Powered by Techcity

Tự cường trong thế giới nhiều biến động


Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng các lãnh đạo ASEAN tại Phiên họp hẹp Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 42, ngày 11/5/2023 ở Labuan Bajo, Indonesia. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)
Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng các lãnh đạo ASEAN tại Phiên họp hẹp Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 42, ngày 11/5/2023 ở Labuan Bajo, Indonesia. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Kể từ Tuyên bố Bangkok ngày 8/8/1967 đánh dấu thời điểm ra đời, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã phát triển thành một tổ chức khu vực năng động và có ảnh hưởng với những thành công trong hội nhập kinh tế, giao lưu văn hóa và hợp tác chính trị giữa các quốc gia thành viên.

Suốt 57 năm qua, ASEAN luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác và đoàn kết khu vực.

Nguyên tắc này đã định hướng cho sự phát triển của ASEAN và chính sách của các quốc gia thành viên, cũng là nền tảng cho sức mạnh của ASEAN, đặc biệt trong những giai đoạn khó khăn như cuộc chiến chống COVID-19.

Mặc dù phải đối mặt với những thách thức như chênh lệch kinh tế, khác biệt chính trị và áp lực bên ngoài, ASEAN vẫn duy trì được sự phù hợp và gắn kết vì lợi ích chung với cách tiếp cận đoàn kết và trung lập.

Các nước ASEAN đã chia sẻ, tận dụng hiệu quả các cơ hội hợp tác trong mua sắm và chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine để cùng nhau vượt qua đại dịch. Hiện ASEAN có nhiều cơ chế hợp tác, tham vấn giữa các quốc gia thành viên, cũng như với các đối tác bên ngoài nhằm thu hẹp khoảng cách và khác biệt, đồng thời xây dựng lòng tin, uy tín, tình hữu nghị và đoàn kết.

Mặc dù phải đối mặt với những thách thức như chênh lệch kinh tế, khác biệt chính trị và áp lực bên ngoài, ASEAN vẫn duy trì được sự phù hợp và gắn kết vì lợi ích chung với cách tiếp cận đoàn kết và trung lập.

Trong bối cảnh thế giới ngày càng phân cực trước những cuộc cạnh tranh địa kinh tế, địa chính trị mạnh mẽ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, sự cạnh tranh ảnh hưởng của các nước lớn, ASEAN đã nỗ lực bảo đảm tính tự chủ, tự cường, duy trì lập trường trung lập; thể hiện bản lĩnh vững vàng, đoàn kết, tuân thủ tôn chỉ và nguyên tắc của các cơ chế ASEAN, tranh thủ sự hợp tác với các đối tác.

ttxvn_ASEAN_3.jpg
Sáng 8/8/2024, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao tổ chức Lễ thượng cờ nhân dịp kỷ niệm 57 năm Ngày thành lập Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) (8/8/1967 – 8/8/2024). Ảnh: An Đăng – TTXVN

ASEAN đã ứng xử khôn khéo, hiệu quả thông qua cách tiếp cận cân bằng, hài hòa trên cơ sở bảo đảm các nguyên tắc hoạt động cũng như quy trình thủ tục của các cơ chế, diễn đàn do ASEAN khởi xướng và có sự tham gia của các nước lớn như Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF), Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS), Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN và các nước đối thoại (ADMM+).

Qua đó, đồng thời thể hiện quan điểm độc lập và trung lập, mong muốn các nước lớn cạnh tranh lành mạnh, có trách nhiệm, cùng đóng góp vào hòa bình, ổn định và thịnh vượng của khu vực và thế giới.

Ông Beni Sukadis, chuyên gia, điều phối viên của Viện Nghiên cứu Quốc phòng và Chiến lược Indonesia (Lesperssi), cho rằng: “Cách tiếp cận tự cường, không liên kết này đã cho phép ASEAN tập trung vào sự ổn định và phát triển của khu vực mà không bị lôi kéo vào các cuộc xung đột bên ngoài.”

Trong khi đó, chuyên gia người Thái Lan về quan hệ quốc tế ASEAN và châu Á-Thái Bình Dương Kavi Chongkittavorn nhấn mạnh các nước ASEAN đã thể hiện rõ ràng tinh thần đoàn kết trước những thách thức ngày càng tăng về tình hình địa chính trị và sự cạnh tranh giữa các cường quốc thế giới. Sự đoàn kết, thống nhất này đã được khẳng định bất chấp những khác biệt về quan điểm đối với một số vấn đề khu vực và toàn cầu, mới nhất là tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 57 và các hội nghị liên quan, diễn ra tại thủ đô Vientiane (Lào) cuối tháng Bảy vừa qua.

