Powered by Techcity

Ý nghĩa giáo dục trong truyện cổ M’nông

05:25, 03/12/2023

Cũng như các dân tộc láng giềng, dân tộc M’nông còn lưu giữ nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể quý báu, phong phú và độc đáo. Trong kho tàng ngữ văn truyền miệng, đồng bào có sử thi, ca dao, tục ngữ, lời nói vần, đặc biệt là truyện cổ.

Truyện cổ M’nông có sự hòa quyện giữa thần thoại, truyền thuyết, cổ tích và ngụ ngôn. Trong mỗi câu chuyện vừa có nội dung cổ tích, vừa có tính chất ngụ ngôn hoặc đôi khi mang màu sắc thần thoại nhưng lại chứa đựng chất cổ tích. Đặc biệt, trong các truyện cổ về loài vật có sự hòa quyện đậm nét truyện cổ tích thế sự, sự tích và ngụ ngôn.

Truyện cổ tích của dân tộc M’nông giải thích tự nhiên, sự vật và hiện tượng một cách hồn nhiên, lý thú. Trong các câu chuyện kể về loài vật, ta sẽ thấy “có lý” vì sao con kiến ăn mỡ, vì sao con khỉ hay hái trộm hoa màu trên rẫy, vì sao con cọp sợ ná, con voi sợ dùi…

Qua chuyện kể, thể hiện cảm quan thơ ngây, hồn nhiên về đời sống tự nhiên, xã hội vừa lãng mạn, vừa trần tục, vừa thực tế, vừa hư ảo, hoang đường. Truyện kể về loài vật của đồng bào khá phong phú, đa dạng. Mỗi câu chuyện đều ẩn chứa tính hài hước, vui nhộn, vừa có tính chất giải trí, vừa mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc.





Bìa cuốn “Truyện kể về các loài vật” do NXB Văn hóa dân tộc xuất bản.

Đối với người M’nông, truyện cổ không những giúp người ta hiểu biết về lịch sử tộc người mình, mà còn giúp bà con làm việc bền bỉ và hăng say hơn. Chuyện kể thường diễn ra ở nhà trong lúc rảnh rỗi hoặc lúc nghỉ ngơi, thư thái trên chòi rẫy trong đêm về sau một ngày bận rộn với nương rẫy. Đến mùa tra hạt hoặc giữ canh lúa, hoa màu khỏi chim chóc, thú rừng phá hoại hay mùa thu hoạch, đồng bào M’nông thường ở lại trong những cái chòi làm sẵn trên rẫy. Trong thời gian đó, sau lúc lao động mệt nhọc, đêm đến, cơm nước xong, người ta rủ đến chòi của già làng, người biết kể những câu chuyện xưa để được thả hồn vào thế giới huyền thoại. Từ đêm này qua đêm khác, bên bếp lửa, trẻ già, nam nữ ngồi bên nhau nghe kể những câu chuyện xưa.

Đồng bào M’nông coi trọng việc giáo dục con cháu, xem đây là trách nhiệm của ông bà, cha mẹ và các vị già làng. Đồng bào giáo dục con cháu thường xuyên, liên tục.

Tuy không có chương trình, bài bản quy định rõ ràng nhưng luôn sát hợp với thực tế, gắn với những sự việc xảy ra hằng ngày để nhắc nhở, uốn nắn con cháu làm đúng, làm việc tốt, tránh những điều xấu có hại cho bản thân, gia đình và xã hội.

Xưa kia, khi chưa có trường lớp, buổi sáng, buổi tối là lớp học duy nhất của thanh niên, trẻ nhỏ. Những người già vừa làm việc riêng của mình vừa kể chuyện cổ tích, sử thi cho đàn trẻ con. Mỗi buổi kể một câu chuyện cổ. Thanh niên nào đã được nghe câu chuyện mà người lớn vừa kể thì ra rẫy thử kể lại, sai chỗ nào thì cha mẹ và người lớn nhắc thêm.

Buổi tối, người già đọc những câu vần trong vốn ca dao, tục ngữ, hát kể sử thi, chuyện cổ và dạy cho chúng nhớ cốt truyện và thuộc lòng những câu ca. Truyện cổ nói chung, chuyện kể về loài vật nói riêng là món quà tinh thần quý báu dành cho trẻ em. Qua câu chuyện sẽ giúp kích thích trí tưởng tượng, là phương tiện để cảm nhận thế giới và hiểu biết xã hội, hình thành nhân cách của con trẻ.





Sắc màu cao nguyên M’nông.

