Powered by Techcity

Thúc đẩy phát triển du lịch vùng biên Buôn Đôn

08:14, 19/07/2023

Là huyện vùng biên giàu tiềm năng và cũng rất năng động trong kinh doanh dịch vụ du lịch, Buôn Đôn đã và đang nỗ lực để phát triển “ngành công nghiệp không khói” này tương xứng với lợi thế địa phương.

Phát huy giá trị văn hóa

Trong 7 đơn vị hành chính cấp xã của huyện Buôn Đôn, Krông Na được xem như trung tâm của trung tâm du lịch bởi sự phát triển năng động của địa bàn gắn liền với nhiều huyền thoại. Không chỉ nổi tiếng bởi kỳ bí săn bắt, thuần dưỡng voi rừng, du lịch với voi nhà, Krông Na với đa dân tộc như Lào, Êđê, M’nông, Ja Rai… sinh sống còn làm nên một vùng văn hóa đặc sắc.

Hiện nay, trên địa bàn xã còn lưu giữ, bảo tồn và phát huy giá trị của các công trình kiến trúc cổ như mộ vua săn voi Khunjunob, nhà sàn cổ hơn một trăm năm tuổi. Tại các buôn làng, đồng bào dân tộc thiểu số vẫn thường xuyên tổ chức các lễ hội, lễ cúng dân gian như cúng bến nước, cúng sức khỏe cho voi, mừng lúa mới, cầu mưa.





Du lịch có sử dụng voi nhà ở Buôn Đôn thu hút đông đảo khách tham quan. Trong ảnh: Voi nhà tham gia tiệc buffet.

Phát huy giá trị văn hóa, định kỳ 2 năm một lần, huyện tổ chức Lễ hội văn hóa truyền thống các dân tộc gắn với Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột. Chỉ riêng năm 2023, Lễ hội văn hóa đã thu hút hàng nghìn lượt khách trong và ngoài nước thưởng lãm các hoạt động như: lễ cúng thần linh; giao lưu cồng chiêng, múa xoang; tạc tượng gỗ dân gian các dân tộc Tây Nguyên; dệt thổ cẩm; đan lát; chế tác nhạc cụ dân tộc… Cái hay ở chỗ, các hoạt động của lễ hội đều do 18 dân tộc anh em sinh sống trên địa bàn cùng tham gia. Gắn kết ấy không chỉ biểu thị sức mạnh đoàn kết các dân tộc mà còn tạo ra vùng văn hóa đa sắc màu, độc đáo.

May mắn được đi nhiều nơi trên cả nước, anh Y Phước Niê (thị trấn Ea Pốk, huyện Cư M’gar) càng dễ dàng cảm nhận sự khác biệt giữa các không gian du lịch. Anh chia sẻ, ấn tượng sâu sắc của mình với Buôn Đôn là sự giao thoa văn hóa của các dân tộc, cùng sự đón tiếp nồng hậu của người dân. Buôn Đôn đón khách du lịch cũng không chèo kéo, ồn ào, giá cả phải chăng nên càng tạo thiện cảm trong lòng khách.

Không chỉ chính quyền địa phương, mà người dân Buôn Đôn cũng “xắn tay” tham gia du lịch, bảo tồn văn hóa truyền thống. Những năm gần đây, các bạn trẻ người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện đã sáng lập nên ban nhạc Kẹng Tí, đội múa Lăm vông, chuyên phối hợp với các khu du lịch, nghỉ dưỡng để biểu diễn phục vụ du khách gần xa. Anh Nô Ly Kbuôr, Trưởng ban nhạc Kẹng Tí cho hay, ngày càng hoàn thiện và chuyên nghiệp hóa, ban nhạc thường xuyên nhận được các show diễn, trong đó có những ngày tới 2 – 3 show. Không chỉ có thêm thu nhập cho gia đình mà ban nhạc còn hạnh phúc hơn khi lan tỏa được nét đẹp văn hóa các dân tộc thiểu số…

Chú trọng đầu tư hạ tầng

Xác định hạ tầng là điều kiện đặt nền tảng cho du lịch, những năm qua, Buôn Đôn đã từng bước đầu tư, hoàn thiện và nâng cấp hạ tầng. Địa phương tạo cơ chế, thông thoáng trong quá trình kêu gọi đầu tư phát triển du lịch đối với các điểm du lịch, các khu du lịch trên địa bàn huyện theo quy hoạch được phê duyệt.