Phong cách ngoại giao của khối được mô tả là “cách thức ASEAN,” một phương pháp ra quyết định nhấn mạnh vào việc không can thiệp, đồng thuận và ngoại giao dấu ấn riêng, góp phần đưa ảnh hưởng và vai trò ngày càng tăng của hiệp hội như một thực thể địa chính trị lớn.

ASEAN đang tiếp tục bứt phá, phát huy mạnh mẽ nội lực của một cộng đồng tự cường và gắn kết, khẳng định vai trò và trách nhiệm với chính sự phát triển của khu vực.

ASEAN đang tiếp tục bứt phá, phát huy mạnh mẽ nội lực của một cộng đồng tự cường và gắn kết, khẳng định vai trò và trách nhiệm với chính sự phát triển của khu vực.

Do vậy, ASEAN luôn hướng tới một tư duy mới, đưa lợi ích khu vực trở thành một bộ phận của lợi ích mỗi quốc gia thành viên và là một phần không thể tách rời của tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN.

Theo ông Beni Sukadis, thời gian gần đây, các nước ASEAN đã tiếp tục liên kết lợi ích quốc gia với các mục tiêu của khu vực. Điều này thể hiện rõ trong các sáng kiến thuộc khuôn khổ Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), với mục đích tạo ra một thị trường và cơ sở sản xuất duy nhất, tăng cường hội nhập kinh tế và khả năng cạnh tranh.

Trong bối cảnh kinh tế thế giới còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, thương mại phục hồi chậm, bất ổn địa chính trị ngày càng phức tạp, ASEAN vẫn tiếp tục được đánh giá là một cộng đồng phát triển ổn định, khẳng định vai trò là tâm điểm của tăng trưởng.

Khu vực này tiếp tục là điểm sáng tăng trưởng kinh tế, trung tâm mạng lưới hiệp định thương mại tự do (FTA); trung tâm cơ chế hợp tác khu vực quan trọng như ASEAN+1, ASEAN+3, EAS…

Trên thực tế, mạng lưới 8 hiệp định thương mại tự do (FTA) gồm Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) và 7 FTA với các đối tác quan trọng, trong đó Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), đã tạo nên khu vực thương mại tự do chiếm 30% dân số thế giới và 32% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu.

Bên cạnh đó, những nỗ lực chung của ASEAN trong việc giải quyết các vấn đề xuyên quốc gia như biến đổi khí hậu, quản lý thảm họa, phát triển kinh tế xanh, kinh tế số… là những minh chứng cam kết liên tục và có tính tiếp nối trong việc hài hòa lợi ích quốc gia và khu vực.

ttxvn_asean_5.jpg
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Lễ khai mạc Hội chợ Trung Quốc-ASEAN (CAEXPO) và Hội nghị thượng đỉnh Thương mại-Đầu tư Trung Quốc-ASEAN (CABIS) lần thứ 20 (Nam Ninh, 17/9/2023). (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)

Trả lời phóng viên TTXVN tại Jakarta, Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn cho biết ASEAN xác định, hợp tác, kết nối về kinh tế sẽ giúp hiệp hội tăng cường sức mạnh nội khối, trong đó hướng tới mục tiêu phát triển nền kinh tế xanh và giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, là những thách thức hiện nay của khu vực.

Hướng tới một tương lai phát triển bền vững, ASEAN cam kết phát triển theo hướng tập trung vào các hoạt động xuyên suốt về kinh tế tuần hoàn và trung hòa carbon. Kế hoạch thực hiện Khung kinh tế tuần hoàn cho AEC, cũng như Chương trình công tác tương ứng để hỗ trợ thực hiện Khung kinh tế tuần hoàn, là chìa khóa để đạt được một tương lai bền vững cho ASEAN.

Để hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn, thích ứng và phù hợp hơn, đồng thời duy trì sự thống nhất, đoàn kết và vai trò trung tâm của mình, ASEAN đã thành lập Nhóm đặc trách cao cấp (HLTF) về Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN tới năm 2045 nhằm đưa ra các khuyến nghị, đề xuất để các nhà lãnh đạo thông qua vào năm 2025, giúp ASEAN trở nên vững mạnh hơn, sẵn sàng ứng phó với các thách thức trong tương lai.

ASEAN nhận diện các thách thức trong thời gian tới gồm các nguy cơ suy thoái kinh tế, khủng hoảng năng lượng, khủng hoảng lương thực, cạnh tranh nước lớn, tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, dịch bệnh, môi trường, biến đổi khí hậu…

Hiệp hội đang nỗ lực chung tay ứng phó, tạo nên một sức mạnh nội lực, khẳng định sự tự cường, tạo tiền đề vững chắc vì một ASEAN hòa bình, ổn định và thịnh vượng.



