Powered by Techcity

Sắc màu thổ cẩm Nam Tây Nguyên

15:05, 25/09/2023

Đầu tháng 9, bên hồ Xuân Hương, TP. Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng), nơi xưa thủy tổ đồng bào K’ho Lach cư trú, diễn ra chương trình văn hóa trang phục thổ cẩm kết hợp với lụa tơ tằm. Sôi động, sang trọng bởi tơ lụa, nhưng sâu lắng, dư âm về đại ngàn hùng vĩ phải là những sắc màu, hoa văn thổ cẩm.

Giàu tri thức, đậm tín ngưỡng

Trong số rất ít phụ nữ dân tộc thiểu số gốc Nam Tây Nguyên vinh dự được Chủ tịch nước trao tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú nghề dệt vào năm 2019 là Bon Niêng K’Glòng. Người phụ nữ K’ho ấy nay đã ngót 80 mùa rẫy nơi vùng đất Đưng K’Nơh, huyện Lạc Dương (Lâm Đồng). Bà là chủ nhân hiếm hoi của kho tàng tri thức dân gian đặc sắc về phương pháp nhuộm màu bằng nguyên liệu rừng. Tám người con gái của bà phần nào nối nghề dệt, nhưng thật không dễ khi phải đối diện làn sóng thương mại nghiệt ngã. Có chăng, trong vùng còn bạn đồng hành: bà Rơông Ka Măng, bà Rơông Ka Jồng.

Thổ cẩm chất chứa nhiều yếu tố văn hóa vật thể và phi vật thể. Với người K’ho, nghề dệt đúc kết chỉ 4 từ: rồi – riă – tiăh – tành, nghĩa là kéo chỉ – vào thoi – kết hai đầu khổ dệt – tiến hành dệt. Nhưng để có sợi từ cây bông rừng làm vải chẳng dễ, vì ít nguyên liệu nhiều công làm. Có sợi rồi, nhuộm ra đúng màu càng khó, dù chuẩn bị 2 – 3 tháng trời. Không phải mẻ nhuộm nào cũng thành công như mong muốn. Lá cây “t’rưm” ngâm ủ 5 ngày, vớt ra nắm lại thành cục, vắt nước vào quả bầu và lọc rót vào chóe. Tiếp tục, bỏ vào nước t’rưm các loại bột khô và quấy đều: củ cây chuối rừng, vôi sò, các hạt bầu, bí, bắp, ớt, muối. Khoảng một giờ, nước lắng, ngâm sợi vào phần sánh. Ngâm 4 – 5 lần trong một tuần, khi màu “ăn” đều đem phơi khô và tiếp tục ngâm lại màu. (Theo kinh nghiệm và tín ngưỡng, hỗn hợp này khi ngâm sợi sẽ phá được bọt đồng thời là “thức ăn” dâng Thần Màu).





Trang phục thổ cẩm trong lễ hội cồng chiêng.

Thổ cẩm phải “dệt” bằng những đức tin thiêng. Theo bà K’Glòng, khi đi lên rừng để lấy cây tuyệt không cho người khác thấy. Nếu gặp suối phải đi qua không được nhổ nước bọt; nếu gặp con trăn hay con rắn thì phải quay về. Trong quá trình làm phẩm màu, không được ăn thịt mỡ, cơ thể phải sạch sẽ… Bà Ka Nier ở thôn Đam Pao, xã Đạ Đờn, huyện Lâm Hà cho biết, trong lúc điều chế nước nhuộm không được ăn thịt bò, thịt trâu và không cho người khác vào khu vực làm nước…

