Powered by Techcity

9 bài phân tích Cô bé bán diêm – An-đéc-xen

I. Tìm hiểu chung tác giả tác phẩm Cô bé bán diêm – An-đéc-xen

1. Tác giả An-đéc-xen

– An- đéc- xen( 1805- 1875) tên đầy đủ là Christian Andersen

– Quê quán: nhà văn người Đan Mạch

– Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác:

+ Ông là nhà văn nổi tiếng với thể loại truyện dành cho trẻ em, nhiều truyện ông biên soạn lại từ truyện cổ tích nhưng có nhiều truyện là của ông.

+ Năm 1835, ông bắt đầu sáng tác truyện kể nhan đề Chuyện kể cho trẻ em tại Ý

+ Từ đó ông thường xuyên cho ra đời cac âu truyện như Nàng tiên cá, Bộ quần áo mới của Hoàng đế, Chú vịt con xấu xí…

– Phong cách sáng tác: Phong cách giản dị đan xen giữa mộng tưởng và hiện thực, những câu truyện ông viết hầu hết dành cho trẻ em.

2. Hoàn cảnh sáng tác

– Đoạn trích Cô bé bán diêm trích trong tác phẩm Cô bé bán diêm – một trong những truyện ngắn hay, nổi tiếng giàu giá trị nhân văn.

3. Bố cục

– Đoạn 1: (Từ đầu đến “bàn tay em đã cứng đờ ra”): Hình ảnh cô bé bán diêm trong đêm giao thừa giá rét.

– Đoạn 2: (tiếp đéo đến “họ đã về chầu Thượng Đế”): Các lần quẹt diêm, mộng tưởng và hiện thực.

– Đoạn 3: Còn lại: Cái chết thương tâm của cô bé bán diêm.

4. Giá trị nội dung và nghệ thuật

– Giá trị nội dung: Qua câu truyện nhà văn đã đưa đến chúng ta một thông điệp ý nghĩa: Lòng thương cảm trước số phận của trẻ thơ bất hạnh, hãy phấn đấu vì một tương lai cho tuổi thơ tốt đẹp tràn đầy hạnh phúc.

– Giá trị nghệ thuật: Với cách kể chuyện hấp dẫn chân thực, diễn biến tâm lí nhân vật sâu sắc, tác giả còn sử dụng thành công biện pháp tương phản nhằm tạo điểm nhấn về một số phấn bất hạnh nhưng em luôn cháy lên khát vọng sống tốt đẹp và những ước mơ tươi sáng.

5. Tóm tắt truyện

Truyện kể về một cô bé bán diêm trong đêm giao thừa. Cô bé có một hoàn cảnh khó khăn mẹ và bà đều đã mất em phải sống với một người bố độc ác trong một căn nhà tồi tàn. Vào đêm giao thừa em đi bán diêm với một bộ quần áo mỏng manh rách rưới và cái bụng không có gì ăn. Nhưng em không dám về nhà vì sợ rằng về nhà bố sẽ đánh khi chưa bán được bao diêm nào cả. Em rét quá không thể tiếp tục đi được nữa nên đã ngồi vào một xó nhỏ giữa hai bức tường. Em quẹt diêm để sưởi ấm. Và khi những que diêm được quẹt lên bao mộng tưởng trong đầu em xuất hiện. Đến khi em quẹt que diêm thứ tư thì người bà hiền từ hiện lên. Em cầu khẩn bà hãy cho em được đi cùng bà. Cuối cùng thì hai bà cháu đã cùng cầm tay nhau bay lên thiên đường nơi mẹ đang ở đó chờ.

II. Dàn ý chung cho đề bài phân tích tác phẩm cô bé bán diêm

1. Phần mở bài

– Nêu một vài nét về tác giả An- đéc- xen: là nhà văn nổi tiếng với thể loại truyện dành cho trẻ em, nhiều truyện ông biên soạn lại từ truyện cổ tích nhưng có nhiều truyện là của ông.

– Một vài nét về tác phẩm: là một trong những câu truyện nổi tiếng của ông viết về đề tài thiếu nhi, được viết vào năm 1845, khi tên tuổi của tác giả lừng danh thế giới với trên 20 năm cầm bút.

2. Phần thân bài

2.1 Hình ảnh cô bé bán diêm trong đêm gia thừa giá rét

– Mẹ mất, bà nội cũng qua đời nên cô bé phải sống với bố

– Nhà em rất nghèo phải sống chui rúc tại một xó tối trên gác sát mái nhà

– Bố em khó tính, em luôn phải nghe những lời mắng nhiếc, chửi rủa và phải đi bán diêm để kiếm sống

⇒ Em có hoàn cảnh rất đáng thương, nghèo khổ, cô dơn và đói rét

– Thời gian bán diêm: Đêm giao thừa giá rét

– Không gian : Nơi đường phố, tuyết rơi rét buốt

+ Trời rét , tuyết rơi, giá lạnh thấu xương nhưng em chỉ mặc phong phanh với đôi chân trần

+ Những ngôi nhà xinh xắn có dây thường xuân bao quanh ở trên phố còn nhà em thì trong một xó tối tăm

⇒ Những hình ảnh tương phản làm nổi bật lên sự thiếu thốn khổ cực của em cả về mặt vật chất lẫn tinh thần. Qua đó lay động sự cảm thương nơi người đọc

2. 2 Các lần quẹt diêm, mộng tưởng và thực tại

– Cô bé bán diêm có năm lần quẹt diêm trong đó có 4 lần quẹt một que và lần cuối cùng là quẹt hết những que diêm còn lại.

– Thực tế của em ở trong hoàn cảnh đau khổ nhưng mộng tưởng thì lại vô cùng tươi đẹp.

+ Lần 1 quẹt diêm: Em mộng tưởng ra ngôi nhà có lò sưởi⇒ thể hiện mong ước được sưởi ấm.

+ Lần 2 quẹt diêm: Em mộng tưởng thấy căn phòng với bàn ăn, có ngỗng quay ⇒ mong ước được ăn trong ngôi nhà thân thuộc với đầy đủ mọi thứ.

+ Lần 3 quẹt diêm: Em mộng tưởng thấy cây thông Nô-en và nến sáng lung linh⇒ Mong ước được vui đón tết trong ngôi nhà của mình.

+ Lần 4 quẹt diêm: Em thấy bà nội mỉm cười với em ⇒ mong được ở mãi bên bà.

+ Lần 5: Em quẹt hết những que diêm còn lại vì em muốn níu bà em lại, bà cầm tay em rồi hai bà cháu vụt bay- họ về chầu thượng đế.

⇒ Thực tại và mộng tưởng xen kẽ nối tiếp nhau lặp lại và có những biến đổi thể hiện sự mong ước nhưng vô vọng của cô bé.Nhưng ngay cả cái chết cũng được miêu tả một cách thật bay bổng và nhân văn.

2.3 Cái chết thương tâm của cô bé bán diêm

– Cô bé chết giữa đường phố, mọi người đi qua không một ai giúp đỡ em.

⇒ Một xã hội lạnh lùng vô cảm, thơ ơ với nỗi bất hạnh của người nghèo.

⇒ Tác giả đã dành cho em tất cả niềm cảm thương sâu sắc nhất thể hiện tính nhân văn của tác phẩm.

3. Phần kết bài

– Khái quát lại vài nét nội dung nghệ thuật và nội dung: Bằng ngòi bút đẫm chất hiện thực và nhân văn tác giả đã đưa người đọc đến sự rung cảm nhất định là niềm cảm thông trước số phận bất hạnh của cô bé bán diêm cũng như thấy được sự thờ ơ của xã hội trước những số phận khó khăn.

– Lời khuyên của bản thân: Mỗi chúng ta nên sống một cách rộng lượng, biết yêu thương và san sẻ, biết giúp đỡ người khác để xã hội ngày một tươi đẹp.

III. Tổng hợp các đoạn văn nghị luận về tác phẩm Cô bé bán diêm

1. Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về cô bé bán diêm trong tác phẩm cùng tên của nhà văn An-déc-xen.

Em bé bán diêm thật tội nghiệp. Người đời đối xử thật tàn nhẫn với em. Họ chẳng thèm để ý đến những lời chào hàng tha thiết của em thậm chí đến lúc chết, cái thi thể lạnh cóng của em cũng chỉ nhận được những ánh nhìn lạnh nhạt. Trong cái xã hội thiếu tình thương ấy, nhà văn An-đéc-xen đã tỏ lòng thương cảm sâu sắc đối với em bé bất hạnh. Chính tình yêu ấy đã khiến nhà văn miêu tả thi thể em với đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười, đồng thời tưởng tượng ra cảnh huy hoàng của hai bà cháu lúc về trời. Song nhìn chung cả câu chuyện nói chung và đoạn kết của truyện nói riêng là một cảnh tượng thương tâm thực sự. Nó gợi lên ở chúng ta bao nỗi xót xa cho những kiếp người nghèo khổ. Từ nhân vật cô bé bán diêm, ta cảm thấy biết ơn và xót thương hơn cho những phận người kém may mắn trong xã hội. Chúng ta hãy cố gắng hoàn thiện nhân cách và trí tuệ để sau này có thể cứu giúp được những mảnh đời khó khăn trong cuộc sống này.

2. Tóm tắt truyện ngắn Cô bé bán diêm An-déc-xen.

Trong đêm giao thừa, trời rét mướt, có một cô bé đầu trần, chân đi đất, bụng đói đang rầu rĩ đi bán diêm trong bóng tối. Cô bé bán diêm ấy đã mồ côi mẹ và cũng đã mất đi người thương yêu em nhất là bà nội. Em không dám về nhà vì sợ bố sẽ đánh em. Vừa lạnh vừa đói, cô bé ngồi nép vào một góc tường rồi khẽ quẹt một que diêm để sưởi ấm. Que diêm thứ nhất cho em có cảm giác ấm áp như ngồi bên lò sưởi. Em vội quẹt que diêm thứ hai, em được thấy một bàn ăn thịnh soạn hiện lên. Rồi em quẹt que diêm thứ ba và được thấy cây thông Nô-en. Quẹt que diêm thứ tư: bà nội hiền từ của em hiện lên đẹp đẽ, gần gũi và phúc hậu biết mấy. Nhưng ảo ảnh đó nhanh chóng tan đi sau sự vụt tắt của que diêm. Em vội vàng quẹt hết cả bao diêm để mong níu bà nội lại. Cô bé bán diêm đã chết trong giá rét khi mơ cùng bà bay lên cao mãi.

3. Cho câu chủ đề: “Cô bé bán diêm là một cô bé có hoàn cảnh thật đáng thương tâm”. Hãy viết đoạn văn (8 – 10 câu) theo cách diễn dịch.

Cô bé bán diêm là một cô bé có hoàn cảnh thật đáng thương tâm . Em đã đi vào bầu ánh sáng vĩ đại, vào sống trong một thế giới của ánh sáng, tình thương, nơi ấy có người bà hiền hậu thân thương, có những lò sưởi ấm, những bữa ăn thịnh soạn, những cây thông trang hoàng rực rỡ, được sống trong sự bao dung chở che và lòng độ lượng nhân từ vô hạn của Chúa. Em đã vĩnh viễn thoát khỏi những đọa đày trên mặt đất đau thương, vĩnh viễn thoát khỏi những cơn đói hành hạ, thoát khỏi cái rét cắt da cắt thịt, khỏi nỗi cô đơn, bất hạnh. Em ra đi thanh thản và mãn nguyện “đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười”. Chắc hẳn gương mặt ấy sẽ còn ám ảnh độc giả bao thế hệ: cô bé ra đi trong niềm vui, sự bao dung, tha thứ. Cô mỉm cười từ giã tất cả, tha thứ tất cả: những lời chửi mắng thậm tệ, những trận đòn roi, những sự lạnh lùng vô cảm của con người…. Cô bé ra đi tựa như một thiên thần, sau khi chịu đựng những đọa đày thế gian đã được trở về với Chúa, về nước thiên đàng. Ở phương diện đó, kết thúc câu chuyện là một cái kết có hậu, ấm áp và đầy tính nhân văn. Andersen đã không dùng đôi cánh tưởng tượng để thoát li mà cúi sát xuống hiện thực khốc liệt của cuộc sống, để cảm thông và yêu thương những số phận bất hạnh, để nhận ra và trân trọng những ước mơ trong sáng, thánh thiện của con người.

