Powered by Techcity

Hệ lụy từ phân bón giả, kém chất lượng ở Đắk Nông


Phân bón giả, thiệt hại thật

Trong những ngày mùa, tại các vùng sản xuất ở xã Quảng Sơn, huyện Đắk Glong (Đắk Nông), toát lên một màu xanh bạt ngàn sau những cơn mưa.

Thế nhưng, đằng sau những màu xanh trù phú ấy là biết bao lần nông dân phải chứng kiến cây trồng tàn úa, chết vì gặp phải phân bón giả, kém chất lượng. Rơi vào cảnh ngộ đó, mọi công sức bao năm gây dựng của bà con trong phút chốc tiêu tan trong nuối tiếc.

img_2034-2-(1).jpg
Ông Đỗ Khắc Thắng ở xã Quảng Sơn, huyện Đắk Glong (Đắk Nông) giải thích tác động của phân bón đối với quá trình sinh trưởng của cây rau xanh

Gia đình ông Đỗ Khắc Thắng ở xã Quảng Sơn, huyện Đắk Glong (Đắk Nông) hơn 10 năm sinh sống bằng nghề trồng rau xanh và canh tác cà phê. Còn nhớ những ngày tháng 7, trong cơn mưa phùn, chúng tôi đến thăm ông trong lúc gia đình đang thu hoạch cà rốt vụ hè thu.

Vùng đất xã Quảng Sơn nổi tiếng màu mỡ, chỉ cần thả hạt giống vào đất là cây vươn mình cho ra hoa, đậu trái. Nhưng để năng suất cao hơn, bà con còn áp dụng quy trình bón phân theo nguyên tắc “4 đúng”, là đúng thuốc, đúng lúc, đúng liều lượng-nồng độ và đúng cách.

Tuy hết sức cảnh giác nhưng không ít lần ông Thắng gặp phải phân bón giả, kém chất lượng. Sau khi bón phân một vài hôm vườn rau xanh, cà phê héo rũ, gây thiệt hại lớn cho gia đình.

Ông Thắng cho hay: “Tôi đã từng mua phải phân bón kém chất lượng rồi. Ban đầu rất khó phân biệt. Vì bao bì vẫn giống như thế, nhưng chất lượng thì rất kém”.

Ông Thắng cho biết thêm, chẳng hạn như vườn cây đang xanh tốt, sau khi bón phân cây trở nên vàng vọt, kém sức sống dần. Khi đó mới biết mua phải phân bón rởm.

Có những năm, sau mỗi lần bón phân, lẽ ra có phân thì cây trồng phải xanh tốt hơn, đằng này cả vườn cây sinh trưởng rất chậm, ít phát triển.

Để vườn cây trở lại bình thường như thời điểm trước khi bón phân, ông Thắng phải dùng phân thuốc giải độc đất, các chế phẩm để khôi phục lại vườn cây.

“Phân giả, kém chất lượng chúng tôi chỉ biết nhìn và cảm nhận từ thực tế qua các biểu hiện của cây trồng thôi. Khi vườn cây bị vàng úa, héo rũ, chúng tôi đổi loại phân khác, cây mới phát triển trở lại. Từ đó, có thể nhận định là phân bón giả, kém chất lượng”, ông Thắng chia sẻ.

Ông Đỗ Khắc Thắng ở xã Quảng Sơn, huyện Đắk Glong (Đắk Nông) Thiết kế: Nguyễn Hiền
Ông Đỗ Khắc Thắng ở xã Quảng Sơn, huyện Đắk Glong (Đắk Nông)

Ông Thắng chia sẻ thêm, chỉ riêng vườn rau xanh, chỉ cần sử dụng nhầm một đợt phân bón giả, kém chất lượng thì hỏng cả một mùa vụ. Bởi vì khi cây rau sinh trưởng, phát triển kém, sức đề kháng yếu thì rất dễ bị sâu bọ tấn công. Như vậy phải tăng chi phí đầu tư cùng với đó năng suất giảm, chất lượng kém, coi như vụ rau đó ông bị thất thu.

