Powered by Techcity

Tuyên bố chung Việt-Pháp về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện


Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron họp báo chung. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron họp báo chung. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)

Nhân chuyến thăm chính thức tới Cộng hòa Pháp của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm từ ngày 6-7/10, hai nước đã ra tuyên bố chung về việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện.

Sau đây là toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam-Pháp:

Trên cơ sở những thành tựu hợp tác song phương đạt được từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1973, trên cơ sở sự tương đồng về mặt lợi ích và chia sẻ tầm nhìn chung thống nhất về việc tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Tổng thống Cộng hòa Pháp Emmanuel Macron, nhất trí nâng cấp quan hệ song phương lên Đối tác Chiến lược Toàn diện, nhân chuyến thăm chính thức Cộng hòa Pháp của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm từ ngày 6-7/10/2024.

Làm sâu sắc hơn hợp tác chính trị trước những thách thức quốc tế

Hai nước cam kết thúc đẩy quan hệ song phương trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, tôn trọng bình đẳng, chủ quyền, độc lập, toàn vẹn lãnh thổ và thể chế chính trị của mỗi bên.

Trên bình diện song phương, hai bên cam kết duy trì trao đổi và tiếp xúc cấp cao thông qua tất cả các kênh giữa chính quyền Pháp với Đảng Cộng sản, Chính phủ, Quốc hội và chính quyền địa phương Việt Nam; nâng cấp, nâng cao hiệu quả và mở rộng các cơ chế hợp tác song phương.

Pháp và Việt Nam nhấn mạnh vai trò quan trọng của chủ nghĩa đa phương, trong đó Liên hợp quốc giữ vị trí trung tâm, đồng thời tái khẳng định cam kết tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc, đặc biệt là tầm quan trọng của việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người và các quyền tự do cơ bản đối với sự phát triển của mỗi quốc gia.

Hai bên cam kết tăng cường tham vấn và phối hợp tại các diễn đàn khu vực, đặc biệt là ASEAN, và quốc tế, trong đó có Tổ chức quốc tế Pháp ngữ.

Pháp và Việt Nam tái khẳng định cam kết duy trì hòa bình, an ninh và ổn định ở Biển Đông cũng như cam kết đối với việc tôn trọng đầy đủ Công ước Liên hợp quốc năm 1982 về Luật Biển.

ttxvn_le don tong bi thu chu tich nuoc to lam tai Phap (4).jpg
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)

Hai bên phản đối mạnh mẽ mọi hình thức đe dọa sử dụng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực trái với luật pháp quốc tế và tái khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì an ninh và tự do hàng hải, hàng không không bị cản trở cũng như quyền đi lại không gây hại trên Biển Đông, đồng thời ủng hộ các nỗ lực của khu vực nhằm đạt được Bộ quy tắc ứng xử (COC) hiệu quả, thực chất, phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển.

Hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đạt được một nền hòa bình toàn diện, công bằng và bền vững tại Ukraine, phù hợp với luật pháp quốc tế và trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc.

Hai bên tái khẳng định tầm quan trọng đặc biệt của việc tôn trọng độc lập, toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của tất cả các quốc gia.

Hai bên bày tỏ quan ngại sâu sắc trước sự leo thang đáng lo ngại của tình hình Trung Đông, kêu gọi tất cả các bên liên quan giảm leo thang và hết sức kiềm chế; lên án tất cả các cuộc tấn công nhằm vào dân thường và các hạ tầng dân sự; kêu gọi một lệnh ngừng bắn ngay lập tức và bền vững tại Dải Gaza, phóng thích tất cả con tin, cho phép vận chuyển quy mô lớn và không bị cản trở viện trợ nhân đạo.

Hai bên nhắc lại cam kết của mình đối với giải pháp hai Nhà nước, như giải pháp duy nhất nhằm bảo đảm một nền hòa bình công bằng và bền vững cho Israel và Palestine cũng như bảo đảm sự ổn định trong khu vực. Đồng thời, hai bên kêu gọi ngừng bắn tại Liban nhằm tìm ra giải pháp ngoại giao phù hợp với Nghị quyết 1701 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.