4. Viết đoạn văn về Cô bé bán diêm có dùng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.

Truyện “Cô bé bán diêm” đã để lại trong lòng người đọc nhiều nỗi xót xa và thương cảm. Qua truyện ngắn này, chúng ta còn thấy được tấm lòng nhân đạo mênh mông của đại văn hào An-đéc-xen đối với kiếp trẻ thơ bất hạnh, cơ cực. Nhà văn đã thấu hiểu, cảm thông, chia sẻ, yêu thương với nhân vật cô bé bán diêm cũng là đối với các em thơ có cùng cảnh ngộ trên khắp thế giới. Dù em bé đã chết nhưng nhà văn vẫn miêu tả hình ảnh em đẹp trong tang thương “thi thể em với đôi má vẫn hồng và đôi môi vẫn đang mỉm cười” trong cái nhìn nhân văn của đại văn hào: hai bà cháu chỉ chết về mặt thể xác, còn linh hồn đã bay về cõi Thượng đế chí nhân để đón lấy niềm vui đầu năm.Tóm lại, đọc truyện Cô bé bán diêm, càng xúc động, càng thương em bé bán diêm khốn khổ bao nhiêu, ta càng căm giận xã hội tư bản vô cảm thời bấy giờ bấy nhiêu.

5. Viết đoạn văn nói lên cảm nghĩ về cô bé bán diêm và 4 lần mộng tưởng quẹt diêm của cô bé.

Trước cái rét buốt cắt da cắt thịt cô đánh liều đốt một cây diêm để sưởi ấm, ánh lửa trong đôi mắt cô bé hiện lên thật đẹp và kỳ diệu “ngọn lửa lúc đầu xanh lam, dần dần biến đi, trắng ra, rực hồng quanh que gỗ trông thật vui mắt”, có lẽ đây là niềm vui hiếm hoi của cô bé kể ừ khi bà mất. Và trong cái ấm áp ít ỏi của que diêm cô bé đã tưởng tượng ra một chiếc lò sưởi ngay trước mắt, đó chính là hiện thân của những khao khát mong mỏi trong lòng cô bé. Thế nhưng khi que diêm vụt tắt cũng là lúc giấc mơ của em khép lại, chẳng có lò sưởi nào cả, hiện thực vẫn rất tàn nhẫn, em vẫn cô độc giữa đêm giao thừa đón nhận cái giá rét và nỗi buồn tủi cho thân phận mình. Chính điều đó đã thôi thúc em quẹt tiếp que diêm thứ hai.Trong lần quẹt diêm thứ hai, cô bé không còn nhìn thấy lò sưởi mà thay vào đó cô bé nhìn thấy một căn phòng sáng sủa đẹp đẽ, “bàn ăn đã dọn, khăn trải bàn trắng tinh, trên bàn toàn bát đĩa quý giá, và có cả một con ngỗng quay…”. Mong ước của em chỉ đơn giản là được ăn ngon, mặc ấm, thế nhưng cuộc sống bất hạnh đã không cho em được điều ấy. Diêm tắt cô bé bị trả về với thực tại phũ phàng, không có căn phòng, không có ngỗng quay chỉ có đêm tối lạnh lẽo cùng với những con người đi lại chuẩn bị đón giao thừa đó là nỗi cô đơn khổ sở vô cùng.Ở lần quẹt diêm thứ ba em thấy một cây thông nô-en lớn và lộng lẫy vô cùng điều ấy thể hiện khao khát được đoàn viên, được hạnh phúc bên gia đình trong khoảnh khắc giao thừa, nhưng rồi que diêm cũng vụt tắt. Cuối cùng trong lần quẹt diêm thứ tư, cô bé đã nhìn thấy người bà yêu quý của mình, điều đó có nhiều ý nghĩa, những mong muốn mà cô bé hằng mơ ước. Hình ảnh người bà xuất hiện cũng là đại diện cho sự thiếu thốn tình cảm trong cô bé, chính vì vậy em khao khát có được tình yêu thương, hơi ấm tình thân hơn tất cả những giá trị vật chất bình thường khác, những đau khổ trong cuộc đời của cô bé, bởi chỉ có ở bên bà em mới thấy mình được hạnh phúc, dù rằng kết thúc câu chuyện là cái chết của cô bé bán diêm trước thềm năm mới. Bốn giấc mơ của cô bé bán diêm cho ta thấy được những nhu cầu, mong ước của từng đứa trẻ, từng con người trong cuộc sống đó là những mong muốn cấp thiết nhất. Thế nhưng cuộc sống không phải lúc nào cũng công bằng, vẫn có đầy rẫy những số phận bất hạnh, đặc biệt là trẻ em, điều đó đã giáo dục, thúc đẩy mỗi chúng ta biết cảm thông và sẻ chia nhiều hơn với những số phận kém may mắn, những mảnh đời bất hạnh.

6.Viết đoạn văn cảm nhận về cái chết của Cô bé bán diêm trong truyện cùng tên của An-đéc-xen.

Nhà văn An- đéc – xen (1805 – 1875) Đan Mạch, nhà văn say mê văn chương và có nhiều tác phẩm nổi tiến, ông nổi tiếng tác phẩm: “Cô bé bán diêm” truyện cổ tích xuất sắc trên toàn thế giới. Đoạn trích trong sách giáo khoa thuộc phần cuối câu chuyện đầy bi thương. Câu chuyện cô bé bán diêm được trích trong phần cuối, truyện đã kể về em bé mồ côi mẹ đi bán diêm theo lệnh của người bố ngay trong đêm giao thừa rét buốt. Cô không dám về nhà khi chưa bán hết diêm vì sợ bố đánh, em đành ngồi nép vào góc tường, liên tục quẹt diêm để sưởi ấm. Hết một bao diêm thì em bé chết cóng trong giấc mơ cùng bà nội lên trời. Sáng hôm sau – mồng 1 Tết, mọi người qua đường vẫn thản nhiên nhìn cảnh tượng thương tâm trên. Qua cái chết của em bé trong câu truyện, nhà văn muốn gửi đến mỗi chúng ta thông điệp về giàu tính nhân đạo: Phê phán cả xã hội vô tâm, ích kỉ trước cái chết của em bé nghèo mồ côi, bên cạnh đó luôn nhắc nhở mọi người quan tâm và yêu thương trẻ em nhiều hơn, để những đứa trẻ luôn sống trong tình cảm yêu thương gia đình.

IV. Top các đề bài có thể ra với tác phẩm Cô bé bán diêm

Đề 1: Cảm nhận của em về truyện Cô bé bán diêm của Andécxen.

An-đec-xen là nhà kể chuyện cổ tích nổi tiếng của thế giới phương Tây. Ngoài việc sưu tầm ông còn sáng tạo. Cô bé bán diêm là một sáng tác độc đáo, một câu chuyện cổ tích về thời hiện đại, thể hiện tài năng kể chuyện bậc thầy của ông. Thời hiện đại ở đây chính là thời đại mà tác giả sống, thời đại mà con người đã biết chế tạo và sử dụng diêm, con người biết đi lại bằng những cỗ xe song mã, biết tổ chức đón giao thừa với những cây thông Nô-en lộng lẫy. Câu chuyện Cô bé bán diêm kể về xã hội ấy, kể lại cái chết thương tâm của một cô bé nghèo khổ.

Mở đầu câu chuyện, tác giả giới thiệu một bối cảnh khắc nghiệt và khác thường. Khắc nghiệt bởi vì “trời đã tối hẳn” mà “tuyết rơi” không ngừng, và “rét đữ dội”. Khác thường là vì: “Đêm nay là đêm giao thừa” nghĩa là một thời điểm đặc biệt đối với mỗi gia đình và đối với mỗi người. Đêm giao thừa ở đâu cũng vậy, đều là thời điểm mà năm cũ với những buồn vui lẫn lộn lùi vào quá khứ và một năm mới với những hi vọng tràn trề đang chờ đợi mọi người được mở ra. Nhưng đêm giao thừa ở phương Tây rất rét, vì lúc này đang giữa mùa đông. Khắp nơi đầy tuyết phủ, khắp nơi đầy giá lạnh. Ấy thế mà trong cái giá lạnh đó, trong cái đêm giao thừa đó “một em gái nhỏ đầu trần, chân đi đất, đang dò dẫm trong đêm tối”. Em bé đi đâu vậy? Em phải đi bán diêm vì “nếu không bán được ít bao diêm, hay không ai bố thí cho một đồng xu nào” thì “em không thể nào về nhà”, bởi lẽ khi đó “nhất định là cha em sẽ đánh em”. Bởi vì từ khi “Thần Chết đã đến cướp bà em đi mất, gia sản tiêu tan, và gia đình em đã phải lìa ngôi nhà xinh xắn có dây trường xuân bao quanh, nơi em đã sống những ngày đầm ấm, để đến chui rúc trong một xó tối tăm, luôn luôn nghe những lời mắng nhiếc chửi rủa”. Hơn nữa “ở nhà cũng rét thế thôi. Cha con em ở trên gác sát mái nhũ vã mặc dầu đã nhét giẻ rách vào các kẽ hở lớn trên vách, gió vẫn thổi ríu vào trong nhà”. Như vậy em bé bán diêm này là một em bé có hoàn cảnh nghèo khổ.

Em bé đáng thương không tên tuổi này giống như kẻ lạc loài, bơ vơ trên mặt đất đầy tuyết phủ. “Em cố kiếm một nơi có nhiều người qua lại. Nhưng trời rét quá, khách qua đường đều rảo bước rất nhanh, chẳng ai đoái hoài đến lời chào hàng của em cả”. Vì thế “suốt ngày em chẳng bán được gì cả và chẳng ai bố thí cho em chút đỉnh. Em bé đáng thương vẫn bụng đói cật rét lang thang trên đường”. Em đi dưới trời mưa tuyết tới mức: “bông tuyết bám đầy trên mái tóc dài xõa thành từng búp trên lưng em, em cũng không để ý” và những người qua đường cũng không ai để ý đến một đứa trẻ đang bị tuyết phủ dần dần. Chắc chắn là em đã đi trong mưa tuyết như vậy rất lâu. Giờ đây em không còn đi được nữa. “Em ngồi nép vào một góc tường giữa hai ngôi nhà, một cái xây lùi vào chút ít”, Đó là một nơi mà ai đi qua cũng phải tránh nhưng cũng buộc mọi người phải chú ý. Em bé ngồi chỗ đó với hy vọng sẽ có người chú ý đến em, sẽ có người mua diêm cho em. Xung quanh em “cửa sổ mọi nhà đều sáng rực ánh đèn và trong phố sực nức mùi ngỗng quay”. Mùi ngỗng quay nhắc em “đêm nay là đêm giao thừa”. Mùi ngổng quay còn nhắc em nhớ tới thời kỳ đầm ấm của gia đình em trước đây. Còn hiện tại em đang ngập chìm trong tuyết lạnh. “Em thu đôi chân vào người, nhưng mỗi lúc em cảm thấy rét buốt hơn”. “Lúc này đôi bàn tay của em bé bán diêm tội nghiệp “đã cứng đờ ra”. Em bé nghĩ tới việc đánh diêm để “hơ ngón tay”. Và “em đánh liều một que”. Ngọn lửa bùng lên trong đêm giao thừa giá lạnh, mang lại cho em một niềm vui. “Ngọn lửa lúc đầu xanh lam, dần dần biến đi, trắng ra, rực hồng lên quanh que gỗ, sáng chói trông đến vui mắt”. Em bé hơ bàn tay giá lạnh trên ánh lửa nhỏ nhoi của que diêm mà tưởng tượng rằng em đang ngồi trước một cái lò sưởi nơi đó đang “tỏa ra một hơi nóng dịu dàng”. Nhưng đây chỉ là một điều mong ước chỉ là một điều mộng tưởng. Bởi lẽ “em vừa duỗi chân ra sưởi thì lửa vụt tắt, lò sưởi biến mất”. “Em bần thần cả người và chợt nghĩ ra rằng cha em đã giao cho em bán diêm”. Thật đặng buồn biết bao vì giữa ước mơ và hiện thực là một khoảng cách xa vời. Một cái lò sưởi trong đêm đông giá rét một mái nhà ấm cũng mãi mãi là ước mơ, là khát vọng của em bé.

