Powered by Techcity

Xây dựng đô thị Pleiku đa trung tâm, hiện đại và bản sắc


Qua đó, chúng tôi mong muốn cung cấp cho những người yêu phố núi một góc nhìn mới, đặc biệt là trong tiến trình xây dựng đô thị Pleiku đa trung tâm, hiện đại và bản sắc.

Lát cắt đô thị Pleiku hiện tại

Về thiên nhiên, vùng đất Pleiku nằm trên điểm nhấn trục Bắc-Nam, đó là đỉnh cao Chư H’Drung (núi Hàm Rồng) ở phía Đông Nam và hồ Ia Nueng (Biển Hồ) phía Bắc. Đặc điểm tự nhiên của đô thị Pleiku khác với các đô thị thuộc các tỉnh Tây Nguyên là có nhiều thung lũng (đa phần là miệng núi lửa đã tắt) và nhiều làng dân tộc thiểu số (theo số liệu điều tra năm 2007 có trên 39 làng Jrai, Bahnar). Địa hình thoai thoải về hướng Tây-Đông, từ núi Đá trên đường Nguyễn Văn Cừ đến vùng thung lũng An Phú với cánh đồng thoáng rộng, cánh cửa xanh vào trung tâm đô thị Pleiku.

Thời chiến tranh, trung tâm đô thị Pleiku chủ yếu nằm ở phường Hội Thương-Hội Phú, nơi đầu tiên hình thành khu đô thị, được mô tả “đi dăm phút đã về chốn cũ” (thơ Vũ Hữu Định). Ngày nay, vùng trung tâm đô thị đã mở rộng ra nhiều phường như: Diên Hồng, Ia Kring, Hoa Lư, Tây Sơn… Những nơi này tập trung nhiều cơ quan nhà nước, trường học, văn phòng, trung tâm thương mại, quảng trường, công viên, khu vui chơi giải trí… Dân số khu vực nội đô tăng lên khá nhanh, hạ tầng giao thông tuy có được cải thiện nhưng cảm giác chật chội vì lượng xe mỗi ngày một tăng.

1-4878.jpg
Khu du lịch Zin’s Farm (xã Ia Kênh, TP. Pleiku) nhìn từ trên cao. Ảnh: Hùng Hoa Lư

Ở TP. Pleiku hiện nay, mùa khô kéo dài và nắng nóng hơn, mùa mưa thất thường; độ che phủ suy giảm; địa hình địa mạo có sự biến dạng do tác động của con người làm suy thoái môi trường, độ ô nhiễm tăng lên. Nhiều người đến Pleiku định cư từ năm 1960 về trước cho rằng, độ che phủ tự nhiên thời ấy còn nhiều, mùa mưa kéo dài 6 tháng, buổi sáng và chiều thường xuất hiện sương mù, trời khá lạnh… Điều đó chứng tỏ rằng khí hậu của TP. Pleiku ngày nay đã biến đổi khá rõ nét.

Nhìn trên tổng thể, không gian đô thị Pleiku còn khá thông thoáng, nhất là trục Bắc-Nam với cự ly trung bình trên 10 km, tính từ trung tâm thành phố. Các tuyến đường giao thông đô thị cơ bản đã kết nối đến các phân khu, các xã và làng ngoại ô. Các vùng đồi núi, thung lũng trong khu vực thành phố không bị phân khúc, chia cắt nhiều nên không gây cản trở cho công tác quy hoạch, xây dựng các công trình hạ tầng. Đó là điểm thuận lợi để cấu trúc cho một thành phố miền núi đa trung tâm trong tương lai, tạo nên những điểm nhấn đa sắc thái, có điều kiện để hiện đại hóa và bảo tồn bản sắc của đô thị đa sắc tộc.

Tầm nhìn đến năm 2030, quan điểm chỉ đạo của Chính phủ trong quy hoạch vùng Tây Nguyên khẳng định: Ưu tiên hoàn thành các công trình hạ tầng kết nối liên vùng, liên tỉnh. Tập trung xây dựng trung tâm đổi mới sáng tạo, trung tâm khoa học công nghệ cấp vùng… Phát triển vùng phải kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo vệ tài nguyên, môi trường gắn với quốc phòng-an ninh và đối ngoại. Quản lý hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; đi đầu trong bảo tồn, phục hồi, làm giàu tài nguyên thiên nhiên, nhất là tài nguyên rừng.

