Powered by Techcity

Cà phê vào mùa, cả làng kéo nhau lên Tây Nguyên hái thuê để… kiếm cái Tết

Đến hẹn lại lên… Tây Nguyên hái cà phê thuê

Huyện Đăk Hà được mệnh danh là “thủ phủ” cà phê của tỉnh Kon Tum với tổng diện tích hơn 12.000 ha, như mọi năm, cứ đến mùa thu hoạch cà phê, hàng trăm lao động từ các tỉnh như Quảng Ngãi, Quảng Nam, Bình Định, Phú Yên…lại “ngược ngàn” lên đây để hái cà phê thuê. Sự có mặt của nhóm công nhân này không chỉ giúp cho các chủ vườn cà phê nhanh chóng thu hoạch thành quả mà còn tạo nên không khí rộn ràng ở núi rừng Tây Nguyên.

Cả làng kéo nhau lên Tây Nguyên hái cà phê thuê để...kiếm cái Tết - Ảnh 1.

Nhiều lao động đến từ Quảng Ngãi tập trung tại huyện Đăk Hà để chờ các chủ vườn cà phê đến thuê.

Ghi nhận tại ngã tư Hà Mòn – Ngọc Wang (thuôc thị trấn Đăk Hà, huyện Đăk Hà) – địa điểm thường được người dân gọi là “chợ lao động”, có rất đông xe máy mang biển số 76 (tỉnh Quảng Ngãi) tập trung ở đây từ sáng cho đến chiều. Họ đi theo từng tốp từ 5-10 người. Trên xe của họ lỉnh kỉnh đồ đạc như nồi niêu xoong chảo, gạo, chăn gối màn. Mọi người dường như đã chuẩn bị cho một chuyến lao động dài ngày.

Theo tìm hiểu, nhóm người này tập trung ở đây để chờ các chủ vườn cà phê đến. Sau khi thống nhất được mức giá thuê hái, họ sẽ theo các chủ vườn về trang trại để bắt đầu công việc.

Cả làng kéo nhau lên Tây Nguyên hái cà phê thuê để...kiếm cái Tết - Ảnh 2.

Trên xe của họ lỉnh kỉnh đồ đạc để chuẩn bị cho một chuyến lao động dài.

Chúng tôi gặp chị Đinh Thị Hân (trú tại huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi) ở trong đám người. Chị kể, bản thân có hai người con đang ở độ tuổi đi học và đã ly dị chồng từ lâu. Nhà không có đất sản xuất nên quanh năm chị chỉ đi làm thuê để kiếm sống, trang trải cho cuộc sống gia đình.

“Cứ đến mùa cà phê tôi cùng người dân trong làng rủ nhau lên Tây Nguyên làm thuê. Đây là năm thứ hai tôi lên đây. Trước khi đi, tôi đã gửi hai đứa con cho ông bà ngoại chăm sóc rồi chuẩn bị đồ đạc để lên đường. Công việc này tuy vất vả nhưng bù lại thu nhập cao để lo cho con cái ăn học và đón một cái Tết đủ đầy hơn”, chị Hân nói.

Mưu sinh hái cà phê thuê vì cái Tết ấm no

Chúng tôi vào sâu trong các vườn cà phê để tìm hiểu về công việc của những lao động ngoại tỉnh. Tại khu vườn cà phê rộng khoảng 1,5 ha ở thị trấn Đăk Hà, một nhóm công nhân Quảng Ngãi đang trải bạt quanh gốc cà phê rồi bắt đầu hái. Trong khi đó, một nhóm khác đang phân loại quả cà phê sau khi hái rồi cho vào bao.

Dưới cái nắng như đổ lửa, ông Đinh Sông Hương (trú tại huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi) với đôi tay thoăn thoắt đang tuốt từng hạt cà phê xuống dưới bạt, người của ông nhễ nhại mồ hôi.

Cả làng kéo nhau lên Tây Nguyên hái cà phê thuê để...kiếm cái Tết - Ảnh 3.

Ông Phạm Văn Bốp đã có 4 năm làm nghề thu hái cà phê ở các tỉnh Tây Nguyên.