Cùng với cái rét, cái đói cũng hiện về. Que diêm thứ hai “cháy và sáng rực lên”. Que diêm cho em thấỵ: “bàn ăn đã dọn, khăn trải bàn trắng tinh, trên bàn toàn bát đĩa sứ quý giá, và có cả một con ngỗng quay. Nhưng điều kỳ diệu nhất là ngỗng ta nhảy ra khỏi đĩa và mang cả dao ăn, phuốc-sét cắm trên lưng, tiến về phía em bé”. Thật hấp dẫn biết bao. Một bữa ăn vừa ngon vừa sang dành cho em bởi vì em đói lắm rồi, song bữa ăn đó cũng chỉ là ước mơ, mộng tưởng. Vì thế khi que diêm vừa tắt thì “thực tế đã thay cho mộng mị: chẳng có bàn ăn thịnh soạn nào cả, chỉ có phố xá vắng teo, lạnh buốt, tuyết phủ trắng xóa, gió bấc vi vu và mấy người khách qua đường quần áo ấm êm vội vã đi đến những nơi hẹn hò, hoàn toàn lãnh đạm với cảnh nghèo khổ của em bé bán diêm”. Bên cạnh em giờ đây chỉ có đói và rét, và để chống lại em dùng ánh sáng và hơi ấm của que diêm. Trong ánh sáng ngắn ngủi của que diêm, em tưởng tượng ra những thứ mình cần, em tạo ra thế giới cho riêng em, bởi lẽ gió rét ngăn cản mọi người đến với em, cái đói cũng ngăn cản những người khác đến với em, trước mặt em cũng như sau lưng em chỉ còn lại “những bức tường dày đặc và lạnh lẽo”. Những bức tường câm lặng, những bức tường không biết nói do chính con người tạo ra để che chở cho người này và để tạo ra sự cách ngăn với người khác.

Em bé còn lại một mình trong cái thế giới của em, thế giới đó bị tuyết trắng và đêm đen bao phủ. Để xua đi màn đêm và giá rét, “em bé quẹt que diêm thứ ba”. “Em thấy hiện ra một cây thông Nôen”, “cây này lớn và trang trí lộng lẫy” với “hàng ngàn ngọn nến sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi, và rất nhiều bức tranh màu sắc rực rõ”… Cây thông Nôen gợi nhớ một truyền thông tặng quà và quan tâm đến trẻ em của phong tục phương Tây, nhưng có lẽ câu chuyện về ông già Nôen cũng chỉ là một huyền thoại xa vời còn trong thực tại em bé bán diêm còn dang ngập chìm trong tuyết lạnh. Em cũng chẳng cần đến những món quà của ông già Tuyết nữa bởi lẽ tuyết và giá rét quanh em đã quá thừa rồi. Que diêm thứ ba cũng tắt. Sự sống của nó cũng quá ngắn ngủi. Nó không xua đi được màn đêm, nhưng màn đêm không thắng nổi nó. Que diêm tắt thì tất cả những ngọn nến mà cô bé bán diêm thấy trên cây thông Nôen cũng “bay lên, bay lên mãi rồi biến thành những ngôi sao trên trời”. Khi đó em nghĩ tới cái chết, vì bà em, “người hiền hậu độc nhất đối với em” thường nói: “Khi có một vì sao đổi ngôi là có một linh hồn bay lên trời với Thượng đế”. Nhưng thật buồn vì bà em đã chết từ lâu. Nhưng cũng chẳng hề gì bởi những người đang sống không ai nghĩ về em, không ai nghĩ đến em thì em đi tìm nguồn an ủi nơi người bà yêu quý. Và thế là em quẹt diêm. “Em thấy rõ ràng là bà em đang cười với em”, “em reo lên” và van xin bà “cho cháu đi với”, “cháu van bà, bà xin Thượng đế chí nhân, cho cháu về với bà. Chắc người không từ chối đâu .

Thật đau đớn xiết bao khi em bé bán diêm bị xã hội bỏ rơi, bỏ quên trong tuyết phủ đã quyết khước từ cuộc sống, quyết tâm tìm về thế giới bên kia. Trong thế giới của những người sống em không có chỗ đứng, không có điều kiện để sống. Bởi lẽ chỉ cần bán được vài bao diêm thôi cũng đủ mang lại cho em cuộc sống, nhưng cả cái thế giới đi xe song mã ấy, cả cái thế giới nấp sau những cánh cửa sổ sáng rực ánh đèn ấy “chẳng ai đoái hoài đến lời chào hàng của em”. Không giao tiếp được với thế giới những người đang sống, em bé bán diêm tìm cách xác lập mối quan hệ giao tiếp với bà em “Em quẹt tất cả những que diêm còn lại trong bao để níu bà em lại”. Kết quả là “Chưa bao giờ em thấy bà em to lớn và đẹp lão như thế này. Bà cụ cầm tay em, rồi hai bà cháu bay vụt lên cao, cao mãi, chẳng còn đói rét đau buồn nào đe dọa họ nữa”.

Em bé đã chết một cách thê lương như vậy trong đêm giao thừa. Cái chết mang trong nó sức mạnh tố cáo xã hội. Cho dù người ta nhìn thấy trong xó tường “một em bé gái có đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười. Bên cạnh “một bao diêm đã đốt hết nhẵn” thì những người đang sống cũng không thể nào biết được “những cái kỳ diệu mà em bé đã trông thấy, nhất là cảnh huy hoàng lúc hai bà cháu bay lên để đón những niềm vui đầu năm’. Bởi vì những người đó ngoài việc sử dụng cái đói, cái rét để tạo sự ngăn cách của họ với em bé thì họ còn xây dựng những bức tường hoặc hữu hình hoặc vô hình để tạo ra sự ngăn cách mới giữa họ và em bé. Họ không có quyền được nhìn thấy, được tận hưởng những gì do mộng tưởng của em tạo ra. Bởi vì em thuộc về một thế giới khác. Cái chết của em bé còn là sự phê phán lối sông ích kỷ, co cụm, chỉ biết mình của thế giới hiện đại. Đó là sự cảm thông sâu sắc của nhà kể chuyện thiên tài Anđecxen.

Đề 2: Em hãy tưởng tượng mình là nhân vật que diêm trong Cô bé bán diêm của An-đéc-xen để kể lại câu chuyện này theo một cách kết thúc khác.

Trời đã tối, cửa sổ mọi nhà đều sáng rực ánh đèn và trong phố sực nức mùi ngỗng quay. Giây phút đón giao sắp đến. Vậy mà chúng tôi vẫn cùng cô bé tội nghiệp rong ruổi qua từng con phố. Chúng tôi tự nhủ hãy nằm yên, nằm yên và cầu nguyện để tất cả chúng mình sẽ đi về nhà ai đấy. Chi có vậy và chỉ có vậy thôi, cô chủ mới được về nhà để đón tết trong ấm cúng.

Thế nhưng thật oái oăm thay. Đêm ba mươi, ai còn đi mua diêm làm chi nữa. Giờ này họ đã yên ổn cả rồi. Họ đang ngồi bên lò sưởi và chờ đến giờ phá cỗ. Chúng tôi biết vậy và cả cô chủ nhỏ tội nghiệp của chúng tôi cùng thế. Nhưng cô vẫn cứ đi, lang thang trong rét mướt và hy vọng. Niềm hy vọng ấy trong cái đêm nay thật quá nhỏ nhoi. Vậy mà nó chỉ chực chờ để tan biến mất.

Trời đã về khuya. Và chúng tôi cảm thấy đôi bàn tay của cô chủ đang cứng lại. Cô dừng lại và ngẫm nghĩ về một điều gì đó. Bỗng đột nhiên, cô rút một trong số chúng tôi ra và quẹt sáng. Anh bạn của chúng tôi bén lửa rất nhanh loáng qua rồi biến đi trên nền than hồng rực. Chúng tôi không biết cô bé nghĩ gì nhưng ánh mắt cô bé rất vui và hình như miệng cô còn ánh lên cả một nụ cười thì phải.

Cô bé duỗi chân ra nhưng đờ đẫn nhìn que diêm vụt tắt. Cô lại bần thần và suy nghĩ hồi lâu. Chắc cô bé đang lo không bán được diêm, về nhà sẽ bị cha chửi mắng.

Thế rồi, mạnh mẽ hơn, cô lại quẹt lửa anh bạn thứ hai. Lửa lại cháy và sáng rực. Ánh mắt cô bé lại vui lên. Khuôn mặt đỏ hồng rạng rỡ. Nhưng không đầy một phút sau, anh bạn tôi vụt tắt. Trước mặt cô bé chỉ còn là những bức tường lạnh lẽo, dày đặc, tối tăm. Phố xá vẫn vắng teo và lạnh buốt. Tuyết phủ trắng xóa, gió bấc vi vu và mấy người khách qua đường quần áo ấm áp vội vã đi đến nơi hò hẹn.

Cô chủ không còn nghĩ về cha. Cô không còn sợ. Cô quẹt thêm một que diêm nữa. Lần này cảm giác như anh bạn của chúng tôi bốc cháy lâu hơn. Niềm vui cũng dừng lại trên khuôn mặt của cô chủ tôi lâu hơn đôi chút. Không biết lúc này cô bé đang nghĩ đến cái gì, đến cây thông Nô-en hay đến người bà yêu quý.

Cô bé lại quẹt thêm một que diêm nữa. Một ánh sáng xanh tỏa ra xung quanh. Cô bé cười và reo lên hạnh phúc:

Bà ơi! Cho cháu đi với! Cháu biết rằng diêm tắt thì bà cũng biến đi mất như lò sưởi, ngỗng quay và cây thông Nô-en ban nãy. Nhưng xin bà đừng bỏ cháu ở nơi đây. Trước khi bà về với thượng đế chí nhân, bà cháu ta đã từng sung sướng biết nhường nào. Dạo ấy bà từng bảo cháu rằng nếu cháu ngoan ngoãn, cháu sẽ được gặp lại bà. Bà ơi! Cháu van bà, bà xin với thượng đế chí nhân cho cháu về với bà. Chắc người không từ chối đâu.

Anh bạn thứ tư của chúng tôi vụt tắt. Thế là cái ảo ảnh rực sáng trên khuôn mặt cô chủ nhỏ cũng biến mất luôn. Nhưng cô bắt đầu lôi ra tất cả chúng tôi và quẹt sáng. Dường như cô chủ của chúng tôi đang muốn níu kéo một điều gì. Chúng tôi nối nhau chiếu sáng như giữa ban ngày. Và chúng tôi nhận ra trên khuôn mặt kia đang nở ra một nụ cười mãn nguyện. Một xó tường bỗng vụt sáng lên nhưng cũng chỉ một phút sau nó lại trở về với cái tối tăm lạnh lẽo. Chúng tôi đã thắp lên những tia sáng cuối cùng còn cô chủ của chúng tôi thì bỗng nhiên gục xuống. Có lẽ cô mệt quá. Cô đã không ăn và không nghỉ suốt những ngày qua nên chắc bây giờ đang đói lả. Chúng tôi thương cô chủ quá và cầu mong sao cho đêm giao thừa qua thật nhanh.

