Powered by Techcity

Kết nối chuỗi giá trị sản xuất và tiêu thụ nông sản vùng Tây Nguyên

Nông sản Tây Nguyên đang ở đâu?

Để giải quyết bài toán về thị trường, các nhà nghiên cứu cho rằng trước hết chúng ta phải trả lời câu hỏi “nông sản Tây Nguyên đang ở đâu trên thị trường thế giới hiện nay?”. Ở đâu cả về thị phần trên các phân khúc thị trường; ở đâu cả về lợi thế so sách và những hạn chế, yếu kém cần khắc phục.

5-muc-tieu-sua-lan-3.png
Mục tiêu phát triển sản phẩm OCOP của Đắk Nông giai đoạn 2021-2030

Tây Nguyên có tổng diện tích đất nông nghiệp trên 5 triệu ha, chiếm 91.75% diện tích đất tự nhiên, trong đó có 1,3 triệu ha đất đỏ bazan. Đây cũng là một trong những trung tâm sản xuất nông sản hàng hóa lớn của cả nước với sự dồi dào về sản lượng và phong phú về chủng loại nông sản gắn với công nghiệp chế biến, phát triển du lịch sinh thái.

Tây Nguyên cũng có khí hậu thuận lợi cho phát triển cây ăn quả, cây công nghiệp, cây lâm nghiệp, cây dược liệu chất lượng cao với sản lượng lớn và khả năng cạnh tranh cao. Ngoài ra, vùng còn có khả năng phát triển chăn nuôi đại gia súc, nuôi trồng thủy sản cá nước lạnh. Trong đó, Tây Nguyên từ lâu được biết đến là vùng đứng đầu cả nước về sản lượng cà phê, hồ tiêu, bơ, chanh dây…

dc-muoi.png

Những năm gần đây, các tỉnh trong khu vực Tây Nguyên đã phát huy khá tốt thế mạnh, nâng cao giá trị kinh tế trên diện tích đất bằng việc ứng dụng khoa học kỹ thuật, sản xuất nông nghiệp đạt chuẩn để mở rộng, nâng cao thị trường tiêu thụ sản phẩm các ngành hàng.

Theo đó, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp giai đoạn 2016 – 2020 tăng 6,05%/năm. Từ năm 2021 đến nay, bình quân, giá trị xuất khẩu ngành nông nghiệp hàng năm tăng trên 6% và chiếm gần 13% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp cả nước.

So về sản lượng với cả nước, cà phê Tây Nguyên chiếm 94,8%; cao su chiếm 22,1%, hồ tiêu chiếm 68,6%. Một số cây ăn quả tăng nhanh như: sầu riêng chiếm tới 43,1% diện tích và 36,3% sản lượng; bơ chiếm tới 78,1% diện tích và 81,9% sản lượng. Cùng với đó, Tây Nguyên là vùng sản xuất chanh dây lớn nhất cả nước, chiếm trên 70% diện tích.

Với những lợi thế so sánh đó, một số ngành hàng như cà phê, hồ tiêu, chanh dây, cao su, bơ… đang đóng một vai trò chủ lực trong chuỗi cung ứng ra thị trường trong và ngoài nước. Chưa kể, việc đồng nhất về thổ nhưỡng, khí hậu ở một số tỉnh trong khu vực cũng tạo thuận lợi lớn trong xây dựng vùng nguyên liệu đạt chuẩn phục vụ chế biến sâu, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu. Hiện một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam được xếp tốp nhất nhì khu vực cũng như thế giới thì Tây Nguyên đã góp mặt nhiều sản phẩm như cà phê, hồ tiêu, chanh dây, điều và mắc ca, cao su…

150304tham-quan(1).jpg
Nhiều sản phẩm nông nghiệp Đắk Nông đang có mặt trên thị trường trong nước và quốc tế

Tuy nhiên, theo đánh giá, giá trị kim ngạch xuất khẩu nông sản của Tây Nguyên vẫn còn thấp, chưa xứng tầm với những tiềm năng, lợi thế vốn có. Sức cạnh tranh và làm chủ của nhiều sản phẩm trên thị trường chưa cao. Nguyên nhân trước hết là do tính liên kết vùng trong các chuỗi giá trị còn thấp. Các địa phương trong vùng vẫn chủ yếu đang phát triển theo hướng manh mún, nhỏ lẻ. Trong nội vùng chưa xác lập rõ việc ưu tiên lợi thế so sánh cho từng ngành hàng để xây dựng, phát triển chuỗi liên kết từ vùng nguyên liệu đến khâu chế biến, xây dựng thương hiệu sản phẩm mang tính chất vùng, tiểu vùng…

Kết nối chuỗi giá trị để phát triển bền vững

Chúng ta có thể khẳng định, nông nghiệp Tây Nguyên đã hội tụ đầy đủ các yếu tố để kết nối chuỗi giá trị sản xuất của vùng với nhu cầu tiêu thụ của các tỉnh, thành phố, vùng, miền trên cả nước, cũng như xuất khẩu, tham gia ngày càng sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Trong những năm gần đây, các tỉnh Tây Nguyên đã tận dụng hiệu quả Hiệp định EVFTA để ngành cà phê xuất khẩu ổn định.

Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, các tỉnh Tây Nguyên phải xây dựng được chiến lược xuất khẩu cho từng mặt hàng nông sản, tổ chức sản xuất theo xu hướng tiêu dùng xanh của thế giới, xây dựng được đồng hộ hệ thống logistics, xuất khẩu nông sản mới đảm bảo bền vững, từ đó mới tận dụng hiệu quả Hiệp định EVFTA để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường châu Âu.

Để thúc đẩy xuất khẩu nông sản, các doanh nghiệp vùng Tây Nguyên xác định phải nâng cao sức cạnh tranh của ngành hàng bằng cách tuân thủ các tiêu chuẩn khắt khe mà thị trường thế giới yêu cầu, tập trung vào 3 vấn đề trọng tâm về kinh tế, xã hội và môi trường.

r(1).jpg
Hồ tiêu đang là một trong những sản phẩm chủ lực của Tây Nguyên trên thị trường trong và ngoài nước

Tuy nhiên hiện nay, ngoài những tiềm năng và lợi thế so sánh, nông nghiệp Tây Nguyên cũng đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức như xuất phát điểm “manh mún, nhỏ lẻ, tự phát”. Biến đổi khí hậu đang làm một số ngành hàng phải đối mặt với thách thức về sản lượng, chất lượng đặc trưng… Ngoài ra, việc phát triển các hình thức tổ chức sản xuất mang tính nội vùng còn nhiều bất cập, hiệu quả chưa cao; sự điều phối theo chuỗi ngành hàng, liên kết các địa phương có vùng nguyên liệu tương đồng chưa được chú trọng đúng mức.

Chưa kể đến, chiến lược phát triển nông nghiệp bền vững thời gian tới không chỉ về vấn đề nông nghiệp mà còn phải tập trung vào câu chuyện thương hiệu, chuyển đổi số và nông nghiệp công nghệ cao. Trong khi hiện nay, việc thiếu tính liên kết, chia sẻ lợi ích và nguồn lực nên vẫn trong tình trạng mạnh ai nấy làm. Tức địa phương có lợi thế về nguồn lực lớn hơn thì có nhiều lợi thế bứt phá, đi trước, tạo nên khoảng cách giữa các địa phương ngày một xa dần về tính cạch tranh, phá vỡ một số lợi thế tương đồng vốn có…

Có thể thúc đẩy phát triển chuỗi giá trị ngành hàng theo hướng phát triển hợp tác xã, nông dân, tổ hợp tác liên kết trong sử dụng đất nông nghiệp có trách nhiệm, và thân thiện với môi trường. Muốn vậy, việc cụ thể hóa quy hoạch vùng nguyên liệu, nhà máy chế biên dựa trên tính tương đồng của các tỉnh trong vùng là rất cần thiết.

Khi có được quy hoạch mang tính nội vùng khả thi, cùng với hệ thống cơ chế, chính sách vùng hiệu quả, doanh nghiệp chính là “nhạc trưởng” điều phối các bên tương tác, xây dựng và phát triển thương hiệu cho nông sản Tây Nguyên bằng việc gắn kết nhiều “mảnh ghép” từ các tỉnh nội vùng.

Việc liên kết chuỗi giá trị dựa trên tính tương đồng giúp các ngành hàng giảm được nhiều chi phí cho một số công đoạn trong chuỗi giá trị như tổ chức sản xuất, xây dựng thương hiệu, kiểm định tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm…

Nguồn

Cùng chủ đề

Lại xảy ra động đất có độ lớn 3,7 tại huyện Kon Plông

Theo Trung tâm Báo tin Động đất và Cảnh báo Sóng thần, Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), sáng 23/9, một trận động đất có độ lớn 3.7 đã xảy ra tại huyện Kon...

Hội nghị đảm bảo an ninh, trật tự phục vụ phát triển kinh tế-xã hội các tỉnh Tây Nguyên

Các đại biểu tham luận, thảo luận đều thống nhất đánh giá, lãnh đạo Đảng, Nhà nước luôn đặc biệt quan tâm; đã ban hành nhiều Nghị quyết, Kết luận, Đề án để phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an ninh, trật...

