Powered by Techcity

Nước sạch Đắk Nông đang tắc ở đâu?


Chất lượng đầu tư kém?

Xã Trường Xuân, huyện Đắk Song là một trong những xã có nhiều công trình cấp nước tập trung (CNTT) nông thôn. Xã có 6 công trình được xây dựng bằng các nguồn vốn khác nhau do Ban Dân tộc, Sở KH-ĐT, UBND huyện là chủ đầu tư. Nhiều năm qua, cả 6 công trình này đều đã ngưng hoạt động.

Ông Nguyễn Văn Đô, Chủ tịch UBND xã Trường Xuân cho biết, các công trình này đều đã được xây dựng từ các năm 2004, 2005, 2007 được bàn giao sử dụng sau một năm xây dựng. Mức đầu tư các công trình này thấp nhất là 295 triệu đồng, cao nhất là 700 triệu đồng.

dsc_0372.jpg
Xã Trường Xuân, huyện Đắk Song có 6 công trình cấp nước tập trung nhưng đều ngừng hoạt động

Các công trình này hiện nay đều không hoạt động, nhiều hạng mục hư hỏng, xuống cấp. Trong đó, một số công trình khi xây dựng, vị trí không phù hợp như khu vực đồi cao, nên nguồn nước khan hiếm, khu vực không đông dân cư nên nhu cầu dùng nước từ công trình không cao.

“Đây là một trong những lý do ban đầu, cộng với những hạn chế khác trong quá trình sử dụng, vận hành đã làm cho các công trình nhanh bị xuống cấp, bỏ không”, ông Đô cho hay.

Cũng theo ông Đô, nhiều trường hợp khi đầu tư xây dựng, chủ đầu tư chưa xác định rõ ràng đơn vị quản lý khai thác, số hộ gia đình dùng nước.

“Việc giả định số hộ dùng nước lớn làm tăng quy mô công trình, nhưng khi đưa vào khai thác số hộ đấu nối lại ít hơn so với thiết kế ban đầu”, ông Đô cho biết.

Phân tích của ông Đô là có cơ sở. Tại công trình CNTT thôn 9, xã Đắk Wil, huyện Cư Jút, có số hộ đăng ký 80 hộ, nhưng thực tế chỉ có 22 hộ sử dụng nước.

Hay công trình CNTT tiểu khu 839 và 840, xã Đắk Wil, số hộ đăng ký là 110, nhưng có 25 hộ đấu nước.

Theo ông Nguyễn Đăng Ánh, Phó Chủ tịch UBND huyện Krông Nô, cùng với phần cứng, phần lớn công trình CNTT trên địa bàn đều có nguồn nước đầu vào là từ nước ngầm, tức là các giếng khoan.

Việc khoan thăm dò, xác định nguồn nước về trữ lượng và chất lượng chưa tốt, dẫn đến nguồn nước bị hụt sau thời gian sử dụng không lâu. Đó là chưa kể các nguyên nhân khác như khô hạn, hỏng hóc thiết bị, khiến nhiều công trình không thể sử dụng.

Công nghệ xử lý nước cũng là một hạn chế của các công trình CNTT, công nghệ đơn giản, nước bơm từ giếng lên bồn, tự chảy về hộ dân, chỉ có bộ phận lọc thô. Điều này chưa có gì bảo đảm chất lượng về nguồn nước.

Khâu quản lý, vận hành yếu

Công trình cấp nước tập trung thôn Nghĩa Thuận, xã Đắk Nia, TP. Gia Nghĩa được đầu tư xây dựng vào năm 2006. Năm 2010, công trình tiếp tục được nâng cấp, với tổng vốn cuối cùng trên 1 tỷ đồng, nhưng nay đã bỏ không.