Sáng ngày mùng một, tuyết vẫn phủ kín mặt đất, nhưng mặt trời lên, trong sáng và chói chang trên bầu trời xanh nhợt. Chúng tôi – những que diêm còn sót lại trong túi của cô chủ đêm qua bỗng nghe thấy tiếng gọi của một người phụ nữ:

Cháu bé ơi! Cháu bé ơi! Cháu là con cái nhà ai mà ra nông nỗi thế này.

Người đi đường cũng bắt đầu xúm lại. Họ tò mò đoán và ngắm nghía cô gái có đôi má hồng và đôi môi đang cười mỉm nằm giữa những bao diêm, trong đó có một bao đã đốt hết hẳn. Người đàn bà khi nãy rẽ đám đông ra để chen vào. Tay bà mang theo một cốc sữa đang còn nóng và một chiếc áo lông cừu đang còn mới. Uống một cách khó khăn vài ngụm sữa, cô chủ đã mơ màng tỉnh lại. Mấy người đàn ông giúp người phụ nữ đưa cô chủ về một ngôi nhà nhỏ rồi họ tản mất đi. Bây giờ cô chủ đã tỉnh hẳn và đang ngồi bên lò sưởi.

– Cháu cảm ơn bà! Cô chủ nói.

– Người phụ nữ nhanh nhảu đáp:

Không có gì đâu cháu ạ! Nhìn cháu ta đã đoán ra tất cả mọi việc rồi. Ta cũng buồn như cháu. Trước đây ta cũng có một cô cháu gái nhưng thượng đế chí nhân đã rước nó đi. Giờ ta gặp cháu đây phải chăng là thượng đế thương ta mà trả cho ta đứa cháu. Nhà ta nhỏ nhưng rết rộng lòng thương. Nếu cháu muốn, cháu có thể ở đây với ta làm bạn.

Cô bé không đáp lời người phụ nữ. Mắt cô bé rưng rưng nhìn những bông tuyết đang rơi trắng xóa ngoài khung cửa. Nhưng rồi bỗng nhiên cô quay lại, sà vào vòng tay âu yếm của người thiếu phụ và nức nở: Bà ơi! Bà ơi! Bà thương cháu mà trở về với cháu thật hay sao!

Đề 3: Trong vai cô bé kể lại truyện Cô bé bán diêm.

Vào đêm giao thừa ấy, trời rất lạnh và tuyết rơi xối xả. Tôi đầu trần, chân đất cùng những gói diêm vẫn lang thang dọc phố mặc cho những bông tuyết đang rơi đầy trên mái tóc của mình. Tôi ko dám về nhà vì sợ bố đnáh, vả lại ở nhà cũng chẳng hơn gì cả.

Các cửa sổ đã sáng đèn và mùi ngỗng quay thơm lừng toả ra. Cuộn người trong góc giữa hai ngôi nhà nhưng tay chân tớ vẫn đóng băng vì lạnh, tớ chợt nghĩ biết đâu bật diêm lên sẽ tốt hơn, chí ít cũng có thể sưởi ấm những ngón tay. Tôi quyết định bật diêm. Que thứ nhất bật lên, hơ tay trên ngọn lửa nhỏ, tôi tưởng mình đang ngồi trước chiếc lò sưởi. Lửa vụt tắt, chỉ còn lại trong tay tôi là nửa que diêm cháy dở.

Tôi bật que diêm thứ hai, bức tường thứ trước mặt bỗng trở nên trong suốt khiến tớ có thể nhìn thấy trong nhà một bàn ăn phủ khăn trắng với con ngỗng quay. Nhưng điều khiến tớ thấy lạ nhất là con ngỗng quay tự dưng từ trên nhảy xuống rồi tiến về phía em vớ con dao cắm trước ngực. Bỗng que diêm phụt tắt, tôi ko còn thấy gì nữa ngoài bức tường dày tối tăm, lạnh lẽo ngay trước mắt.

Tôi bật thêm que nữa, và thấy mình đang ngồi trước cây thông noel trang hoàng. Với tay về phía cây thông, que diêm tắt lịm, tôi thấy ánh nến bay lên cao, cao mãi trông như những vì sao. Rồi một vì sao rơi xuống, “chắc có ai đó vừa mới từ giã cõi đời”, tôi nghĩ thế vì tôi nhớ đến lời bà, người duy nhất yêu quý tôi trên cõi đời này.

Tớ lại bật tiếp que diêm thứ tư, ánh sáng bao trùm, trước mặt tớ một vầng sáng hiện ra, và… bà tôi đang đứng đó, mỉm cười hiền lành và âu yếm. ” Bà ơi!”, tôi khóc nấc lên, ” Bà mang cháu cùng đi nhé! Cháu biết bà sẽ bỏ rơi cháu khi que diêm cháy hết, bà sẽ biến mất như chiếc lò sưởi ấm áp kia, như chú ngỗng quay và cây thông rực rỡ”. Tôi nức nở khóc, rồi tôi đốt hết những que diêm trong bao để níu kéo bà ở lại. Tôi chưa bao trông thấy bà đẹp lão và cao lớn đến thế. Bà ôm tôi trong vòng tay rồi cả hai cùng bay lên, trong ánh sáng và niềm hân hoan, xa mặt đất dần dần, tôi đã đến nơi không còn đói khát và nỗi khổ đau.

Sáng hôm sai, người ta thấy tôi đang ngồi tựa vào tường, má ửng hồng, nụ cười nở trên môi. Mọi người ai cũng nghĩ tôi đốt diêm để sưởi ấm cho mình nhưng chẳng ai biết được những điều kì diệu mà tôi đã nhìn thấy nhờ những que diêm đó.

Đề 4: Hóa thân vào những que diêm kể lại truyện Cô bé bán diêm.

Đêm giáng sinh năm ấy trời thật lạnh. Đã mấy ngày liền tuyết rơi liên miên, như hối hả điểm trang cho thành phố vẻ thánh khiết để đón mừng ngày kỷ niệm Chúa Cứu Thế ra đời.

Em bé tay ôm bao giấy đầy những hộp diêm, vừa đi vừa cất giọng rao mời. Lạnh thế mà bé phải lê đôi chân trần trên hè phố. Đôi dép cũ rích của bé sáng nay bị lũ nhóc ngoài phố nghịch ngợm dấu đi mất. Trời lạnh như cắt. Hai bàn chân của bé sưng tím cả lên. Bé cố lê từng bước sát dưới mái hiên cho đỡ lạnh, thỉnh thoảng đôi mắt ngây thơ ngước nhìn đám đông hờ hững qua lại, nửa van xin, nửa ngại ngùng. Không hiểu sao bé chỉ bán có một xu một hộp diêm như mọi ngày mà đêm nay không ai thèm hỏi đến.

Càng về đêm, trời càng lạnh. Tuyết vẫn cứ rơi đều trên hè phố. Bé bán diêm thấy người mệt lả. Đôi bàn chân bây giờ tê cứng, không còn chút cảm giác. Bé thèm được về nhà nằm cuộn mình trên chiếc giường tồi tàn trong góc để ngủ một giấc cho quên đói, quên lạnh. Nhưng nghĩ đến những lời đay nghiến, những lằn roi vun vút của người mẹ ghẻ, bé rùng mình hối hả bước mau. Được một lát, bé bắt đầu dán mắt vào những ngôi nhà hai bên đường. Nhà nào cũng vui vẻ, ấm cúng và trang hoàng rực rỡ. Chỗ thì đèn màu nhấp nháy, chỗ có cây giáng sinh với những quà bánh đầy mầu. Có nhà dọn lên bàn gà tây, rượu, bánh trái trông thật ngon lành. Bất giác bé nuốt nước miếng, mắt hoa lên, tay chân run bần bật, bé thấy mình lạnh và đói hơn bao giờ hết. Đưa tay lên ôm mặt, bé thất thểu bước đi trong tiếng nhạc giáng sinh văng vẳng khắp nơi và mọi người thản nhiên, vui vẻ, sung sướng mừng Chúa ra đời…

Càng về khuya, tuyết càng rơi nhiều. Bóng tối, cơn lạnh lẫn cơn đói như phủ lên, như quấn vào hình hài nhỏ bé ốm yếu. Bé vào núp bên vỉa hè giữa hai dẫy nhà cao để tránh cơn gió quái ác và tìm chút hơi ấm trong đêm. Ngồi nghỉ một lát, chợt nhớ ra bao diêm, bé lấy ra một cây, quẹt lên để sưởi cho mấy ngón tay bớt cóng. Cây diêm cháy bùng lên thật sáng, thật ấm, nhưng chỉ một lát thì tắt mất, làm bé càng bực mình hơn trước. Bé thử quẹt lên một cây diêm thứ hai. Khi cây diêm cháy bùng lên, bé thấy trước mặt mình một bàn đầy thức ăn, những món đặc biệt của ngày lễ giáng sinh. Bé mừng quá, đưa tay ra chụp lấy thì ngay lúc ấy cây diêm tắt, để lại bé trong bóng tối dầy đặc, với cái lạnh bây giờ càng khủng khiếp hơn. Bé sợ quá, sợ lạnh, sợ tối, vội vàng lấy bao giấy đổ diêm ra hết, rồi cứ quẹt lên từng cây một, hết cây này đến cây khác. Trong ánh sáng của mỗi cây diêm bé thấy mình được về nhà, được gặp lại người bà thân yêu. Bà âu yếm bế bé đến gần bên lò sưởi, mặc cho bé chiếc áo choàng dài thật ấm, thật đẹp, xong nhẹ nhàng đút cho bé từng miếng bánh ngon. Bà trìu mến ôm bé vào lòng, vuốt ve, hỏi han đủ chuyện. Mồi lần que diêm tắt, hình ảnh người bà thân yêu tan biến, bé hoảng sợ, vội vàng quẹt lên một que khác, bà lại hiện ra. Cứ như thế, tay bé cứ say sưa quẹt hết mớ diêm này đến mớ diêm khác. Rồi như người điên, bé lấy que diêm châm vào cả hộp diêm. Khi ánh lửa bùng lên, bé thấy bà cúi xuống bế bé lên, mang bé bay bổng về nơi đầy tiếng hát, đầy những người thân yêu, bé không còn thấy lạnh, thấy đói gì nữa.

Sáng hôm sau, mọi người vui vẻ kéo nhau ra đường đón mừng năm mới. Rồi vài người phát hiện ra một cô bé có gương mặt hồng hào và đôi môi đang mỉm cười. Cô bé đã chết vì giá rét trong đêm giao thừa. Họ bảo nhau : “Con bé đã đốt hết một bao diêm. Chắc nó muốn sưởi cho ấm”. Một ông khách nhặt que diêm còn sót lại rơi trên nắp giỏ,nói lớn : “Ô ! Nó bỏ sót một que diêm đây này !”. Vâng ! Que diêm đó chính là tôi. Vì thế mà tôi đã chứng kiến đầu đuôi câu chuyện về cô bé bán diêm vô cùng đáng thương ấy.

Đề 5: Hóa thân vào những que diêm kể lại câu chuyện theo diễn biến và kết thúc của truyện Cô bé bán diêm (hoặc diễn biến sự việc tương tự, nhưng kết thúc khác).

