, Lâm Đồng tàng trữ nhiều loại hóa chất dùng để chế tạo pháo hoa, pháo trứng chơi vào dịp Tết.  Công an tỉnh Lâm Đồng triệt phá đường dây buôn bán hóa chất, tiền chất thuốc nổ qua mạng xã hội số lượng lớn.Chiều 26/12, Phòng An ninh mạng và phòng,...

Đắk Nông nhập cuộc nông nghiệp xanh

Các hợp tác xã tiên phongHợp tác xã (HTX) Nông nghiệp hữu cơ Hoàng Nguyên ở huyện Đắk Song có 202 hộ dân trồng 700ha hồ tiêu sạch, trong đó 197ha được chứng nhận hữu cơ các tiêu chuẩn Nhật Bản, Mỹ, EU, Canada. Những năm qua, HTX Hoàng Nguyên đã hướng dẫn kỹ thuật sản xuất hồ tiêu hữu cơ cho nông dân từ đó mang lại nhiều lợi ích.Anh...

Đắk Nông canh tác hồ tiêu thích ứng biến đổi khí hậu

Tác động của thời tiết cực đoanTheo TS. Tôn Nữ Tuấn Nam, nguyên Trưởng Phòng Khoa học, Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên, sự thay đổi thời tiết do BĐKH ở vùng Tây Nguyên thấy rõ nhất là biến đổi về nhiệt độ, quy luật mưa và lượng mưa.Để vườn tiêu thoát nước tốt, bà con nên trồng tiêu ngang mặt đất, sau đó vun gốc mu...

Cùng chuyên mục

Dự báo giá cà phê ngày mai 27/12/2024: Giá cà phê trong nước tăng 100

Giá cà phê thế giới bình ổn Giá cà phê Robusta trên sàn London cập nhật lúc 15 giờ 00 phút ngày 26/12/2024 dao động từ 4754 – 5041 USD/tấn. Cụ thể, kỳ hạn giao hàng tháng 3/2025 là 5041 USD/tấn; kỳ hạn giao hàng tháng 5/2025 là 4953 USD/tấn; kỳ hạn giao hàng tháng 7/2025 là 4858 USD/tấn; kỳ hạn giao hàng tháng 9/2025 tăng 4754 USD/tấn. Người dân Gia Lai chuẩn bị công cụ để thu hoạch cà phê....

Đắk Nông kiến nghị tháo gỡ vướng mắc trong quy hoạch bô-xít và quy hoạch sử dụng đất

Theo đánh giá, trong năm 2024, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đắk Nông đã cơ bản hoàn thành tốt các nhiệm vụ trọng tâm được giao. Tuy nhiên, do còn nhiều vướng mắc về cơ chế chính sách, quy định của pháp luật liên quan đến quy hoạch bô-xít, quy hoạch sử dụng đất chưa được Trung ương tháo gỡ dẫn đến “bế tắc”, nhiều chỉ tiêu kế hoạch đề ra chưa hoàn thành, địa phương kiến nghị...

Công an tỉnh Lâm Đồng triệt phá đường dây buôn bán hóa chất, tiền chất thuốc nổ

Các đơn vị thuộc Công an tỉnh Lâm Đồng kiểm tra hành chính, phát hiện đối tượng ngụ tại huyện Đức Trọng, Lâm Đồng tàng trữ nhiều loại hóa chất dùng để chế tạo pháo hoa, pháo trứng chơi vào dịp Tết.  Công an tỉnh Lâm Đồng triệt phá đường dây buôn bán hóa chất, tiền chất thuốc nổ qua mạng xã hội số lượng lớn.Chiều 26/12, Phòng An ninh mạng và phòng,...

Nhà khoa học hiến kế phát triển bền vững công viên địa chất ở Đắk Nông

TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tôn Thị Ngọc Hạnh; Phó trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, thành viên Tổ Văn hóa - Xã hội, Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIII Đảng bộ tỉnh Nguyễn Hữu Khánh; Viện trưởng Viện Khoa học, Địa chất và Khoáng sản, Bộ TN – MT, Trưởng Tiểu ban chuyên môn về CVĐC Việt Nam Trịnh Hải Sơn; Giám đốc Sở VHTT - DL tỉnh...

Các sở, ngành địa phương sớm ban hành chính sách giá nước sạch

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trọng Yên yêu cầu, với tinh thần, trách nhiệm trước Nhân dân, trong thời gian tới, các sở, ngành, địa phương cần khẩn trương hoàn thiện phương án giá theo đúng quy định; phối hợp chặt chẽ với Sở Tài chính, Sở Tư pháp tham mưu UBND tỉnh xây dựng Nghị quyết quy định chính sách hỗ trợ giá nước sinh hoạt trong thời gian...

Đắk Nông thu hồi hơn 100ha đất sau khai thác bô xít

Công ty Nhôm Đắk Nông-TKV cho biết, theo Đề án cải tạo phục hồi môi trường của Dự án khai thác bô xít Nhân Cơ-Đắk Nông, sau khi khai thác, sẽ tiến hành cải tạo mỏ, hoàn thổ và trồng cây keo lai. Tuy nhiên, với mong muốn nâng cao giá trị sử dụng đất đối với khu vực đã khai thác hết trữ lượng, góp phần phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, Ủy ban nhân dân tỉnh...

Hãi hùng phát hiện 6 cơ sở dùng hoạt chất độc hại làm ra hàng chục ngàn tấn giá đỗ

6 cơ sở ở tỉnh Đắk Lắk đã sử dụng hoạt chất độc hại tạo ra hàng ngàn tấn giá đỗ bán ra thị trường. Ngày 26/12, tin từ Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết vừa triệt phá nhiều cơ sở dùng hóa chất độc hại để sản xuất giá đỗ bán ra thị trường.Theo Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Đắk Lắk nước...

Đắk Lắk có 100 thí sinh tham dự Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024

Thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo cho biết, tỉnh Đắk Lắk có 100 thí sinh tham dự Kỳ thi chọn học sinh giỏi THPT quốc gia năm học 2024 - 2025. Các thí sinh là học sinh của 4 trường học (Trường THPT Chuyên Nguyễn Du, Trường THPT Hồng Đức, Trường THPT Buôn Hồ, Trường THCS và THPT Đông Du) dự thi ở các môn: Toán học, Tin học,...

Đảng bộ Thành phố Gia Nghĩa quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển

Phát huy thành tựu đã đạt được, Đảng bộ thành phố Gia Nghĩa tăng cường xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, toàn diện; phát huy dân chủ, sức mạnh đại đoàn kết các dân tộc, chung sức, đồng lòng, khát vọng vươn lên; giữ vững quốc phòng, an ninh; nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân; khai thác và sử dụng tốt tiềm năng, lợi thế, huy động nguồn lực, quyết...

Giá neo cao, người trồng trúng đậm, hồ tiêu xuất khẩu lập kỷ lục 7 năm

Giá tiêu hôm nay 26/12/2024: Giá neo cao, người trồng trúng đậm, hồ tiêu xuất khẩu lập kỷ lục 7 năm. (Nguồn: indigo-herbs.co.uk) Giá tiêu hôm nay 26/12/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 144.000 – 145.000 đồng/kg. Cụ thể, giá tiêu hôm nay tại Gia Lai ở mức 144.000 đồng/kg. Giá tiêu hôm nay tại các tỉnh Đồng Nai (144.000 đồng/kg); Đắk Lắk (145.000 đồng/kg); Đắk Nông (145.000 đồng/kg); Bà...

Tin nổi bật

Tin mới nhất