Phát triển thêm 2 trung tâm đô thị, ứng phó với biến đổi khí hậu

Chúng tôi tìm đến khu vực phía Nam thành phố trên đoạn đường dài 10 km, bắt đầu từ đường Trường Sa qua rừng thông đến Khu Công nghiệp Diên Phú, đi vào xã Ia Kênh với các làng đồng bào Jrai, trong đó có làng Nhao 1, Nhao 2 (xã Ia Kênh). Đồng bào Jrai Hdrung bên cạnh núi Hàm Rồng đã biết tận dụng các thung lũng (bàu 3 và bàu 4) rộng hàng chục héc ta để canh tác lúa một vụ và trồng hoa màu quanh năm. Những năm gần đây, nhờ tiếp thu kỹ thuật trồng cà phê nên người dân đã tận dụng đất sườn đồi lập vườn, trang trại, khoan giếng lấy nước tưới để kinh doanh loại cây trồng này.

Vùng thung lũng xã Ia Kênh có diện tích hơn 33 km2, dân số gần 10.000 người; phía Đông tiếp giáp với phường Thắng Lợi, Chi Lăng cùng với quốc lộ 19, phía Bắc giáp Khu Công nghiệp Diên Phú, phía Nam giáp xã Bàu Cạn (huyện Chư Prông), phía Tây giáp xã Gào, có suối Ia Púch từ Hàm Rồng chảy qua. Đây là vùng có tiềm năng để phát triển thành khu trung tâm phía Đông Nam thành phố, với khí hậu mát mẻ và nhiều cảnh quan tự nhiên có thể đầu tư phát triển du lịch. Hiện nay, nơi đây có Khu du lịch Zin’s Farm rộng trên 5 ha, chiếm vị trí khá đắc địa, có không gian đẹp, thanh bình và tầm nhìn thoáng đãng với cánh đồng bàu 4 (miệng núi lửa) rộng gần 10 ha và núi Hàm Rồng trong cự ly gần.

Thiết nghĩ, trong tương lai gần, TP. Pleiku cần tập trung quy hoạch chi tiết các phân khu, lấy xã Ia Kênh làm trung tâm, phát triển về phía xã Gào, Diên Phú, phường Chi Lăng để hình thành các dự án dành cho khoa học và công nghệ bậc cao như các phòng nghiên cứu, ứng dụng trong lĩnh vực nông-lâm nghiệp, dược liệu; công nghiệp chế biến và lĩnh vực công nghệ thông minh. Duy trì các cánh rừng trồng hiện tại, từng bước nghiên cứu trồng các loại cây quý phù hợp với thổ nhưỡng nơi đây; vận động các hộ dân dành một phần đất thổ cư để trồng cây xanh nhằm tăng độ che phủ, chống xói mòn. Nghiên cứu, thiết kế các hồ nhân tạo để trữ nước trong mùa mưa đủ tưới cho cây trồng, hạn chế tối đa việc khoan giếng lấy nước ngầm.

Đối với vùng phía Bắc thành phố, lấy xã Biển Hồ làm trung tâm (bao gồm xã Tân Sơn), được quy hoạch quần thể “Khu du lịch sinh thái lâm viên Biển Hồ-Chư Đang Ya” trong tổng thể phát triển du lịch Việt Nam và vùng Tây Nguyên. Trong tương lai, về địa giới hành chính cần xem xét quy về một đầu mối (xã Nghĩa Hưng và Chư Đang Ya, huyện Chư Păh) để TP. Pleiku mở rộng về phía Bắc, dễ dàng cho việc quy hoạch, đầu tư, hình thành đô thị và khu du lịch sinh thái đầy ấn tượng với nhiều điểm dừng chân thú vị, cùng với nhiều làng dân tộc thiểu số đã và đang phát triển mô hình du lịch cộng đồng. Có thể nói, đây là vùng sơn thủy hữu tình. Ngoài Chư Đang Ya, còn có dãy núi Chư Nâm, Chư Jôr, bao quanh các hồ nước tự nhiên và nhân tạo; có đồi chè lâu năm và đồng ruộng thoáng đãng, đẹp mắt.

Nếu chọn xã Biển Hồ làm khu trung tâm đô thị thì cần tập trung các khu vui chơi, giải trí, khu thể thao, rèn luyện sức khỏe; đồng thời, quy hoạch một nhà hát tổng hợp có quy mô cấp khu vực. Bên cạnh việc đầu tư hạ tầng giao thông đô thị và khu dân cư, cần duy trì, phát triển các khu rừng tự nhiên; bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống vừa ổn định đời sống các cộng đồng dân tộc vừa khuyến khích phát triển du lịch một cách thiết thực và hiệu quả.