Bà Nguyễn Thị Thảo, Trưởng thôn Nghĩa Thuận cho biết, công trình này trước đây được giao cho một hộ gia đình vận hành. Hộ gia đình này từng hiến đất xây dựng công trình, nên khi được bàn giao thì bà con trong bon bầu chủ hộ làm người vận hành.

dsc_0319.jpg
Công trình cấp nước tập trung thôn Nghĩa Thuận, xã Đắk Nia, TP. Gia Nghĩa hư hỏng nhiều hạng mục và ngừng hoạt động

Người quản lý, vận hành này rất nhiệt tình, nhưng thực tế không có chuyên môn gì về máy móc, thiết bị của công trình.

Chính vì thế, việc vận hành công trình được thực hiện theo kiểu “tù mù”, chủ yếu là đóng, ngắt cầu dao điện. Qua một thời gian, những người sử dụng nước đóng tiền điện không đầy đủ, nên công trình ngừng hoạt động.

Cũng theo bà Thảo, nguồn nước ngầm ở đây không bảo đảm. Khi bơm lên, nước có màu đục nên người dân cũng không dám sử dụng vào nấu ăn, nước uống. Bà con chủ yếu lấy nước phục vụ các mục đích khác như giặt dũ, vệ sinh nhà cửa.

Hiện giếng nước của công trình vẫn được thôn tận dụng bơm nước vào bồn phục vụ việc vệ sinh tại hội trường thôn, còn bồn nước thì hư hỏng, xuống cấp.

Bà Thảo cho biết: “Công trình đã không hoạt động khoảng 10 năm nay. Hiện người dân đã sử dụng nước từ đơn vị cấp nước đô thị của TP. Gia Nghĩa”.

Tương tự, công trình cấp nước tập trung ở bon Bu Dấp, xã Nhân Cơ, huyện Đắk R’lấp được xây dựng cách đây 19 năm. Ông Điểu Phồn, nguyên Trưởng bon Bu Dấp là người từng được giao quản lý, vận hành công trình.

Ông Phồn cho biết, công trình chỉ hoạt động được khoảng 2 năm thì ngừng hoạt động. Nguyên nhân là do không có tiền để đóng tiền điện, nên bị cắt điện.

Nhiều năm không sử dụng, bảo dưỡng, nên nhiều hạng mục công trình như máy bơm, tủ điện, đường điện, trụ bồn, bồn bị hư hỏng xuống cấp nhanh chóng.

“Bản thân tôi dù được giao nhiệm vụ vận hành công trình, nhưng chẳng có chuyên môn gì. Tôi chỉ làm mỗi việc đơn giản là đóng, ngắt cầu dao điện”, ông Phồn cho biết

Theo báo cáo Sở NN-PTNT, hầu hết các công trình CNTT do cấp xã quản lý hoạt động kém hiệu quả hoặc không hiệu quả. Điều này là do các xã giao lại tiếp cho các thôn, bon quản lý, vận hành công trình.

Một số xã, thôn, bon thành lập tổ quản lý, vận hành, công trình nhưng hầu hết là giao cho các trưởng thôn, bon hay hộ dân nào đó đảm nhiệm.

Ngoài một số ít người có chuyên môn, hầu hết những người được giao quản lý, vận hành công trình CNTT không có chuyên môn nghiệp vụ. Họ không được đào tạo, bồi dưỡng các kỹ thuật, kỹ năng về bảo đảm an toàn, bảo dưỡng, bảo trì công trình.

Chính vì thế, khi có công trình xảy ra hư hỏng, nếu người dân không tự nguyện đóng góp kinh phí sửa chữa thì buộc dừng hoạt động. Trong khi hầu hết cấp xã không có, không bố trí được nguồn kinh phí để sửa chữa, duy tu, bảo dưỡng.

Mặt khác, công tác kiểm tra, giám sát, theo dõi vận hành, quản lý công trình CNTT của các địa phương chưa sâu sát, thiếu thường xuyên, thậm chí buông lỏng. Điều này khiến nhiều công trình nhanh chóng xuống cấp, hư hỏng, giá trị giảm sút trầm trọng.

