Powered by Techcity

Tháng 7 về, Côn Đảo trọn nghĩa tri ân

20:45, 16/07/2023

Với nguồn lực từ Trung ương và tỉnh, sự nỗ lực của chính quyền và người dân địa phương, Côn Đảo vươn mình phát triển mạnh mẽ từng ngày. Nhưng vùng đất linh thiêng của Tổ quốc đã và sẽ luôn như thế. Xinh đẹp và thanh bình, từng gốc cây, ngọn cỏ ghi dấu một thời kỳ bi tráng của cha anh.

Côn Đảo và những hình ảnh đối lập

Gần trưa, liên tiếp 2 tàu Superdong Côn Đảo và Mai Linh Express cập Cảng tàu khách, đưa gần 600 du khách từ tỉnh Sóc Trăng đến huyện đảo. Bước ra khỏi tàu, phóng tầm mắt ra xa về phía đường Tôn Đức Thắng, chị Thu Thanh (tỉnh Tiền Giang) cảm thán: “Côn Đảo đẹp giống hệt trong tưởng tượng”.





Cầu tàu 914 và Cảng tàu khách Côn Đảo nằm song song minh chứng cho hình ảnh Côn Đảo trong quá khứ và hiện tại.
Cầu tàu 914 và Cảng tàu khách Côn Đảo nằm song song minh chứng cho hình ảnh Côn Đảo trong quá khứ và hiện tại.

Cảng tàu khách Côn Đảo hoạt động thử nghiệm từ giữa tháng 4/2023. Đây là cảng chuyên dụng đón tàu khách đầu tiên của địa phương. Công trình này nằm ngay trung tâm Côn Đảo, nhờ đó du khách đến đây bằng đường biển thuận tiện hơn nhiều. Kiến trúc của cầu cảng cũng được đánh giá giàu tính thẩm mỹ. Cổng vào và khối nhà dịch vụ hai bên thiết kế đối xứng mềm mại, màu sắc hài hòa với cảnh quan xung quanh, đảm bảo độc đáo và không gian đẹp cho bãi biển trước vịnh Côn Sơn.

Đặc biệt hơn, cách cầu cảng mới chỉ vài trăm mét là một trong những di tích lịch sử mà du khách đến Côn Đảo thường ghé thăm. Cầu tàu 914, nơi mà vài mươi năm trước, là địa điểm “đón” những chiếc tàu chở hàng trăm người tù cách mạng ra “địa ngục trần gian”. 914 là con là ước tính về số lượng người tù phải mất đi mạng sống khi bị cưỡng ép thực hiện công trình này.

Nơi đây, hàng ngày, trước tấm bia tưởng niệm di tích, từng đoàn người thành kính nghiêng mình trước những người đã khuất, đặc biệt là những chiến sĩ cách mạng đã anh dũng hy sinh.

Hai cầu cảng với cùng mục đích đón tàu, nằm gần như song song nhưng lại hoàn toàn đối lập, và cùng với rất nhiều địa điểm đặc biệt khác nữa, như càng minh chứng rõ hơn về lịch sử của Côn Đảo. Vùng đất xinh đẹp từng trải qua đau thương, nhưng luôn mạnh mẽ hướng về tương lai tốt đẹp.





Côn Đảo được đầu tư cơ sở hạ tầng khang trang, nhờ đó, thu hút được nhiều du khách.
Côn Đảo được đầu tư cơ sở hạ tầng khang trang, nhờ đó, thu hút được nhiều du khách.

Côn Đảo xinh đẹp

Thời tiết tháng 7 ở Côn Đảo không phải đẹp nhất trong năm, nhưng đặc biệt lý tưởng cho người thích trải nghiệm. Đang nắng gắt, trời đổ con mưa rào làm không khí mát lạnh. Tùy vào nhu cầu, du khách có thể lang thang hết những cung đường đẹp như tranh vẽ, khám phá các địa danh tuyệt đẹp của Côn Đảo bằng các phương tiện khác nhau, từ xe điện, xe máy hay cả xe đạp. Ven theo đường ven biển về phía nam, tôi băng qua những thắng cảnh Bãi Đá Trắng, Mũi Cá Mập, Đỉnh Tình Yêu… và vịnh Bến Đầm.

Từ trên cao nhìn xuống, vịnh Bến Đầm tựa bức tranh thủy mặc. Xa xa những ngọn núi xanh thẳm thoai thoải, dưới chân là biển cả bao la, cùng màu xanh ngọc bích. Đây cũng là nơi neo đậu của tàu cá khắp cả nước khi ghé Côn Đảo.

