Powered by Techcity

Tuy Đức nỗ lực triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia

Xác định nhiệm vụ trọng tâm

Trong 3 Chương trình mục tiêu Quốc gia (Giảm nghèo bền vững; phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; xây dựng nông thôn mới), UBND huyện Tuy Đức đều xác định được tầm quan trọng để tăng cường nguồn lực trong quá trình xây dựng, phát triển địa phương. Tuy nhiên, trong đó Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (ĐB DTTS & MN) vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Do đây là Chương trình mới, hệ thống văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện của Chính phủ, các bộ, ngành và tỉnh còn chưa kịp thời… Do vậy, chính quyền địa phương càng phải có sự nỗ lực và xác định nhiệm vụ trọng tâm để triển khai thực hiện.

Huyện Tuy Đức đã thành lập, kiện toàn Ban chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia cấp huyện giai đoạn 2021-2025 để chỉ đạo, quản lý, điều hành các chương trình mục tiêu quốc gia. Các tổ công tác tham mưu, giúp việc cho Ban chỉ đạo trong việc quản lý, điều hành các chương trình mục tiêu quốc gia cũng được thành lập. Huyện chỉ đạo các xã thành lập và kiện toàn Ban quản lý CTMTQG cấp xã, ban giám sát cộng đồng, ban phát triển thôn đảm bảo năng lực quản lý, tổ chức triển khai thực hiện. Kết quả, 6/6 xã đã kiện toàn Ban quản lý CTMTQG cấp xã; 6/6 xã đã thành lập Ban giám sát cộng đồng; 73/73 thôn, bon, bản thành lập ban phát triển thôn.

UBND huyện đã chỉ đạo 3 đơn vị chủ trì chương trình tổ chức triển khai lập kế hoạch, hướng dẫn cho các đơn vị và UBND cấp xã để rà soát, đăng ký nhu cầu thực hiện, tổng hợp kế hoạch trình Huyện ủy, HĐND huyện cho ý kiến trước khi gửi UBND tỉnh, các sở ngành liên quan để tổng hợp trước khi trình HĐND ban hành các Nghị quyết để triển khai thực hiện.

Sau khi HĐND huyện ban hành các Nghị quyết về giao mục tiêu, nhiệm vụ và kế hoạch thực hiện, UBND tiến hành phân bổ, giao dự toán hàng năm cho các cơ quan, đơn vị và UBND các xã để triển khai thực hiện. Bên cạnh nguồn ngân sách Trung ương thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia và nguồn ngân sách tỉnh bố trí đối ứng, địa phương đã chủ động bố trí nguồn vốn đối ứng để đảm bảo thực hiện các Chương trình giai đoạn 2021-2025 và hàng năm (năm 2022, 2023)…

z4685675960776_712faf6eff67ed7d49e6e0cbf4fda856(1).jpg
Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống” trong đồng bào DTTS và miền núi tại xã Đắk Ngo

Tín hiệu tích cực

Sau gần 2 năm nỗ lực triển khai thực hiện Chương trình, đến nay, huyện Tuy Đức đã đạt được những kết quả ban đầu đáng khích lệ. Nhiều dự án, tiểu dự án bước đầu đã mang lại hiệu quả rõ rệt, hỗ trợ người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế, từng bước vươn lên thoát nghèo, nâng cao mức sống.

Cụ thể, Dự án 1 Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất, nhà ở, chuyển đổi nghề, nước sinh hoạt (phân tán và tập trung), trong năm 2022, UBND huyện đã ban hành quyết định phê duyệt danh sách đối tượng thụ hưởng (nhà ở là 49 hộ, đất ở là 40 hộ, đất sản xuất là 62 hộ). Đến thời điểm hiện nay, đã triển khai xây dựng xong 29/49 căn nhà ở hỗ trợ đất ở và đất sản xuất đang triển khai thực hiện.

Thực hiện Quyết định số 515/QĐ-UBND, ngày 21/4/2023 của UBND tỉnh, UBND huyện đã chỉ đạo đơn vị chủ đầu tư (UBND xã Quảng Trực) triển khai thực hiện dự án nâng cấp, sửa chữa công trình nước sạch tập trung bon Bu Prăng 1 với tổng mức đầu tư 3 tỷ đồng.

