Powered by Techcity

“Sợi dây” cộng cảm từ buôn làng

21:57, 26/07/2023

Những giá trị văn hóa cốt lõi của dân tộc đang đứng trước nhiều thách thức từ làn sóng hội nhập và “cơn lốc” của công nghệ 4.0. Trong quá trình đó thì việc bảo tồn sẽ như thế nào và đâu là không gian sống cho những giá trị quý báu ấy?

Hội tụ những giá trị nhân văn

“Sợi dây” kết nối của đồng bào Tây Nguyên là văn hóa cộng đồng. Dĩ nhiên, “sợi dây” gắn kết cộng đồng này không dễ có được, mà được tích lũy, vun đắp từ bao đời, làm nên bản sắc riêng của dân tộc mình.

Lễ hội truyền thống, nơi hội tụ những giá trị nhân văn, tốt đẹp trong đời sống xã hội của đồng bào các dân tộc, trong đó giá trị tiêu biểu nhất là sự gắn kết cộng đồng, làm tình người trở nên bền chặt hơn. Hiện không ít buôn làng vẫn còn lưu giữ nhiều lễ hội truyền thống. Và chính ở những nơi này, việc bảo tồn văn hóa thu được nhiều kết quả tích cực. Lễ hội mừng lúa mới của đồng bào Xê đăng được tổ chức vào ngày 1/1 hằng năm ở buôn H’ring (xã Ea H’đing, huyện Cư M’gar) là sự minh chứng sống động nhất.





Đồng bào Xê Đăng ở huyện Cư M’gar múa xoang trong lễ hội mừng lúa mới.

Cứ mỗi lần tổ chức, sinh hoạt lễ hội, mỗi người dân trong buôn trở nên “đa năng”. Trước ngày hội lớn, bà con trong buôn chuẩn bị vật dụng, lương thực, thực phẩm, trang trí khu vực lễ… Đàn ông đảm trách việc nặng nhọc như đốn tre, chặt củi, còn phụ nữ chăm lo bếp núc, trang trí. Đến ngày mở hội, ai có gì góp nấy, nhà góp con gà, ký thịt heo, nhà vài cân nếp rẫy, ché rượu cần. Kết thúc phần nghi lễ, mọi người háo hức vào phần hội. Họ bày thức ăn, nước uống đã chuẩn bị trước đó để cùng nhau ăn uống, hát hò, múa xoang… Khi có chút men say của rượu cần, họ nhảy múa, hát ca hòa cùng nhịp chiêng,… Tất cả cứ diễn ra tự nhiên không hình thức, phô trương, cũng chẳng phải là “diễn” lại một nghi lễ nào đó, mà cứ thế hồn nhiên, đắm say tận hiến cho vốn văn hóa ở buôn làng thêm phần bản sắc. Đó là biểu hiện của tinh thần cộng đồng, cũng là giá trị lớn nhất mà lễ hội mang lại.

Ông Y Wem H’wing, Phó Chủ tịch UBND huyện Cư M’gar chia sẻ, không cách nào bảo tồn văn hóa tốt hơn là dựa vào chính cộng đồng để truyền giữ và phát huy. Chính quyền địa phương không can thiệp sâu mà chỉ hỗ trợ kinh phí, công tác an ninh, hậu cần… còn lại cứ để bà con tái hiện chân thật lễ hội truyền thống của dân tộc mình. Khi mà chủ thể của văn hóa lễ hội được phát huy tối đa cũng là dịp để cộng đồng cùng tham gia, cộng cảm. Nhờ tổ chức đều đặn nên nhiều lễ hội truyền thống được du khách biết đến và bị cuốn hút bởi việc trải nghiệm lễ hội do chính bà con thực hiện.

Nhân lên những giá trị văn hóa

Đắk Lắk là nơi hội tụ của 49 dân tộc cùng sinh sống, có nền văn hóa đa dạng, nhiều sắc màu. Tỉnh Đắk Lắk xác định, công tác giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là nhiệm vụ then chốt trong chiến lược phát triển văn hóa của địa phương, trong đó đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) là trung tâm, là chủ thể của mọi hoạt động. Trong nỗ lực giữ gìn, bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, từ năm 2016 đến nay, ngành văn hóa địa phương đã phối hợp tổ chức hơn 130 nghi lễ, lễ hội và ngày hội truyền thống của đồng bào các DTTS gắn với cồng chiêng.





Hòa cùng nhịp xoang trong lễ hội mừng lúa mới của đồng bào Xê Đăng ở huyện Cư M’gar.

Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, giao lưu văn hóa mở rộng, đặc biệt là sự tác động của những yếu tố ngoại lai thì việc bảo tồn văn hóa đứng trước nhiều thách thức lớn hơn. Đó là nguy cơ mai một của những giá trị truyền thống, hòa tan trước xu thế hội nhập mới.

Từ thực tiễn công tác bảo tồn văn hóa ở địa phương cho thấy, muốn bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa, những nét đẹp truyền thống của dân tộc một cách bền vững thì phải dựa vào cộng đồng. Không có nỗ lực nào tốt hơn bằng chính việc đưa người dân thực sự tham gia vào quá trình bảo tồn, khơi gợi lên ý thức của người trong cuộc. Nếu không có người dân tham gia – chủ thể quan trọng nhất – vào việc bảo vệ, bảo tồn thì khó giá trị văn hóa nào có thể lưu giữ được. Chính họ là chủ thể khắc họa đậm nên dấu ấn lịch sử, thể hiện đậm nét những giá trị văn hóa của dân tộc mình và cũng là người thụ hưởng văn hóa. Họ tự gìn giữ, tự phát huy, khơi dậy nội lực tiềm tàng và “nối dài” sợi dây đoàn kết ở buôn làng. Đồng thời, gợi lên nhiều xúc cảm tốt đẹp cho những người cùng tham gia.

Mục tiêu của tỉnh là phải giữ gìn, bảo tồn và phát huy ngày càng tốt hơn bản sắc văn hóa của các dân tộc. Muốn vậy cần có không gian để sự gắn kết ấy thêm bền chặt, mang lại những cộng cảm trong cộng đồng. Những lễ hội truyền thống còn truyền giữ, chính là nơi tạo dựng không gian thực hành cho văn hóa của dân tộc. Hay nói một cách khác hơn, toàn bộ hệ giá trị văn hóa truyền thống được sáng tạo, phát huy, thụ hưởng và trao truyền trong không gian ấy. Bởi lễ hội truyền thống chính là không gian tập hợp sống động và đầy đủ nhất các yếu tố văn hóa, tinh thần chứa đựng trong đó các giá trị của một tộc người. Nơi đó hội tụ nhiều yếu tố cốt lõi để có thể nhận diện bản sắc của mỗi dân tộc, bao gồm phong tục, tập quán, tín ngưỡng, âm nhạc, vũ điệu, trang phục, ẩm thực… Lễ hội là dịp để tôn vinh những giá trị văn hóa này.

Cuộc sống luôn thay đổi, thậm chí quá nhanh chóng và phức tạp, những gì của ngày cũ sẽ khó bảo tồn nếu không được “nhắc lại” một cách sống động và “có linh hồn” như thế. Khi không còn không gian thực hành thì những giá trị văn hóa quý giá sẽ khó có điều kiện bảo tồn, phát huy. Do đó, nếu nuôi dưỡng và phát huy được yếu tố cộng đồng sẽ là “gốc rễ” bền chặt để sắc thái cội nguồn được bảo tồn, “bám rễ” trong đời sống hiện đại.

Đỗ Lan



Nguồn

Cùng chủ đề

Lễ trao tặng danh hiệu “Nhà giáo ưu tú” và kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sáng 18/11, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk long trọng tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu “Nhà giáo ưu tú” lần thứ 16 và kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024). Tham dự buổi lễ có Phó Chủ tịch UBND tỉnh H’Yim Kđoh cùng đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành hữu quan trong tỉnh. Các đại biểu tham dự buổi lễ. Cách đây 42 năm, ngày 28/9/1982, Hội đồng Bộ trưởng...

Bế mạc Hội thi “Giai điệu tuổi hồng” tỉnh Đắk Lắk lần thứ XVI, năm 2024

Sáng 16/11, Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk tổ chức bế mạc Hội thi “Giai điệu tuổi hồng” tỉnh Đắk Lắk lần thứ XVI năm 2024. Tiết mục biểu diễn đặc sắc tại hội thi. Hội thi “Giai điệu tuổi hồng” tỉnh Đắk Lắk lần thứ XVI, năm 2024 có sự tham gia dự thi của hơn 2.800 diễn viên đến từ 72 đơn vị gồm 14 Phòng Giáo dục và Đào tạo và 58 trường THPT, trường phổ...