Ông Hương cùng vợ lên đây hái cà phê được khoảng nửa tháng. Hàng ngày, hai vợ chồng phải dậy từ 4h sáng để nấu cơm ăn sáng và chuẩn bị cho bữa trưa. Khoảng 1 tiếng sau, mọi người ra vườn bắt đầu công việc cho đến hơn 12h trưa rồi tập trung ăn uống, nghỉ ngơi. Hai vợ chồng nhận hái khoán với mức tiền công 100.000 đồng/tạ. Nếu siêng năng thì mỗi người có thể hái được từ 3,5 – 4 tạ/ngày.

“Tôi đã có 3 năm làm công việc này. Cứ đến mùa thu hoạch cà phê là các chủ vườn ở Tây Nguyên lại điện thoại nên chúng tôi đến làm. Ở quê mùa này chả có công việc gì kiếm ra tiền nên cả làng rủ nhau lên đây hái cà phê. Xa nhà hơi cực một chút nhưng thu nhập cao, khoảng 10-15 triệu đồng trong khoảng hơn một tháng đi làm. Sau khi hái cà phê ở Kon Tum, chúng tôi xuống Gia Lai, Đắk Lắk làm tiếp”, ông Hương bộc bạch

Giống như ông Hương, ông Phạm Văn Bốp (trú tại huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi) cũng có thâm niên 5 năm đi hái cà phê ở các tỉnh Tây Nguyên.

Cả làng kéo nhau lên Tây Nguyên hái cà phê thuê để...kiếm cái Tết - Ảnh 4.

Người lao động cần mẫn thu hái cà phê giữa tiết trời nắng nóng.

Ông chia sẻ: “Ở quê, gia đình tôi trồng keo, lúa nên mùa này công việc rảnh rỗi. Cách đây 4 năm, tôi có đến các tỉnh Tây Nguyên hái cà phê, trong đó có Kon Tum. Từ đó đến nay, năm nào tôi cũng lên đây. Hái xong ở vườn này, chúng tôi lại ra ngã tư Hà Mòn chờ chủ vườn cà phê khác đến thuê. Mỗi đợt đi hái cà phê thuê kéo dài khoảng 2 tháng rồi mới trở về Quảng Ngãi.

Công việc này cũng đòi hỏi nhiều sức khỏe, người đi hái công không chỉ tuốt cà phê mà còn kéo bạt rồi tuồn cà phê vào bao, phụ chủ vườn vác ra xe để chở về nhà. So với việc ruộng đồng và những việc khác ở quê thì nghề hái cà thuê cho thu nhập cao hơn hẳn. Bình quân một người có thể kiếm được từ 350.000 – 500.000 đồng/ngày”.

Ông Nguyễn Văn Khiếu (chủ vườn cà phê cà phê tại thị trấn Đăk Hà, huyện Đăk Hà) cho hay, trong vụ thu hoạch năm 2023, gia đình ông có 1,6 ha cà phê. Năm nay, ông thuê 10 nhân công đến từ Quảng Ngãi để hái cà phê trong vòng 1 tuần. Tất cả lao động khi đến đây làm việc đều được ông Khiếu bố trí chỗ ở với đầy đủ điện nước.

“Vài năm trước, do dịch bệnh Covid-19 nên việc thuê nhân công rất khó khăn. 2 năm trở lại đây tình hình bắt đầu ổn định lại, đến vụ thu hoạch cà phê, lao động ở các tỉnh miền Trung lại rủ nhau đến huyện Đăk Hà hái cà phê thuê ngày càng nhiều. Nhờ có họ mà việc thu hái, sơ chế cà phê của gia đình tôi theo kịp thời vụ”, ông Khiếu nói và cho biết, giá cà phê năm nay rất khởi sắc.

Cả làng kéo nhau lên Tây Nguyên hái cà phê thuê để...kiếm cái Tết - Ảnh 5.