Tăng cường hợp tác quốc phòng và an ninh

Hai bên cam kết phát triển quan hệ trong lĩnh vực quốc phòng nhằm tăng cường năng lực tự cường, phù hợp với nhu cầu của mỗi bên. Để đạt được mục đích đó, hai bên quyết định tạo động lực mới cho hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng thông qua nghiên cứu, đề xuất và triển khai các dự án mang tính cơ cấu.

Hai bên mong muốn tăng cường trao đổi đoàn, hợp tác, tham vấn cũng như các hoạt động đào tạo, theo các thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng, đặc biệt là trong các lĩnh vực quân y, hoạt động gìn giữ hòa bình, hỗ trợ nhân đạo và cứu hộ, cứu nạn.

Đồng thời, hai bên mong muốn thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực chia sẻ ký ức sau chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Quân đội Pháp nhân dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ.

Việt Nam sẽ tạo thuận lợi cho các tàu quân sự của Pháp cập cảng Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam, nhằm phát triển hợp tác và trao đổi chuyên môn giữa hải quân và lực lượng cảnh sát biển hai nước.

Hai bên cam kết thúc đầy hợp tác và đào tạo trong lĩnh vực an ninh, chống nhập cư bất hợp pháp và buôn bán người. Hai bên cam kết tăng cường trao đổi thông tin trong hoạt động chống tội phạm. Đồng thời, hai bên tiếp tục thúc đẩy hợp tác trong bảo vệ người dân và tăng cường năng lực phòng cháy, chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn.

Tăng cường quan hệ đối tác kinh tế nhằm phát triển trao đổi thương mại và đổi mới sáng tạo

Hai bên tái khẳng định quyết tâm chung thúc đẩy hợp tác kinh tế thương mại và đầu tư, trụ cột của quan hệ song phương. Hai bên nhắc lại tầm quan trọng của việc tiếp tục thực hiện đầy đủ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU, bao gồm tiếp cận thị trường và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.

Về đầu tư, hai bên tiếp tục thúc đẩy các dự án của hai bên tại mỗi nước nhằm hướng tới một môi trường kinh doanh minh bạch, ổn định và có thể dự đoán được. Hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng của Hiệp định bảo hộ đầu tư Việt Nam-EU (EVIPA). Việt Nam mong muốn Pháp sớm thông qua EVIPA.

Hai bên mong muốn phát triển và làm sâu sắc hợp tác chiến lược trong lĩnh vực đổi mới sáng tạo và công nghệ mới, đặc biệt thông qua các trao đổi về chính sách công và hoạt động đào tạo.

ttxvn_to lam emmanuel macron (1).jpg
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)

Việt Nam mong muốn thúc đẩy hợp tác với Pháp và các công ty của Pháp trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng, giao thông đô thị và đường sắt, năng lượng tái tạo, chuyển đổi năng lượng, hydrogen phi các-bon, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, logistics và cơ sở hạ tầng cảng biển, hàng không dân dụng và cáp ngầm dưới biển.

Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác trong đào tạo, nghiên cứu ứng dụng công nghệ hạt nhân dân dụng, đặc biệt là trong lĩnh vực năng lượng. Hai bên cam kết tăng cường và mở rộng phạm vi hợp tác trong lĩnh vực vệ tinh. Đồng thời, hai bên mong muốn mở rộng hợp tác sang lĩnh vực khoáng sản thiết yếu.

Tăng cường hợp tác vì phát triển bền vững và tự cường

Trước các thách thức do biến đổi khí hậu, hai bên tái khẳng định quyết tâm đạt được mục tiêu đề ra trong Thỏa thuận Paris 2015. Hai bên tái khẳng định cam kết hướng tới sự cân bằng giữa phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ môi trường, trong khuôn khổ Đồng thuận Paris vì Con người và Hành tinh (Đồng thuận 4P).

Pháp hoan nghênh các cam kết mạnh mẽ của Việt Nam hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 và hướng tới việc loại bỏ sử dụng than đá. Pháp sẽ tiếp tục hỗ trợ để Việt Nam đạt được các mục tiêu nói trên đồng thời xây dựng được một mô hình kinh tế phát thải thấp, đặc biệt là thông qua khuôn khổ quan hệ Đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP).

Việt Nam ghi nhận và ủng hộ sáng kiến CTA – Coal Transition Accelerator – nhằm phát triển các giải pháp để thúc đẩy thay thế nguồn năng lượng từ than đá. Pháp sẽ tiếp tục hợp tác với Việt Nam nhằm ứng phó với các tác động của biến đổi khí hậu trên phạm vi toàn lãnh thổ, trong đó có Đồng bằng sông Cửu Long.