Thế nhưng thật oái oăm thay. Đêm ba mươi, ai còn đi mua diêm làm chi nữa. Giờ này họ đã yên ổn cả rồi. Họ đang ngồi bên lò sưởi và chờ đến giờ phá cỗ. Chúng tôi biết vậy và cả cô chủ nhỏ tội nghiệp của chúng tôi cũng thế. Nhưng cô vẫn cứ đi, lang thang trong rét mướt và hy vọng. Niềm hy vọng ấy trong cái đêm nay thật quá nhỏ nhoi. Vậy mà nó chỉ chực chờ để tan biến mất.

Trời đã về khuya. Và chúng tôi cảm thấy đôi bàn tay của cô chủ đang cứng lại. Cô dừng lại và ngẫm nghĩ về một điều gì đó. Bỗng đột nhiên, cô rút một trong số chúng tôi ra và quẹt sáng. Anh bạn của chúng tôi bén lửa rất nhanh loáng qua rồi biến đi trên nền than hồng rực. Chúng tôi không biết cô bé nghĩ gì nhưng ánh mắt cô bé rất vui và hình như miệng cô còn ánh lên cả một nụ cười thì phải.

Cô bé duỗi chân ra nhưng đờ đẫn nhìn que diêm vụt tắt. Cô lại bần thần và suy nghĩ hồi lâu. Chắc cô bé đang lo không bán được diêm, về nhà sẽ bị cha chửi mắng.

Thế rồi, mạnh mẽ hơn, cô lại quẹt lửa anh bạn thứ hai. Lửa lại cháy và sáng rực. Ánh mắt cô bé lại vui lên. Khuôn mặt đỏ hồng rạng rỡ. Nhưng không đầy một phút sau, anh bạn tôi vụt tắt. Trước mặt cô bé chỉ còn là những bức tường lạnh lẽo, dày đặc, tối tăm. Phố xá vẫn vắng teo và lạnh buốt. Tuyết phủ trắng xóa, gió bấc vi vu và mấy người khách qua đường quần áo ấm áp vội vã đi đến nơi hò hẹn.

Cô chủ không còn nghĩ về cha. Cô không còn sợ. Cô quẹt thêm một que diêm nữa. Lần này cảm giác như anh bạn của chúng tôi bốc cháy lâu hơn. Niềm vui cũng dừng lại trên khuôn mặt của cô chủ tôi lâu hơn đôi chút. Không biết lúc này cô bé đang nghĩ đến cái gì, đến cây thông Nô-en hay đến người bà yêu quý.

Cô bé lại quẹt thêm một que diêm nữa. Một ánh sáng xanh tỏa ra xung quanh. Cô bé cười và reo lên hạnh phúc:

– Bà ơi! Cho cháu đi với! Cháu biết rằng diêm tắt thì bà cũng biến đi mất như lò sưởi, ngỗng quay và cây thông Nô-en ban nãy. Nhưng xin bà đừng bỏ cháu ở nơi đây. Trước khi bà về với Thượng đế chí nhân, bà cháu ta đã từng sung sướng biết nhường nào. Dạo ấy bà từng chủ cháu rằng nếu cháu ngoan ngoãn, cháu sẽ được gặp lại bà. Bà ơi! Cháu van bà, bà xin với Thượng đế chí nhân cho cháu về với bà. Chắc Người không từ chối đâu.

Anh bạn thứ tư của chúng tôi vụt tắt. Thế là cái ảo ảnh rực sáng trên khuôn mặt cô chủ nhỏ cũng biến mất luôn. Nhưng cô bắt đầu lôi ra tất cả chúng tôi và quẹt sáng. Dường như cô chủ của chúng tôi đang muốn níu kéo một điều gì. Chúng tôi nối nhau chiếu sáng như giữa ban ngày. Và chúng tôi nhận ra trên khuôn mặt kia đang nở ra một nụ cười mãn nguyện. Một xó tường bỗng vụt sáng lên nhưng cũng chỉ một phút sau nó lại trở về với cái tối tăm lạnh lẽo. Chúng tôi đã thắp lên những tia sáng cuối cùng còn cô chủ của chúng tôi thì bỗng nhiên gục xuống. Có lẽ cô mệt quá. Cô đã không ăn và không nghỉ suốt những ngày qua nên chắc bây giờ đang đói lả. Chúng tôi thương cô chủ quá và cầu mong sao cho đêm giao thừa qua thật là nhanh.

Sáng ngày mùng một, tuyết vẫn phủ kín mặt đất, nhưng mặt trời lên, trong sáng và chói chang trên bầu trời xanh nhợt. Chúng tôi – những que diêm còn sót lại trong túi của cô chủ đêm qua bỗng nghe thấy tiếng gọi của một người phụ nữ:

– Cháu bé ơi! Cháu bé ơi! Cháu là con cái nhà ai mà ra nông nỗi thế này.

Người đi đường cũng bắt đầu xúm lại. Họ tò mò đoán và ngắm nghía cô gái có đôi má hồng và đôi môi đang cười mỉm nằm giữa những bao diêm, trong đó có một bao đã đốt hết hẳn. Người đàn bà khi nãy rẽ đám đông ra để chen vào. Tay bà mang theo một cốc sữa đang còn nóng và một chiếc áo lông cừu đang còn mới. Uống một cách khó khăn vài ngụm sữa, cô chủ đã mơ màng tỉnh lại. Mấy người đàn ông giúp người phụ nữ đưa cô chủ về một ngôi nhà nhỏ rồi họ tản mác đi chơi. Bây giờ cô chủ đã tỉnh hẳn và đang ngồi bên lò sưởi.

– Cháu cảm ơn bà! Cô chủ nói.

Người phụ nữ nhanh nhảu đáp:

– Không có gì đâu cháu ạ! Nhìn cháu ta đã đoán ra tất cả mọi việc rồi. Ta cũng buồn như cháu. Trước đây ta cũng có một cô cháu gái nhưng Thượng đế chí nhân đã rước nó đi. Giờ ta gặp cháu đâu phải chăng là Thượng đế thương ta mà trả cho ta đứa cháu. Ta tuy nhỏ nhưng rất rộng lòng thương. Nếu cháu muốn, cháu có thể ở đây với ta làm bạn.

Cô bé không đáp lời người phụ nữ. Mắt cô bé rưng rưng nhìn những bông tuyết đang rơi trắng xóa ngoài khung cửa. Nhưng rồi bỗng nhiên cô quay lại, sà vào vòng tay âu yếm của người thiếu phụ và nức nở: Bà ơi! Bà ơi! Bà thương cháu mà trở về với cháu thật hay sao!

Đề 6: Cảm nhận về truyện Cô bé bán diêm.

Ai đã từng đọc Cô bé bán diêm của nhà văn Đan Mạch An-đéc-xen hẳn sẽ không thể nào quên những ánh lửa diêm nhỏ nhoi bùng lên giữa đêm giao thừa giá rét gắn với một thế giới mộng tưởng thật đẹp của cô bé nghèo khổ. Kết cục câu chuyện thật buồn nhưng sức ám ảnh của những giấc mơ tuyệt đẹp vẫn ắp đầy tâm trí người đọc, người nghe qua những lời kể và sự miêu tả rất cuốn hút của An-đéc-xen…

Trong bóng tối và cái rét cắt thịt da của xứ sở Đan Mạch, ta như nhìn thấy rõ một cô bé đôi môi tím tái, bụng đói cồn cào đang lần từng bước chân trần trên hè phố. Một cô bé mồ côi khốn khổ, không dám về nhà vì chưa bán được bao diêm nào thì sẽ bị cha đánh. Nhà văn đã tạo ra cảm giác thật sống động khi ông nhập vào những khoảnh khắc tâm trạng của cô bé.

Ấn tượng đậm nét đầu tiên khơi lên mối cảm thương chính là hình ảnh cô bé như lọt thỏm giữa cái mênh mông của bóng đêm vào thời khắc sắp giao thừa. Khi “mọi nhà đều sáng rực ánh đèn và trong phố sực nức mùi ngỗng quay”, cô bé đã hồi tưởng lại quá khứ tươi đẹp khi bà nội hiền hậu còn sống. Ngôi nhà xinh xắn với những dây trường xuân trong những ngày đầm ấm tương phản với thực tại cuộc sống của hai cha con trong một xó tối tăm, sự nghèo khổ kéo theo những lời mắng nhiếc chửi rủa của người cha khi gia sản đã tiêu tán.

Để nguôi cảm giác lạnh, em đã “ngồi nép trong một góc tường”, “thu đôi chân vào người” nhưng có lẽ chính nỗi sợ hãi còn mạnh hơn giá rét đã khiến em “càng thấy rét buốt hơn”. Em không thể về vì biết “nhất định cha em sẽ đánh em”. “Ở nhà cũng rét thế thôi”, điều đáng sợ nhất đối với cô bé không phải là thiếu hơi ấm mà là thiếu tình thương. Thật đáng thương khi thân hình bé nhỏ của em phải chống chọi vô vọng với cảm giác giá buốt bên ngoài và cái lạnh từ trong trái tim khiến “đôi bàn tay em đã cứng đờ ra”.

Lúc ấy, em chỉ ao ước một điều thật nhỏ nhoi: “Chà! Giá quẹt một que diêm mà sưởi cho đỡ rét một chút nhỉ?” nhưng dường như em cũng không đủ can đảm vì làm như vậy em sẽ làm hỏng một bao diêm không bán được. Nhưng rồi cô bé ấy cũng “đánh liều quẹt một que”, để bắt đầu cho một hành trình mộng tưởng vượt lên thực tại khắc nghiệt. Giấc mơ của em bắt đầu từ lúc nhìn vào ngọn lửa: “lúc đầu xanh lam, dần dần biến đi, trắng ra, rực hồng lên quanh que gỗ, sáng chói trông đến vui mắt”. Ánh sáng ấy đã lấn át đi cảm giác của bóng tối mênh mông, để hiện lên hình ảnh “một lò sưởi bằng sắt có những hình nổi bằng đồng bóng nhoáng”.

Niềm vui thích của em đến trong ảo giác “lửa cháy nom đến vui mắt và toả ra hơi nóng dịu dàng”. Đó là ước mơ thật đơn giản trong khi thực tế lại phũ phàng “tuyết phủ kín mặt đất, gió bấc thổi vun vút… trong đêm đông rét buốt”. Ước ao được ngồi hàng giờ “trước một lò sưởi” cũng biến tan khi “lửa vụt tắt, lò sưởi biến mất”. Khoảnh khắc em “bần thần cả người” khi hình dung ra những lời mắng chửi của cha khiến ta phải nao lòng. Bóng tối lại phủ lên màu u ám trong tâm hồn em.

Có lẽ vì vậy, nhà văn đã để em tiếp tục thắp lên que diêm thứ hai, thắp lên niềm vui nhỏ nhoi dù chỉ là trong mộng tưởng. Không chỉ phải chống chọi với cái rét, cô bé còn phải cầm cự với cơn đói khi cả ngày chưa có miếng nào vào bụng. Bởi thế, ánh sáng rực lên của ngọn lửa diêm đã biến bức tường xám xịt thành “tấm rèm bằng vải màu”. Cái hạnh phúc trong những ngôi nhà ấm áp đã đến với em, khi em nhìn thấy : “Bàn ăn đã dọn, khăn trải bàn trắng tinh, trên bàn toàn bát đĩa bằng sứ quý giá, và có cả một con ngỗng quay”.

Giá như tất cả những hình ảnh tưởng tượng biến thành hiện thực thì em sẽ vui sướng biết bao, khi “ngỗng nhảy ra khỏi đĩa” sẽ mang đến cho em bữa ăn thịnh soạn để vượt lên phút đói lả người. Nhưng một lần nữa, ảo ảnh lại vụt biến, em lại phải đối mặt với “phố xá vắng teo, lạnh buốt, tuyết phủ trắng xoá, gió bấc vi vu”. Không những thế, em còn chứng kiến sự thờ ơ ghẻ lạnh của những người qua đường, hình ảnh tương phản được nhà văn khắc họa làm ta nhói đau trước em bé bất hạnh.