Hội thi vẽ tranh về bảo vệ môi trường năm 2024

Ngày 15/11, hưởng ứng chương trình “Làm cho thế giới sạch hơn năm 2024”, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường tỉnh Đắk Lắk phối hợp cùng Trường Tiểu học Trần Quốc Tuấn (huyện Krông Pắk) tổ chức Hội thi vẽ tranh về bảo vệ môi trường năm 2024. Học sinh tham gia phần thi trả lời nhanh các câu hỏi về bảo vệ môi trường. Tại Hội thi, các em học sinh đã được truyền thông về công tác...

Khai mạc Hội thi “Giai điệu tuổi hồng” tỉnh Đắk Lắk lần thứ XVI năm 2024

Sáng 13/11, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk tổ chức khai mạc Hội thi “Giai điệu tuổi hồng” tỉnh Đắk Lắk lần thứ XVI, năm 2024. Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Lưu Tiến Quang phát biểu khai mạc Hội thi. Hội thi “Giai điệu tuổi hồng” tỉnh Đắk Lắk lần thứ XVI, năm 2024 có sự tham gia dự thi của hơn 2.800 diễn viên đến...

Quốc hội chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực Y tế và Thông tin và truyền thông

Sáng 12/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thứ hai thuộc lĩnh vực y tế và nhóm vấn đề thứ ba thuộc lĩnh vực thông tin và truyền thông. Trả lời câu hỏi của đại biểu Lưu Văn Đức - Ủy viên Thường trực Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Lắk đặt ra vào chiều 11/11...

Cùng tác giả

Ông Nguyễn Hồng Lĩnh giữ chức vụ Phó Chánh Thanh tra tỉnh

Chiều 25/11, UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức công bố quyết định về việc bổ nhiệm công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đối với ông Nguyễn Hồng Lĩnh - Phó Chánh Thanh Tra tỉnh. Dự công bố có đồng chí Võ Văn Cảnh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo Sở Nội vụ; tập thể cán bộ, lãnh đạo, đại diện các đơn vị thuộc Thanh tra tỉnh.   Đại biểu dự buổi công bố. Ông Nguyễn...

Miền Bắc và miền Nam biến động trái chiều

Khu vực miền Bắc Giá heo hơi hôm nay (26/11/2024) tại khu vực miền Bắc ghi nhận chiều giảm ở một số tỉnh như Thái Nguyên, Vĩnh Phúc và Tuyên Quang, khi giảm giá từ 1.000 đồng đến 2.000 đồng/kg. Trong đó, Thái Nguyên tỉnh duy nhất trên cả giảm tới 2.000 đồng/kg. Ngược lại, giá heo hơi tại Thái Bình bất ngờ tăng một giá (1.000 đồng/kg), đạt 63.000 đồng/kg, mức giá cao nhất khu vực. Các tỉnh, thành phố...

Hồ Lắk là hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất Việt Nam?

Trong dịp lễ kỷ niệm 120 thành lập tỉnh Đắk Lắk, Viện Kỷ lục quốc gia đã kiểm tra, xác lập kỷ lục hồ Lắk (H.Lắk) là hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam. Sau khi hồ Lắk đón nhận danh hiệu kỷ lục, có nhiều ý kiến cho rằng hồ Ba Bể (tỉnh Bắc Kạn) là hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất Việt Nam, hồ Lắk chỉ xếp sau. Một góc...

Cho hai nhân sự thôi chức Ủy viên Trung ương khóa XIII

Tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương sáng 25/11, Trung ương đã thống nhất cho hai nhân sự thôi tham gia Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Hai người này gồm: ông Nguyễn Văn Thể (Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương, nguyên Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải) và ông Bùi Văn Cường (nguyên Tổng Thư ký Quốc hội, nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Đắk...

Giá dưa hấu giảm hơn một nửa; giá sầu riêng tiếp tục tăng mạnh

Giá nông sản hôm nay: Dưa hấu mất mùa, giá giảm hơn một nửa Giá dưa hấu hiện giảm sâu, chỉ còn khoảng 2.000 – 4.000 đồng/kg tại ruộng, chưa bằng một nửa so với đầu năm, khiến nông dân ở các vùng trồng lớn như Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long chịu thua lỗ nặng nề. Một nông dân ở Gia Lai, chia sẻ hồi đầu năm, giá dưa hấu đạt khoảng 8.000 đồng/kg, giúp ông thu về...

Cùng chuyên mục

Công bố xã Cư Êbur , TP. Buôn Ma Thuột đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Ngày 23/11, UBND TP. Buôn Ma Thuột tổ chức Lễ công bố xã Cư Êbur đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2023. Tham dự buổi lễ có Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoài Dương cùng đại diện lãnh đạo các sở, ngành, địa phương hữu quan. Các đại biểu tham dự buổi lễ. Xã Cư Êbur được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2017....