Trong đó, nhiều công trình đã được đầu tư, cải tạo, xây dựng như: đường lên xuống các bến nước; sửa chữa Nhà văn hóa cộng đồng xã Krông Na và khu vực Trung tâm lễ hội của huyện để phục vụ cho Lễ hội văn hóa truyền thống các dân tộc huyện Buôn Đôn định kỳ được tổ chức hai năm một lần tại đây. Hiện nay, Dự án cải tạo nâng cấp Tỉnh lộ 1 (mở rộng, nâng cấp mặt đường có chiều rộng từ 9 – 12 m) nối TP. Buôn Ma Thuột và các huyện biên giới đã và đang được triển khai; hứa hẹn sẽ mở ra cơ hội, động lực thúc đẩy kinh tế, du lịch của huyện biên giới Buôn Đôn càng phát triển.





Du khách chụp hình thân thiện với voi Buôn Đôn.

Trên địa bàn huyện có hơn 20 cơ sở kinh doanh lưu trú, trong đó có 5 đơn vị kinh doanh du lịch có cơ sở lưu trú và các bãi cắm trại phục vụ khách du lịch, còn lại là các cơ sở kinh doanh nhà nghỉ, với tổng số khoảng 150 phòng, có thể đón tiếp và phục vụ khoảng 350 lượt khách trong cùng một thời điểm. Nhiều đơn vị, hộ kinh doanh đã mở rộng đầu tư thêm các loại hình lưu trú mới theo hình thức homestay tại các buôn đồng bào dân tộc tại chỗ, mở các farmstay, camping cho khách lưu trú như: Hợp tác xã Nông nghiệp và du lịch Phú Nông – Buôn Đôn, Bồ Câu Farm, Sơn Phượng homestay, Bối Camp…




Trong 6 tháng đầu năm 2023, du lịch Buôn Đôn có sự bứt tốc với tổng lượng khách đến tham quan là 160 nghìn lượt người, đạt 64% kế hoạch cả năm. Trong đó khách quốc tế là 2.500 lượt người, đạt 83% kế hoạch cả năm.

Quỳnh Anh



Nguồn

Cùng chủ đề

Tiếp tục rà soát công tác tổ chức các hoạt động kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh

Sáng 08/11, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk họp rà soát các nội dung liên quan đến công tác tổ chức các hoạt động kỷ niệm. Đồng chí Nguyễn Tuấn Hà, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk chủ trì cuộc họp. Các đại biểu dự cuộc họp. Đến nay các hoạt động kỷ niệm...

Khai mạc Hội thao truyền thống ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk lần thứ 41 – năm 2024

Sáng 7/11, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk phối hợp với Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh tổ chức Lễ khai mạc Hội thao truyền thống ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk lần thứ 41 - năm 2024. Hội thao có sự tham gia của gần 1.500 vận động viên đến từ 77 đơn vị. Hội thao truyền thống ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk lần thứ 41 - năm 2024 được tổ...

Triển khai hiệu quả chính sách hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số sinh đẻ an toàn và chăm sóc sức khoẻ trẻ...

Sáng 29/10, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh phối hợp với Sở Y tế tổ chức Hội nghị chuyên đề đánh giá thực trạng, đề xuất giải pháp thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số sinh đẻ an toàn và chăm sóc sức khỏe trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2021-2025 thuộc Dự án 8. Tham dự hội nghị có bà H’Yim Kđoh- Phó Chủ...

Tổng kết công tác xã hội hóa về kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên

Sáng 25/10, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác xã hội hóa về kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2013-2023 và giải pháp trong thời gian tới. Dự hội nghị có Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long; Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cùng đại diện lãnh đạo các bộ,...

Giải bóng chuyền kỷ niệm 35 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Brazil

Ngày 22/10, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Đắk Lắk phối hợp với Trường Cao đẳng Y tế Đắk Lắk tổ chức Giải bóng chuyền kỷ niệm 35 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Brazil (1989-2024). Trao cờ lưu niệm cho các đội tham gia giải đấu. Giải bóng chuyền kỷ niệm 35 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Brazil (1989-2024) có sự tham gia của 12 đội thi đấu 2...