Thiết nghĩ, từ nay đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2050, TP. Pleiku cần quy hoạch mở rộng thêm 2 trung tâm đô thị ở 2 đầu Bắc-Nam thành phố, có sự phân vùng rõ rệt để đầu tư xây dựng với những giải pháp mang tính đột phá, khai thác triệt để tiềm năng và lợi thế nhằm đánh thức giá trị của vùng đô thị đặc thù.



Nguồn: https://baodaknong.vn/xay-dung-do-thi-pleiku-da-trung-tam-hien-dai-va-ban-sac-233601.html

Cùng chủ đề

Gia Lai giám sát, xử lý kịp thời các ổ bệnh đau mắt đỏ

Theo thống kê sơ bộ của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Gia Lai, toàn tỉnh hiện có khoảng 3.000 người mắc bệnh đau mắt đỏ, tập trung chủ yếu tại thành phố Pleiku. Cao điểm của dịch bắt đầu từ...

Cùng tác giả

Bạc trong nước tăng trong khi thị trường thế giới giảm

Tổng quan giá bạc hôm nay 28/11/2024: Bạc trong nước tăng trong khi thị trường thế giới giảmTại Công ty Cổ phần Đầu tư Vàng Phú Quý, giá bạc hôm nay ghi nhận mức tăng nhẹ, được niêm yết ở mức 1.130.000 đồng/lượng (mua vào) và 1.165.000 đồng/lượng (bán ra) tại Hà Nội.Theo khảo sát tại các điểm giao dịch khác tại Hà Nội, giá bạc cũng tăng nhẹ, hiện ở...

Nông dân Đắk Nông canh tác hồ tiêu thích ứng biến đổi khí hậu

Năm 2019, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Đắk Nông xây dựng mô hình sản xuất hồ tiêu bền vững kết hợp sử dụng than sinh học tại các địa bàn có diện tích hồ tiêu lớn của tỉnh.Đến năm 2023, Đắk Nông đã có 24 cơ sở sản xuất hồ tiêu đạt chuẩn, với diện tích 3.144ha; 2 vùng hồ tiêu ứng dụng công nghệ cao tại xã Thuận Hà và...

Giá tiêu trong nước tăng giảm trái chiều

Giá tiêu trong nước ngày 28/11/2024Cụ thể, giá tiêu Đắk Lắk được thu mua ở mức 142,000 đồng/kg, tăng 1,000 đồng/kg so với hôm qua. Giá tiêu Chư Sê (Gia Lai) thu mua ở mức 141,500 đồng/kg, tăng 1,000 đồng/kg so với hôm qua. Giá tiêu Đắk Nông hôm nay ghi nhận ở mức 142,200 đồng/kg.Tại khu vực Đông Nam Bộ, giá tiêu hôm nay tăng giảm trái chiều 1,000 đồng/kg...

Lịch phát sóng VTV1 ngày 28/11/2024

Lịch phát sóng VTV1 ngày 28/11/2024 với nhiều chương trình đặc sắc. Cập nhập nhanh nhất và chính xác nhất Lịch phát sóng VTV1 ngày 28/11/2024 với nhiều chương trình hấp dẫn. Chúc các bạn có những phút giây vui vẻ tại Báo...

Lịch phát sóng VTV3 ngày 28/11/2024

Lịch phát sóng VTV3 ngày 28/11/2024 với nhiều chương trình đặc sắc. Cập nhập nhanh nhất và chính xác nhất Lịch phát sóng VTV3 ngày 28/11/2024 với nhiều chương trình hấp dẫn. Chúc các bạn có những phút giây vui vẻ tại Báo...

Cùng chuyên mục

Dấu ấn 120 năm tỉnh Đắk Lắk

Năm 2024, tỉnh Đắk Lắk tròn 120 năm thành lập và phát triển. Trong thành trình hơn một thế kỷ, tỉnh Đắk Lắk trải qua nhiều biến động, thăng trầm cùng lịch sử dân tộc nhưng cũng rất anh dũng, hào hùng, đóng góp vào công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc trước đây và trong công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Từ một vùng đất hoang sơ, heo hút giữa đại ngàn Tây...

Bếp lửa trong đời sống của người Gia Rai

Theo quan niệm của người Gia Rai, thần bếp lửa (Yang tơpur) là vị thần hiện thân cho may mắn, phù hộ cho con người cuộc sống đầm ấm, hạnh phúc. Do vậy, bếp lửa có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người Gia Rai. Cái bếp đầu tiên nhìn từ ngoài cửa vào được đặt ở bên phải nhà theo hướng phía đông của người Gia Rai...

