Powered by Techcity

Tây Nguyên ta có già làng

08:51, 26/09/2023

1. Đã từ xưa, trên rẻo đất cao nguyên phía Tây của Tổ quốc, những ngôi làng nhỏ bé và lẩn khuất trong rừng của bà con các dân tộc đều được hình thành theo các kinh nghiệm sống chung với thiên nhiên cùng những bước chân thăng trầm dạn dày nắng mưa, sương gió của các bậc trưởng lão, mà ngày nay ta gọi là các già làng.

Rừng sâu đầy bí hiểm, nhưng rừng sâu cũng là điểm tựa, là chốn nương thân, bởi cuộc đời ta gắn bó với rừng, với sông núi. “Ơ thần Núi, thần Sông, thần Mưa, thần Gió, thần Lửa! Thần của các Thần!…” – đó là câu mở đầu cho mọi bài cúng, là tiếng kêu gọi thiết tha của các nhân vật trong những bản trường ca hùng tráng dài bất tận mà bây giờ người ta gọi là sử thi. Sử thi được miệng người già hát kể, rồi sau đó lan truyền sang con cháu, các thành viên của cộng đồng, từ đời này qua đời khác, như là sự nhắc nhở rằng, cái núi, cái sông, cái lửa, cái gió, cái mưa nắng của thần linh (Yàng). Yàng ở nơi đây, mỗi vật dụng đều có Yàng của mình. Mỗi loài cây, loài con cũng có Yàng trong đó. Đối với con người ta, Yàng vừa là Yàng, lại cũng là bạn, là một thành viên trong sinh hoạt cộng đồng, có ưu, có khuyết, có đúng có sai.

Ưu thì ta học, ta theo. Không hay thì ta làm lễ “phê bình”, nếu quá nữa ta làm lễ chia tay luôn! Tất thảy, nhất nhất đều được “hội đồng già làng” xét xử và vị già làng có tín nhiệm nhất thời điểm ấy ra… quyết định. Các già làng không phải là thần linh, nhưng các già làng luôn luôn là chỗ dựa tinh thần cho cả cộng đồng. Buôn làng nào có nhiều người già, buôn làng đó ắt sẽ được giàu sang hơn, hùng mạnh hơn. Một buôn làng có thể thiếu một vài chức danh với một vài vai trò khác, nhưng chức danh già làng không thể thiếu một ngày, mặc dù chức danh ấy hình thành tự nhiên, không qua bất kỳ thủ tục bầu bán hành chính nào. Cũng giống như mỗi dàn ching chiêng đều phải có chiêng con, chiêng núm, chiêng bằng – cái “đi” giai điệu, cái “cầm” nhịp cho cả dàn. Những dàn cồng chiêng lớn thì trống cái vừa giữ nhịp, vừa tôn giai điệu, giữ cho sắc thái của giai điệu luôn giàu sinh lực và đẹp về sắc điệu, cho nên người ta thường ví già làng như là trống, già làng cầm chịch mọi sinh hoạt đời sống văn hóa tinh thần của bà con buôn làng.





Các già làng luôn là chỗ dựa tinh thần cho cả cộng đồng. Ảnh: Đ. Đối

Già làng có cái tai nghe được cả dàn ching chiêng, già biết nghe và nhận ra ngay cái nào “đi” đúng, cái nào để lỡ nhịp tách đàn. Và bằng khả năng trực giác nhạy cảm của mình, già so chiêng, giống như lên dây đàn vậy. Công việc so chiêng không hề đơn giản, nó linh thiêng, cầu kỳ và huyền bí. Khi cánh tay già giơ lên, hạ xuống, theo cánh tay ấy là tiếng gõ của người điều chỉnh, không phải riêng cho một cái nào, mà già điều chỉnh lại cả dàn luôn. Điều chỉnh lại cả tiết tấu, nhịp điệu lẫn truyền cảm hứng rung động của mình sang cho người đánh, người đánh phải biết thổi hồn mình vào trong từng lá chiêng mà bản thân như đang được tiếp lửa.