Cùng tác giả

Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021

Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn 2050Phó thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1337/QĐ-TTg ngày 6/11/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Ảnh minh hoạ. (Nguồn: Internet) 6 nhóm nhiệm vụ trọng tâm Kế hoạch đưa ra 6 nhóm nhiệm vụ trọng tâm để thực hiện Quy hoạch vùng Tây Nguyên...

Tìm thấy máy bay quân sự Yak-130

Chiều 8/11, một nguồn tin xác nhận với phóng viên báo Dân trí, lực lượng chức năng đã tìm thấy máy bay quân sự Yak-130 rơi gần trạm kiểm lâm tại Vườn quốc gia Yok Đôn (xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, Đắk Lắk). Máy bay quân sự Yak-130 được tìm thấy tại Vườn quốc gia Yok Đôn (Ảnh: Thúy Diễm). Theo đó, lực lượng của Viettel đã triển khai tìm kiếm bằng các flycam chuyên dụng, qua rà soát nhiều địa bàn,...

Tiếp tục rà soát công tác tổ chức các hoạt động kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh

Sáng 08/11, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk họp rà soát các nội dung liên quan đến công tác tổ chức các hoạt động kỷ niệm. Đồng chí Nguyễn Tuấn Hà, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk chủ trì cuộc họp. Các đại biểu dự cuộc họp. Đến nay các hoạt động kỷ niệm...

Đã tìm thấy máy bay Yak-130 rơi ở Đắk Lắk

Chiều 8/11, ông Phạm Trung Nghĩa, Chủ tịch UBND huyện Buôn Đôn xác nhận, lực lượng chức năng đã tìm thấy máy bay Yak-130 tại khu vực Vườn quốc gia Yok Đôn. “Khu vực này nằm trong rừng sâu và không có sóng điện thoại nên tôi chưa có hình ảnh, vị trí cụ thể”, ông Nghĩa nói. Như VietNamNet đưa tin, ngày 6/11 Trung đoàn Không quân 940, Trường Sĩ quan Không quân, Quân chủng Phòng không – Không quân...

Treo thưởng 10 triệu đồng cho người tìm thấy máy bay Yak -130 nghi rơi ở Đắk Lắk

Trưa 8/11, trao đổi với PV VietNamNet, bà Bun Sốm Lào, Chủ tịch UBND xã Krông Na (huyện Buôn Đôn) xác nhận, địa phương đã nhận được thông tin từ Quân khu 5 về việc treo thưởng 10 triệu đồng cho người tìm được máy bay Yak-130 nghi rơi ở khu vực xã Krông Na. Theo bà Bun Sốm Lào, chính quyền xã Krông Na đã phát thông báo trên hệ thống truyền thanh của xã về nội dung treo thưởng...

Cùng chuyên mục

Hành trình khám phá Yok Đôn – Đăk Lăk

Vườn quốc gia Yok Đôn với nhiều trải nghiệm vô cùng thú vị, chính là địa điểm lý tưởng khi du lịch Đăk Lăk. Vườn quốc gia Yok Đôn nằm cách thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 40km về phía Bắc. Đây cũng là nơi được nhiều người ưa thích bởi hệ sinh thái và những trải nghiệm đa dạng có tại vườn. Vườn quốc gia Yok Đôn với nhiều trải nghiệm vô cùng thú vị, chính là địa điểm lý...

Hành trình khám phá Yok Đôn – Đăk Lăk

Vườn quốc gia Yok Đôn với nhiều trải nghiệm vô cùng thú vị, chính là địa điểm lý tưởng khi du lịch Đăk Lăk. Vườn quốc gia Yok Đôn nằm cách thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 40km về phía Bắc. Đây cũng là nơi được nhiều người ưa thích bởi hệ sinh thái và những trải nghiệm đa dạng có tại vườn. Vườn quốc gia Yok Đôn với nhiều trải nghiệm vô cùng thú vị, chính là địa điểm lý...

Khai thác tiềm năng du lịch MICE

Với vị trí trung tâm vùng Tây Nguyên, loại hình du lịch kết hợp với hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức sự kiện (du lịch MICE) được ngành du lịch Đắk Lắk xác định là lợi thế để phát triển, góp phần đa dạng hóa các loại hình du lịch của tỉnh. Đắk Lắk có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch MICE. Theo Sở văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL), tính đến...

Cảnh quan thiên nhiên: Nét vẽ trong bức tranh du lịch Đắk Lắk

Không chỉ là nơi sinh sống của 49 dân tộc anh em với nét văn hóa đặc sắc, Đắk Lắk còn có sự đa dạng về cảnh quan thiên nhiên, tạo nên bức tranh đa sắc màu có sức hút du khách gần xa. Sinh sống ở thành phố đông đúc, nhộn nhịp TP. Hồ Chí Minh, tranh thủ kỳ nghỉ phép mới đây, anh Nguyễn Văn Tâm cùng vợ lựa chọn Đắk Lắk làm điểm đến. Anh Tâm chia...

Những hướng đi triển vọng của du lịch Đắk Lắk

Nói đến Tây Nguyên, người ta nghĩ đến hai từ văn hóa, gắn liền với lịch sử âm thầm trải dài trên vùng cao nguyên bền bỉ này. Nhưng để hiểu thấu và nếm trải văn hóa ấy, cộng đồng cần nhiều “chất xúc tác”, đơn giản nhất là khơi gợi du lịch. Vậy nên, việc xây dựng chiến lược du lịch Tây Nguyên bền vững chính là cơ hội để cộng đồng xã hội tiếp cận những câu chuyện...

Đắk Lắk thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng

Đắk Lắk là địa phương có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch cộng đồng (DLCĐ), hiện Tỉnh này đang có nhiều giải pháp để khai thác và phát triển loại hình du lịch này một cách hiệu quả.  Đắk Lắk giàu tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng. (Ảnh: K.V) Việc phát triển mô hình DLCĐ trên địa bàn tỉnh đã góp phần giải quyết việc làm, sinh kế cho một bộ phận người dân, đóng góp vào...

Đắk Lắk thúc đẩy hợp tác văn hóa, du lịch để thu hút du khách

Nhờ đẩy mạnh các hoạt động hợp tác quốc tế về văn hóa, du lịch, trong 6 tháng đầu năm nay, lượng du khách đến Đắk Lắk đã tăng lên, đạt 65% kế hoạch cả năm. Trong 6 tháng đầu năm nay, tỉnh Đắk Lắk đã đón gần 779.500 lượt khách, tăng 5% so với cùng kỳ năm 2023, đạt 65% kế hoạch năm 2024. Tổng doanh thu du lịch đạt 646 tỷ đồng, tăng 14% so với cùng kỳ,...

Rằm tháng Giêng đi chợ tình Ea Tam phiên bản Tây Nguyên

Ở vùng đất Tây Nguyên xa xôi đầy nắng và gió cũng có những phiên chợ tình. Chợ tình phiên bản Tây Nguyên diễn ra vào độ rằm tháng giêng tại một xã vùng sâu nằm trên địa bàn huyện Krông Năng, thuộc tỉnh Đắk Lắk. Krông Năng cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 80km về phía đông bắc. Nơi đây nổi tiếng với huyền thoại về cô gái người dân tộc Ê Đê xinh đẹp tên là Hơ Năng. Vì tình...

Khu Du lịch sinh thái Văn hóa Cộng đồng Kotam: Sẵn sàng đón khách du xuân năm 2019

Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019 đang đến rất gần, Khu Du lịch sinh thái Văn hóa Cộng đồng Kotam đã có những kế hoạch để thu hút du khách tìm đến, vui chơi, tham quan và giải trí trong dịp Tết. Theo Bà Nguyễn Thị Ngọc Anh, Chủ tịch HĐQT Công ty Du lịch sinh thái Văn hóa Cộng đồng Kotam cho biết, Trong dịp Tết Nguyên đán Kỷ hợi 2019, Khu Du lịch sinh thái Văn hóa Cộng...

Krông Búk quảng bá hình ảnh của địa phương để kêu gọi đầu tư phát triển du lịch.

Huyện Krông Búk nằm phía Đông Bắc tỉnh Đắk Lắk, cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột 60km theo Quốc lộ 14, có tổng diện tích tự nhiên 35.767,0 ha, với số dân 66.295, có 07 đơn vị hành chính xã bao gồm các xã: Cư Né, Cư Pơng, Ea Sin, Chứ Kbô, Ea Ngai, Pơng Drang và Tân Lập với 106 thôn, buôn (42 buôn đồng bào dân tộc thiểu số). Lễ kỷ niệm 10 năm thành lập...

Tin nổi bật

Tin mới nhất