Ông Đỗ Hoàng Hà, Chủ tịch Hội đồng quản trị HTX Nông nghiệp Hà Khánh, xã Quảng Sơn, huyện Đắk Glong (Đắk Nông) được coi như người “canh cửa” đối với sản phẩm đầu vào, đầu ra cho bà con nông dân, nhưng bản thân ông Hà cũng bị lừa mua phải phân bón kém chất lượng.

z6005070008095_13d09297f4a8e054b3b84a1dbee45e58(1).jpg
Ông Đỗ Hoàng Hà, Chủ tịch Hội đồng quản trị HTX Nông nghiệp Hà Khánh, xã Quảng Sơn, huyện Đắk Glong (áo trắng) kiểm tra vườn rau xanh của xã viên

Ông Hà cho biết: “Gia đình tôi đã mua phải 2 tấn phân bón nhãn hiệu Zara kém chất lượng. Nhưng không thể khiếu nại gì được nên đành thôi”.

Theo ông Hà, lần đầu ông mua một tấn về bón cho vườn cà phê, trong vòng một tuần, vườn cây xanh tốt, ngọn phát triển tua tủa . Do vậy, ông đã gọi điện đặt thêm 2 tấn nữa.

Tưởng đâu số phân này giúp vườn cây sinh trưởng như ý. Thế nhưng vườn cà phê đang xanh tốt, cho thu 1ha hơn 7 tấn sau khi bón phân, cây nào khỏe thì rụng lá, rụng trái, cây yếu thì chết đứng.

Gặp phải tình cảnh oái oăm như vậy, ông Hà dường như bất lực. Việc trước tiên là ông phải tức tốc dùng các loại phân thuốc đặc trị để ứng cứu, phục hồi vườn cà phê.

Ông Đỗ Hoàng Hà, Chủ tịch Hội đồng quản trị HTX Nông nghiệp Hà Khánh, xã Quảng Sơn, huyện Đắk Glong (Đắk Nông) Thiết kế: Nguyễn Hiền
Ông Đỗ Hoàng Hà, Chủ tịch Hội đồng quản trị HTX Nông nghiệp Hà Khánh, xã Quảng Sơn, huyện Đắk Glong (Đắk Nông)

Những ngày sau đó, để cứu vãn tình thế, ông Hà nhiều lần tìm gặp đại lý nhưng đều bị lãng tránh, từ chối làm việc. Cũng thời điểm đó, do có công việc gia đình, bố mẹ ốm đau, ông Hà đành gác lại sự việc.

Gần 3 tháng sau, ông Hà trở về dự định tiếp tục đến gặp các bên liên quan để làm việc, nhưng bên công ty phân bón viện ra nhiều lý do như: cần có bao phân còn nguyên, lô sản xuất, sử dụng đúng loại phân đó để bón lại… Qua đó, mới xác định lô phân đó làm chết cây trồng.

z5313922349987_b6850b79014d7fe047a53455af6b6bf5(1).jpg
Nông dân xã Trường Xuân, huyện Đắk Song (Đắk Nông) chăm sóc vườn cà phê trong mùa khô

“Với đòi hỏi đó tôi đành bỏ cuộc và chịu thiệt, dây dưa thêm khổ. Bởi vì rất khó để chứng minh được phân bón giả, kém chất lượng”, ông Hà chia sẻ.

Nỗi lo thường trực của nông dân

Chất lượng vật tư nông nghiệp luôn là vấn đề được nông dân quan tâm. Ngoài việc giá cả liên tục biến động theo chiều hướng tăng, mỗi khi vào vụ mới, nhiều nông dân còn băn khoăn, lo lắng về phân bón giả, kém chất lượng.