Đối với Dự án 2 Quy hoạch, sắp xếp ổn định dân cư ở những nơi cần thiết, tổng kế hoạch vốn được giao năm 2022-2023 là hơn 44 tỷ (năm 2023). Nguồn vốn này để thực hiện 2 Dự án Ổn định dân cư cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn xã Quảng Tân và xã Quảng Tâm. Tuy nhiên, các công trình trên địa bàn xã Quảng Tâm còn gặp khó khăn, vướng mắc do nằm trong vùng quy hoạch thăm dò khai thác khoáng sản bô xit, quy hoạch 3 loại rừng. Do đó, UBND huyện đang đề xuất, chuyển hết nguồn vốn sang để thực hiện dự án tại xã Quảng Tân.

sequence-46.00_04_31_09.still083(1).jpg
Công trình nước sạch tập trung bon Bu Prăng 1, xã Quảng Trực được sửa chữa với tổng mức đầu tư 3 tỷ đồng.

Về Dự án 4 Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và các đơn vị sự nghiệp công của lĩnh vực dân tộc, tổng kế hoạch vốn được giao năm 2022-2023 là hơn 43 tỷ đồng (trong đó: năm 2022 là 17.861 triệu đồng; năm 2023 là 25.167 triệu đồng). Nguồn vốn để thực hiện đầu tư cơ sở hạ tầng như đường giao thông, giáo dục, thủy lợi…

Trong năm 2022, huyện đã triển khai thực hiện 14 công trình; gồm 10 công trình giao thông, 1 công trình giáo dục, 1 công trình thương mại, duy tu, sửa chữa 2 công trình. Năm 2023, huyện đang triển khai thực hiện mở mới 11 công trình; gồm 7 công trình giao thông, 3 công trình giáo dục, 1 công trình thủy lợi và bố trí cho các công trình đang triển khai thực hiện năm 2022. Hiện nay đang triển khai thực hiện và giải ngân nguồn vốn 8/11 công trình, đang tiến hành lập, trình thẩm định và phê duyệt, giao kế hoạch vốn chi tiết 3/11 công trình. Kết quả giải ngân của dự án này năm 2022-2023 là hơn 23,4 tỷ đồng, đạt 54,19% kế hoạch.

minh-3-copy(1).jpg
Đồ họa: Q.S

Tiếp tục khắc phục khó khăn và thực hiện tốt Chương trình

Theo ông Nguyễn Ngọc Minh, Trưởng Phòng Dân tộc huyện Tuy Đức, quá trình thực hiện Chương trình vẫn còn gặp không ít khó khăn, vướng mắc. Cụ thể, Chương trình có nội dung rộng, quy mô lớn, liên quan đến nhiều lĩnh vực thuộc thẩm quyền trách nhiệm quản lý của nhiều ngành, dẫn đến những vấn đề phát sinh về quy định, nội dung hướng dẫn thiếu đồng bộ. Một số dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần văn bản quy định, hướng dẫn ban hành còn chậm, chưa kịp thời, mới ban hành đã phải điều chỉnh, bổ sung, thậm chí một số nội dung hiện nay chưa có văn bản quy định, hướng dẫn.

Một số cơ chế chính sách ban hành còn chung chung, chưa cụ thể, chưa khắc phục triệt để tình trạng chồng chéo nội dung của một số chính sách. Việc bố trí, phân bổ vốn sự nghiệp thực hiện Chương trình còn theo từng năm, gây khó khăn trong xây dựng kế hoạch trung hạn. Việc Trung ương và tỉnh phân bổ kế hoạch vốn chi tiết cho từng dự án, tiểu dự án của chương trình gây khó khăn cho địa phương trong việc phân bổ dự toán (như dự án, tiểu dự án có nhu cầu vốn nhiều nhưng lại phân bổ ít và ngược lại)…

Trong thời gian tới, Tuy Đức tiếp tục phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong việc triển khai thực hiện các Chương trình MTQG. Công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân, nhất là đồng bào DTTS được tăng cường, nhằm nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm của của toàn xã hội trong việc thực hiện các Chương trình MTQG. Công tác chỉ đạo sự phối hợp giữa các phòng, ban liên quan và UBND các xã trong quá trình triển khai thực hiện các Chương trình MTQG tiếp tục được chú trọng.