Khi con cháu dựng ngôi nhà rông cho buôn làng mình, vai trò của hội đồng già làng đặc biệt quan trọng. Sự điều hành của các già làng bên ghè rượu cần cũng giống như “Bộ chỉ huy chiến dịch ở tiền phương”. Họ vẽ bản đồ rất chặt chẽ, rất chi tiết, tỉ mẩn, nhưng lại khác các vị chỉ huy ở chiến trường – các già làng rất thoải mái và phóng túng, không gượng ép, gò bó bất kỳ ai, bất kỳ cung đoạn nào của công việc. Tất cả vì vẻ đẹp truyền thống của buôn làng ta. Làng không thể thiếu được ngôi nhà rông, nơi sinh hoạt văn hóa của cộng đồng. Cũng như trong các ngày lễ hội, nếu không có già làng thì liệu có thành được lễ hội không?

 

2. Tối tối, trong những ngôi nhà sàn bình yên bên bếp lửa hồng, những người già là thành viên trong nhóm cộng đồng già làng thường tới nhà một trong số ấy trò chuyện. Hôm nay ở nhà cụ này, ngày mai và ngày kia ở nhà cụ khác. Vị già làng hôm ấy là trung tâm đoàn kết, là nơi thu gom kho báu kinh nghiệm sản xuất và kinh nghiệm ứng xử. Ứng xử với thiên nhiên khi sấm sét, lũ lụt, khi mưa to, bão lớn, khi núi lở, sông cạn, khi có thú dữ loạn rừng, khi hạn hán kéo dài… Và, các già làng chính là kho tư liệu luật tục ngàn đời truyền lại. Là cuốn từ điển bách khoa sống động, giúp cho con cháu biết điều hay lẽ phải, biết cái đúng, cái sai để ứng xử trong các mối quan hệ giữa người với người, giữa người với thiên nhiên.

Những cô gái M’nông, Bana, J’rai, Êđê thường tỏ điều tâm sự của mình cùng cây đàn tre nứa gọi là đing pơng, được các già làng làm cho. Già bảo, khi nào trong bụng mày có điều gì buồn, nếu không nói được với ai thì đêm đêm đem đàn ra chơi. Tự thổi tự nghe, nghe cho mình… đó là loại nhạc cụ chỉ dành riêng cho phụ nữ. Nỗi buồn của riêng ta, ta để trong lòng, nhưng nếu ta không trút được vào trong hơi thở, vào trong tiếng nói, âm thanh thì thầm của tiếng đàn thì ta sẽ dễ dàng ngã gục. Tiếng thì thầm của đing pơng sẽ là nơi nương tựa giúp ta dịu lòng, thoát khỏi cái cô đơn, giúp cái hồn ta trở nên yên lành, không còn yếu đuối ngập chìm trong cõi u mê. Âm thanh ấy là người bạn tâm tình của ta. Ta nhập hồn ta vào trong ống nứa…

 

3. Bà cụ trăm tuổi của làng ta là niềm tự hào chung của cả cộng đồng. Cụ bà tồn tại như là sự hiện diện của lòng kiêu hãnh của buôn làng trước vị thần Thời Gian linh thiêng và huyền bí. Trong các bản trường ca cổ của dân tộc M’nông, Bana, J’rai, Êđê, Xê đăng, Giẻ T’riêng… thường xuất hiện các tù trưởng là nữ. Nhưng già làng thì vẫn là các vị đàn ông cao niên tài giỏi, thời trai trẻ đã từng là những tay phóng lao lừng danh, tay rựa sắc bén, tay ná cự phách. Già làng từ thời cổ xưa đã có nhiều quyền uy, cái quyền uy không mang chút xíu dấu ấn nào của bạo lực, của cường quyền mà là cái quyền uy linh thiêng được xuất phát từ lòng ngưỡng mộ, tôn sùng vì đức trọng, tài cao, uy danh lừng lẫy. Những điệu múa mà người M’nông, Bana, J’rai, Êđê, Xê đăng… đều gọi là “xoang”. Những bước xoang bước theo nhịp của cồng chiêng. Âm nhạc cồng chiêng là tiếng lòng của người Tây Nguyên, là niềm vui và cả nỗi buồn. Cồng chiêng, tự nó không tạo nên vẻ đẹp linh thiêng, huyền diệu của con người nếu không có làng, rừng.