Nhân vật trong truyện ngụ ngôn M’nông là các con vật được nhân cách hóa với cách ứng xử, lời ăn tiếng nói sinh động, có hồn. Đó là con voi, con thỏ, con cọp, con rùa, con chó, con mèo, con cò, con nai, con mang… Nhưng nổi bật nhất là con voi trong chuyện kể về các loài vật. Dân tộc M’nông là tộc người gắn bó lâu đời với nghề săn bắt và thuần dưỡng voi rừng nên voi được xem là con vật linh thiêng nhưng gần gũi, người bạn thân thiết của buôn làng. Trong truyện cổ, con voi xuất hiện tạo nên những chi tiết sống động, hấp dẫn chẳng những ở truyện cổ tích thế sự, truyền thuyết mà còn trong những truyện sự tích và ngụ ngôn. Bên cạnh đó, thỏ và cọp là hai nhân vật được ưu ái nhiều nhất. Qua hàng loạt truyện kể như “Cọp và rùa”, “Thỏ, cọp và bó tranh”, “Cọp bị thỏ chơi khăm”, “Thỏ lừa cọp xuống giếng”…, dân gian đã tạo ra hai nhân vật đối chọi nhau: Cọp hung dữ hay bắt nạt các con vật khác nhưng lại ngờ nghệch, khờ khạo và chú thỏ tinh khôn, hào hiệp, phóng túng nhưng đôi lúc hay giở trò ranh mãnh. Qua hình ảnh con cọp, dân gian đã phê phán sự dốt nát, cả tin của con người và nhắc nhở ai đó nên thận trọng kẻo “tin bợm mất bò”. Những câu chuyện kể về loài vật đưa ra, gợi mở một quan niệm sâu sắc rằng trí khôn là vốn quý nhưng phải biết dùng cho đúng, phải sống ngay thẳng, thật thà và hãy biết sống bình đẳng, hòa thuận với nhau.

Trong thời gian qua, các loại hình văn học dân gian của dân tộc M’nông như sử thi, lời nói vần, truyện cổ… đã được các cơ quan chức năng, các nhà folklore trong nước quan tâm sưu tầm, nghiên cứu, xuất bản. So với các loại hình văn học dân gian khác, truyện cổ dễ phổ biến trong môi trường học đường, trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu đối với học sinh, thiếu nhi con em đồng bào dân tộc thiểu số. Do đó, cần sưu tầm, xuất bản để đưa truyện cổ hay, đặc sắc, có giá trị về nội dung và nghệ thuật ngôn từ trở về lại với lớp trẻ, góp phần giáo dục và nuôi dưỡng tâm hồn, nhân cách của thế hệ trẻ các buôn làng Tây Nguyên.

Tấn Vịnh



Nguồn

Cùng chủ đề

Quán triệt Nghị quyết của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi...

Ngày 13/1, tại Hà Nội, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu Trung ương (Ảnh: chinhphu.vn). Tham dự hội nghị tại điểm cầu Trung ương có các đồng chí: Tổng Bí thư Tô Lâm;...

Bế mạc Hội thi giáo viên làm Tổng phụ trách Đội giỏi tỉnh Đắk Lắk lần thứ III – năm 2024

Sau 5 ngày tranh tài sôi nổi, chiều 27/12, Hội thi Giáo viên làm Tổng phụ trách Đội giỏi tỉnh Đắk Lắk lần thứ III - năm 2024 đã chính thức bế mạc và tiến hành trao giải cho các thí sinh xuất sắc.   Tiết mục văn nghệ đặc sắc tại lễ bế mạc hội thi. Hội thi Giáo viên làm Tổng phụ trách Đội giỏi tỉnh Đắk Lắk lần thứ III - năm 2024 do Sở Giáo dục và Đào...

Khai mạc Hội thi giáo viên làm Tổng phụ trách Đội giỏi năm 2024

Ngày 23/12, tại Trường Cao đẳng Sư phạm Đắk Lắk, Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk phối hợp với Tỉnh Đoàn tổ chức khai mạc Hội thi Giáo viên làm Tổng phụ trách Đội giỏi tỉnh Đắk Lắk lần thứ III - năm 2024. Các đại biểu tham dự khai mạc hội thi. Hội thi được tổ chức trong 5 ngày (từ ngày 23-27/12) với sự tham gia của 101 thí sinh là giáo viên làm Tổng phụ trách...