Rời Bến Đầm, tôi tiếp tục khám phá các cung đường còn hoang sơ ở Côn Đảo như đường Cỏ Ống nối từ trung tâm thị trấn đến sân bay Côn Đảo. Đặc biệt, cung đường Tây Bắc Côn Đảo đưa vào hoạt động cách đây vài năm góp phần hoàn chỉnh mạng lưới giao thông vòng quanh đảo, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, vận chuyển hàng hóa.

Ngoài sự xinh đẹp, Côn Đảo là nơi hiếm hoi có đa dạng tài nguyên sinh học rừng biển xếp vào tầm cỡ thế giới. Thành phần động, thực vật trên rừng dưới biển có nhiều loại đặc hữu được bảo vệ tốt. Đây cũng là một điểm khiến Côn Đảo thu hút được rất nhiều du khách.





Côn Đảo xinh đẹp từ trên cao.
Côn Đảo xinh đẹp từ trên cao.

Côn Đảo sôi động

Vài năm gần đây, cơ sở hạ tầng kỹ thuật của Côn Đảo được đầu tư mạnh mẽ. Huyện đảo không còn khó khăn, thiếu thốn đủ bề mà đã khang trang, đầy đủ. Với lợi thế sẵn có về cảnh quan, khí hậu và đặc biệt là giá trị lịch sử, Côn Đảo trở thành “hòn ngọc”, thu hút đông đảo du khách.

Chợ Côn Đảo có lẽ là một trong những địa điểm cho thấy rõ ràng nhất sự đổi thay của địa phương. Trước đây chợ chỉ họp vào sáng sớm và chiều muộn. Nhưng bây giờ, với nhu cầu của du khách, chợ mở cửa từ sáng tới tối. Đang mùa hè, mùa du lịch nên chợ Côn Đảo rất tấp nập. Khách đến, khách đi, ngã giá rôm rả nhưng người mua-người bán đều vui vẻ, nụ cười thường trực trên môi.

Đến đêm, chợ Côn Đảo càng trở nên sôi nổi, tấp nập với nhiều hàng quán, đa dạng các món ăn ngon phục vụ cho du khách. Đương nhiên, hải sản tại Côn Đảo vẫn được yêu thích nhất.

Côn Đảo bây giờ cũng đã hình thành nhiều trục đường du lịch, với các nhà hàng, quán ăn sầm uất, nhộn nhịp như Tôn Đức Thắng, Nguyễn Đức Nhuận… Nhiều địa điểm được thiết kế, decor đẹp mắt, ấn tượng, phù hợp với mọi đối tượng du khách, từ người đứng tuổi, khách gia đình nghỉ dưỡng cho đến các bạn trẻ đến đây để khám phá, trải nghiệm.

Và đương nhiên, Côn Đảo với định hướng phát triển nghỉ dưỡng cao cấp, có nhiều tập trung vào chiều sâu chất lượng dịch vụ, cung cấp tiện nghi đủ tiêu chuẩn quốc tế với nhiều khu du lịch, khách sạn đẳng cấp như: Resort Six Senses Côn Đảo, khu du lịch Poulo Condor, khách sạn The Secret Côn Đảo, khách sạn Sài Gòn-Côn Đảo…

Côn Đảo vẹn nghĩa tri ân

Những ngày tháng 7, thời điểm được coi như “Tết” của sự tri ân với những công lao to lớn của các anh hùng liệt sĩ, thế hệ cha anh đã dũng cảm hy sinh vì sự độc lập của dân tộc, sự trường tồn của Tổ quốc, không khí tại Côn Đảo lại càng trở nên đặc biệt. Hai bên những trục đường chính, các băng rôn, biểu ngữ với những nội dung ý nghĩa, các hàng cờ Tổ quốc, cờ Đảng tung bay phấp phới như càng tô điểm thêm cho vẻ đẹp vốn có của Côn Đảo.

Trong Nghĩa trang Hàng Dương, từng đoàn người đến từ mọi miền Bắc, Trung, Nam với những lẵng hoa, giỏ trái cây nhỏ xinh thành kính dâng lên Tượng đài chung và phần mộ của hàng vạn chiến sĩ cách mạng yêu nước, dù là có tên hay chưa xác định được danh tính. Trong đó, có những anh hùng như Lê Hồng Phong, Cao Văn Ngọc và “cô Sáu” như cách gọi thân mật của người dân địa phương. Trước anh linh của những người đã ngã xuống, ai nấy kính cẩn nghiêng mình ghi nhớ công ơn và cùng cầu mong cho gia đình may mắn, bình an.