Nguồn: https://baodaknong.vn/chang-duong-57-nam-asean-tu-cuong-trong-the-gioi-nhieu-bien-dong-225917.html

Cùng chủ đề

Cùng tác giả

Ra mắt mô hình “Nhà tôi có bình chữa cháy” tại phường Chi Lăng

Mô hình “Nhà tôi có bình chữa cháy” nhằm phát huy tối đa hiệu quả phương châm “4 tại chỗ”; phấn đấu đảm bảo thực hiện mục tiêu 100% các hộ gia đình được trang bị tối thiểu 1 bình chữa cháy xách tay theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 01/CT-TTg. Nguồn: https://baodaknong.vn/pleiku-ra-mat-mo-hinh-nha-toi-co-binh-chua-chay-tai-phuong-chi-lang-233400.html

Bảng xếp hạng Bundesliga 2024/2025 mới nhất ngày 4/11/2024

Tổng biên tập: Vũ Ngọc Tú; Phó Tổng biên tập: Nguyễn Phi Long, Nguyễn Văn Hải ...

Gỡ vướng thủ tục để đẩy nhanh khai thác, chế biến bô xít tại Đắk Nông

Những vướng mắcTại Đắk Nông hiện có một số nhà đầu tư đã hoàn thiện báo cáo nghiên cứu cơ hội đầu tư và đề xuất chủ trương đầu tư các tổ hợp dự án bô xít - alumin - nhôm theo quy hoạch.Đó là Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Việt Phương, Công ty Cổ phần Tập đoàn TH, Tổng Công ty Đông Bắc, Công ty Cổ phần Tập đoàn Hóa chất Đức Giang...“Việc cấp giấy...

Quốc hội xây “cao tốc chính sách” để giao thông đi trước mở đường

Một ngày tháng 10, dù trời đã vào thu nhưng trên công trường thi công tuyến cao tốc Bãi Vọt – Hàm Nghi thuộc dự án cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2021-202, thời tiết nắng nóng khắc nghiệt của miền Trung vẫn khiến những cán bộ thi công đổ mồ hôi ướt đẫm áo. Vừa lấy tay lau vội giọt mồ hôi, anh Lê Văn Quyết (ở Hà Nội, cán bộ phụ trách thi công tuyến...

Vàng nhẫn 9999 giảm nhẹ so với cuối tuần trước

Giá vàng trong nước hôm nay 4/11/2024Tại thời điểm khảo sát lúc 5h ngày 4/11/2024, giá vàng trên sàn giao dịch của một số công ty như sau:Giá vàng 9999 hôm nay được DOJI niêm yết ở mức 88 triệu đồng/lượng mua vào và 89 triệu đồng/lượng bán ra. So với cuối tuần trước, giá vàng nhẫn DOJI giảm 100 nghìn đồng/lượng ở cả 2 chiều mua - bánCòn tại Công...

Cùng chuyên mục

Ra mắt mô hình “Nhà tôi có bình chữa cháy” tại phường Chi Lăng

Mô hình “Nhà tôi có bình chữa cháy” nhằm phát huy tối đa hiệu quả phương châm “4 tại chỗ”; phấn đấu đảm bảo thực hiện mục tiêu 100% các hộ gia đình được trang bị tối thiểu 1 bình chữa cháy xách tay theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 01/CT-TTg. Nguồn: https://baodaknong.vn/pleiku-ra-mat-mo-hinh-nha-toi-co-binh-chua-chay-tai-phuong-chi-lang-233400.html

Quốc hội xây “cao tốc chính sách” để giao thông đi trước mở đường

Một ngày tháng 10, dù trời đã vào thu nhưng trên công trường thi công tuyến cao tốc Bãi Vọt – Hàm Nghi thuộc dự án cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2021-202, thời tiết nắng nóng khắc nghiệt của miền Trung vẫn khiến những cán bộ thi công đổ mồ hôi ướt đẫm áo. Vừa lấy tay lau vội giọt mồ hôi, anh Lê Văn Quyết (ở Hà Nội, cán bộ phụ trách thi công tuyến...

Giá cà phê: Mở mắt là thấy giảm

Giá cà phê trong nước đầu tháng 11-2024 tiếp tục giảm hơn 3.000 đồng/kg so với cuối tháng 10 – Ảnh: NGUYỄN KHÁNH Ghi nhận thị trường, ngày 3-11 giá cà phê trong nước ở mức hơn 106.000 đồng/kg. So với cuối tháng 10, tức khoảng 4 ngày trước, giảm đến hơn 3.000 đồng/kg. Cụ thể ở tỉnh Gia Lai, cà phê đang có giá 106.300 đồng/kg, tại tỉnh Kon Tum ở mức giá 106.400 đồng/kg, tại Đắk Nông cà...