Ông Lê Hồng Thảo, Tổ dân phố Tân Tiến, phường Quảng Thành, TP. Gia Nghĩa luôn chọn đại lý uy tín để mua phân bón cho cây trồng
Ông Lê Hồng Thảo, tổ dân phố Tân Tiến, phường Quảng Thành, TP. Gia Nghĩa luôn chọn đại lý uy tín để mua phân bón cho cây trồng

Bên cạnh các loại hàng phân bón có thương hiệu, đạt chất lượng thì vẫn còn những loại phân kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ lưu hành trên thị trường.

Phân bón giả, kém chất lượng chủ yếu là do một số tiểu thương ham lợi nhuận, trà trộn buôn bán đánh lừa người tiêu dùng với các thủ đoạn tinh vi. Thực tế, nông dân gặp lúng túng trước một “ma trận” các chủng loại vật tư nông nghiệp, nhất là phân bón.

Theo ông Đỗ Hoàng Hà, Chủ tịch Hội đồng quản trị HTX Nông nghiệp Hà Khánh, đối với bà con nông dân, mua phân bón để chăm sóc vườn cây của mình, điều sợ nhất là phân giả, kém chất lượng.

Khi sử dụng phân bón kém chất lượng bón cho cây trồng thì mùa màng không chỉ kém năng suất mà còn bị thiệt hại rất nhiều mặt. Từ đó dẫn đến đời sống của người nông dân thêm khó khăn vì thu nhập bị giảm sút.

Do đó, ông Hà khuyến cáo các thành viên HTX, bà con nông dân nên chọn những hãng phân có uy tín do các công ty làm ăn chân chính cung cấp để sử dụng.

“Bà con nên mua bằng tiền mặt, chọn những loại phân uy tín thì bảo đảm về chất lượng. Công ty cũng bảo đảm cho nông dân tốt hơn các đơn vị bán phân đầu tư, tức mua phân trước, trả tiền sau”, ông Hà cho biết thêm.

Thị trường phân bón hiện nay thật sự là “ma trận” đối với bà con nông dân. Chúng ta thử đi đến một cửa hàng vật tư nông nghiệp sẽ thấy được vô vàn các chủng loại, từ nhãn mác đến hàm lượng… Nếu nông dân không được tư vấn, rõ ràng việc mua phân bón không hề đơn giản. Do vậy, người kinh doanh vật tư nông nghiệp phải có trách nhiệm như là một thầy thuốc, chỗ dựa tin cậy cho nông dân.

Ông Phạm Tuấn Anh, Giám đốc Sở NN – PTNT tỉnh Đắk Nông

Chủ tịch Hội đồng quản trị HTX Nông nghiệp Hà Khánh khuyến cáo thêm, đặc biệt, bà con cần thay đổi thói quen là đầu mùa khó khăn thì đến đại lý lấy phân đầu tư về chăm sóc cây trồng, cuối mùa trả tiền. Vì khi phụ thuộc kinh tế, bà con không có quyền lựa chọn, hay đưa ra yêu cầu mua các chủng loại phân bón có chất lượng. Do đó, bà con luôn bị thua thiệt.

Theo ông Nguyễn Anh Sơn, xã Đức Xuyên, huyện Krông Nô, nếu lỡ mua phải phân bón kém chất lượng thì thiệt hại rất lớn. Đây là vấn đề khiến cho nhà nông đau đầu nhất trong sản xuất hiện nay.

Ông Sơn cho hay: “Thật sự tình trạng phân bón giả, kém chất lượng là nỗi lo thường trực của người nông dân. Riêng từ đầu năm đến nay, cơ quan chức năng phát hiện và và xử phạt nhiều đại lý bán phân kém chất lượng ở hầu khắp các huyện của tỉnh. Như vậy, chứng tỏ phân bón giả, kém chất lượng vẫn còn lưu hành trên thị trường”.

Theo ông Sơn, tình trạng các đại lý, công ty bán phân bón kém chất lượng vẫn còn diễn ra, nhưng người dân ngại tố giác. Vì bà con sợ va chạm, không đủ cơ sở pháp lý để chứng minh phân bón kém chất lượng.