Tây Nguyên đạt 99% kế hoạch vốn các chương mục tiêu quốc gia

Chiều 2/8, tại Đắk Lắk, Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) làm việc với các tỉnh Tây Nguyên về tình hình triển khai thực hiện các chương trình MTQG và Nghị quyết số 111/2024/QH15, ngày 18/01/2024...

Xúc tiến đầu tư vùng Tây Nguyên tại TP. Hồ Chí Minh

300 đại biểu đến từ các tỉnh Tây Nguyên và TP. Hồ Chí Minh tham dự hội nghị. Về phía tỉnh Đắk Nông, đồng chí Lê Văn Chiến, UVBTV, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành, địa...

Kiến nghị đầu tư 2 tuyến cao tốc nối nhau dọc Tây nguyên

Tỉnh Đắk Lắk vừa kiến nghị Bộ GTVT đăng ký danh mục đường cao tốc Bắc - Nam phía tây, gồm 2 tuyến Pleiku (Gia Lai) - Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) và Buôn Ma Thuột - Gia Nghĩa (Đắk Nông),...

Cùng tác giả

Tuyên truyền phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai và các quy định về bảo đảm an toàn hồ đập

Tại hội nghị, hơn 100 người dân được thông tin để hiểu rõ khi Nhà máy vận hành điều tiết hồ chứa, vận hành phát điện; các quy định về phạm vi hành lang bảo vệ hồ chứa; các nguy cơ tiềm ẩn tai nạn đuối nước và cách phòng, tránh; nâng cao hiệu quả trong công tác phòng tránh giảm nhẹ thiên tai, bảo đảm an toàn tính mạng, tài...

Đắk Nông tuyên truyền cho học sinh về giảm thiểu tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống

Đây là hoạt động thiết thực nhằm nâng cao nhận thức, dần thay đổi hành vi, từng bước kéo giảm tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh. Nguồn: https://baodaknong.vn/dak-nong-tuyen-truyen-cho-hoc-sinh-ve-giam-thieu-tao-hon-hon-nhan-can-huyet-thong-235074.html

Đắk Nông cho thuê gần 30.000m2 đất để khai thác bô xít

UBND tỉnh Đắk Nông vừa ban hành Quyết định 1399/QĐ-UBND cho Chi nhánh Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam - Công ty Nhôm Đắk Nông TKV thuê 29.811,7 m2 đất để sử dụng cho hoạt động khoáng sản thuộc Dự án khai thác mỏ bô xít Nhân Cơ (khai trường số 6 bổ sung).Diện tích đất này nằm trên địa bàn các xã Đắk Wer và Nghĩa...

Đắk Nông cho thuê gần 30ha đất để khai thác bô xít

UBND tỉnh Đắk Nông vừa ban hành Quyết định 1399/QĐ-UBND cho Chi nhánh Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam - Công ty Nhôm Đắk Nông TKV thuê 29.811,7 m2 đất để sử dụng cho hoạt động khoáng sản thuộc Dự án khai thác mỏ bô xít Nhân Cơ (khai trường số 6 bổ sung).Diện tích đất này nằm trên địa bàn các xã Đắk Wer và Nghĩa...

Kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh

Dự chương trình kỷ niệm có đồng chí Nguyễn Thị Thanh, Ủy viên T.Ư Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội; các đồng chí Ủy viên T.Ư Đảng: Nguyễn Văn Hùng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Đào Hồng Lan, Bộ trưởng Bộ Y tế, Nguyên Bí thư Tỉnh uỷ, nguyên Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Ninh; Hoàng Trung Dũng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ...

Cùng chuyên mục

Đắk Nông cho thuê gần 30ha đất để khai thác bô xít

UBND tỉnh Đắk Nông vừa ban hành Quyết định 1399/QĐ-UBND cho Chi nhánh Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam - Công ty Nhôm Đắk Nông TKV thuê 29.811,7 m2 đất để sử dụng cho hoạt động khoáng sản thuộc Dự án khai thác mỏ bô xít Nhân Cơ (khai trường số 6 bổ sung).Diện tích đất này nằm trên địa bàn các xã Đắk Wer và Nghĩa...

Đắk Nông cho thuê gần 30.000m2 đất để khai thác bô xít

UBND tỉnh Đắk Nông vừa ban hành Quyết định 1399/QĐ-UBND cho Chi nhánh Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam - Công ty Nhôm Đắk Nông TKV thuê 29.811,7 m2 đất để sử dụng cho hoạt động khoáng sản thuộc Dự án khai thác mỏ bô xít Nhân Cơ (khai trường số 6 bổ sung).Diện tích đất này nằm trên địa bàn các xã Đắk Wer và Nghĩa...