Về nội dung này, ông Nguyễn Văn Đô, Chủ tịch UBND xã Trường Xuân, huyện Đắk Song cho biết: Thực tế khi các thôn, bon vận hành công trình thì chỉ thu tiền điện. Thế nhưng có trường hợp tiền điện không đủ trả cho bên điện lực nên phải cắt.

“Nhiều trường hợp hư hỏng không có tiền sửa nên bỏ không. Công trình cấp nước tập trung của xã thực tế là kiểu “cha chung không ai khóc””, ông Đô thẳng thắn nhìn nhận.

Ông Đô cũng cho rằng, không thể hết lỗi cho đội ngũ quản lý vận hành công trình CNTT. Bởi điều kiện, năng lực của họ là như thế. Vai trò của cấp ủy, chính quyền xã là chưa cao, chưa làm tốt việc kiểm tra, theo dõi hoạt động công trình, nên mới xảy ra thực trạng buồn như trên.

Liên quan đến nội dung này, ông Hoàng Văn Nghĩa, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT cho biết, có nhiều nguyên nhân làm cho nhiều công trình CNTT ở Đắk Nông không phát huy hiệu quả.

Trong đó, nguyên nhân đầu tiên có thể kể đến đó là các chủ đầu tư chưa xây dựng, định hình được mô hình quản lý, vận hành phù hợp sau khi công trình được bàn giao.

“Hư hỏng thì không có kinh phí sửa chữa. Tài sản thì tài sản chung nên khó mà có được trách nhiệm cao. Điều này dẫn đến công trình hư hỏng nhanh chóng”, ông Nghĩa khẳng định.

o nghia 2
Đồ họa: Nguyễn Hiền

Cũng theo ông Nghĩa, các chủ quản lý, vận hành công trình CNTT ở Đắk Nông thời gian qua chưa xây dựng được phương án giá nước cho công trình.

Hầu hết họ dựa vào các quy định thu theo giá nước tạm thời trên cơ sở thảo thuận với người dân. Họ không có phương án giá nước, nên không thể có vốn để bảo dưỡng, sửa chữa, dẫn đến hư hỏng, xuống cấp nhanh chóng.

Thiếu tính pháp lý

Từ năm 2021, UBND tỉnh Đắk Nông đã có các quyết định về giao các công trình CNTT cho Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Đắk Nông quản lý, vận hành.

Theo đó, UBND tỉnh giao cho công ty này quản lý, vận hành 95 công trình CNTT. Trong đó, 59 công trình đang hoạt động, còn lại đã

Nói về những tồn tại của các công trình CNTT trước khi nhận bàn giao, ông Nguyễn Thừa Anh, Giám đốc công ty cho biết: Ngoài những vấn đề nêu trên, không ít chủ đầu tư, đơn vị được giao quản lý công trình không làm tốt việc lưu trữ hồ sơ, tài liệu liên quan đến đầu tư, xây dựng theo quy định.

ngưng hoạt động khi đơn vị tiếp nhận.

Điều này dẫn đến việc khó hoàn thiện hồ sơ, thủ tục hoàn thành, nghiệm thu, bàn giao công trình.

dsc_0314.jpg
Đất nhiều công trình cấp nước tập trung ở Đắk Nông là do người dân hiến, không có hồ sơ liên quan

Đa số đất xây dựng công trình CNTT được người dân địa phương hiến tặng. Nhưng theo ông Anh, hầu như không có giấy tờ liên quan thể hiện sự hiến đất của người dân mà chủ yếu là thỏa thuận miệng giữa các bên khi đầu tư xây dựng công trình.

Một số công trình xây dựng trên phần đất của nhà văn hóa thôn, bon, UBND xã phường, thị trấn, trường học và chưa xác định được ranh giới cụ thể, các thủ tục về đất công trình theo quy định.

Ông Nguyễn Thừa Anh cho rằng, từ những hạn chế, bất cập trên, có thể cho thấy, nước sạch cho người dân Đắk Nông đã và đang tắc từ nhiều phía.