Sưu tập mũi khoan đá thác hai được công nhận bảo vật quốc gia

Trong khuôn khổ chương trình lễ kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22/11/1904-22/11/2024), thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Thứ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông đã trao Quyết định số 73/QĐ-TTg, ngày 18/1/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc công nhận bảo vật quốc gia (đợt 12, năm 2023) đối với “Sưu tập mũi khoan đá Thác Hai” cho lãnh đạo Ủy ban nhân...

Hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo

Với các chính sách quan tâm, hỗ trợ người nghèo của Đảng và Nhà nước cũng như của chính quyền địa phương, công tác giảm nghèo tại huyện Sa Thầy (tỉnh Kon Tum) đã có những chuyển biến tích cực. Nhiều hộ gia đình dân tộc thiểu số hoàn cảnh khó khăn đã có điều kiện để từng bước xây dựng cuộc sống ổn định, nỗ lực vươn lên thoát nghèo. Đại...

Lan tỏa văn hóa truyền thống từ trường học

Trường trung học cơ sở Tân Thượng, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng có hơn 90% số học sinh là đồng bào dân tộc thiểu số, phần lớn là người Cơ Ho. Hơn 2 năm qua, nhà trường khuyến khích học sinh, giáo viên mặc trang phục truyền thống của dân tộc mình đến trường, tổ chức mở lớp dạy chữ viết Cơ Ho, truyền dạy cồng chiêng, nhằm gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các...

Giá tiêu trong nước tăng cao, vượt mốc 142.000 đồng/kg?

Dự báo giá tiêu trong nước ngày mai Theo dự báo, giá tiêu ngày mai 28/11/2024, giá tiêu trong nước sẽ tăng cao khoảng 1.000 đồng/kg, có nơi sẽ vượt mốc 142.000 đồng/kg. Trong khi đó, giá tiêu hôm nay ngày 27/11/2024, giá tiêu trong nước đi ngang so với ngày hôm qua 26/11/2024. Trước đó, vào ngày hôm qua 26/11/2024, giá tiêu trung bình ở các địa phương đã tăng đồng loạt 1.000 đồng/kg. Dự báo giá tiêu ngày mai 28/11/2024...

Đắk Nông đẩy nhanh tiến độ triển khai Luật Đất đai năm 2024

Để triển khai giải quyết thủ tục hành chính về đất đai cho tổ chức, cá nhân theo quy định của Luật Đất đai số 31/2024/QH15, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đắk Nông chỉ đạo các phòng, các đơn vị trực thuộc phối hợp với chính quyền địa phương và các đơn vị có liên quan nhanh chóng tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông công bố Danh mục thủ tục hành chính trên cơ...

Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông yêu cầu chủ đầu tư vào cuộc chạy đua giải ngân vốn

Ngày 27/11, tập thể lãnh đạo UBND tỉnh Đắk Nông chủ trì phiên họp thành viên UBND tỉnh tháng 11 năm 2024 (lần 2) để thảo luận, cho ý kiến đối với các nội dung trình HĐND tỉnh tại Kỳ họp thứ 9 và các nhiệm vụ khác thuộc thẩm quyền. TT Tên các dự thảo báo cáo, dự thảo nghị quyết1Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ thu ngân...

Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông yêu cầu chủ đầu tư chạy nước rút giải ngân đầu tư

Ngày 27/11, tập thể lãnh đạo UBND tỉnh Đắk Nông chủ trì phiên họp thành viên UBND tỉnh tháng 11 năm 2024 (lần 2) để thảo luận, cho ý kiến đối với các nội dung trình HĐND tỉnh tại Kỳ họp thứ 9 và các nhiệm vụ khác thuộc thẩm quyền. TT Tên các dự thảo báo cáo, dự thảo nghị quyết1Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ thu ngân...

Hàng loạt cổ thụ trong rừng bị đốn hạ

Gia Lai Nhiều cây rừng đường kính từ 12-65 cm thuộc lâm phần do Ban quản lý rừng phòng hộ Bắc Ia Grai quản lý bị chặt phá. Ngày 27/11, ông Đinh Ích Hiệp, Hạt trưởng Kiểm lâm huyện Ia Grai, cho biết qua kiểm tra bước đầu, cơ quan chức năng xác định diện tích rừng sản xuất bị thiệt hại 0,7 ha, thuộc tiểu khu 317 (xã Ia Grăng, huyện...

Tin nổi bật

Tin mới nhất