Các phòng, ban, UBND xã kịp thời rà soát tổng hợp những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện kịp thời tham mưu, đề xuất giải pháp tháo gỡ, đẩy nhanh tiến độ thực hiện, sớm phát huy hiệu quả sử dụng nguồn vốn được giao. Bên cạnh đó, huyện tích cực chỉ đạo xây dựng kế hoạch thực hiện và kịp thời, giao mục tiêu tiêu nhiệm vụ Chương trình cho các cơ quan, đơn vị phù hợp tình hình thực tế của địa phương. Trong đó, chủ động bố trí ngân sách địa phương đối ứng thực hiện Chương trình theo quy định của Trung ương và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của tỉnh. Công tác phân cấp, trao quyền cho địa phương, nhất là cấp cơ sở được đẩy mạnh nhằm nâng cao tính chủ động, linh hoạt của xã, thị trấn trong quản lý, tổ chức thực hiện Chương trình.

Nguồn

Cùng chủ đề

UBND huyện Tuy Đức đối thoại với nông dân

Tham gia đối thoại giữa lãnh đạo UBND huyện với nông dân năm 2024, đại biểu tham dự đã nêu hơn 30 ý kiến phát biểu.Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Văn Anh, HUV, Phó Chủ tịch UBND huyện Tuy Đức cảm ơn những ý kiến chân thành của cán bộ, hội viên nông dân.Ông Nguyễn Văn Anh mong muốn trong thời gian tới, cán bộ, hội viên nông dân...

Chặng đường chuyển mình của nông nghiệp Tuy Đức

Chuyên nghiệp hóa nông nghiệpVới vùng nguyên liệu 400ha, cho thu hoạch trung bình 1,2 - 2 tấn/ha, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp dịch vụ Long Việt, xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức (Đắk Nông) đã trở thành đơn vị sản xuất, chế biến mắc ca chuyên nghiệp.Một số sản phẩm nông nghiệp của huyện đã tạo được thương hiệu và khẳng định được vị trí trên thị trường tiêu...

Huyện biên giới Đắk Nông đạt và vượt nhiều chỉ tiêu cả nhiệm kỳ

Kinh tế tiếp tục khởi sắcNhiệm kỳ 2020-2025, mặc dù chịu ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh, kinh tế huyện Tuy Đức vẫn ghi nhận tăng trưởng ổn định. Tổng giá trị sản xuất tăng trưởng bình quân 11,07%/năm, vượt chỉ tiêu nghị quyết đề ra (11%).Bà Phạm Thị Phượng, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Tuy Đức cho biết, đây là kết quả từ sự quyết tâm, tinh...

Cây ngắn ngày – Giải pháp tạo thu nhập hiệu quả ở Tuy Đức

Huyện Tuy Đức có gần 60.000ha đất sản xuất nông nghiệp. Cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên địa bàn huyện khá đa dạng với hơn 120 loại. Trong đó, trồng trọt chiếm tỉ trọng chủ yếu trong tổng giá trị sản xuất...

Tuy Đức công bố 3 quyết định về công tác cán bộ

Tại buổi lễ, đại diện Phòng Nội vụ huyện Tuy Đức công bố quyết định của Chủ tịch UBND huyện về việc bổ nhiệm, điều động công chức lãnh đạo, quản lý. ...

Cùng tác giả

HLV Kim Sang-sik quyết tâm cùng tuyển Việt Nam chinh phục Thái Lan

Cùng tham dự họp báo với huấn luyện viên Kim Sang-sik, hậu vệ Phạm Xuân Mạnh cũng thể hiện quyết tâm trước đối thủ kình địch trong khu vực Đông Nam Á."Tôi không nhìn quá khứ, chỉ tập trung cho hiện tại và hướng tới tương lai. Toàn đội sẽ thi đấu hết mình theo chỉ đạo của ban huấn luyện, và để mở đầu năm mới tốt đẹp cho bóng...