Xuất khẩu gừng, nghệ và gia vị khác giảm 28,3% về lượng, tăng 9,9% về kim ngạch

Theo số liệu thống kê sơ bộ từ Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam và Cây gia vị Việt Nam (VPSA), trong 9 tháng năm 2024 Việt Nam đã xuất khẩu được 21.841 tấn gừng, nghệ và gia vị, tổng kim ngạch đạt gần 45 triệu USD, giảm 28,3% về lượng nhưng tăng mạnh 9,9% về kim ngạch. Các thị trường xuất khẩu chính của gừng, nghệ và gia vị của Việt Nam lần lượt là Ấn Độ, Bangladesh và...

Đắk Lắk triển khai tiêm vaccine uốn ván-bạch hầu cho tất cả trẻ học lớp 2 và trẻ 7 tuổi không đi học tại...

Kể từ tháng 11/2024, tất cả trẻ học lớp 2 năm học 2024-2025 trong trường học và trẻ 7 tuổi không đi học tại cộng đồng trên địa bàn 15 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Đắk Lắk sẽ được tiêm một mũi vaccine uốn ván-bạch hầu (Td). Theo kế hoạch tiêm vaccine uốn ván - bạch hầu của Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk, các địa phương vùng sâu, vùng xa,...

Cuối năm kinh tế đón tin vui

Công nhân Công ty cổ phần Phúc Sinh (Bình Dương) xếp bao tiêu vào container để đưa ra cảng xuất khẩu – Ảnh: QUANG ĐỊNH Gạo, cà phê, rau quả, tiêu… năm nay được xuất khẩu với mức giá tăng vọt, đưa kim ngạch xuất khẩu ngành nông sản đạt mốc mới. Theo Bộ NN&PTNT, trong 10 tháng qua, kim ngạch xuất khẩu toàn ngành nông nghiệp mang về gần 52 tỉ USD, tăng hơn 20% so với cùng kỳ...

Giảm 200 đồng/kg tại Đắk Nông xuống mức 141.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay ngày 3/11/2024, tại khu vực Đông Nam Bộ duy trì xu hướng ngang giá ở phần lớn các vùng trọng điểm, riêng Đắk Nông giảm nhẹ 200 đồng/kg, giao dịch quanh mốc 140.000 -141.000 đồng/kg; giá mua cao nhất tại tỉnh Đắk Nông, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đắk Lắk. Theo đó, giá tiêu Đắk Lắk được thu mua ở mức 141.000 đồng/kg ổn định so với ngày hôm qua. Giá tiêu Chư Sê (Gia Lai)...

Thị trường giảm, nguy cơ mất mùa do thời tiết không thuận, nhiều đại lý, doanh nghiệp nhỏ trữ hàng chờ giá

Giá tiêu hôm nay 3/11/2024: Thị trường giảm, nguy cơ mất mùa do thời tiết không thuận, nhiều đại lý, doanh nghiệp nhỏ trữ hàng chờ giá. (Nguồn: Getty) Giá tiêu hôm nay 3/11/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 140.000 – 141.200 đồng/kg. Cụ thể, giá tiêu hôm nay tại Gia Lai ở mức 140.000 đồng/kg. Giá tiêu hôm nay tại các tỉnh Đồng Nai (140.000 đồng/kg); Đắk Lắk...

Lâm Đồng quán triệt, triển khai nội dung chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về kỷ nguyên mới

Ngày 2/11, Tỉnh ủy Lâm Đồng tổ chức quán triệt, triển khai nội dung chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Đây là địa phương đầu tiên trong cả nước chủ động triển khai rộng rãi, sâu sắc nội dung bài giảng của đồng chí Tổng Bí thư. Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu hội trường Tỉnh ủy...

Chủ tịch Quốc hội Cuba bắt đầu thăm, làm việc tại Việt Nam

Lễ đón Chủ tịch Quốc hội Chính quyền Nhân dân Cuba Esteban Lazo Hernandez tại Sân bay quốc tế Nội Bài. (Ảnh: Minh Đức-TTXVN)Chủ tịch Quốc hội Chính quyền Nhân dân Cuba Esteban Lazo Hernandez, sinh ngày 26/2/1944 tại Jovellanos, Matanzas, Cuba. Năm 1961, ông Esteban Lazo Hernandez gia nhập Dân quân Cách mạng Cuba. Năm 1962, ông là thành viên Ủy ban Quốc phòng Cách mạng. Năm 1963, đồng chí...

Tin nổi bật

Tin mới nhất