Làng và rừng là không gian văn hóa của cồng chiêng. Các nhà quản lý xã hội, quản lý văn hóa mà không hiểu điều cốt lõi ấy thì cái gọi là quy hoạch mới đều bằng không, giống như người ta lôi cồng chiêng lên sân khấu, ra đường phố biểu diễn! Làm như vậy chỉ thỏa mãn cái ngọn quảng cáo cho các dự án kinh tế chứ không phải là cái gốc – ấy là núi, là rừng tự nhiên. Mất núi, mất rừng là mất không gian văn hóa cồng chiêng, tức là không còn gì!

Mỗi bến nước miền rừng núi đều mang theo tên đất, tên làng buôn. Bến nước, dòng sông, dòng suối gắn liền với cả đời người, dù nơi đó ở tít trong rừng sâu, núi thẳm. Giọt nước này là do già làng ta chọn, dân làng ta chọn. Chọn bến nước, giọt nước… ấy là chọn nơi cư trú cho mình, chọn sự giàu nghèo trong tương lai cho cộng đồng mình. Trong bản đồ du lịch mà không có các khu rừng nguyên sinh cho các du khách tham quan cùng với các ngôi làng rừng của bà con sinh sống tự nhiên với thiên nhiên thì cũng giống như điệu cồng chiêng lên sân khấu bùng binh cho vui tai vậy!                            

Trung Trung Đỉnh



Nguồn

Cùng chủ đề

Bế mạc Hội thi giáo viên làm Tổng phụ trách Đội giỏi tỉnh Đắk Lắk lần thứ III – năm 2024

Sau 5 ngày tranh tài sôi nổi, chiều 27/12, Hội thi Giáo viên làm Tổng phụ trách Đội giỏi tỉnh Đắk Lắk lần thứ III - năm 2024 đã chính thức bế mạc và tiến hành trao giải cho các thí sinh xuất sắc.   Tiết mục văn nghệ đặc sắc tại lễ bế mạc hội thi. Hội thi Giáo viên làm Tổng phụ trách Đội giỏi tỉnh Đắk Lắk lần thứ III - năm 2024 do Sở Giáo dục và Đào...

Khai mạc Hội thi giáo viên làm Tổng phụ trách Đội giỏi năm 2024

Ngày 23/12, tại Trường Cao đẳng Sư phạm Đắk Lắk, Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk phối hợp với Tỉnh Đoàn tổ chức khai mạc Hội thi Giáo viên làm Tổng phụ trách Đội giỏi tỉnh Đắk Lắk lần thứ III - năm 2024. Các đại biểu tham dự khai mạc hội thi. Hội thi được tổ chức trong 5 ngày (từ ngày 23-27/12) với sự tham gia của 101 thí sinh là giáo viên làm Tổng phụ trách...

Tổng kết công tác tổ chức, tham gia Hội khỏe Phù Đổng năm 2024

Chiều 23/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk tổ chức Hội nghị tổng kết công tác tổ chức, tham gia Hội khỏe Phù Đổng năm 2024. Tham dự hội nghị có Phó Trưởng đoàn phụ trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Lê Thị Thanh Xuân cùng đại diện lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị hữu quan. Các đại biểu tham dự hội nghị. Hội khỏe Phù Đổng là ngày hội...

Khai mạc Ngày hội STEM cấp THPT tỉnh Đắk Lắk lần thứ II – năm 2024

Sáng 21/12, tại Trường THCS, THPT Đông Du (TP. Buôn Ma Thuột), Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk tổ chức khai mạc Ngày hội STEM cấp THPT tỉnh Đắk Lắk lần thứ II – năm 2024. Các đại biểu tham dự khai mạc Ngày hội. Phát biểu khai mạc Ngày hội, Phó Trưởng đoàn phụ trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Lê Thị Thanh Xuân cho biết, giáo dục STEM...

Bàn giao bếp ăn bán trú cho Trường Mầm non Họa My, huyện Ea Kar

Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam vừa phối hợp với Hội Chữ thập đỏ tỉnh Đắk Lắk tổ chức khánh thành và bàn giao công trình bếp ăn bán trú cho Trường Mầm non Họa My, xã Ea Đar, huyện Ea Kar. Đại biểu cắt băng khánh thành công trình. Tham dự lễ khánh thành có Chủ tịch Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam Bùi Thị Hòa; Phó Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ tỉnh Lê Khôi...