Ông Phan Ngọc Dội, huyện Mê Linh, TP. Hà Nội cho biết, đặc biệt yêu Côn Đảo. Kể từ lần đầu vào năm 2017, mỗi năm, ông đều cùng gia đình, người thân đến du lịch nơi đây. “Từ chỉ vài người thân trong gia đình ban đầu, bây giờ chúng tôi còn lập “hội” những người yêu Côn Đảo. Hàng năm, sắp xếp được thời gian khi nào là chúng tôi đều cùng nhau đến đây, tham quan các di tích lịch sử và trải nghiệm khung cảnh xinh đẹp, thanh bình”, ông Dội chia sẻ.





Từ năm 2017, mỗi năm, ông Phan Ngọc Dội (TP. Hà Nội) và gia đình người thân đều trở lại thăm Côn Đảo.
Từ năm 2017, mỗi năm ông Phan Ngọc Dội (TP. Hà Nội) và gia đình, người thân đều trở lại thăm Côn Đảo.

Ở một nơi khác, trong căn nhà nhỏ ở tổ 7, khu dân cư số 7, các chiến sĩ thuộc Tiểu đoàn công binh 792 vừa trò chuyện, phụ giúp những việc nhỏ trong gia đình, vừa nghe ông Nguyễn Xuân Viên (cựu tù chính trị Côn Đảo) và vợ kể lại những câu chuyện một thời bi tráng. Trong mắt các chàng trai tuổi đôi mươi không khỏi ánh lên sự nể phục, tự hào. Đây chỉ là một trong rất nhiều hoạt động ý nghĩa nhằm tri ân những đóng góp của thế hệ cha anh đi trước để có được Côn Đảo hôm nay.

Và cuối tháng 7 này, Côn Đảo sẽ diễn ra nhiều hoạt động tri ân nhân kỷ niệm 76 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ, với sự tham dự của lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các bộ, ban, ngành Trung ương; lãnh đạo tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và đặc biệt là các cựu tù chính trị Côn Đảo. Họ sẽ thêm một lần trở lại “địa ngục trần gian” mà chính mình là chứng nhân lịch sử để ôn lại những kỷ niệm bi tráng, và hơn hết là cảm nhận sự thay da, đổi thịt từng ngày của hòn đảo ngọc.

Theo Báo Bà Rịa – Vũng Tàu



Nguồn

Cùng chủ đề

Tiếp tục rà soát công tác tổ chức các hoạt động kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh

Sáng 08/11, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk họp rà soát các nội dung liên quan đến công tác tổ chức các hoạt động kỷ niệm. Đồng chí Nguyễn Tuấn Hà, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk chủ trì cuộc họp. Các đại biểu dự cuộc họp. Đến nay các hoạt động kỷ niệm...

Khai mạc Hội thao truyền thống ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk lần thứ 41 – năm 2024

Sáng 7/11, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk phối hợp với Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh tổ chức Lễ khai mạc Hội thao truyền thống ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk lần thứ 41 - năm 2024. Hội thao có sự tham gia của gần 1.500 vận động viên đến từ 77 đơn vị. Hội thao truyền thống ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk lần thứ 41 - năm 2024 được tổ...

Triển khai hiệu quả chính sách hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số sinh đẻ an toàn và chăm sóc sức khoẻ trẻ...

Sáng 29/10, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh phối hợp với Sở Y tế tổ chức Hội nghị chuyên đề đánh giá thực trạng, đề xuất giải pháp thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số sinh đẻ an toàn và chăm sóc sức khỏe trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2021-2025 thuộc Dự án 8. Tham dự hội nghị có bà H’Yim Kđoh- Phó Chủ...

Tổng kết công tác xã hội hóa về kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên

Sáng 25/10, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác xã hội hóa về kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2013-2023 và giải pháp trong thời gian tới. Dự hội nghị có Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long; Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cùng đại diện lãnh đạo các bộ,...

Giải bóng chuyền kỷ niệm 35 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Brazil

Ngày 22/10, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Đắk Lắk phối hợp với Trường Cao đẳng Y tế Đắk Lắk tổ chức Giải bóng chuyền kỷ niệm 35 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Brazil (1989-2024). Trao cờ lưu niệm cho các đội tham gia giải đấu. Giải bóng chuyền kỷ niệm 35 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Brazil (1989-2024) có sự tham gia của 12 đội thi đấu 2...