Giữa sàn nhà, bà K’Glòng và con gái út 35 tuổi Bon Niêng K’Gút mỗi người một khung dệt thoăn thoắt đôi tay. Họ miệt mài trong 12 thanh của khung dệt. Mỗi thanh có chức năng và tên gọi khác nhau: gạt chỉ (pơnớ kủatria), cuộn vải (pờsar), đạp chân (đưngpoong), luồn sợi (lột lâm pã), quấn sợi (tơcau brài), gạt chỉ (pờnớ)… Bằng trí tưởng tượng và bàn tay mềm mại, các hoa văn lần lượt hiển hiện: kỷ hà, zic zăc, con người, muông thú, cầu thang, cán xà gạc, con thuyền, mắt/cườm cổ con chim, bụng con thằn lằn…

Phong phú bảng màu thiên nhiên

Nghệ nhân K’Glòng ngừng vắt nắm lá, ngước nhìn tôi và nói: “Màu vàng này mình làm từ củ rơmêt (nghệ), còn cái màu xanh là từ lá cây t’rơtap (vông) đầu kia kìa. Màu đỏ thì cây “t’ri nho” mình trồng sau nhà… Nhưng làm lâu lắm. Mấy đứa trẻ nó chỉ dệt, nhuộm nó sợ dơ tay nên chỉ có bà già làm thôi”.

Bảng màu tri thức dân gian kết duyên từ nhiều bộ phận của thực vật: lá, thân, vỏ, rễ, quả, hạt và nhựa. Mỗi gam màu hiển thị theo từng nhóm các loài cây. Lá vông (t’rơ tạp) trộn với củ nghệ (rơmết) ra màu xanh lá cây; “t’ri nho” cho màu đỏ cam chú theo ngôn ngữ đồng bào; lá trâm (t’rưm) trộn gốc cây chuối rừng (bủzú bri) ra màu đen. Chàm muồng (Indigofera cassioides) cho màu chàm; “giang núi” (Ternstro-emia japonica) cho màu cam; “xoài rừng” (Mangifera longipes) cho màu xanh; “hoàng liên ôrô” (Mahonia nepalensis) cho màu vàng, chú theo danh pháp khoa học. Đó còn là chàm bụi, chàm đen, lòng mức ngờ (màu chàm); chuối rừng, dẻ trắng, lim sét, me rừng, trâm rộng, vối, thanh mai, thị Hayata (màu đen); mò trắng, chít, dong, trầu, xoài (màu xanh); dù dẻ, hợp hoan, mâm xôi, cẩm, nhàu, vấn vương (màu đỏ); cơm cháy, hương bài, mua (màu tím); dành dành, củ nghệ, vàng đắng, hoàng đằng, núc nác (màu vàng) và quế, ngược mùa, vừng (màu nâu)…, gọi theo danh từ phổ thông. Không rực màu như thổ cẩm các tỉnh phía Bắc, gam màu chủ đạo của thổ cẩm Nam Tây Nguyên là đen, chàm và trắng, mảng màu có phần nhàn nhạt để phù hợp với không gian cao nguyên gay gắt nắng nỏ.

Bảo tồn trước khi thất truyền

Ở Đưng K’Nơh, gia tộc Bon Niêng còn có người nối nghề nhưng ở buôn Đạ Nhar, xã Quốc Oai, nơi cuối cùng của huyện Đạ Tẻh chỉ mình bà Ka Ré dân tộc Mạ, trên 80 tuổi vẫn miệt mài với nghề dệt.

Xoãi chân giữa thềm, mắt không rời những sợi màu, bà chặc lưỡi: “Hồi xưa tự nhuộm hết, đẹp hơn giờ, màu đỏ thì cây “ồôi”; màu đen, màu xanh thì cây “dnir”. Nhưng giờ không có làm nữa, vì không có cái bông, không có cái lá nhuộm, tất cả không có hết, làm đại đi”… “Làm đại” nghĩa là sợi và màu mua từ chợ của người Kinh. Còn bà Ka Nier ở buôn Đam Pao, xã Đạ Đờn, huyện Lâm Hà vẫn đắm đuối với phương pháp truyền thống suốt hơn 9 thập niên qua. Bởi thế bà không giấu sự nuối tiếc về thời vàng son của đồng bào mình: “Khó nhất là làm nước nhuộm chỉ, rất ít người biết làm rồi”!