Lễ kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22/11/1904 – 22/11/2024)

Tối 22/11, tại Quảng trường 10/3 (TP. Buôn Ma Thuột), Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Đắk Lắk long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22/11/1904 - 22/11/2024). Tham dự buổi lễ có đồng chí Nguyễn Hòa Bình - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ; Mẹ Việt Nam Anh hùng Thái Thị Tài; đồng chí Nguyễn Hải Ninh - Ủy viên Trung ương...

Công bố xã Ea Kao, TP. Buôn Ma Thuột đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Sáng 20/11, UBND TP. Buôn Ma Thuột tổ chức Lễ công bố xã Ea Kao đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2023. Tham dự buổi lễ có Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoài Dương cùng đại diện lãnh đạo các sở, ngành, địa phương hữu quan. Các đại biểu tham dự buổi lễ. Phát biểu tại buổi lễ, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP....

Chương trình tình nguyện mùa đông “Giao nắng chuyển yêu thương”

Sáng 19/11, Tỉnh Đoàn, Hội Sinh viên Việt Nam tỉnh Đắk Lắk phối hợp với các đơn vị tài trợ tổ chức Chương trình tình nguyện mùa đông “Giao nắng chuyển yêu thương” tại Trường Tiểu học Trưng Vương (xã Ea H’đing, huyện Cư M’gar). Đại diện các đơn vị trao tặng quà cho nhà trường và học sinh. Chương trình có sự tham gia của Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2017, Top 5 Hoa hậu Hoàn vũ thế giới 2018 H’Hen Niê.  Tại...

Lễ trao tặng danh hiệu “Nhà giáo ưu tú” và kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sáng 18/11, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk long trọng tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu “Nhà giáo ưu tú” lần thứ 16 và kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024). Tham dự buổi lễ có Phó Chủ tịch UBND tỉnh H’Yim Kđoh cùng đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành hữu quan trong tỉnh. Các đại biểu tham dự buổi lễ. Cách đây 42 năm, ngày 28/9/1982, Hội đồng Bộ trưởng...

Bế mạc Hội thi “Giai điệu tuổi hồng” tỉnh Đắk Lắk lần thứ XVI, năm 2024

Sáng 16/11, Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk tổ chức bế mạc Hội thi “Giai điệu tuổi hồng” tỉnh Đắk Lắk lần thứ XVI năm 2024. Tiết mục biểu diễn đặc sắc tại hội thi. Hội thi “Giai điệu tuổi hồng” tỉnh Đắk Lắk lần thứ XVI, năm 2024 có sự tham gia dự thi của hơn 2.800 diễn viên đến từ 72 đơn vị gồm 14 Phòng Giáo dục và Đào tạo và 58 trường THPT, trường phổ...

Giới thiệu, quảng bá tác phẩm âm nhạc kỳ 4, năm 2024

Tối 16/11, Trung tâm Văn hóa tỉnh Đắk Lắk tổ chức Chương trình giới thiệu, quảng bá tác phẩm âm nhạc kỳ 4, năm 2024. Đây là hoạt động ý nghĩa nhằm chào mừng kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22/11/1904 - 22/11/2024). Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Niê Thanh Mai và Phó Giám đốc Trung tâm Văn hóa tỉnh Đào Thị Thu Hiền tặng hoa cho các nhạc sĩ tham gia chương trình. Chương...

Hội thi vẽ tranh về bảo vệ môi trường năm 2024

Ngày 15/11, hưởng ứng chương trình “Làm cho thế giới sạch hơn năm 2024”, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường tỉnh Đắk Lắk phối hợp cùng Trường Tiểu học Trần Quốc Tuấn (huyện Krông Pắk) tổ chức Hội thi vẽ tranh về bảo vệ môi trường năm 2024. Học sinh tham gia phần thi trả lời nhanh các câu hỏi về bảo vệ môi trường. Tại Hội thi, các em học sinh đã được truyền thông về công tác...

Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc trên địa bàn thị xã Buôn Hồ

Ngày 15/11, Thị ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam thị xã Buôn Hồ tổ chức Lễ khánh thành Không gian trưng bày Khu văn hóa buôn Kli A, phường Đạt Hiếu và tổng kết việc thực hiện Chuyên đề năm 2024 “Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thị xã Buôn Hồ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Năm 2023, thị xã Buôn Hồ đã khởi công xây dựng...

Tin nổi bật

Tin mới nhất