Tổng kết công tác tổ chức, tham gia Hội khỏe Phù Đổng năm 2024

Chiều 23/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk tổ chức Hội nghị tổng kết công tác tổ chức, tham gia Hội khỏe Phù Đổng năm 2024. Tham dự hội nghị có Phó Trưởng đoàn phụ trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Lê Thị Thanh Xuân cùng đại diện lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị hữu quan. Các đại biểu tham dự hội nghị. Hội khỏe Phù Đổng là ngày hội...

Khai mạc Ngày hội STEM cấp THPT tỉnh Đắk Lắk lần thứ II – năm 2024

Sáng 21/12, tại Trường THCS, THPT Đông Du (TP. Buôn Ma Thuột), Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk tổ chức khai mạc Ngày hội STEM cấp THPT tỉnh Đắk Lắk lần thứ II – năm 2024. Các đại biểu tham dự khai mạc Ngày hội. Phát biểu khai mạc Ngày hội, Phó Trưởng đoàn phụ trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Lê Thị Thanh Xuân cho biết, giáo dục STEM...

Cùng tác giả

Thực hiện hiệu quả công tác khuyến công quốc gia năm 2025

Tích cực triển khai hoạt động xây dựng chính sách Cục Công Thương địa phương thông tin, năm vừa qua, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật là điểm sáng trong triển khai công tác của Cục. Theo đó, Cục đã hoàn thiện hồ sơ, trình Chính phủ ký ban hành 2 nghị định: Nghị định số 32/2024/NĐ-CP về quản lý, phát triển cụm công nghiệp và Nghị định số 43/2024/NĐ-CP quy định chi tiết về xét tặng danh hiệu...

Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp

Chiều 15/1, Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ tổ chức Phiên họp thứ 9 nhằm tổng kết công tác cải cách hành chính năm 2024, triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Đồng chí Nguyễn Hoà Bình, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Phó trưởng Ban chỉ đạo cải cách hành chính Chính phủ chủ trì hội nghị. Đồng chí Nguyễn Hoà Bình, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ phát biểu chỉ đạo...

Giá tiêu hôm nay 16/1/2025, trong nước giảm nhẹ

Giá tiêu trong nước hôm nay Giá tiêu hôm nay được cập nhật lúc 4h30 sáng ngày 16/1/2025 như sau, thị trường tiêu trong nước tiếp tục giảm sâu, hiện giá thu mua tiêu tại các thị trường trọng điểm dao động trong khoảng 145.000 – 146.000 đồng/kg; giá tiêu trung bình là 145.400 đồng/kg. Cụ thể, giá tiêu hôm nay ở tỉnh Gia Lai và tỉnh Đắk Lắk ít biến động so với phiên giao dịch trước. Hiện giá tiêu...

Dự báo giá tiêu ngày mai 16/1/2025, trong nước giảm nhẹ

Dự báo giá tiêu ngày mai ​​​​​Dự báo giá tiêu trong nước ngày mai 16/1/2025 tiếp tục giảm nhẹ. Giá tiêu hôm nay được cập nhật chiều ngày 15/1/2025 như sau, thị trường tiêu trong nước tiếp tục giảm sâu, hiện giá thu mua tiêu tại các thị trường trọng điểm dao động trong khoảng 145.000 – 146.000 đồng/kg; giá tiêu trung bình là 145.400 đồng/kg. Cụ thể, giá tiêu hôm nay ở tỉnh Gia Lai và tỉnh Đắk Lắk ít biến...

Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Đắk Lắk triển khai nhiệm vụ năm 2025

Chiều 14/1, Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nguyễn Tuấn Hà chủ trì hội nghị. Quang cảnh hội nghị. Báo cáo tại hội nghị cho biết, trong năm 2024 đã có 49.671 lượt hộ...

Cùng chuyên mục

Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Đắk Lắk sơ kết công tác học kỳ I năm học 2024-2025

Ngày 10/1, Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội nghị sơ kết công tác công đoàn học kỳ I năm học 2024-2025. Các đại biểu tham dự hội nghị. Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh hiện trực tiếp quản lý 66 công đoàn cơ sở với 5.066 đoàn viên; phối hợp với Liên đoàn Lao động cấp huyện quản lý 947 công đoàn cơ sở với 32.391 đoàn viên. Trong học kỳ I năm học 2024-2025, Công...

Gặp mặt, giao lưu nữ đảng viên tiêu biểu

Sáng 10/1, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội nghị gặp mặt, giao lưu nữ đảng viên tiêu biểu và ôn lại truyền thống 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930-03/02/2025). Tham dự hội nghị có gần 200 hội viên phụ nữ tiêu biểu thuộc các đơn vị lực lượng vũ trang, Hội Nữ Trí thức, Nữ Doanh nhân và phụ nữ tiêu biểu trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột. Các đại...