Tác động lớn đến ngành Nông nghiệp

Trong những năm gần đây, diện tích, năng suất và sản lượng trồng trọt của tỉnh tăng nhanh, đồng nghĩa với việc nhu cầu sử dụng các loại vật tư nông nghiệp cũng tăng cao.

Đối với lĩnh vực trồng trọt, trung bình mỗi năm, Đắk Nông sử dụng khoảng 2,6 triệu tấn phân bón các loại và hàng trăm tấn các loại thuốc bảo vệ thực vật, tương đương với số tiền sử dụng khoảng hơn 9.000 tỷ đồng.

Số lượng, chủng loại phân bón ngày càng tăng; đại lý, cơ sở kinh doanh phân bón tràn ngập khắp nơi. Điều này tạo nên “ma trận” phân bón và là thách thức lớn đối với ngành Nông nghiệp hiện nay.

Ông Phạm Tuấn Anh, Giám đốc Sở Nông nghiệp – PTNT tỉnh Đắk Nông
Ông Phạm Tuấn Anh, Giám đốc Sở NN – PTNT tỉnh Đắk Nông

Thời gian qua, tại các cuộc tiếp xúc với đại biểu Quốc hội, cử tri tại các huyện, thành phố đã bày tỏ sự lo lắng về chất lượng phân bón, kém chất lượng trên địa bàn. Qua đó, nông dân kiến nghị các ngành chức năng thường xuyên kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ hoạt động buôn bán, sản xuất mặt hàng này.

Qua đánh giá sơ bộ của ngành Nông nghiệp, hàng năm, Đắk Nông thiệt hại hàng tỷ đồng do tác hại của phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả, kém chất lượng.

Phân bón giả, kém chất lượng làm giảm năng suất cây trồng, gây ngộ độc cho cây và dẫn đến tình trạng đất đai thoái hóa, ô nhiễm môi trường. Sản phẩm xuất phát từ những vườn cây sử dụng phân bón kém chất lượng cũng sa sút, khó đáp ứng yêu cầu thị trường.

Nông dân phải chi trả nhiều tiền cho loại phân này, nhưng sản lượng nông sản thu hoạch lại thấp hơn so với mong đợi, gây ra khó khăn trong sản xuất.

Thành viên Hợp tác xã BeeChamp, xã Trường Xuân, huyện Đắk Song (Đắk Nông) kiểm tra độ mùn trong đất trồng hồ tiêu
Thành viên Hợp tác xã Bechamp, xã Trường Xuân, huyện Đắk Song (Đắk Nông) kiểm tra độ mùn trong đất trồng hồ tiêu

Theo nhiều người, hiện mức xử phạt hành chính đối với nhiều đơn vị kinh doanh sản phẩm phục vụ nông nghiệp chưa đủ sức răn đe, dẫn đến tình trạng lũng đoạn thị trường phân bón.

Sâu xa hơn là công tác quản lý, đánh giá và giám sát chất lượng sản phẩm phân bón hiện đang còn nhiều lỏng lẻo nên gian thương có cơ hội lợi dụng.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 449 cơ sở đủ điều kiện kinh doanh phân bón. Việc cung ứng phân bón chủ yếu thông qua hệ thống cửa hàng cấp I, hoặc nhà phân phối.

Theo ông Nguyễn Thiện Chân, Chi cục phó Chi cục Phát triển nông nghiệp Đắk Nông, chi phí vật tư đầu vào trong nông nghiệp rất lớn. Do đó, nếu sử dụng phải các loại vật tư nông nghiệp giả hoặc kém chất lượng sẽ ảnh hưởng vô cùng lớn và hệ lụy kéo dài nhiều năm.