Cùng tác giả

Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021

Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn 2050Phó thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1337/QĐ-TTg ngày 6/11/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Ảnh minh hoạ. (Nguồn: Internet) 6 nhóm nhiệm vụ trọng tâm Kế hoạch đưa ra 6 nhóm nhiệm vụ trọng tâm để thực hiện Quy hoạch vùng Tây Nguyên...

Tìm thấy máy bay quân sự Yak-130

Chiều 8/11, một nguồn tin xác nhận với phóng viên báo Dân trí, lực lượng chức năng đã tìm thấy máy bay quân sự Yak-130 rơi gần trạm kiểm lâm tại Vườn quốc gia Yok Đôn (xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, Đắk Lắk). Máy bay quân sự Yak-130 được tìm thấy tại Vườn quốc gia Yok Đôn (Ảnh: Thúy Diễm). Theo đó, lực lượng của Viettel đã triển khai tìm kiếm bằng các flycam chuyên dụng, qua rà soát nhiều địa bàn,...

Tiếp tục rà soát công tác tổ chức các hoạt động kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh

Sáng 08/11, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk họp rà soát các nội dung liên quan đến công tác tổ chức các hoạt động kỷ niệm. Đồng chí Nguyễn Tuấn Hà, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk chủ trì cuộc họp. Các đại biểu dự cuộc họp. Đến nay các hoạt động kỷ niệm...

Đã tìm thấy máy bay Yak-130 rơi ở Đắk Lắk

Chiều 8/11, ông Phạm Trung Nghĩa, Chủ tịch UBND huyện Buôn Đôn xác nhận, lực lượng chức năng đã tìm thấy máy bay Yak-130 tại khu vực Vườn quốc gia Yok Đôn. “Khu vực này nằm trong rừng sâu và không có sóng điện thoại nên tôi chưa có hình ảnh, vị trí cụ thể”, ông Nghĩa nói. Như VietNamNet đưa tin, ngày 6/11 Trung đoàn Không quân 940, Trường Sĩ quan Không quân, Quân chủng Phòng không – Không quân...

Treo thưởng 10 triệu đồng cho người tìm thấy máy bay Yak -130 nghi rơi ở Đắk Lắk

Trưa 8/11, trao đổi với PV VietNamNet, bà Bun Sốm Lào, Chủ tịch UBND xã Krông Na (huyện Buôn Đôn) xác nhận, địa phương đã nhận được thông tin từ Quân khu 5 về việc treo thưởng 10 triệu đồng cho người tìm được máy bay Yak-130 nghi rơi ở khu vực xã Krông Na. Theo bà Bun Sốm Lào, chính quyền xã Krông Na đã phát thông báo trên hệ thống truyền thanh của xã về nội dung treo thưởng...

Cùng chuyên mục

Hành trình khám phá Yok Đôn – Đăk Lăk

Vườn quốc gia Yok Đôn với nhiều trải nghiệm vô cùng thú vị, chính là địa điểm lý tưởng khi du lịch Đăk Lăk. Vườn quốc gia Yok Đôn nằm cách thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 40km về phía Bắc. Đây cũng là nơi được nhiều người ưa thích bởi hệ sinh thái và những trải nghiệm đa dạng có tại vườn. Vườn quốc gia Yok Đôn với nhiều trải nghiệm vô cùng thú vị, chính là địa điểm lý...

Hành trình khám phá Yok Đôn – Đăk Lăk

Vườn quốc gia Yok Đôn với nhiều trải nghiệm vô cùng thú vị, chính là địa điểm lý tưởng khi du lịch Đăk Lăk. Vườn quốc gia Yok Đôn nằm cách thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 40km về phía Bắc. Đây cũng là nơi được nhiều người ưa thích bởi hệ sinh thái và những trải nghiệm đa dạng có tại vườn. Vườn quốc gia Yok Đôn với nhiều trải nghiệm vô cùng thú vị, chính là địa điểm lý...

Khai thác tiềm năng du lịch MICE

Với vị trí trung tâm vùng Tây Nguyên, loại hình du lịch kết hợp với hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức sự kiện (du lịch MICE) được ngành du lịch Đắk Lắk xác định là lợi thế để phát triển, góp phần đa dạng hóa các loại hình du lịch của tỉnh. Đắk Lắk có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch MICE. Theo Sở văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL), tính đến...