Và một lần nữa, que diêm tiếp theo lại sáng bừng lên, để em được sống trong những giấc mơ đẹp nhất của một em bé. Trong một cuộc sống phải từng phút từng giây vật lộn mưu sinh, em đã phải từ giã những niềm vui được đùa chơi của con trẻ. Ánh sáng từ que diêm đã toả ra vầng hào quang lộng lẫy, cho em “một cây thông Nô-en”, như đem đến cho em một thiên đường của tuổi thơ: “Hàng ngàn ngọn nến sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi và rất nhiều bức tranh màu sắc rực rỡ như những bức bày trong tủ hàng”. Điều trớ trêu nghiệt ngã là tất cả những hình ảnh tươi đẹp ấy em chỉ kịp nhìn nhưng không thể chạm tay vào, bởi lẽ tất cả chỉ là ảo ảnh, như những ngôi sao trên trời mà em không thể với tới. Trái tim ta như nghẹn lại cùng lời kể của nhà văn, bởi lẽ em bé đang dần kiệt sức và sắp phải gục ngã trước cái lạnh chết người của xứ sở bà chúa Tuyết.

Trong giây phút cuối cùng của đời em, có lẽ nhà văn không muốn người đọc phải chứng kiến một cái chết thảm thương vì rét, vì đói, vì thiếu tình thương và niềm vui trong cuộc đời khốn khổ của cô bé, nên đã cho em rất nhiều ánh lửa và niềm vui được gặp lại bà nội hiền hậu mà em rất mực kính yêu. Hình ảnh bà hiện lên trong những phút cuối cùng của em bé không hẳn là ảo ảnh mà chính là sự thực đã được nhìn qua tâm hồn thánh thiện của em. Bà em hiện ra với nụ cười như ban cho em diễm phúc được sống lại quãng đời ấm áp đầy tình thương thuở trước. Tiếng reo của em khi gặp lại bà cũng những lời cầu xin ngây thơ là tiếng nói cuối cùng của một người sắp giã từ trần thế. Em được sống với niềm vui trọn vẹn của riêng mình nhưng chúng ta có lẽ khó ai cầm được dòng nước mắt: “Dạo ấy, bà đã từng nhủ cháu rằng nếu cháu ngoan ngoãn, cháu sẽ được gặp lại bà, bà ơi! Cháu van bà, bà xin Thượng đế chí nhân cho cháu về với bà. Chắc Người không từ chối đâu”.

Trong lời tâm sự ấy, ta hiểu được sự thực về cuộc đời nghiệt ngã và bất công mà em đang hứng chịu. Điều em cần chính là tình thương thật sự trong một thế giới bao dung và nhân hậu. Bởi thế, cái chết đối với em không còn là một điều đáng sợ. Em được về với bà, đến một thế giới khác “chẳng còn đói rét, buồn đau nào đe doạ”. Nhà văn đã để chính đôi tay bé nhỏ của em thắp lên Ánh sáng – “diêm nối nhau chiếu sáng như giữa ban ngày” – để em được thấy bà em “to lớn và đẹp lão” đến đón em cùng bay vào thế giới ước mơ trong ánh sáng huy hoàng xua hết tối tăm đè nặng cuộc đời em.

Câu chuyện kết thúc. Ngày mới lại bắt đầu, “mặt trời lên, trong sáng, chói chang trên bầu trời xanh nhợt”. Sự sống vẫn tiếp diễn, mọi người đón “ngày mồng một đầu năm hiện lên trên thi thể em bé ngồi giữa những bao diêm”, nhìn em để buông ra lời nhận xét thờ ơ: “chắc nó muốn sưởi cho ấm”. Không ai được biết những cái kỳ diệu em đã trông thấy, chỉ duy nhất một người chứng kiến được “cảnh huy hoàng lúc hai bà cháu bay lên để đón lấy những niềm vui đầu năm”, đó chính là nhà văn. Ông đã cúi xuống nỗi đau của một em bé bất hạnh, kể cho ta nghe câu chuyện cảm động này bằng tất cả tình yêu thương vô bờ bến đối với trẻ thơ và những con người nghèo khổ. An-đéc-xen đã cất lên tiếng nói cảnh tỉnh những trái tim đông cứng như băng giá, gửi bức thông điệp của tình thương đến với mọi người.

Đề 7: Cảm nghĩ về cái kết truyện Cô bé bán diêm.

“Sáng hôm sau, tuyết vẫn phủ kín mặt đất, nhưng mặt trời lên, trong sáng, chói chang trên bầu trời xanh nhợt. Mọi người vui vẻ ra khỏi nhà. Trong buổi sáng lạnh lẽo ấy, ở một xó tường, người ta thấy một em gái có đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười. Em đã chết vì giá rét trong đêm giao thừa. Ngày mồng một đầu năm hiện lên trên thi thể em bé ngồi giữa những bao diêm, trong đó có một bao đã đốt hết nhẵn. Chẳng ai biết những cái kì diệu em đã trông thấy và nhất là cảnh huy hoàng lúc hai bà cháu bay lên để đón lấy những niềm vui đầu năm”. Cô bé bán diêm tội nghiệp đã ra đi đáng thương như vậy. Sự ra đi của em để lại biết bao nỗi đau cho người đọc.

Em đã đi vào bầu ánh sáng vĩ đại, vào sống trong một thế giới của ánh sáng, tình thương, nơi ấy có người bà hiền hậu thân thương, có những lò sưởi ấm, những bữa ăn thịnh soạn, những cây thông trang hoàng rực rỡ, được sống trong sự bao dung chở che và lòng độ lượng nhân từ vô hạn của Chúa. Em đã vĩnh viễn thoát khỏi những đọa đày trên mặt đất đau thương, vĩnh viễn thoát khỏi những cơn đói hành hạ, thoát khỏi cái rét cắt da cắt thịt, khỏi nỗi cô đơn, bất hạnh. Em ra đi thanh thản và mãn nguyện “đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười”. Chắc hẳn gương mặt ấy sẽ còn ám ảnh độc giả bao thế hệ: cô bé ra đi trong niềm vui, sự bao dung, tha thứ. Cô mỉm cười từ giã tất cả, tha thứ tất cả: những lời chửi mắng thậm tệ, những trận đòn roi, những sự lạnh lùng vô cảm của con người…. Cô bé ra đi tựa như một thiên thần, sau khi chịu đựng những đọa đày thế gian đã được trở về với Chúa, về nước thiên đàng. Ở phương diện đó, kết thúc câu chuyện là một cái kết có hậu, ấm áp và đầy tính nhân văn. Andersen đã không dùng đôi cánh tưởng tượng để thoát li mà cúi sát xuống hiện thực khốc liệt của cuộc sống, để cảm thông và yêu thương những số phận bất hạnh, để nhận ra và trân trọng những ước mơ trong sáng, thánh thiện của con người.

Nhưng không hẳn là một cái kết hoàn toàn có hậu. Truyện của Anderxen khép lại nhưng lòng người đọc vẫn không nguôi băn khoăn, trăn trở, day dứt suy nghĩ về con người, cuộc đời, về tình người, tình đời. Nhà văn không né tránh hiện thực nghiệt ngã. Cô bé có tâm hồn trong sáng, thánh thiện ấy đã chết, chết trong chính đêm giao thừa, trong cái đói, cái rét hành hạ. Một năm mới sang hứa hẹn những khởi đầu mới nhưng cô bé đã kết thúc cuộc hành trình của mình tại chính ngưỡng cửa của năm mới. Chẳng có cơ hội, chẳng có tương lai nào cho em. Trước khi chết vì đói, vì rét, em đã chết vì chính sự lạnh lùng, vô cảm, tàn nhẫn, ích kỉ của con người. Em không dám về nhà vì sợ những lời chửi mắng, đánh đập của bố, em trơ trọi, bơ vơ, tuyệt vọng chống chọi với cái giá rét trước ánh mắt vô cảm, thờ ơ của những người qua đường, em cô đơn, buồn tủi khi mọi người vui vẻ, hân hoan đón chào năm mới, em nằm đó trong những lời đàm tiếu vô tâm của mọi người. Em từ giã cõi đời, giã từ cuộc sống vì không ai thương em, không ai che chở, bảo vệ em. Cái chết của em mãi để lại nỗi xót thương, niềm day dứt như một câu hỏi ám ảnh trong lòng mỗi người: làm sao để không bao giờ trên mặt đất này còn có những trẻ em bất hạnh như cô bé bán diêm ?

Truyện nhẹ nhàng, dung dị nhưng đặt ra những vấn đề vô cùng sâu sắc, thể hiện giá trị nhân văn cao đẹp qua tấm lòng yêu thương, trân trọng con người của nhà văn. Cái kết truyện như một câu hỏi đầy day dứt, như một lời đề nghị nhà văn gửi tới độc giả nhiều thế hệ, ở mọi phương trời về cách sống, về thái độ, tình cảm đối với những người xung quanh, nhất là những mảnh đời bất hạnh.

Đề 8: Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm và tác giả An-đéc-xen.

Cái buổi tối mùa đông trong ngày cuối cùng của thế kỷ thứ mười chín không giống hết thảy mọi buổi tối khác. Tuyết rơi chậm rãi và rất bệ vệ. Những bông tuyết lớn đến nỗi tưởng chừng từ trên người đang rơi xuống thành phố những bông hoa trắng xốp và ở phố nghe rõ tiếng ngựa rè rè của các xe chở khách.

Khi tôi trở về nhà thì cây thông đầu năm lập tức được thắp sáng và trong phòng những ngọn nến bắt đầu lép bép một cách vui vẻ như thể chung quanh tôi những vỏ quả keo khô đang nổ liên tiếp.

Bên cạnh cây thông có một cuốn sách dày: quà của mẹ tôi cho tôi. Đó là nhơn? truyện cổ tích của An-đéc-xcn.

Tôi ngồi dưới cây thông đầu năm và giở cuốn sách ra. Trong cuốn sách có rất nhiều tranh in màu phủ bằng giấy thuốc lá. Để xem kĩ những bức tranh còn ướt mực in ấy tôi phải thận trọng thổi tờ giấy mỏng đó cho lật lên.

Trong tranh, những lâu đài tuyết lấp lánh pháo hoa, những con thiên nga bay lượn trên biển cả có những áng mây hồng soi bóng và những chàng lính chì đứng gác giữ chặt cây súng dài.

Tôi bắt đầu đọc và đọc say mê đến nỗi những người lớn tuổi phải bực mình vì hầu như lôi không còn chú ý đến cây thông được trang hoàng đẹp đẽ.

Trước tiên tôi đọc truyện cổ tích về anh lính chì giàu nghị lực và cô vũ nữ bé nhỏ, kiều diễm, rồi đến truyện nữ Chúa Tuyết. Lòng tốt kỳ diệu và ngào ngạt hương như cách tôi cảm thấy của con người, giống như hương thơm của hoa, bay ra từ những trang giấy của cuốn sách mép mạ vàng kia.

Rồi tôi mơ màng ngủ thiếp đi dưới cây thông vì một và vì hơi nóng của những cây nến toả ra. Và giữa lúc mơ màng như thế tôi thấy An-đéc-xen khi ông để rơi bông hồng. Từ đó, bao giờ tôi cũng hình dung ông giống như trong mơ êm ái đó.

Tất nhiên, lúc đó tôi còn chưa biết cả nghĩa đen và nghĩa bóng những truyện cổ tích của An-đéc-xen. Tôi không biết rằng trong mỗi truyện cổ tích cho trẻ con còn có một truyện cổ tích khác mà chỉ người lớn mới có thể hiểu ý nghĩa của nó.