Nông nghiệp Đắk Nông một năm vượt khó ghi điểm

Giá trị cây trồng, vật nuôi đều tăng trưởngNăm 2024, sản xuất nông nghiệp Đắk Nông gặp không ít khó khăn do biến đổi khí hậu gây ra, nhất là tình trạng khô hạn, mưa lũ, ảnh hưởng lớn đến trồng trọt, chăn nuôi.Tỉnh đã có khoảng 8.000ha cây trồng ngắn ngày, dài ngày bị ảnh hưởng năng suất, sản lượng do hạn hán, dông, lốc gây ra trong năm 2024.Dù...

Đắk Lắk đón vị khách thứ 1,5 triệu và đoàn khách du lịch đầu tiên của năm 2025

Vị khách du lịch thứ 1,5 triệu trong đoàn khách du lịch đầu tiên đến tỉnh Đắk Lắk nhân dịp Tết Dương lịch năm 2025 là chị Lưu Minh Lan ở quận Long Biên, thành phố Hà Nội đi trên chuyến bay của Hãng hàng không quốc gia Việt Nam Vietnam Airline mang số hiệu VN1603 từ Hà Nội vào thành phố Buôn Ma Thuột đúng 9 giờ 10 phút sáng 1/1/2025. ...

Lâm Đồng đưa khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo vào phát triển kinh tế, xã hội

Lâm Đồng được đánh giá là địa phương tiên phong trong việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Chỉ số đổi mới sáng tạo địa phương (PII) năm 2023 Lâm Đồng xếp thứ 15/63 tỉnh, thành, xếp thứ 1 vùng Tây Nguyên; năm 2024 xếp thứ 21/63 tỉnh, thành, xếp thứ 1 vùng Tây Nguyên. Mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp tại...

Bài ca Đắk Nông

Đắk Nông đất đỏ tốt tươiCon người mộc mạc chung tay đón mờiTrải bao gió núi, mưa trờiSau đại hội bỗng cất lời ca vuiNgày xưa rẫy cỏ bùi ngùi,Nay đồng thẳng cánh, xanh tươi dâng đầyĐường quê trải nhựa mỗi ngàyPhố phường nhộn nhịp, rừng cây thắm màuMồ hôi thấm xuống đất sâuVì quê hương nguyện chung câu vững bềnMột lòng đoàn kết, yêu tinMùa xuân trẩy hội, ngọt lành...

Cùng chuyên mục

Nông nghiệp Đắk Nông một năm vượt khó ghi điểm

Giá trị cây trồng, vật nuôi đều tăng trưởngNăm 2024, sản xuất nông nghiệp Đắk Nông gặp không ít khó khăn do biến đổi khí hậu gây ra, nhất là tình trạng khô hạn, mưa lũ, ảnh hưởng lớn đến trồng trọt, chăn nuôi.Tỉnh đã có khoảng 8.000ha cây trồng ngắn ngày, dài ngày bị ảnh hưởng năng suất, sản lượng do hạn hán, dông, lốc gây ra trong năm 2024.Dù...

Sáng thêm bức tranh giao thông Đắk Nông

Tăng tốc trên các công trình trọng điểmNhững ngày cuối năm 2024, không khí thi công trên công trường Dự án cải tạo, nâng cấp tỉnh lộ 3 hết sức khẩn trương. Máy móc, nhân công thi công rần rần trên nhiều đoạn tuyến.Hiện dự án đang bước vào cao điểm tăng tốc. Tranh thủ thời tiết thuận lợi, nhà thầu tập trung nhân lực, vật lực trên công trường. Toàn...