Cùng tác giả

Giá tiêu hôm nay 12/1/2025, trong nước tiếp tục giảm

Giá tiêu trong nước hôm nay Giá tiêu hôm nay được cập nhật lúc 4h30 sáng ngày 12/1/2025 như sau, giá tiêu trong nước quay về mốc giá khoảng 147.000 đồng/kg sau nhiều phiên giảm giá liên tiếp. Hiện thị trường tiêu ở các địa phương trọng điểm là 147.100 đồng/kg. Cụ thể, giá tiêu hôm nay ở tỉnh Gia Lai ghi nhận mức mức ổn định so với phiên giao dịch trước đó, hiện được thu mua ở mức 147.000...

Giá cà phê arabica được “trợ lực”, tồn kho robusta về nhiều, dự báo cung cầu năm 2025?

Giá cà phê hôm nay 12/1/2025 Giá cà phê thế giới tăng mạnh đối với arabica, điều chỉnh giảm nhẹ với robusta. Giá cà phê trong nước đảo chiều giảm 400 – 500 đồng/kg vào phiên cuối tuần, rời xa mốc 120.000 đồng/kg, hiện còn giao dịch trong khoảng 118.300 – 119.000 đồng/kg. Hai lý do đẩy giá cà phê tăng giảm trái chiều trên thị trường quốc tế là do tồn kho trên sàn London tăng mạnh, trong khi mưa giảm...

Giá cà phê trong nước hôm nay 12/1/2025 cao nhất 119.000 đồng/kg

Cập nhật giá cà phê thế giới Giá cà phê hôm nay 12/1/2025 trên thị trường thế giới, lúc 4 giờ 30 phút cập nhật trên sàn giao dịch Sở Giao dịch hàng hoá Việt Nam MXV (giá cà phê thế giới được MXV cập nhật liên tục, khớp với các sàn giao dịch trên thế giới, là kênh duy nhất ở Việt Nam cập nhật liên tục liên kết với các sàn giao dịch trên thế giới). Người dân kiểm...

Dự báo giá tiêu ngày mai 12/1/2025, trong nước giảm nhẹ

Dự báo giá tiêu ngày mai ​​​​​Dự báo giá tiêu trong nước ngày mai 12/1/2025 giảm nhẹ; thị trường tiêu trong nước sau nhiều phiên giảm liên tiếp đã đẩy giá tiêu về lại mốc 147.000 đồng. Giá tiêu hôm nay được cập nhật chiều ngày 11/1/2025 như sau, giá tiêu trong nước quay về mốc giá khoảng 147.000 đồng/kg sau nhiều phiên giảm giá liên tiếp. Hiện thị trường tiêu ở các địa phương trọng điểm là 147.100 đồng/kg. Cụ thể,...

Dự báo giá cà phê ngày mai 12/1/2025 duy trì ổn định

Giá cà phê Robusta giảm nhẹ Trên sàn London, vào lúc 15 giờ 30 phút ngày 11/1/2025 giá cà phê Robusta được ghi nhận đã giảm nhẹ so với phiên giao dịch trước đó. Cụ thể, mức giảm dao động từ 11 – 13 USD/tấn, với giá giao hàng tháng 3/2025 là 4966 USD/tấn (giảm 13 USD/tấn), giá giao hàng tháng 5/2025 là 4879 USD/tấn (giảm 12 USD/tấn), tháng 7/2025 là 4794USD/tấn (giảm 12 USD/tấn) và tháng 9/2025 là...

Cùng chuyên mục

Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Đắk Lắk sơ kết công tác học kỳ I năm học 2024-2025

Ngày 10/1, Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội nghị sơ kết công tác công đoàn học kỳ I năm học 2024-2025. Các đại biểu tham dự hội nghị. Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh hiện trực tiếp quản lý 66 công đoàn cơ sở với 5.066 đoàn viên; phối hợp với Liên đoàn Lao động cấp huyện quản lý 947 công đoàn cơ sở với 32.391 đoàn viên. Trong học kỳ I năm học 2024-2025, Công...

Gặp mặt, giao lưu nữ đảng viên tiêu biểu

Sáng 10/1, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội nghị gặp mặt, giao lưu nữ đảng viên tiêu biểu và ôn lại truyền thống 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930-03/02/2025). Tham dự hội nghị có gần 200 hội viên phụ nữ tiêu biểu thuộc các đơn vị lực lượng vũ trang, Hội Nữ Trí thức, Nữ Doanh nhân và phụ nữ tiêu biểu trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột. Các đại...