Điều đó mãi sau này tôi mới hiểu. Tôi hiểu rằng quả thực tôi đã may mắn và khi sắp bước vào thế kỷ thứ hai mươi vĩ đại và gian lao đã được gặp An-đéc-xen

Con người kì quặc đáng yêu, đồng thời là nhà thơ – Và ông đã tin tưởng vào thắng lợi của ánh sáng trước bóng tối và của trái tim người uyên ác. Lúc đó tôi đã biết nhà thơ Puskin và An-đéc-xen là đôi bạn chí thiết và khi gặp nhau, hai ông thường vỗ vai nhau hồi lâu mà cười ha hả.

Mãi về sau này tôi mới được biết tiểu sử của An-đéc-xen. Và từ đó, bao giờ tôi cũng hình dung đời ông như những bức tranh thú vị, giống những hình vẽ minh hoạ truyện của ông.

Đề 9: Cảm nghĩ về truyện “Cô bé bán diêm”của An-đéc-xen.

Trong chúng ta, chắc hẳn đã có nhiều bạn từng đọc “Bầy chim thiên nga ”, đọc “Nàng tiên cá”,… của An-đéc-xen – nhà văn nổi tiếng Đan Mạch trong thế kỉ XIX. Ông là nhà văn của “mỗi thời, mọi người và mọi nhà” với loại truyện kể cho trẻ em.

Cái phong vị phương Bắc, với hoa tuyết, với cánh thiên nga, với nàng tiên cá, với ngọn lửa diêm thần kì,… như đưa tuổi thơ chúng ta sống với bao giấc mơ huyền ảo, những giấc mơ tuyệt đẹp.

Truyện “Cô bé bán diêm” được An-đéc-xen viết vào năm 1845, khi ông đã có trên 20 năm cầm bút, tên tuổi lừng danh thế giới. Nó thuộc loại truyện vừa thực vừa ảo, vừa mang màu sắc cổ tích thần kì, vừa đậm đà chất thơ trữ tình, gợi lên một tình thương, một vẻ đẹp nhân văn sáng giá. Em bé bán diêm đã chết cóng trong tuyết, với má hồng và đôi môi như mỉm cười tưởng được ru bằng những giấc mơ huyền thoại!

Người đọc từng băn khoăn tự hỏi: mẹ em bé đi đâu? Nhiều người dự đoán em bé mồ côi mẹ. Tuổi thơ đẹp nhất của em là quãng thời gian được sống bên bà nội hiền hậu trong ngôi nhà xinh xắn có dây trường xuân bao quanh. Cuộc đời em trở nên bất hạnh từ sau ngày bà nội mất, sống bên người bố thô lỗ, cục cằn, em phải “chịu chui rúc trong một xó tối tăm, luôn luôn nghe những lời mắng nhiếc chửi rủa” .

An-đéc-xen dẫn chúng ta đi theo con đường bán diêm của cô bé. Một thời điểm điển hình nói lên sự nghèo khổ, nói lên nỗi bất hạnh tột cùng của một em bé. Đó là một đêm giao thừa “rét dữ dội, tuyết rơi”. Em ra đi đầu trần, lúc đầu có đôi “giày vài phỏng”, nhưng chỉ một lát sau thôi, giày của em, chiếc thì bị xe song mã nghiến, chiếc thứ hai thì bị một thằng bé xa lạ lượm lấy, tung lên trời, và nó bảo đem về “làm nôi cho con chó sau này”. Em đi bán diêm trong đêm tối với đôi chân trần nhỏ bé, chẳng mấy chốc “chân em đỏ ửng lên, rồi tím bầm lại vì rét”. Nhìn em, ai mà chẳng thương tâm?

Nhà văn tạo nên hai nghịch cảnh một đêm giao thừa. Một em bé đi bán diêm suốt một ngày mà chẳng bán được một bao diêm nào, “bụng đói cật rét” đi lang thang trên đường, chẳng được ai bố thí cho em chút đỉnh! Mái tóc và lưng em bám đầy tuyết. Trái lại, cửa sổ mọi nhà đều “sáng rực ánh đèn” và trong phố thì “sực nức mùi ngỗng quay”. Đó là hai cảnh trái ngược. Câu chuyện trở nên thấm vị đợm cay đắng! Trên bước đường bán diêm kiếm sống giữa đêm giao thừa, em bé đang sống trong cô đơn, buồn tủi. Một quá khứ hạnh phúc trở về trong tâm hồn em. Mái nhà xưa với dây trường xuân, với hình ảnh bà nội, đầm ấm thế, yên vui thế! Nay còn đâu? Mái nhà hiện tại thì tồi tàn, suốt ngày em chỉ luôn nghe lời mắng chửi. Sẽ phận em bé bán diêm thật cay đắng và đáng thương biết bao! Một tuổi thơ thấm đầy lệ. Đằng sau cảnh đời, số phận em bé bán diêm đêm giao thừa là một cái nhìn dõi theo của nhà vãn An-đéc-xen với nhiều trắc ẩn, với nỗi lo khôn nguôi.

Cô bé bán diêm ngoài cái rét, đơn côi,… còn có một nỗi đau tinh thần, luôn luôn bị giày vò, ám ảnh hết sức nặng nề. Ở nhà thì bị bố mắng nhiếc chửi rủa, lang thang trong đêm tuyết, giao thừa, nếu không bán được ít bao diêm hay không ai bố thí cho một đồng xu nào đem về, nhất định em sẽ bị bố đánh! Nỗi bất hạnh này thành đáng sợ, nó luôn luôn đè nặng tâm hồn em. Có biết rằng: “ tình thương của cha mẹ là thiên đường tuổi thơ” mới thấy cái sâu sắc trong tấm lòng nhân ái của nhà văn Đan Mạch. Ông nhắc khẽ ai đó đang được sống yêu thương, sung sướng trong vòng tay bố mẹ mình nên biết cảm thông với cái khổ tâm, nỗi thương đau của các bạn nhỏ bất hạnh như cô bé bán diêm này. Bởi lẽ, biết san sẻ cùng đồng loại cũng là hạnh phúc.

Phần cảm động nhất, hay nhất khi tác giả nói về những cơn mơ của em bé bán diêm. Em đã đánh hết cả một bao diêm trên tay. Lúc đầu là “đánh liều” quẹt một que, với ý định “sưởi cho đỡ rét một chút”. Ngọn lửa của một que diêm sao có thể chống lại cả một đêm dày sương tuyết? Lúc đầu em chỉ thấy, em chỉ phát hiện ra ngọn lửa diêm “xanh lam”, rồi “trắng ra”, “rực hồng lên quanh que gỗ trông đến vui mắt”. Từ niềm vui nhỏ nhoi, bình dị của một em bé con nhà nghèo như thế, em đã bước vào những cơn mơ kì diệu. Mỗi que diêm từ tay em bé quẹt lên là có một ngọn lửa “thần kì”. Que diêm thứ nhất “sáng rực như than hồng ” làm cho em “tưởng chừng như đang ngồi trước một lò sưởi bằng sắt có những hình nổi bằng đồng bóng nhoáng”. Ngọn lửa trong lò sưởi ấy “nom đến vui mắt và tỏa ra hơi nóng dịu dàng”. Đó cũng là mơ ước của những thân phận nghèo khổ trên đời giữa mùa đông giá rét dài lê thê! Nhà văn có cái tâm đẹp, cái tấm lòng nhân hậu và giàu trí tưởng tượng mới đồng cảm với những em bé nghèo khổ qua những mơ ước bình dị như vậy.

Que diêm thứ hai bùng cháy dẫn hồn em đến một mái nhà êm ấm có “tấm rèm bằng vải màu ”, có một mâm cỗ sang trọng. Một bàn ăn có khăn trải bàn trắng tinh, có bát đĩa bằng sứ quý giá, có ngỗng quay. Em đang “bụng đói cật rét” mà, nên em thấy có một điều kì diệu nhất là ngỗng ta nhảy ra khỏi đĩa và mang cả dao ăn phuốc-sét cắm trên lưng, tiến về phía em”. Que diêm tắt, mộng tan. Em bé bán diêm vẫn ngồi cô đơn một mình dưới trời tuyết trong đêm giao thừa. Hỡi ai còn mang trong lòng tình người nhất định sẽ chảy lệ khi nghĩ về thân phận em bé sau khi que diêm thứ hai tắt, mộng tan.

Lại que diêm thứ ba nữa bùng cháy. Em bé như thấy trước mắt mình một cây thông Nô-en được trang trí lộng lẫy với hàng ngàn ngọn nến sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi… Em đang giơ tay với về phía cây… thì diêm tắt. Lần này, em thấy các ngọn nến bay lên cao mãi rồi “biến thành những ngôi sao trên trời”. Chất văn và cảm xúc của câu chuyện kể đã mang một nồng độ mới. Từ ngọn nến trên cây thông Nô-en (trong mơ) em nghĩ đến trời sao lấp lánh, rồi chập chờn về một ngôi sao đổi ngôi, một linh hồn nào đó đã “bay lên trời với Thượng đế”. Cũng cần cảm thụ được hình ảnh Thượng đế trong câu chuyện kể của An-đéc-xen, đó là một biểu tượng về niềm tin hướng tới cái vô cùng cao cả, thiêng liêng và tốt đẹp. Thượng đế trong ước mơ, chứ không phải trong quan niệm của nhiều tôn giáo, cũng như Tiên, Phật trong cổ tích Việt Nam vậy.

Em bé chìm dần vào giấc mơ huyền diệu tuổi thơ khi em quẹt que diêm thứ tư. Trong ánh lửa xanh tỏa ra từ cây diêm, em bé “ nhìn thấy rõ ràng bà em đang mỉm cười với em”. Và lần này cũng vậy, diêm cháy rồi tàn, làm tan giấc mộng: “Que diêm tắt phụt và ảo ảnh rực sáng trên khuôn mặt em bé cũng biến”. Đã hơn một thế ki trôi qua từ ngày An-đéc-xen viết truyện này (1845) nhưng người đọc khắp hành tinh – những cô, cậu học trò nhỏ bé đáng yêu – hình như vẫn còn nghe văng vẳng đâu đây lời nguyện cầu của cô bé bán diêm tội nghiệp. Cháu vẫn ngoan ngoãn đấy bà ơi! “Cháu van bà, bà xin Thượng đế chí nhân cho cháu về với bà..”.

Chập chờn trong mơ tưởng. Đêm càng về khuya, rét càng dữ và tuyết càng phủ dày mặt đất. Diêm nối nhau chiếu sáng. Bà em hiện lên to lớn và đẹp lão. Bà nội cầm tay em bay lên cao, cao mãi “chẳng còn đói rét, đau buồn nào đe dọa” em nữa. Hai bà cháu đã về chầu Thượng đế”.

Cái tài của An-đéc-xen là đã nói về cái chết của em bé bán diêm, chết đói, chết rét trong tuyết mà không gợi ra sự bi thảm hãi hùng. Em chưa chết và em không chết! Em đã cùng bà nội giã từ cái hiện thực cay đắng, phũ phàng và côi cút này để bước sang thế giới mới tươi đẹp hơn, hạnh phúc hơn. Đó là nơi mơ ước của em; lên trời với Thượng đế chí nhân. Hình ảnh em bé bán diêm chết nằm trên tuyết, giữa những bao diêm, trong đó có một bao đã đốt hết nhẵn “có đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười ” trong ngày mồng một Tết là một hình ảnh nhiều ý nghĩa, gợi lên bao xót xa trong lòng người. Bầu trời thì xanh nhạt, mặt trời lên chói chang, tuyết vẫn phủ mặt đất. Mọi người vui vẻ ra khỏi nhà. Và họ bảo nhau: “Chắc nó muốn sưởi cho ấm!”. Trái đất và bầu trời vẫn đẹp. Vẫn có kẻ vô tình trước nỗi đau của đồng loại. Đời vẫn nhiều nghịch cảnh đau buồn như “tuyết vẫn phủ kín mặt đất”. Ai mà biết được “cảnh huy hoàng lúc hai bà cháu bay lên để đón lấy những niềm vui đầu năm ?