Cảnh quan thiên nhiên: Nét vẽ trong bức tranh du lịch Đắk Lắk

Không chỉ là nơi sinh sống của 49 dân tộc anh em với nét văn hóa đặc sắc, Đắk Lắk còn có sự đa dạng về cảnh quan thiên nhiên, tạo nên bức tranh đa sắc màu có sức hút du khách gần xa. Sinh sống ở thành phố đông đúc, nhộn nhịp TP. Hồ Chí Minh, tranh thủ kỳ nghỉ phép mới đây, anh Nguyễn Văn Tâm cùng vợ lựa chọn Đắk Lắk làm điểm đến. Anh Tâm chia...

Những hướng đi triển vọng của du lịch Đắk Lắk

Nói đến Tây Nguyên, người ta nghĩ đến hai từ văn hóa, gắn liền với lịch sử âm thầm trải dài trên vùng cao nguyên bền bỉ này. Nhưng để hiểu thấu và nếm trải văn hóa ấy, cộng đồng cần nhiều “chất xúc tác”, đơn giản nhất là khơi gợi du lịch. Vậy nên, việc xây dựng chiến lược du lịch Tây Nguyên bền vững chính là cơ hội để cộng đồng xã hội tiếp cận những câu chuyện...

Đắk Lắk thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng

Đắk Lắk là địa phương có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch cộng đồng (DLCĐ), hiện Tỉnh này đang có nhiều giải pháp để khai thác và phát triển loại hình du lịch này một cách hiệu quả.  Đắk Lắk giàu tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng. (Ảnh: K.V) Việc phát triển mô hình DLCĐ trên địa bàn tỉnh đã góp phần giải quyết việc làm, sinh kế cho một bộ phận người dân, đóng góp vào...

Đắk Lắk thúc đẩy hợp tác văn hóa, du lịch để thu hút du khách

Nhờ đẩy mạnh các hoạt động hợp tác quốc tế về văn hóa, du lịch, trong 6 tháng đầu năm nay, lượng du khách đến Đắk Lắk đã tăng lên, đạt 65% kế hoạch cả năm. Trong 6 tháng đầu năm nay, tỉnh Đắk Lắk đã đón gần 779.500 lượt khách, tăng 5% so với cùng kỳ năm 2023, đạt 65% kế hoạch năm 2024. Tổng doanh thu du lịch đạt 646 tỷ đồng, tăng 14% so với cùng kỳ,...

Rằm tháng Giêng đi chợ tình Ea Tam phiên bản Tây Nguyên

Ở vùng đất Tây Nguyên xa xôi đầy nắng và gió cũng có những phiên chợ tình. Chợ tình phiên bản Tây Nguyên diễn ra vào độ rằm tháng giêng tại một xã vùng sâu nằm trên địa bàn huyện Krông Năng, thuộc tỉnh Đắk Lắk. Krông Năng cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 80km về phía đông bắc. Nơi đây nổi tiếng với huyền thoại về cô gái người dân tộc Ê Đê xinh đẹp tên là Hơ Năng. Vì tình...

Khu Du lịch sinh thái Văn hóa Cộng đồng Kotam: Sẵn sàng đón khách du xuân năm 2019

Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019 đang đến rất gần, Khu Du lịch sinh thái Văn hóa Cộng đồng Kotam đã có những kế hoạch để thu hút du khách tìm đến, vui chơi, tham quan và giải trí trong dịp Tết. Theo Bà Nguyễn Thị Ngọc Anh, Chủ tịch HĐQT Công ty Du lịch sinh thái Văn hóa Cộng đồng Kotam cho biết, Trong dịp Tết Nguyên đán Kỷ hợi 2019, Khu Du lịch sinh thái Văn hóa Cộng...

Krông Búk quảng bá hình ảnh của địa phương để kêu gọi đầu tư phát triển du lịch.

Huyện Krông Búk nằm phía Đông Bắc tỉnh Đắk Lắk, cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột 60km theo Quốc lộ 14, có tổng diện tích tự nhiên 35.767,0 ha, với số dân 66.295, có 07 đơn vị hành chính xã bao gồm các xã: Cư Né, Cư Pơng, Ea Sin, Chứ Kbô, Ea Ngai, Pơng Drang và Tân Lập với 106 thôn, buôn (42 buôn đồng bào dân tộc thiểu số). Lễ kỷ niệm 10 năm thành lập...

Tin nổi bật

Tin mới nhất