Để phát huy những giá trị còn lại, làm tốt hơn ở những công trình đang hoạt động, cần phải có tinh thần, trách nhiệm chung của cả cộng đồng.

Trong đó, trước hết là vai trò của cơ quan chủ quản, chủ đầu tư, tập thể, cá nhân đứng đầu tổ chức được giao quản lý, vận hành công trình. Người dân cũng cần có những hành động cụ thể để bảo vệ, giữ gìn tài sản chung.

“Có như thế nguồn lực đầu tư về công trình cấp nước tập trung mới phát huy tác dụng bền vững, góp phần nâng cao đời sống của cư dân nông thôn”, ông Anh cho biết.



Nguồn: https://baodaknong.vn/nuoc-sach-dak-nong-dang-tac-o-dau-220634.html

Cùng chủ đề

Khơi thông nước sạch cho Đắk Nông

Tầm soát, xử lý các tồn tại về pháp lýĐắk Nông có 262 công trình CNTT. Trong đó, 74 công trình công trình hoạt động (40 công trình hoạt động bền vững, 25 công trình hoạt động trung bình; 9 công trình...

Người giữ nguồn nước sạch cho bon làng B’Dơng

Trở lại bon B’Dơng vào những ngày cuối mùa khô năm 2024, chứng kiến những đồi nương vàng úa đang dần phục hồi sau cơn đại hạn, chúng tôi đinh ninh bà con không khỏi thiếu nước sinh hoạt như nhiều thôn, bon...

Công trình nước sạch tại Đắk Nông không hoạt động

Cha chung không ai khóc?Theo Sở NN – PTNT Đắk Nông, hiện nay, toàn tỉnh có 262 công trình nước sinh hoạt tập trung xây dựng từ các chương trình như: Dự án Danida, Chương trình 132, 134, 135; Chương trình giảm nghèo...

UNICEF cảnh báo nguy cơ đối với trẻ em sau thảm họa lũ lụt ở Libya

Thiệt hại đáng kể đối với cơ sở hạ tầng y tế và giáo dục sau cơn bão Daniel dẫn tới trẻ em có nguy cơ bị gián đoạn trong việc học tập và bùng phát các căn bệnh chết người. ...

Hơn 43.000 người phải di dời do thiếu nước sạch

Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) cho biết ước tính 43.059 người đã phải di dời do thiếu nguồn cung cấp nước sạch sinh hoạt, trong đó có 30.000 người dân ở thành phố Derna. ...

Cùng tác giả

Nhận định, dự đoán Real Sociedad vs Atletico Madrid: Cách biệt tối thiểu

Cả Real Sociedad và Atletico Madrid đều đang tìm cách phục hồi sau những thất bại đáng thất vọng tại châu Âu khi họ tiếp tục chiến dịch La Liga của mình với một cuộc đối đầu vào tối Chủ nhật.Đội chủ nhà...

Con số may mắn theo 12 con giáp hôm nay 6/10/2024

1. Con số may mắn hôm nay 6/10 cho tuổi TýNăm sinhTuổiMệnhGiới tínhQuái sốCon số may mắn ngày 6/10/20241984Giáp TýKimNam7 183494Nữ82456941996Bính TýThủyNam415571Nữ229528619482008Mậu TýHỏaNam71274171Nữ85239931960Canh TýThổNam4115485Nữ22241691972Nhâm TýMộcNam1215696Nữ5303669Tổng quát tử vi số may mắn ngày 6/10/2024 của tuổi Tý:Tử vi tuổi Mậu Tý (Mệnh Hỏa, 17...

Động đất có độ lớn 4,1 tại Kon Plông, Kon Tum

Theo Trung tâm Báo tin Động đất và Cảnh báo Sóng thần, Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), chiều 5/10, một trận động đất có độ lớn 4,1 đã xảy ra tại huyện Kon...