Công việc tuy vất vả nhưng mang lại cho các lao động ngoại tỉnh nguồn thu nhập cao để trang trải cho cuộc sống

Ông Ngô Hồng Hưng, Trưởng phòng NNPTNT huyện Đăk Hà cho hay, trước khi bước vào vụ thu hoạch cà phê, đơn vị đã phối hợp với Phòng LĐ&TBXH và UBND các xã, thị trấn rà soát tổng diện tích cà phê có nhu cầu cần phải thuê lao động để thu hái để đảm bảo an ninh trật tự tại địa phương.

Trên cơ sở đó, các cơ quan, ban ngành sẽ rà soát một số xã có diện tích cà phê ít và nhu cầu có người dân để thu hái. Trên cơ sở đó, sẽ kết nối những xã có diện tích cà phê nhiều để phân bổ lực lượng lao động cho các xã có diện tích ít.

“Cứ vào vụ thu hoạch cà phê hàng năm, lực lượng lao động tại địa phương phục vụ cho việc thu hái chỉ đáp ứng được khoảng 40-50%, số còn lại là lực lượng lao động ngoại tỉnh. Sự có mặt của lực lượng lao động ngoại tỉnh đã góp phần giúp cho các nhà vườn thu hoạch cà phê kịp thời vụ, bảo đảm chất lượng sản phẩm”, ông Hưng thông tin.

Nguồn

Cùng chủ đề

Nữ giám đốc 21 tuổi đưa cà phê Đắk Nông đạt organic Mỹ và châu Âu

Năm 2019, khi đang là sinh viên ngành Kinh doanh quốc tế, Đại học RMIT, với tầm nhìn và khát khao đổi mới, chị Thủy Tiên đã tiếp quản Công ty Cổ phần Godere (TP. Gia Nghĩa), một thương hiệu chuyên sản xuất và kinh doanh các sản phẩm cà phê tại tỉnh Đắk Nông. Với niềm đam mê kinh doanh, sự tự tin của tuổi trẻ, chị Thủy Tiên đã...

Mối lo “xanh nhà hơn già đồng” của doanh nghiệp cà phê Đắk Nông

Khoảng 3 tháng nữa, nông dân Tây Nguyên, trong đó có Đắk Nông bước vào thu hoạch cà phê. Trước những biến động của giá mặt hàng này, nhiều doanh nghiệp, HTX lo ngại thiếu nguồn cung cà phê sạch.Ông Võ Đình Danh,...

Hành trình xây đắp OCOP từ cà phê của doanh nghiệp Toàn Hằng

Đam mê và khởi nghiệp với cà phêDoanh nhân Trương Công Toàn hiện là Giám đốc Doanh nghiệp tư nhân Toàn Hằng, tọa lạc tại xã Nhân Cơ, huyện Đắk R’lấp, Đắk Nông. ...

Doanh nghiệp Toàn Hằng cùng nông dân nâng cao ngành hàng cà phê

Anh Trần Văn Ngụ, ở thôn 9, xã Nhân Cơ có 1.300 cây cà phê, mỗi năm thu hoạch trên 5 tấn nhân nhờ trồng theo tiêu chuẩn 4C. Anh Ngụ bắt đầu sản xuất cà phê tiêu chuẩn 4C từ năm 2011,...

Đắk Nông đề phòng cà phê rụng trái non trong mùa mưa

Theo các chuyên gia, vào đầu mùa mưa, cây cà phê sẽ tăng trưởng nhanh về cành, chồi và trái nên rất cần bổ sung thêm dinh dưỡng. Bên cạnh đó, thời điểm này, vườn cây cũng xuất hiện nhiều loại nấm, sâu...

Cùng tác giả

Khởi động Dự án xây dựng mô hình sử dụng phân bón hữu cơ trong sản xuất sầu riêng bền vững ở Đắk Lắk

Đắk Lắk là địa phương đầu tiên khởi động Dự án xây dựng mô hình sử dụng phân bón hữu cơ trong sản xuất sầu riêng bền vững, hứa hẹn mang đến những giải pháp canh tác hiệu quả và thân thiện với môi trường cho nông dân trồng sầu riêng trên địa bàn tỉnh. Quang cảnh Lễ khởi động Dự án xây dựng mô hình sử dụng phân bón hữu cơ trong sản...