Hai bên công nhận vai trò thiết yếu của đại dương đối với hành tinh và khí hậu và cam kết làm sâu sắc hơn các trao đổi về chủ đề này trong khuôn khổ đối thoại hợp tác về biển, đặc biệt để bảo đảm thành công của Hội nghị Đại dương Liên hợp quốc lần thứ 3, sẽ được tổ chức tại thành phố Nice vào tháng 6/2025.

Trên tinh thần đó, hai bên duy trì và thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực thủy hải sản bền vững, trên cơ sở các quy định hiện hành của quốc tế và EU.

Tiếp tục thúc đẩy giao lưu nhân dân

Giao lưu nhân dân là nền tảng trong quan hệ song phương. Hai bên cam kết thúc đẩy giao lưu giữa nhân dân hai nước, tạo thuận lợi cho hợp tác trong lĩnh vực văn hóa, trong đó có di sản, thể thao, trao đổi giáo viên, sinh viên và nhà khoa học, cũng như cho giảng dạy tiếng Việt và tiếng Pháp. Giao lưu nhân dân góp phần tăng cường hiểu biết lẫn nhau và đoàn kết giữa thanh niên và nhân dân hai nước. Đây cũng là động lực quan trọng cho sự phát triển kinh tế và xã hội.

Hai bên cam kết tiếp tục hợp tác trong các lĩnh vực y tế, tư pháp, quản trị và nông nghiệp và vui mừng nhận thấy hợp tác giữa các địa phương không ngừng được củng cố.

Căn cứ các nội dung của Tuyên bố chung, Bộ trưởng Ngoại giao hai nước có trách nhiệm phối hợp với các bộ, ngành hữu quan xây dựng kế hoạch hành động trong thời gian sớm nhất nhằm hiện thực hóa các mục tiêu nêu trên./.



Nguồn: https://baodaknong.vn/tuyen-bo-chung-viet-phap-ve-nang-cap-quan-he-len-doi-tac-chien-luoc-toan-dien-231171.html

Cùng chủ đề

Tuyên bố chung về quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam-Hoa Kỳ

Hai Nhà Lãnh đạo ghi nhận tầm quan trọng của việc tôn trọng các quyền của người lao động được quốc tế công nhận dựa trên Tuyên bố về Nguyên tắc cơ bản và Quyền tại nơi làm việc của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO).Hai Nhà Lãnh đạo cũng dự định thúc đẩy hợp tác về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, hàng không, trong đó có việc đàm phán sửa...

Cùng tác giả

Chuyến thăm Pháp của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Dấu mốc quan trọng

Ngày 7/10 theo giờ địa phương, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã rời sân bay Orly, thủ đô Paris lên đường về nước kết thúc tốt đẹp các hoạt động trong khuôn...

Ngày 9 tháng 10 năm 2024 là ngày tốt hay xấu? Xem ngày âm lịch 9/10/2024

Lịch âm Ngày 9 tháng 10 năm 2024Dương lịchNgày 9 tháng 10 năm 2024Thứ 4Âm lịchNgày 7 tháng 9 năm 2024Ngày Bính Ngọ, Tháng Giáp Tuất, Năm Giáp ThìnTiết Khí: Hàn Lộ (Mát mẻ)☯ Xem ngày giờ tốt xấu ngày 9/10/2024Việc xem ngày...

Lộ rõ điều khác biệt, đà tăng đã chấm dứt?

Lãi suất huy động tiếp tục đứng yên khi không có ngân hàng nào điều chỉnh lãi suất ngân hàng hôm nay 8/10/2024. Tính từ đầu tháng 10, mới có 3 ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi. ...

Dự kiến tiếp tục tăng

Giới chuyên gia dự báo giá sẽ tiếp tục xu hướng tăng trong tuần này, Hiệp hội Các nước Sản xuất Cao su Tự nhiên (ANRPC) đã điều chỉnh dự báo về sự thiếu hụt cao su tự nhiên trong năm nay và...