Con số may mắn 12 cung hoàng đạo hôm nay ngày 6/10/2024

1. Cung Bạch Dương (21/3 – 19/4)Con số may mắn 12 cung hoàng đạo của Bạch Dương trong ngày hôm nay là số: 60, 81, 45.Xem tử vi hàng ngày phương Đông, vào ngày Chủ Nhật 06/10/2024 này, đường tài lộc của Bạch...

Số 4 được đền đáp, số 9 đụng là chạm

Thần số học số 10Hôm nay bạn mang năng lượng mang lại sự chuyển động và thay đổi, cho bạn những ý tưởng sáng tạo và quan điểm mới. Năng lượng này rất khó đoán. Bạn hi vọng kế hoạch của bạn có...

Cùng chuyên mục

Nhiều ngân hàng trả lãi suất huy động cao hơn niêm yết

Lãi suất huy động "mập mờ", nhiều ngân hàng niêm yết biểu lãi suất một đằng nhưng lại mời gọi khách hàng mức lãi suất cao hơn. ...

Giá cao su hôm nay 5/10: Tiếp đà tăng?

Giá cao su hôm nay 5/10 tại thị trường trong nước Công ty Cao su Bà Rịa điều chỉnh tăng từ 414 – 424 đồng/TSC/kg lên 440- 450 đồng/TSC/kg tăng 25 -35 đồng đối với mủ nước và tăng 700 -1000 đồng/kg đối...

Quy hoạch tỉnh Đắk Nông – Động lực để phát triển

Tư duy mới, tầm nhìn mới Công tác quy hoạch được tỉnh Đắk Nông quan tâm từ rất sớm. Tỉnh xác định quy hoạch là một trong những động lực cho tăng trưởng. Chính vì vậy, ngay từ ngày đầu tái lập tỉnh,...

Giải bài toán kinh phí trong thực hiện quy hoạch Đắk Nông

Quá sức với các địa phươngLà một trong những huyện khó khăn của Đắk Nông, Đắk Glong đang chật vật trong việc bố trí kinh phí để triển khai các quy hoạch đồng bộ với Quy hoạch tỉnh.Tương tự, để đồng bộ với...

Rốt ráo đồng bộ các quy hoạch ở Đắk Nông

Xử lý các chồng chéoNgày 31/12/2023, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1757/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tỉnh Đắk Nông thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch 1757).Hiện nay, tỉnh Đắk Nông đang gấp rút...

Tiếp tục giảm nhẹ 1,000 đồng/kg

Giá tiêu trong nước ngày 5/10/2024Cụ thể, giá tiêu Đắk Lắk được thu mua ở mức 147,000 đồng/kg, giảm nhẹ 1,000 đồng/kg so với hôm qua. Giá tiêu Chư Sê (Gia Lai) thu mua ở mức 146,000 đồng/kg, giảm nhẹ 1,000 đồng/kg so...

Giá cà phê hôm nay 5/10/2024: Tiếp tục giảm mạnh

Giá cà phê trong nước hôm nayCụ thể, tại huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lộc (Lâm Đồng) giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 113,800 đồng/kg.Tại huyện Cư M'gar (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay ở mức 114,700...

Giải bài toán nhân lực để hiện thực hóa Quy hoạch tỉnh Đắk Nông

Thiếu nhân lực chuyên ngànhDù lực lượng lao động lớn, nhưng hiện nay, một số ngành, lĩnh vực trọng tâm của Đắk Nông lại đang gặp khó khăn trong việc tuyển dụng nhân lực.Cùng với đó, tỉnh phát triển nền nông nghiệp ứng...

4 tiểu vùng kinh tế – xã hội Đắk Nông qua ảnh

<!]> Nguồn: https://baodaknong.vn/4-tieu-vung-kinh-te-xa-hoi-dak-nong-qua-anh-230949.html

Trách nhiệm người đứng đầu trong thực hiện quy hoạch Đắk Nông

Những nút thắt cần tháo gỡĐắk Nông đang khẩn trương hoàn thiện Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Đắk Nông để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.Dự kiến trong tháng 10/2024, Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Đắk Nông thời...

Tin nổi bật

Tin mới nhất