Xử lý nhiều trường hợp rao bán giấy mời dự khai mạc Festival Hoa Đà Lạt

Công an tỉnh Lâm Đồng phát hiện và xử lý nhiều trường hợp có hành vi rao bán giấy mời dự khai mạc Festival Hoa Đà Lạt lần thứ X - năm 2024 trong nhiều diễn đàn, hội, nhóm trên không gian mạng. Lực lượng công an làm việc với bà N.T.H.N về hành vi rao bán giấy mời dự khai mạc Festival Hoa Đà Lạt. Sáng 30/11, Phòng An ninh mạng và Phòng...

Lần đầu tiên Đắk Nông tổ chức Giải Vô địch Bóng chuyền hơi

Giải đấu có 12 đội bóng chuyền hơi đến từ các huyện, thành phố, cơ quan, ban ngành trên địa bàn tỉnh. Các vận động viên sẽ thi đấu theo nhóm tuổi của nam, nữ.Trong đó, 4 đội bóng chuyền hơi nam thi đấu ở các nhóm tuổi từ 45-54 tuổi và từ 55 tuổi trở lên; 8 đội bóng chuyền hơi nữ thi đấu ở các nhóm tuổi từ 40-49...

Đắk Nông yêu cầu tăng cường phòng, chống dịch bệnh Cúm A/ H1pdm

Để chủ động phòng, chống dịch bệnh Cúm A/H1pdm, UBND tỉnh chỉ đạo Sở Y tế tăng cường các hoạt động giám sát, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh cúm, triển khai các biện pháp xử lý triệt để ổ dịch, hạn chế lây lan ra diện rộng. Ngành Y tế đẩy mạnh giám sát các trường hợp viêm phổi nặng và các chùm ca bệnh cúm tại cộng...

Xử lý cơ quan, cá nhân không thực hiện kết luận, kiến nghị sau giám sát

Đề xuất giám sát hoạt động các cơ quan trung ương tại địa phương ĐBQH Vũ Thị Liên Hương (Đoàn Quảng Ngãi) cho rằng cần quy định thật cụ thể các hành vi, tính chất, mức độ vi phạm, trình tự, thủ tục thực hiện đảm bảo cơ sở pháp lý thực hiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả giám sát của cơ quan dân cử. Về việc Quốc hội thực hiện giám sát liên tục, đi đến cùng vấn đề...

Cùng chuyên mục

Hành trình kinh tế bền vững từ thôn Kẻ Đọng

Cơ sở Trang Thư tại thôn Kẻ Đọng, xã Đức Minh, Đắk Mil tiên phong sản xuất bột, bún, viên chuối xanh mật ong, khai thác giá trị nông sản địa phương, thúc đẩy kinh tế bền vững.Đắk Nông là vùng đất có điều kiện lý tưởng để phát triển cây chuối xanh. Với diện tích trồng chuối lớn, cây chuối trở thành một trong những loại cây trồng chủ lực tại địa phương.Tuy nhiên,...

Gửi tiền ở đâu lãi suất từ 6%/năm?

Theo thống kê, có 11 ngân hàng thương mại đang áp dụng lãi suất huy động từ 6%/năm trở lên. Với việc niêm yết cùng lúc hai biểu lãi suất huy động dành cho tài khoản tiền gửi tối đa 1 tỷ đồng và tài khoản tiền gửi trên 1 tỷ đồng, lãi suất huy động cao nhất tại Bac A Bank hiện là 6,25%/năm.Mức lãi suất này được áp dụng cho...

“Ăn cơm đứng” canh trời để phơi, sấy cà phê

Vào mùa… "ăn cơm đứng"Những ngày qua, hầu hết các huyện trên địa bàn tỉnh Đắk Nông xuất hiện mưa cục bộ ở nhiều nơi. Có thời điểm, mưa phùn bắt đầu từ sáng sớm đến tận trưa. Điều này ảnh hưởng lớn đến việc phơi, sấy cà phê của nông dân.Trong tình trạng thiếu hụt lao động, nhiều nhà vườn phải cắt cử người để canh chừng ông trời. Nếu...