Đắk Nông xử lý nút thắt trong bài toán thu hút đầu tư

Nút thắt trong quy hoạch và nỗ lực gỡ khóNăm 2024 là một năm Đắk Nông đối mặt với rất nhiều khó khăn. Những vướng mắc liên quan đến việc triển khai các công trình, dự án trên quy hoạch bô xít đã kéo dài từ năm 2023 chưa được tỉnh giải quyết một cách triệt để. Bước sang năm 2024, vướng mắc mới tiếp tục phát sinh, ảnh hưởng đến...

Xuất khẩu Đắk Nông cán mốc 1 tỷ USD

Ghi điểm từ sản phẩm chủ lựcCác mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Đắk Nông đang khai thác tối đa thị trường hiện có, nhằm gia tăng giá trị.Tỉnh tiếp tục tập trung tạo thuận lợi và cắt giảm chi phí thương mại thông qua phát triển đồng bộ, hiệu quả hệ thống hạ tầng phục vụ thương mại, bao gồm: hạ tầng giao thông, hạ tầng logistics, hạ tầng...

Công nghiệp

Tăng tốc cho những doanh nghiệp đầu tàuNgành Công nghiệp Đắk Nông đang kỳ vọng lớn vào sự góp sức của Dự án Nhà máy sản xuất cồn Đức Giang do Công ty Cổ phần Tập đoàn Hóa chất Đức Giang đầu tư.Địa phương tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nội ngành công nghiệp từ các ngành thâm dụng tài nguyên, lao động sang các ngành thâm dụng vốn...

Đắk Nông tổng kiểm kê tài sản công từ 1/1/2025

Phó Giám đốc Sở Tài chính Nguyễn Văn Phò cho biết, hiện nay, Sở Tài chính đã hướng dẫn các cơ quan, tổ chức thực hiện tổng kiểm kê tài sản công tại các đơn vị và tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý. Thời gian kiểm kê từ ngày 1/1 - 31/3/2025.Thông qua kiểm kê, các đơn vị phát hiện những tài sản hư...

Ngành GT-VT đóng góp lớn vào sự phát triển của Đắk Nông

Chiều 31/12, Sở GT-VT tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề: Ngành GT -VT tỉnh Đắk Nông 20 năm hình thành và phát triển. Tham dự hội nghị có lãnh đạo Sở GT-VT qua các thời kỳ, đại diện các đơn vị khách mời và toàn thể cán bộ, người lao động đơn vị. Nguồn: https://baodaknong.vn/nganh-gt-vt-dong-gop-lon-vao-su-phat-trien-cua-dak-nong-238557.html

“3 chủ động, 3 sẵn sàng” ở Công ty Nhôm Đắk Nông

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp từ những giá trị cốt lõi đang là điểm nhấn được Công ty Nhôm Đắk Nông – TKV triển khai, vun đắp thời gian qua.Ông Nguyễn Bá Phong, Giám đốc Công ty Nhôm Đắk Nông chia sẻ: “Hiện nay, thị trường không chỉ yêu cầu cao về chất lượng alumin, mà còn đòi hỏi nghiêm ngặt quy trình sản xuất an toàn. Do đó, nhiệm vụ này đang được...

Nhà máy điện phân nhôm Đắk Nông đã đầu tư 2.100 tỷ đồng

Hoàn thành nhiều hạng mục quan trọngNhà máy điện phân nhôm Đắk Nông được đầu tư nhằm thực hiện chủ trương nhất quán và xuyên suốt của Đảng và Nhà nước trong việc xây dựng, phát triển ngành công nghiệp mới bô xít - nhôm.Chủ đầu tư mong muốn sớm hoàn thành các thủ tục pháp lý nêu trên, giúp thuận lợi trong việc giải ngân cho dự án ngay từ...

Doanh nghiệp nông sản Đắk Nông tập trung chế biến sâu

Tăng giá trị nông sảnCông ty TNHH Nông nghiệp công nghệ cao Nấm Vàng và Hoa, TP. Gia Nghĩa là một trong những điển hình cho mô hình chế biến sâu tại Đắk Nông.Việc phát triển chế biến sâu còn tạo ra những cơ hội việc làm bền vững cho người dân địa phương. Theo thống kê, mức thu nhập bình quân của người lao động trong ngành chế biến nông...

Tin nổi bật

Tin mới nhất