“Công tác quản lý vật tư nông nghiệp đã được tỉnh đặc biệt quan tâm, chỉ đạo các sở, ngành, địa phương triển khai nhiều giải pháp quản lý chất lượng, bảo đảm lợi ích của nông dân và hạn chế ô nhiễm môi trường”, ông Nguyễn Thiện Chân cho biết thêm.

Diện tích cây nông nghiệp của Đắk Nông hiện có 320.097ha, bao gồm 81.918ha cây hàng năm, 238.179ha cây lâu năm. Trong đó, diện tích cây chủ yếu như: Cà phê 141.000ha, hồ tiêu 33.800ha, điều 16.500ha, cao su 24.650ha, bơ 3.300ha, sầu riêng 7.000ha…



Nguồn: https://baodaknong.vn/he-luy-tu-phan-bon-gia-kem-chat-luong-o-dak-nong-233743.html

Cùng chủ đề

Tự sản xuất phân hữu cơ – Đỡ lo phân bón dổm

Hiệu quả ở HTX Bechamp Đắk NôngHTX Nông sản hữu cơ Bechamp Đắk Nông ở xã Trường Xuân, huyện Đắk Song thành lập năm 2021 ban đầu có 8 thành viên. Ngay từ khi mới thành lập, HTX đã định hướng phát triển nông sản hữu cơ.Ông Hà Công Xã, Giám đốc HTX Bechamp Đắk Nông cho biết, những năm qua, HTX áp dụng các kỹ thuật canh tác nông nghiệp...

Lập lờ đánh lận con đen trong kinh doanh phân bón

Nhiều mánh lớiThông qua kiểm tra, kiểm soát thị trường của lực lượng chức năng cho thấy, những hành vi vi phạm chủ yếu của các đối tượng sản xuất, kinh doanh phân bón giả, kém chất lượng là về điều kiện kinh doanh, nhãn mác của hàng hóa ghi thông tin không đúng theo quy định…Bà con cũng lưu ý sau khi sử dụng nên lưu giữ lại bao bì...

Nông dân Đắk Nông và những ngậm ngùi với phân bón

Ngậm ngùi chịu thiệt hạiNông dân là người trực tiếp đầu tư mua phân bón chăm sóc cây trồng. Thực tế cho thấy đã có những nông dân phải ngậm ngùi chịu thiệt hại vì phân bón kém chất lượng.Chị Nguyễn Thị Hoài, phường Nghĩa Trung, TP. Gia Nghĩa chia sẻ, gia đình có 5 sào đất trồng cà phê, hồ tiêu hơn 20 năm. Trước đây, chị thường mua phân...

Quản lý chất lượng phân bón

Chịu trách nhiệm chínhPhân bón, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) là vật tư thiết yếu trong sản xuất nông nghiệp. Việc sử dụng phân bón, thuốc BVTV là biện pháp quan trọng giúp cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt. Đây cũng là biện pháp ngăn chặn dịch bùng phát, bảo vệ cây trồng, góp phần nâng cao năng suất, sản lượng nông nghiệp.Đắk Nông là tỉnh có khí hậu...

Ma trận phân bón thách thức nông dân Đắk Nông

Thách thức lớn của nông dânĐắk Nông đang đẩy mạnh cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng hàng hóa quy mô lớn. Trong bối cảnh toàn ngành đẩy mạnh các giải pháp để đạt các mục tiêu chung thì nông dân luôn phải đối diện với nỗi lo về tình trạng phân bón kém chất lượng, phân bón giả.Gia đình bà Nguyễn Thị Bình, thôn 11, xã Nhân Cơ, huyện Đắk...

Cùng tác giả

Huyện Cư Jút chú trọng công tác cán bộ, đáp ứng yêu cầu phát triển

Trong nhiệm kỳ 2020-2025, công tác xây dựng đội ngũ cán bộ của huyện Cư Jút (Đắk Nông) đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Huyện ủy, Ban Thường vụ Huyện ủy đã xây dựng, ban hành nghị quyết, đề án chuyên đề về công tác tổ chức cán bộ, kịp thời cụ thể hóa, ban hành đồng bộ các quy định, hướng dẫn bảo đảm đúng thẩm quyền, đầy đủ về nội dung, toàn diện trong công...