Chàng trai bỏ phố về Đắk Nông làm cà phê đặc sản

Thay đổi sản xuất để nâng cao giá trịAnh Vũ Thành An sinh ra và lớn lên tại thôn 8. Cà phê là nguồn thu nhập chính của nhiều thế hệ trong gia đình anh An.Anh là người hiểu biết, cảm nhận được sự khó khăn, vất vả và cả giá trị mà hạt cà phê mang lại. Chính sự am hiểu này khiến anh An trăn trở bởi giá trị...

Khai mạc Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam

Các đại biểu ấn nút chính thức kích hoạt chương trình "60 giờ mua sắm trực tuyến Việt Nam"Tối ngày 29/11, tại Hà Nội, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công thương) tổ chức Lễ khai mạc "Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2024: Tự hào hàng Việt sánh vai cùng thương hiệu toàn cầu".Đây không chỉ là sự kiện mua sắm trực...

Tiếp tục tăng mạnh theo giá cà phê

Giá tiêu trong nước ngày 30/11/2024Cụ thể, giá tiêu Đắk Lắk được thu mua ở mức 145,500 đồng/kg, tăng 2,000 đồng/kg so với hôm qua. Giá tiêu Chư Sê (Gia Lai) thu mua ở mức 144,000 đồng/kg, tăng 1,500 đồng/kg so với hôm qua. Giá tiêu Đắk Nông hôm nay ghi nhận ở mức 145,500 đồng/kg.Tại khu vực Đông Nam Bộ, giá tiêu hôm nay tăng mạnh từ 1,500 đến 2,000...

Giá vàng nhẫn đồng loạt tăng theo chiều giá vàng thế giới

Giá vàng trong nước hôm nay 30/11/2024Tại thời điểm khảo sát lúc 4h30 ngày 30/11/2024, giá vàng trên sàn giao dịch của một số công ty như sau:Giá vàng 9999 hôm nay được DOJI niêm yết ở mức 83,8 triệu đồng/lượng mua vào và 84,8 triệu đồng/lượng bán ra. Giá vàng nhẫn 9999 tăng 300 nghìn đồng/lượng ở chiều mua vào, tăng 100 nghìn đồng/lượng ở chiều bán ra so với...

Để mùa cà phê thơm ngát đợi chờ

Chủ động nguồn lao động thu hoạch cà phêĐắk Nông đang vào thời kỳ cao điểm thu hoạch cà phê. Vụ mùa này, Đắk Nông có hơn 131.000ha cà phê cho thu hoạch, sản lượng khoảng 350.000 tấn.Ông Trần Quốc Cường, xã Thuận Hạnh chia sẻ: “Được tuyên truyền chúng tôi thấy rõ những phương thức, thủ đoạn của các loại tội phạm để cùng nhau đề phòng, giữ gìn an...

Đắk Nông đổi mới đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Điểm sáng ở Cư JútTại huyện Cư Jút, những năm qua, địa phương chú trọng đào tạo nghề trình độ sơ cấp, trình độ đào tạo thường xuyên (dưới 3 tháng) cho lao động nông thôn. Trong đó, lĩnh vực nghề nông nghiệp được người dân học nhiều.Với sự đổi mới, đa dạng về đào tạo cho lao động nông thôn, GDNN của Đắk Nông từng bước đáp ứng yêu cầu...

Cà phê Đắk Nông – Thế mạnh và khát vọng vươn mình

Khoảng 70.000 hộ canh tác cà phêVới những ưu đãi về đất đai, khí hậu, cà phê là cây trồng chủ lực, thế mạnh của Đắk Nông. Cà phê cũng là nông sản đặc trưng, lợi thế địa phương và là niềm tự hào của Đắk Nông.99,9% sản lượng cà phê xuất khẩu của Đắk Nông vẫn ở dạng nhân xô, chưa qua chế biến sâu. Điều này cho thấy, tỉnh...

Tin nổi bật

Tin mới nhất