Ghi nhận trường hợp tử vong nghi do bệnh Dại tại huyện Krông Ana

Ngày 6/1, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Đắk Lắk cho biết, trên địa bàn tỉnh vừa ghi nhận một trường hợp tử vong nghi do bệnh dại tại huyện Krông Ana. Đây là trường hợp tử vong nghi do dại đầu tiên trong năm 2025 trên địa bàn tỉnh. Tiêm phòng Dại cho chó là biện pháp hữu hiệu để phòng ngừa bệnh Dại. Bệnh nhân là Y.N.H (Nam, sinh năm 2014, trú tại xã Băng A Drênh,...

Lãnh đạo UBND tỉnh Đắk Lắk đối thoại với cán bộ, hội viên, phụ nữ

Sáng 03/01, UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội nghị đối thoại giữa lãnh đạo UBND tỉnh với cán bộ, hội viên, phụ nữ trên địa bàn tỉnh năm 2024 với chủ đề “Thúc đẩy bình đẳng giới và phát huy vai trò của cán bộ, hội viên, phụ nữ trong phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk”. Tham dự hội nghị có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh...

Tổng kết công tác ngành Nội chính Đảng và hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực cấp...

Chiều 31/12, tại Hà Nội, Ban Nội chính Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác ngành Nội chính Đảng và hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực (PCTNLPTC) cấp tỉnh năm 2024, triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Dự và chủ trì hội nghị có Tổng Bí thư Tô Lâm – Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNLPTC. Cùng chủ trì hội nghị...

Quán triệt, tập huấn quy định pháp luật lĩnh vực tài nguyên nước và biến đổi khí hậu

Ngày 30/12, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội nghị quán triệt, tập huấn quy định pháp luật lĩnh vực tài nguyên nước và biến đổi khí hậu. Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hoàng Văn San chủ trì hội nghị. Luật Tài nguyên nước được Quốc hội thông qua vào ngày 27/11/2023 và chính thức có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2024, đánh dấu bước tiến rất lớn về...

Bế mạc Hội thi giáo viên làm Tổng phụ trách Đội giỏi tỉnh Đắk Lắk lần thứ III – năm 2024

Sau 5 ngày tranh tài sôi nổi, chiều 27/12, Hội thi Giáo viên làm Tổng phụ trách Đội giỏi tỉnh Đắk Lắk lần thứ III - năm 2024 đã chính thức bế mạc và tiến hành trao giải cho các thí sinh xuất sắc.   Tiết mục văn nghệ đặc sắc tại lễ bế mạc hội thi. Hội thi Giáo viên làm Tổng phụ trách Đội giỏi tỉnh Đắk Lắk lần thứ III - năm 2024 do Sở Giáo dục và Đào...

Ngành Thanh tra triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2025

Ngày 28/12, tại Hà Nội, Thanh tra Chính phủ tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc nhằm tổng kết công tác thanh tra năm 2024 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025. Dự hội nghị có Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình; Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong cùng đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành, đơn vị, địa phương. Tham dự hội nghị tại điểm cầu Đắk Lắk có Chánh...

Hơn 2,5 tỷ đồng trợ giúp người khuyết tật, trẻ mồ côi và đối tượng yếu thế

Sáng 27/12, Hội Bảo trợ Người khuyết tật và Bảo vệ quyền trẻ em tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Hội năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Tỉnh Đắk Lắk hiện có gần 80.000 người khuyết tật, trong đó người khuyết tật đang hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng tại cộng đồng 22.716 người (6.792 người khuyết tật đặc biệt nặng, 15.924 người khuyết tật nặng); có 13.723 trẻ em đang...

Bảo tồn, phát huy giá trị di tích lịch sử Đồn điền Rossi gắn với phát triển du lịch

Ngày 25/12, UBND thị xã Buôn Hồ tổ chức Hội thảo giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị di tích lịch sử Đồn điền Rossi gắn với định hướng phát triển du lịch thị xã Buôn Hồ đến năm 2030. Quang cảnh hội thảo. Đồn điền Rossi (đường Trần Hưng Đạo, phường Đạt Hiếu, thị xã Buôn Hồ) do người Pháp thành lập vào năm 1926, gồm có các hạng mục: Nhà ở và nhà làm việc của chủ đồn...

Tin nổi bật

Tin mới nhất