Giá cà phê trong nước hôm nay 5/1/2025 giữ ổn định

Cập nhật giá cà phê thế giới Giá cà phê hôm nay 5/1/2025 trên thị trường thế giới, lúc 4 giờ 30 phút cập nhật trên sàn giao dịch Sở Giao dịch hàng hoá Việt Nam MXV (giá cà phê thế giới được MXV cập nhật liên tục, khớp với các sàn giao dịch trên thế giới, là kênh duy nhất ở Việt Nam cập nhật liên tục liên kết với các sàn giao dịch trên thế giới). Người dân Lâm...

Nâng cao chỉ số phát triển doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

Với vai trò là cơ quan trực tiếp thực hiện các thủ tục về đăng ký doanh nghiệp, đồng thời cũng là cơ quan đầu mối tham mưu UBND tỉnh Đắk Lắk triển khai các giải pháp về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; Sở Kế hoạch và Đầu tư đã chủ động phối hợp tham mưu UBND tỉnh các giải pháp về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. ...

Quy hoạch vùng trồng – Yếu tố quyết định thực thi quy định EUDR

Giá trị của vùng trồng Trở lại xã Nâm Nung, huyện Krông Nô trong những ngày cuối năm, đến đâu cũng bắt gặp niềm phấn khởi của người trồng cà phê nơi đây. Xã Nâm Nung vừa được UBND tỉnh Đắk Nông công nhận vùng sản xuất cà phê ứng dụng công nghệ cao (CNC), với quy mô 340ha.Ông Bùi Đức Hào, Điều phối viên Chương trình Cảnh quan và Cà...

Doanh nghiệp Đắk Nông nhập cuộc ứng phó với quy định EUDR

Xây dựng vùng nguyên liệu đạt chuẩnCông ty TNHH MTV Thu mua, xuất nhập khẩu cà phê, hồ tiêu AT, TP. Gia Nghĩa chuyên thu mua, xuất khẩu cà phê, hồ tiêu.Công ty đang liên kết tiêu thụ cà phê, hồ tiêu trên địa bàn TP. Gia Nghĩa và các vùng lân cận, với quy mô 500ha. Công ty nhận định sẽ chịu tác động khi quy định EUDR được áp...

Cùng chuyên mục

Quy hoạch vùng trồng – Yếu tố quyết định thực thi quy định EUDR

Giá trị của vùng trồng Trở lại xã Nâm Nung, huyện Krông Nô trong những ngày cuối năm, đến đâu cũng bắt gặp niềm phấn khởi của người trồng cà phê nơi đây. Xã Nâm Nung vừa được UBND tỉnh Đắk Nông công nhận vùng sản xuất cà phê ứng dụng công nghệ cao (CNC), với quy mô 340ha.Ông Bùi Đức Hào, Điều phối viên Chương trình Cảnh quan và Cà...

Doanh nghiệp Đắk Nông nhập cuộc ứng phó với quy định EUDR

Xây dựng vùng nguyên liệu đạt chuẩnCông ty TNHH MTV Thu mua, xuất nhập khẩu cà phê, hồ tiêu AT, TP. Gia Nghĩa chuyên thu mua, xuất khẩu cà phê, hồ tiêu.Công ty đang liên kết tiêu thụ cà phê, hồ tiêu trên địa bàn TP. Gia Nghĩa và các vùng lân cận, với quy mô 500ha. Công ty nhận định sẽ chịu tác động khi quy định EUDR được áp...

Cà phê Đắk Nông vẫn cao nhất cả nước

Giá cà phê trong nước hôm nayGiá cà phê trong nước hôm nay tại khu vực Tây Nguyên đồng loạt giảm mạnh 1,500 – 1,700 đồng/kg, dao động trong khoảng 119,800 - 120,500 đồng/kg.Theo đó, sau khi điều chỉnh giảm 1,700 đồng/kg, giá cà phê tại tỉnh Đắk Nông đang thu mua cà phê ở mức cao nhất là 120,500 đồng/kg.Theo sau là giá cà phê tại tỉnh Đắk Lắk đứng...