Giá cao su giảm trên một số sàn giao dịch

Giá cao su hôm nay ghi nhận, giảm nhẹ tại Nhật Bản và Trung Quốc, nhưng tăng tại Thái Lan. Các chuyên gia cho rằng thị trường sẽ giao dịch thận trọng vào tuần tới trong bối cảnh nhu cầu chậm chạp. ...

Giá vàng SJC đi ngang mốc 87 triệu đồng

Giá vàng trong nước hôm nay 24/11/2024Tại thời điểm khảo sát lúc 4h30 ngày 24/11/2024, giá vàng trên sàn giao dịch của một số công ty như sau:Giá vàng 9999 hôm nay được DOJI niêm yết ở mức 85,6 triệu đồng/lượng mua vào và 86,6 triệu đồng/lượng bán ra. Giá vàng nhẫn 9999 tăng 200 nghìn đồng/lượng ở chiều mua vào, tăng 100 nghìn đồng/lượng ở chiều bán ra so với...

Giá tiêu quay đầu tăng 1,000 đồng/kg

Giá tiêu trong nước ngày 24/11/2024Cụ thể, giá tiêu Đắk Lắk được thu mua ở mức 140,000 đồng/kg, tăng 1,000 đồng/kg so với hôm qua. Giá tiêu Chư Sê (Gia Lai) thu mua ở mức 139,500 đồng/kg, tăng 1,000 đồng/kg so với hôm qua. Giá tiêu Đắk Nông hôm nay ghi nhận ở mức 140,000 đồng/kg.Tại khu vực Đông Nam Bộ, giá tiêu hôm nay tăng 1,000 đồng/kg so với hôm...

Sẽ tự động quyết toán, hoàn thuế thu nhập cá nhân từ đầu năm 2025

Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) cho hay, đơn vị này đang nghiên cứu và sẽ sớm triển khai một số sản phẩm, công cụ phục vụ quản lý thuế, trong đó có ứng dụng hoàn thuế thuế thu nhập cá nhân tự động. Hiện Tổng cục Thuế đang xây dựng chức năng "Tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân gợi ý" trên các ứng dụng hỗ trợ cá...

Giải pháp khơi thông tín dụng cho doanh nghiệp Đắk Nông

Doanh nghiệp tự thân vận độngViệc tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng trở thành yếu tố then chốt, giúp các doanh nghiệp Đắk Nông phát triển và mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh.Tuy nhiên, để nhận được sự tín nhiệm từ các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp cần chứng minh được giá trị cốt lõi, có năng lực tài chính vững mạnh, phương án sản xuất, kinh...

Doanh nghiệp Đắk Nông vì đâu nên nỗi khó vay ngân hàng

Yếu về tài sản thế chấpMột trong những nguyên nhân phổ biến nhất khiến doanh nghiệp khó tiếp cận vốn vay ngân hàng là thiếu tài sản bảo đảm. Theo quy định của các ngân hàng, việc vay vốn thường yêu cầu doanh nghiệp phải có tài sản thế chấp để bảo đảm cho khoản vay.Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp nhỏ, đặc biệt là các doanh nghiệp khởi nghiệp, không có...

Hơn 80% doanh nghiệp Đắk Nông chưa vay ngân hàng

Dư nợ doanh nghiệp chiếm hơn 14%Theo số liệu từ Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Đắk Nông, đến hết tháng 10/2024, có 807 trong tổng số 4.700 doanh nghiệp vay vốn từ các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh.Nghĩa là hơn 80% doanh nghiệp trong tỉnh chưa hoặc không vay vốn ngân hàng trong tỉnh. Tổng dư nợ tín dụng đối với doanh nghiệp gần 7.446 tỷ đồng,...

Sacombank dẫn đầu về tỷ giá mua vào .

Tỷ giá Yên Nhật trong nước ngày 23/11/2024Theo ghi nhận, tỷ giá Yên Nhật có sự chênh lệch đáng chú ý giữa các ngân hàng:Vietcombank: Mua vào 158,58 VND/JPY, bán ra 167,80 VND/JPY.Vietinbank: Mua vào 160,20 VND/JPY, bán ra 168,30 VND/JPY.BIDV: Mua vào 160,75 VND/JPY, bán ra 168,13 VND/JPY.Agribank: Mua vào 160,79 VND/JPY, bán ra 168,44 VND/JPY.Eximbank: Mua vào 161,37 VND/JPY, bán ra 168,62 VND/JPY.Techcombank: Mua vào 157,86 VND/JPY, bán ra...

Tin nổi bật

Tin mới nhất