Ghi nhận trường hợp tử vong nghi do bệnh Dại tại huyện Krông Ana

Ngày 6/1, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Đắk Lắk cho biết, trên địa bàn tỉnh vừa ghi nhận một trường hợp tử vong nghi do bệnh dại tại huyện Krông Ana. Đây là trường hợp tử vong nghi do dại đầu tiên trong năm 2025 trên địa bàn tỉnh. Tiêm phòng Dại cho chó là biện pháp hữu hiệu để phòng ngừa bệnh Dại. Bệnh nhân là Y.N.H (Nam, sinh năm 2014, trú tại xã Băng A Drênh,...

Lãnh đạo UBND tỉnh Đắk Lắk đối thoại với cán bộ, hội viên, phụ nữ

Sáng 03/01, UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội nghị đối thoại giữa lãnh đạo UBND tỉnh với cán bộ, hội viên, phụ nữ trên địa bàn tỉnh năm 2024 với chủ đề “Thúc đẩy bình đẳng giới và phát huy vai trò của cán bộ, hội viên, phụ nữ trong phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk”. Tham dự hội nghị có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh...

Tổng kết công tác ngành Nội chính Đảng và hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực cấp...

Chiều 31/12, tại Hà Nội, Ban Nội chính Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác ngành Nội chính Đảng và hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực (PCTNLPTC) cấp tỉnh năm 2024, triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Dự và chủ trì hội nghị có Tổng Bí thư Tô Lâm – Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNLPTC. Cùng chủ trì hội nghị...

Quán triệt, tập huấn quy định pháp luật lĩnh vực tài nguyên nước và biến đổi khí hậu

Ngày 30/12, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội nghị quán triệt, tập huấn quy định pháp luật lĩnh vực tài nguyên nước và biến đổi khí hậu. Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hoàng Văn San chủ trì hội nghị. Luật Tài nguyên nước được Quốc hội thông qua vào ngày 27/11/2023 và chính thức có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2024, đánh dấu bước tiến rất lớn về...

Bế mạc Hội thi giáo viên làm Tổng phụ trách Đội giỏi tỉnh Đắk Lắk lần thứ III – năm 2024

Sau 5 ngày tranh tài sôi nổi, chiều 27/12, Hội thi Giáo viên làm Tổng phụ trách Đội giỏi tỉnh Đắk Lắk lần thứ III - năm 2024 đã chính thức bế mạc và tiến hành trao giải cho các thí sinh xuất sắc.   Tiết mục văn nghệ đặc sắc tại lễ bế mạc hội thi. Hội thi Giáo viên làm Tổng phụ trách Đội giỏi tỉnh Đắk Lắk lần thứ III - năm 2024 do Sở Giáo dục và Đào...

Ngành Thanh tra triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2025

Ngày 28/12, tại Hà Nội, Thanh tra Chính phủ tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc nhằm tổng kết công tác thanh tra năm 2024 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025. Dự hội nghị có Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình; Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong cùng đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành, đơn vị, địa phương. Tham dự hội nghị tại điểm cầu Đắk Lắk có Chánh...

Hơn 2,5 tỷ đồng trợ giúp người khuyết tật, trẻ mồ côi và đối tượng yếu thế

Sáng 27/12, Hội Bảo trợ Người khuyết tật và Bảo vệ quyền trẻ em tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Hội năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Tỉnh Đắk Lắk hiện có gần 80.000 người khuyết tật, trong đó người khuyết tật đang hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng tại cộng đồng 22.716 người (6.792 người khuyết tật đặc biệt nặng, 15.924 người khuyết tật nặng); có 13.723 trẻ em đang...

Bảo tồn, phát huy giá trị di tích lịch sử Đồn điền Rossi gắn với phát triển du lịch

Ngày 25/12, UBND thị xã Buôn Hồ tổ chức Hội thảo giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị di tích lịch sử Đồn điền Rossi gắn với định hướng phát triển du lịch thị xã Buôn Hồ đến năm 2030. Quang cảnh hội thảo. Đồn điền Rossi (đường Trần Hưng Đạo, phường Đạt Hiếu, thị xã Buôn Hồ) do người Pháp thành lập vào năm 1926, gồm có các hạng mục: Nhà ở và nhà làm việc của chủ đồn...

Tin nổi bật

Tin mới nhất