Sản xuất xanh để nông sản Đắk Nông vào châu Âu

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và áp lực từ chi phí sản xuất ngày càng tăng cao, nông dân Đắk Nông đang từng bước thay đổi tư duy canh tác, hướng đến những giá trị dài hạn, chất lượng hơn cho nông sản.Một trong những cách làm hay và hiệu quả hiện nay là sản xuất nông nghiệp xanh, bền vững, tận dụng tối đa các phế phẩm nông...

Quy định EUDR – “Luật chơi” để nông sản Đắk Nông vào châu Âu

Minh bạch hóa thông tin sản phẩmNgày 23/6/2023, Liên minh châu Âu đã ban hành quy định về chống phá rừng (EUDR). Mục tiêu của quy định EUDR đó là chống suy thoái rừng trên toàn cầu.Ông Phạm Tuấn Anh, Giám đốc Sở NN - PTNT Đắk Nông cho biết, quy định EUDR yêu cầu đối với 7 nhóm mặt hàng: ca cao, cà phê, đậu nành, dầu cọ, gỗ, cao...

Giá cao su hôm nay 4/1/2025: Giảm mạnh

Giá cao su hôm nay 4/1 giá cao su tiếp tục tăng ở Thái Lan, nhưng giảm sâu tại Nhật Bản, Trung Quốc và Singapore. Trong nước, Công ty Cao su Bà Rịa tăng 5 đồng đối với mủ nước. ...

Hàng xuất khẩu Đắk Nông thích ứng với quy định EUDR

Những tác động đến sản xuấtĐắk Nông hiện đang có một số mặt hàng tham gia xuất khẩu trực tiếp và gián tiếp vào thị trường các nước châu Âu như: cà phê, điều, tiêu, ca cao, chanh dây, hạt điều, trái cây…Giám đốc Công ty Nguyễn Văn Siêu cho biết, sản phẩm cao su được trồng tại Đắk Nông, khai thác tại vườn cây để bán nên về truy xuất...

Niềm vui từ đàn vật nuôi ở Đắk Nông

Mở rộng quy mô, ứng dụng công nghệ sinh họcAnh Lê Văn Tín, ở thôn 13, xã Đắk Wer, huyện Đắk R'lấp (Đắk Nông) chăn nuôi gà nhiều năm nay. Từ khởi đầu khiêm tốn với quy mô nhỏ lẻ, đến nay anh Tín đã phát triển 2 trang trại chăn nuôi gà với quy mô hơn 8.000m², mỗi năm cung cấp khoảng 300.000 con gà thịt và gà giống ra...

Quy trình để doanh nghiệp Đắk Nông được cấp chứng nhận EUDR

Nhiều khâu bắt buộcNgày 23/6/2023, Liên minh châu Âu đã ban hành Quy định chống phá rừng (EUDR) nhằm ngăn chặn các sản phẩm liên quan đến phá rừng thâm nhập vào thị trường châu Âu.Theo đó, từ ngày 30/12/2025, quy định EUDR sẽ có hiệu lực đối với các nhà điều hành và thương nhân lớn; từ ngày 30/6/2026, đối với các doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ.“Hiện nay, việc...

Sản xuất xanh ở Đắk Nông

Ngày 29/6/2023, EUDR quy định cấm nhập khẩu những mặt hàng nông sản có quy trình sản xuất trên đất có nguồn gốc từ phá rừng và gây suy thoái rừng gồm: chăn nuôi bò, ca cao, cà phê, dầu cọ, cao su, đậu nành và gỗ. Quy định được áp từ tháng 31/12/2025, riêng đối với các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ là từ 30/6/2026. ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất