Powered by Techcity

Thú vị tục hỏi cưới của đồng bào Êđê

07:46, 01/01/2024

Người Êđê theo chế độ mẫu hệ, vai trò của phụ nữ rất quan trọng. Trong hôn nhân, người con gái phải đi hỏi cưới chồng. Lễ hỏi là lễ ghi nhận lần đầu tiên hai bên gia đình gặp gỡ, làm quen, thăm hỏi gia cảnh và trao đổi thống nhất việc chọn ngày làm lễ thách cưới.

Lễ vật truyền thống nhất thiết phải có chiếc vòng đồng (nếu nhà trai ưng thuận sẽ nhận chiếc vòng của nhà gái), ché rượu và con gà sống (rượu và con gà sẽ được nhà trai dùng đãi cơm nhà gái ngay trong ngày hôm đi hỏi ấy). Ngày nay, lễ hỏi chồng không cần có vòng đồng (có khi thay vòng bằng một khoản tiền nhỏ). Một số gia đình sẽ mang theo bánh kẹo, rượu trắng, thuốc lá đến nhà trai, có gia đình còn mang theo xôi nếp. Cũng có nơi để thuận tiện hơn thì sẽ quy đổi các món lễ vật thành tiền mặt mà không cần mang theo gì.

Lễ thách cưới là quan trọng nhất, có ý nghĩa quyết định việc đám cưới được diễn ra hay không. Trong cuộc gặp gỡ này, hai bên thỏa thuận số của cải, tiền bạc nhà gái phải trao cho gia đình nhà trai. Theo tập tục, lễ vật thách cưới nhà gái phải chuẩn bị gồm: Tiền hỏi cưới, 8 còng đồng, chăn địu, quần áo thổ cẩm, chén đồng hứng sữa; một chiếc chăn cho chú, bác lớn tuổi; tiền một con heo đực “đền” cho cha và một con heo cái “đền” cho mẹ. Ngoài ra còn có tiền kết nghĩa (nếu chàng trai và cô gái không ở cùng buôn thì chàng trai sẽ kết nghĩa với một gia đình cùng họ tại buôn làng của cô gái sống; sau khi làm lễ kết nghĩa thì chàng trai sẽ chính thức được coi như con cháu trong nhà của gia đình mình đã kết nghĩa. Thường tiền cho lễ kết nghĩa từ 1 – 3 chỉ vàng); tiền đền (trả công) cho ông, bà chú, bác, cô, dì, chị, em gái trong dòng họ đã bồng, ẵm, dìu dắt, chăm sóc chàng trai từ khi mới sinh ra… và cuối cùng là tiền cưới.





Cô dâu, chú rể trao tiền thay thế vòng đồng. Ảnh: N.Vương

Hiện tại, gần như tất cả các lễ vật đều được quy đổi thành tiền mặt và vàng (số tiền, vàng này cao hay thấp tùy thuộc vào “giá trị của chàng trai” hoặc tùy thuộc vào thiện chí của nhà trai đối với cô gái). Theo đó, nhà trai có quyền yêu cầu các lễ vật thách cưới nhà gái, còn nhà gái có thể xin bớt, giảm cho phù hợp với điều kiện gia đình. Nếu hai bên đồng ý thì mới thực hiện các nghi lễ còn lại. Để cuộc thách cưới thuận lợi, nhà gái chọn ông mai có nhiều kinh nghiệm, ăn nói lưu loát, am hiểu luật tục đại diện đứng ra thỏa thuận với nhà trai.

Sau khi thỏa thuận xong thì nhà gái sẽ thông báo cho buôn làng việc tổ chức lễ cưới tại nhà gái. Lúc này, người trưởng họ sẽ đại diện hai gia đình tuyên bố cuộc hôn nhân của chàng trai, cô gái được chấp nhận theo luật tục, rồi ông đưa chiếc vòng đồng (hoặc tờ tiền mặt) cho đôi vợ chồng trẻ chạm tay vào để chúc phúc vợ chồng sống hạnh phúc trọn đời bên nhau.

Xong phần thỏa thuận thách cưới, đại diện nhà trai, nhà gái tiếp tục làm nhiệm vụ giảng giải, răn dạy cho đôi trẻ về những khó khăn phát sinh trong cuộc sống vợ chồng. Họ khuyên cô dâu giữ trọn đức hạnh, siêng năng, đảm đang chu toàn việc gia đình; khuyên chú rể chăm chỉ làm ăn, san sẻ công việc với vợ. Khi có khó khăn phải báo với gia đình hoặc nhờ người giúp đỡ, không được bỏ nhau. Đặc biệt, không được ngoại tình, quan hệ bất chính, nếu vi phạm sẽ bị phạt nặng, thịt trâu, bò để thết đãi dân làng, đền tiền bạc và bị dân làng coi khinh.





Cô dâu, chú rể cùng uống chung một ché rượu cần. Ảnh: Hoài An

Trong lễ cưới, cô gái, chàng trai trao vòng đồng cho nhau trước mặt hai bên dòng họ, và từ đây chính thức gọi nhau là vợ chồng. Chiếc vòng đồng được đeo vào tay đôi vợ chồng trẻ với ý nhắc nhở sống thủy chung. Kết thúc nghi lễ trao vòng, đôi vợ chồng trẻ cầm mỗi người một cần rượu, uống đổi cần cho nhau với ý nghĩa cuộc đời vợ chồng kéo dài mãi. Họ cùng nhau ăn chung một miếng cơm, một miếng gan heo để cùng nhau chia ngọt sẻ bùi, nguyện từ nay về sau dù no hay đói đều luôn có nhau.

Sau lễ cưới ba ngày, chàng trai phải về bên nhà gái. Theo truyền thống, lúc này gia đình chồng mới trao của hồi môn cho con trai mang đi. Đây là lúc họ hàng nhà trai tùy theo hoàn cảnh, tùy tâm sẽ tặng quà cho chú rể mới. Đoàn rước rể trên đường về nhà gái sẽ gặp nhiều tốp nam nữ gồm anh, chị, em, bạn bè của cô dâu đứng bên đường và trước nhà dài trêu chọc và đòi quà của chú rể. Chú rể phải trao cho họ một chiếc vòng đồng (hay tiền mang ý nghĩa tượng trưng) họ mới chịu buông tha và được bước lên cầu thang nhà dài. Người Êđê quan niệm, trên đường đi gặp nhiều thử thách, cản trở thì cuộc hôn nhân sẽ vượt qua được nhiều khó khăn, từ đó cuộc sống ngày càng bền vững, hạnh phúc, sinh đẻ được nhiều con cái.

Trước đây, sau lễ cưới cô dâu phải “ở dâu” tại nhà chồng 3 năm. Tục này hiện nay gần như đã bỏ. Thay vào đó, nhà gái nộp cho nhà trai 1 – 3 chỉ vàng để được “chuộc” con gái về. Cũng có trường hợp nhà trai con một, hoặc neo đơn, nhà gái vẫn cho cô dâu ở nhà chồng.

Nhất Vương – H’Dương



Nguồn

Cùng chủ đề

Lễ trao tặng danh hiệu “Nhà giáo ưu tú” và kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sáng 18/11, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk long trọng tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu “Nhà giáo ưu tú” lần thứ 16 và kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024). Tham dự buổi lễ có Phó Chủ tịch UBND tỉnh H’Yim Kđoh cùng đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành hữu quan trong tỉnh. Các đại biểu tham dự buổi lễ. Cách đây 42 năm, ngày 28/9/1982, Hội đồng Bộ trưởng...

Bế mạc Hội thi “Giai điệu tuổi hồng” tỉnh Đắk Lắk lần thứ XVI, năm 2024

Sáng 16/11, Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk tổ chức bế mạc Hội thi “Giai điệu tuổi hồng” tỉnh Đắk Lắk lần thứ XVI năm 2024. Tiết mục biểu diễn đặc sắc tại hội thi. Hội thi “Giai điệu tuổi hồng” tỉnh Đắk Lắk lần thứ XVI, năm 2024 có sự tham gia dự thi của hơn 2.800 diễn viên đến từ 72 đơn vị gồm 14 Phòng Giáo dục và Đào tạo và 58 trường THPT, trường phổ...

Hội thi vẽ tranh về bảo vệ môi trường năm 2024

Ngày 15/11, hưởng ứng chương trình “Làm cho thế giới sạch hơn năm 2024”, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường tỉnh Đắk Lắk phối hợp cùng Trường Tiểu học Trần Quốc Tuấn (huyện Krông Pắk) tổ chức Hội thi vẽ tranh về bảo vệ môi trường năm 2024. Học sinh tham gia phần thi trả lời nhanh các câu hỏi về bảo vệ môi trường. Tại Hội thi, các em học sinh đã được truyền thông về công tác...

Khai mạc Hội thi “Giai điệu tuổi hồng” tỉnh Đắk Lắk lần thứ XVI năm 2024

Sáng 13/11, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk tổ chức khai mạc Hội thi “Giai điệu tuổi hồng” tỉnh Đắk Lắk lần thứ XVI, năm 2024. Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Lưu Tiến Quang phát biểu khai mạc Hội thi. Hội thi “Giai điệu tuổi hồng” tỉnh Đắk Lắk lần thứ XVI, năm 2024 có sự tham gia dự thi của hơn 2.800 diễn viên đến...

Quốc hội chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực Y tế và Thông tin và truyền thông

Sáng 12/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thứ hai thuộc lĩnh vực y tế và nhóm vấn đề thứ ba thuộc lĩnh vực thông tin và truyền thông. Trả lời câu hỏi của đại biểu Lưu Văn Đức - Ủy viên Thường trực Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Lắk đặt ra vào chiều 11/11...

Cùng tác giả

Thăm, tặng quà các đồng chí nguyên lãnh đạo tỉnh nhân dịp kỷ niệm 120 năm ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk

Chiều ngày 18/11, Đoàn công tác của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh do đồng chí H’Yim Kđoh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng đoàn đã đến thăm, tặng quà gia đình các đồng chí nguyên lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ và gia đình Mẹ Việt Nam anh hùng Bùi Thị Đấy. Đoàn công tác thăm, tặng quà đồng chí Đinh Văn Khiết, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh. Cùng đi có đại...

Lễ trao tặng danh hiệu “Nhà giáo ưu tú” và kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sáng 18/11, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk long trọng tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu “Nhà giáo ưu tú” lần thứ 16 và kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024). Tham dự buổi lễ có Phó Chủ tịch UBND tỉnh H’Yim Kđoh cùng đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành hữu quan trong tỉnh. Các đại biểu tham dự buổi lễ. Cách đây 42 năm, ngày 28/9/1982, Hội đồng Bộ trưởng...

Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang dự Ngày hội Đại đoàn kết tại Đắk Lắk

Sáng 17/11, Bộ Công an và Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam phối hợp với Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Đắk Lắk tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại xã Ea Ktur (huyện Cư Kuin) và tổng kết Đề án hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, khó khăn về nhà ở, gia đình chính sách, đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk (gọi tắt...

Bế mạc Giải vô địch Bóng bàn hạng A-B-C tỉnh Đắk Lắk năm 2024

Tối 17/11, tại Nhà thi đấu Thể dục thể thao tỉnh Đắk Lắk, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Liên đoàn Bóng bàn tỉnh tổ chức lễ bế mạc và trao giải Giải vô địch Bóng bàn hạng A - B - C tỉnh Đắk Lắk năm 2024. Trận chung kết ở nội dung đơn nam hạng C. Kết thúc giải đấu, Ban Tổ chức đã tiến hành trao 12 bộ huy chương và giấy chứng...

Bế mạc Hội thi “Giai điệu tuổi hồng” tỉnh Đắk Lắk lần thứ XVI, năm 2024

Sáng 16/11, Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk tổ chức bế mạc Hội thi “Giai điệu tuổi hồng” tỉnh Đắk Lắk lần thứ XVI năm 2024. Tiết mục biểu diễn đặc sắc tại hội thi. Hội thi “Giai điệu tuổi hồng” tỉnh Đắk Lắk lần thứ XVI, năm 2024 có sự tham gia dự thi của hơn 2.800 diễn viên đến từ 72 đơn vị gồm 14 Phòng Giáo dục và Đào tạo và 58 trường THPT, trường phổ...

Cùng chuyên mục

Lễ trao tặng danh hiệu “Nhà giáo ưu tú” và kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sáng 18/11, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk long trọng tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu “Nhà giáo ưu tú” lần thứ 16 và kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024). Tham dự buổi lễ có Phó Chủ tịch UBND tỉnh H’Yim Kđoh cùng đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành hữu quan trong tỉnh. Các đại biểu tham dự buổi lễ. Cách đây 42 năm, ngày 28/9/1982, Hội đồng Bộ trưởng...

Bế mạc Hội thi “Giai điệu tuổi hồng” tỉnh Đắk Lắk lần thứ XVI, năm 2024

Sáng 16/11, Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk tổ chức bế mạc Hội thi “Giai điệu tuổi hồng” tỉnh Đắk Lắk lần thứ XVI năm 2024. Tiết mục biểu diễn đặc sắc tại hội thi. Hội thi “Giai điệu tuổi hồng” tỉnh Đắk Lắk lần thứ XVI, năm 2024 có sự tham gia dự thi của hơn 2.800 diễn viên đến từ 72 đơn vị gồm 14 Phòng Giáo dục và Đào tạo và 58 trường THPT, trường phổ...

Giới thiệu, quảng bá tác phẩm âm nhạc kỳ 4, năm 2024

Tối 16/11, Trung tâm Văn hóa tỉnh Đắk Lắk tổ chức Chương trình giới thiệu, quảng bá tác phẩm âm nhạc kỳ 4, năm 2024. Đây là hoạt động ý nghĩa nhằm chào mừng kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22/11/1904 - 22/11/2024). Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Niê Thanh Mai và Phó Giám đốc Trung tâm Văn hóa tỉnh Đào Thị Thu Hiền tặng hoa cho các nhạc sĩ tham gia chương trình. Chương...

Hội thi vẽ tranh về bảo vệ môi trường năm 2024

Ngày 15/11, hưởng ứng chương trình “Làm cho thế giới sạch hơn năm 2024”, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường tỉnh Đắk Lắk phối hợp cùng Trường Tiểu học Trần Quốc Tuấn (huyện Krông Pắk) tổ chức Hội thi vẽ tranh về bảo vệ môi trường năm 2024. Học sinh tham gia phần thi trả lời nhanh các câu hỏi về bảo vệ môi trường. Tại Hội thi, các em học sinh đã được truyền thông về công tác...

Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc trên địa bàn thị xã Buôn Hồ

Ngày 15/11, Thị ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam thị xã Buôn Hồ tổ chức Lễ khánh thành Không gian trưng bày Khu văn hóa buôn Kli A, phường Đạt Hiếu và tổng kết việc thực hiện Chuyên đề năm 2024 “Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thị xã Buôn Hồ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Năm 2023, thị xã Buôn Hồ đã khởi công xây dựng...

Tăng cường thực hiện tiêu chí “3 sạch” góp phần triển khai hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới

Ngày 14/11, tại huyện Cư M’gar, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội thảo “Đánh giá thực trạng, đề xuất giải pháp thúc đẩy thực hiện “3 sạch” góp phần thực hiện tiêu chí 17.8 trong chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025”. Trong thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Đắk Lắk đã chủ động, tích cực triển khai, thực hiện nhiều chủ trương, chính sách, chú...

Khai mạc Hội thi “Giai điệu tuổi hồng” tỉnh Đắk Lắk lần thứ XVI năm 2024

Sáng 13/11, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk tổ chức khai mạc Hội thi “Giai điệu tuổi hồng” tỉnh Đắk Lắk lần thứ XVI, năm 2024. Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Lưu Tiến Quang phát biểu khai mạc Hội thi. Hội thi “Giai điệu tuổi hồng” tỉnh Đắk Lắk lần thứ XVI, năm 2024 có sự tham gia dự thi của hơn 2.800 diễn viên đến...

Đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Lắk tham gia chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực y tế

Chiều 11/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực y tế đối với Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan. Tại phiên họp, các đại biểu tập trung chất vấn về 4 nhóm vấn đề: Việc huy động, bố trí lực lượng y tế, bảo đảm thuốc men, vật tư y tế cung cấp cho người dân và công tác phòng,...

Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại huyện Ea H’leo

Ngày 10/11, Đại tá Niê Ta - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chỉ huy Trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Đắk Lắk đã tham dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại thôn 2, xã Ea Hiao, huyện Ea H’leo nhân kỷ niệm 94 năm Ngày Truyền thống MTTQ Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2024). Tại Ngày hội, các đại biểu đã cùng nhau ôn lại lịch sử và truyền thống 94 năm MTTQ Việt Nam; nghe...

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Lắk thảo luận về hai dự án Luật Nhà giáo và Luật Việc làm (sửa đổi)

Ngày 9/11, trong khuôn khổ Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khóa XV, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Lắk đã tham gia thảo luận tại tổ về dự án Luật Nhà giáo và dự án Luật Việc làm (sửa đổi). Quang cảnh phiên họp (Ảnh: quochoi.vn) Đối với dự thảo Luật Nhà giáo, đại biểu Lê Thị Thanh Xuân - Phó Trưởng đoàn phụ trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo...

Tin nổi bật

Tin mới nhất