Giá tiêu hôm nay 8/10/2024: Tiếp tục giảm sâu

Giá tiêu hôm nay ngày 8/10/2024, tại khu vực Đông Nam Bộ và Tây Nguyên giao dịch quanh mốc 146.000 – 147.000 đồng/kg. Trung bình tại các vùng trồng tiêu trọng điểm giảm 500 đồng/kg, một số địa phương đi ngang so với ngày hôm qua. Theo đó, giá tiêu Đắk Lắk được thu mua ở mức 147.000 đồng/kg giảm 500 đồng/kggiảm 500 đồng/kg so với ngày hôm qua. Giá tiêu Chư Sê (Gia Lai) thu mua ở mức 146.000...

Cùng chuyên mục

Chuyến thăm Pháp của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Dấu mốc quan trọng

Ngày 7/10 theo giờ địa phương, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã rời sân bay Orly, thủ đô Paris lên đường về nước kết thúc tốt đẹp các hoạt động trong khuôn...

Giá tiêu hôm nay 8/10/2024: Tiếp tục giảm sâu

Giá tiêu hôm nay ngày 8/10/2024, tại khu vực Đông Nam Bộ và Tây Nguyên giao dịch quanh mốc 146.000 – 147.000 đồng/kg. Trung bình tại các vùng trồng tiêu trọng điểm giảm 500 đồng/kg, một số địa phương đi ngang so với ngày hôm qua. Theo đó, giá tiêu Đắk Lắk được thu mua ở mức 147.000 đồng/kg giảm 500 đồng/kggiảm 500 đồng/kg so với ngày hôm qua. Giá tiêu Chư Sê (Gia Lai) thu mua ở mức 146.000...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron

Hai nhà lãnh đạo nhất trí tuyên bố nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện và thống nhất các phương hướng, biện pháp lớn nhằm đưa khuôn khổ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam-Pháp ngày càng đi...

Đắk Nông khai mạc Hội thi “Dân vận khéo” năm 2024

Tối 7/10, Ban Dân vận Tỉnh ủy Đắk Nông tổ chức Chung kết Hội thi “Dân vận khéo” tỉnh Đắk Nông năm 2024.Đồng chí Hà Thị Hạnh, UVBTV, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Đắk...

Thủ tướng biểu dương Hà Nội, TP.HCM đóng góp trên 51% tổng thu ngân sách

Thủ tướng chỉ rõ 12 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm và 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp quan trọng, cấp thiết thời gian tới – Ảnh: VGP Các kết quả đạt được trong 9 tháng đầu năm được Thủ tướng Phạm Minh Chính nhìn nhận là sự nỗ lực lớn của cả hệ thống chính trị khi kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ ngày 7-10.  Đó là sự lãnh đạo của cấp ủy, sự vào cuộc của...

Trụ điện Trạm biến áp 220kV Krông Ana “mọc” giữa đường Hồ Chí Minh đoạn tránh phía đông thành phố Buôn Ma Thuột

Dự án đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh đoạn tránh phía Đông thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt chủ trương đầu tư vào 4/2020, phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả...

Nhóm phụ nữ dàn hàng ngang giữa đường để quay clip

Đoạn clip quay lại cảnh 9 người phụ nữ dàn hàng ngang giữa đường quay clip, gây xôn xao cộng đồng mạng. ...

Tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ học tập nâng cao trình độ lý luận chính trị

Ngày 7/10, Trường Chính trị tỉnh, Ban Tổ chức Tỉnh ủy Đắk Nông phối hợp với Học viện Chính trị khu vực III tổ chức Lễ khai giảng lớp Cao cấp lý luận chính trị (CCLLCT) K75B.12, Tỉnh ủy Đắk Nông hệ không...

Đồng chí Phan Đình Trạc tiếp xúc cử tri công đoàn và công nhân lao động tại Đà Lạt

Sáng 7/10, đồng chí Phan Đình Trạc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương và các đại biểu Quốc hội khóa XV tỉnh Lâm Đồng có buổi tiếp xúc cử tri là cán bộ, đoàn viên...

Khẩn trương nghiên cứu phát hành thêm 100 nghìn tỷ đồng cho công trình hạ tầng

Không có lý do gì không phân cấp, phân quyền, xóa cơ chế xin cho Sáng 7/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9/2024 trực tuyến với 63 địa phương. Cùng tham dự phiên họp có các ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Trung ương Đảng, các Phó thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương, bí thư, chủ tịch UBND các...

Tin nổi bật

Tin mới nhất