Đọc truyện “Cô bé bán diêm”, hình tượng ngọn lửa – diêm là hình tượng lấp lánh nhất”. Đó là ngọn lửa của ước mơ tuổi thơ về mái ấm gia đình, về ấm no và hạnh phúc, được ăn ngon và vui chơi, ước mơ về tình thương gia đình mà ông bà, cha mẹ đem lại cho con cháu. Từ ngọn lửa – diêm đã hóa thành những ngôi sao trên trời… để soi đường cho em bé bay lên với Thượng đế. Qua ngọn lửa và ngôi sao sáng An-đéc-xen đã cảm thông, trân trọng, ngợi ca những mơ ước hoặc là bình dị hoặc là kì diệu của tuổi thơ, vẻ đẹp nhân văn của truyện “Cô bé bán diêm” được thể hiện tài tình qua hình tượng ngọn lửa”. Và ông cũng nhắc khẽ mọi người phải biết san sẻ tình thương, đừng có phũ phàng hoặc vô tình trước nỗi đau, bất hạnh của các em nhỏ. An-đéc-xen có một lối viết nhẹ nhàng. Giá trị nhân bản của truyện “Cô bé bán diêm” giúp ta thấy được, ông là nhà văn của “mọi thời, mọi người và mọi nhà” như Huy-gô, đại văn hào Pháp đã nói. Hãy nghĩ đến và phấn đấu vì một ngày mai – một ngày mai tươi đẹp cho tuổi thư trong ấm no, hạnh phúc và ca hát, hòa bình.

Trên đây là tất cả kiến thức và đề thi liên quan đến tác phẩm Cô bé bán diêm – An-đéc-xen mà các em cần nắm chắc trong chương trình ngữ văn lớp 8. Chúc các em ôn thi tốt và đạt được điểm cao!

Nguồn

Cùng chủ đề

18 bài phân tích tác phẩm truyện ngắn Lão Hạc – Nam Cao hay nhất

Mục lụcI. Tìm hiểu chung về tác giả tác phẩm Lão Hạc - Nam Cao1. Tác giả Nam Cao2. Hoàn cảnh ra đời3. Bố cục4. Giá trị nội dung5. Giá trị nghệ thuậtII. Dàn ý chung cho đề bài nghị luận về...

6 bài phân tích Tôi đi học – Thanh Tịnh

I. Tìm hiểu chung tác giả, tác phẩm Tôi đi học - Thanh Tịnh1. Tác giả Thanh Tịnh- Thanh Tịnh (1911 - 1988), tên khai sinh là Trần Văn Ninh.- Quê quán: xóm Gia Lạc, ven sông Hương, ngoại ô thành phố...

6 Bài văn mẫu phân tích tác phẩm Sa hành đoản ca (Bài ca ngán đi trên bãi cát) – Cao Bá Quát

I. Tìm hiểu chung tác phẩm Sa hành đoản ca - Cao Bá Quát1. Tác giả Cao Bá Quát- Cao Bá Quát (1809 – 1855) tự là Chu Thần, hiệu là Cúc Đường, Mẫn Hiên, người làng Phú Thị, huyện Gia Lâm,...

3 Bài văn mẫu phân tích tác phẩm Chiếu cấu hiền – Ngô Thì Nhậm

I. Tìm hiểu chung tác phẩm Chiếu cầu hiền - Ngô Thì Nhậm1. Tác giả Ngô Thì Nhậma. Tiểu sử- Ngô Thì Nhậm (1746 – 1803) hiệu là Hi Doãn, người làng Tả Thanh Oai (làng Tó), huyện Thanh Oai, trấn Sơn...

2 Bài văn mẫu hay nhất phân tích tác phẩm Đám tang lão Gô – ri – ô (Ban – dắc)

I. Tìm hiểu chung tác phẩm Đám tang lão Gô - ri - ô của Ban - dắc1. Tác giả Ban - dắc- Hô - nê - rê - đơ Ban - dắc (1799 0 1850), xuất thân tỏng một gia đình...

Cùng tác giả

Lịch phát sóng VTV1 ngày 07/11/2024

Lịch phát sóng VTV1 ngày 07/11/2024 với nhiều chương trình đặc sắc. Cập nhập nhanh nhất và chính xác nhất Lịch phát sóng VTV1 ngày 07/11/2024 với nhiều chương trình hấp dẫn. Chúc các bạn có những phút giây vui vẻ tại Báo...

Lịch phát sóng VTV3 ngày 07/11/2024

Lịch phát sóng VTV3 ngày 07/11/2024 với nhiều chương trình đặc sắc. Cập nhập nhanh nhất và chính xác nhất Lịch phát sóng VTV3 ngày 07/11/2024 với nhiều chương trình hấp dẫn. Chúc các bạn có những phút giây vui vẻ tại Báo...

Phát huy vai trò đảng viên người dân tộc thiểu số tại Kon Tum

Những năm qua, Tỉnh ủy Kon Tum chú trọng công tác phát triển đảng vùng đồng bào dân tộc thiểu số, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng, nhờ đó, chất lượng đảng viên mới kết nạp là người dân tộc thiểu số ngày càng được nâng lên, nhiều đảng viên có trình độ học vấn cao, tỷ lệ đảng viên được đào tạo về chuyên môn ngày càng tăng cao, góp phần hoàn thành mục tiêu...

Chiếc cầu thang ở ngôi nhà dài của người Ê Đê

Người Ê Ðê theo chế độ mẫu hệ, điều này được in đậm dấu ấn ở kiến trúc và trang trí nghệ thuật trên ngôi nhà dài truyền thống. Khi đặt chân lên chiếc cầu thang vào nhà, ta thấy những biểu trưng nữ quyền được thể hiện rất rõ nét bởi đôi bầu vú của người phụ nữ và hình vầng trăng khuyết, thậm chí ngay cả ở cách bài trí đồ đạc trong nhà. ...

Lâm Đồng hướng đến chuyển đổi xanh bền vững

Quy hoạch tỉnh Lâm Ðồng xác định, đến năm 2030, tỉnh phát triển nhanh, bền vững; phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn; lấy phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp là trọng tâm, trụ đỡ; phát triển công nghiệp chế biến là động lực; phát triển du lịch là đột phá; phấn đấu đến năm 2050 đạt các tiêu chuẩn để trở thành thành phố trực thuộc Trung ương hiện đại, có bản sắc, xanh, thông minh...

Cùng chuyên mục

Lịch phát sóng VTV1 ngày 07/11/2024

Lịch phát sóng VTV1 ngày 07/11/2024 với nhiều chương trình đặc sắc. Cập nhập nhanh nhất và chính xác nhất Lịch phát sóng VTV1 ngày 07/11/2024 với nhiều chương trình hấp dẫn. Chúc các bạn có những phút giây vui vẻ tại Báo...

Lịch phát sóng VTV3 ngày 07/11/2024

Lịch phát sóng VTV3 ngày 07/11/2024 với nhiều chương trình đặc sắc. Cập nhập nhanh nhất và chính xác nhất Lịch phát sóng VTV3 ngày 07/11/2024 với nhiều chương trình hấp dẫn. Chúc các bạn có những phút giây vui vẻ tại Báo...

Giải bóng chuyền hơi trung

Giải đấu có sự tham gia của 8 đội đến từ 4 địa phương thuộc Cụm thi đua số 2, bao gồm các huyện: Đắk Glong, Đắk R'lấp, Tuy Đức và thành phố Gia Nghĩa.Giải đấu không chỉ là sân chơi thể thao mà còn là dịp để các vận động viên cao tuổi giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm quý báu. Thông qua những trận đấu sôi nổi, phong trào...

Màn kết hợp giữa Kim Go Eun với Steve Sanghyun Noh

Review phim Đôi Bạn Học Yêu: Màn kết hợp giữa Kim Go Eun với Steve Sanghyun NohĐôi Bạn Học Yêu, với sự tham gia của Kim Go Eun và trai đẹp Steve Sanghyun Noh, hứa hẹn sẽ mang lại một nguồn năng lượng tích cực và chữa lành cho người xem. Bộ phim không chỉ gửi gắm thông điệp sâu sắc về tình yêu mà còn đề cập đến những định...

Tuổi trẻ giá bao nhiêu tập 13 trên VTV3 ngày 6/11/2024

Tóm tắt nội dung phim "Tuổi trẻ giá bao nhiêu" tập 12Trong Tuổi trẻ giá bao nhiêu tập 12, Kiên đã đột nhập vào kho ngâm tẩm hóa chất sầu riêng nhưng chưa kịp quay phim, chụp hình lại. Cậu kể với Linh và quyết tâm lấy bằng chứng tố cáo vựa trái cây vì không thể để họ hại người tiêu dùng mãi được.Để thực hiện kế hoạch, Kiên mua...

Hoa sữa về trong gió tập 45 trên VTV1 ngày 6/11

Lịch phát sóng Hoa sữa về trong gió tập 45Khán giả có thể xem trực tiếp Hoa sữa về trong gió tập 45 trên kênh VTV1 phát sóng vào lúc 21h00 hôm nay, 6/11/2024 trên các link dưới đây:VTV Go - VTV - VTVCab - SCTV - TV360 - FPTPlayLink xem phim Hoa sữa về trong gió Full HDĐể có thể xem trọn bộ full HD các tập của bộ phim...

Độc đạo tập 30 trực tiếp VTV3 ngày 6/11

Review lại nội dung Độc đạo tập 29Tập 29 mở đầu với cảnh bà Ánh đang uống rượu, buồn bã vì chồng mình, Quân "già," không về nhà trong hai đêm. Dũng "kính" đến khuyên bà: "Thôi chị đừng hành hạ bản thân mình nữa" Bà Ánh than thở: "Đêm qua anh ấy không về, hai đêm anh ấy không về" bày tỏ nỗi đau khi Quân "già" đang dành sự...

Giao kèo giữa Loki và Luffy

Nội dung One Piece Chap trước chapter 1130Trong One Piece chap 1130, mang tên "Hoàng tử bị nguyền rủa", nhiều bí ẩn về Elbaf được hé lộ, cùng sự xuất hiện của nhân vật đầy quyền lực – Loki, hoàng tử bị nguyền rủa của Elbaf. Loki là một người khổng lồ, cơ bắp, đội mũ sừng, mang rìu lớn, và tự xưng là “Thần Mặt Trời” với ý định huỷ...

Nguồn cảm hứng Công viên ĐCTC UNESCO Đắk Nông với văn học nghệ thuật

Nguồn cảm hứng sáng tác cho văn học nghệ thuậtĐối với họa sĩ Phạm Hưng, Hội VHNT tỉnh Hà Giang, trước chuyến đi, những mường tượng của anh về vùng đất Đắk Nông chỉ gói gọn trong những vườn cây cà phê, hồ tiêu bạt ngàn. Tuy nhiên, khi đặt chân tới đây, anh hoàn toàn ngỡ ngàng trước cảnh sắc và con người nơi cao nguyên đầy nắng và gió.“Ngay...

Địa điểm rùng rợn có thật của xứ Hàn

Review phim Ai Oán Trong Vườn XuânLấy đề tài từ địa điểm rùng rợn nhất có thật của xứ HànBộ phim lấy cảm hứng từ nhà hàng Vườn Xuân, nằm tại thủ đô Seoul và cũng là một trong những địa điểm bị đồn đại có ma ám nổi tiếng ở Hàn Quốc. Theo lời kể, tại nơi này từng xảy ra một vụ thảm sát rùng rợn, khi một người...

Tin nổi bật

Tin mới nhất