Thổ cẩm xuất hiện trong nghi thức “ăn trâu”.

Quả là bảo tồn di sản văn hóa thật khó. Trong những góc buôn chỉ còn lác đác nghề dệt thổ cẩm. Những tấm thổ cẩm của bà Ka Ré có màu đỏ, đen, xanh, vàng, nâu nhưng chủ yếu màu trắng như vốn có của người Mạ. Hoa văn sáng tạo bằng cách hiểu, cách nghĩ truyền thống cộng đồng Mạ vừa mang tính ngẫu hứng cá nhân. Đặc biệt, hoa văn, họa tiết không chỉ dệt mà thêu tay không dùng đến kim. Sản phẩm độc đáo của thổ cẩm Mạ nhờ đó có phần dễ giao thương. Trong ngôi nhà nhỏ ở thôn Đạ Nghịt, xã Lộc Châu, TP. Bảo Lộc, bà Ka Rạ dù hơn 60 tuổi vẫn say sưa làm hàng. Nơi thị trấn Đạ Tẻh, nối nghiệp người mẹ đã mất, Ka Kầm đã vững nghề khi mới 22 tuổi để cùng người cha K’Ổn dựng xưởng mở shop tại nhà…

 Thổ cẩm gắn với văn hóa và đời sống cư dân bản địa, nhưng sự hiện hữu của nó tại các nghi lễ thưa vắng dần. Để trở thành hàng hóa của ngành du lịch cũng chỉ là câu chuyện khơi khơi. Bởi, nó đã vơi nhiều về hồn cốt của mẹ Rừng, cha Núi. Màu sắc công nghiệp tuy đậm bền hơn, nhưng văn hóa truyền thống thì nhạt mờ. Tiến sĩ Lương Văn Dũng là người có nhiều thành tựu khoa học về tài nguyên rừng cho biết: “So với màu công nghiệp, màu của rừng đa dạng, sợi nhuộm mềm, khử được mùi, thấm mồ hôi tốt và thân thiện với con người. Dĩ nhiên, sản phẩm thổ cẩm truyền thống giá cao nên khó bán. Sợi và màu công nghiệp có cơ hội tràn vào vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là vùng gần các thị tứ”. Ở BunGo, huyện Cát Tiên, Phó Chủ nhiệm Hợp tác xã Thổ cẩm Cát Tiên là người đầu tư nguyên liệu sợi công nghiệp cho 25 hộ dân tộc Mạ dệt thổ cẩm cũng thừa nhận: “Khách nước ngoài sợ màu hóa chất ảnh hưởng sức khỏe nên thích mua màu của đồng bào. Đây là màu bền, giá cao gấp 4 – 5 lần, nhưng mất công nhiều nên đồng bào không làm”…

Văn hóa là tinh túy, chưng cất nhiều đời, là sàng lọc truân chuyên. Bảo tồn những giá trị văn hóa vì thế càng gian khó. Không chỉ là chủ thể các dân tộc thiểu số, mà còn rất cần thực hiểu, thực yêu của các nhà quản lý và bằng những chiến lược dài hơi và đồng bộ, mạnh mẽ và thực chất từ nhiều cấp nhiều ngành…

 Tĩnh Xuyên



Nguồn

Cùng chủ đề

Đắk Lắk công bố phương án tuyển sinh lớp 10 năm học 2025 – 2026

Nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong các trường phổ thông; thực hiện phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS, UBND tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành Kế hoạch số 30/KH-UBND về tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2025 – 2026.  Theo đó, việc tuyển sinh vào lớp 10 các trường THPT công lập được thực hiện bằng phương thức thi tuyển. Các trường phổ thông tư...

Đắk Lắk quyết tâm huy động nguồn lực cho mục tiêu tăng trưởng hai con số năm 2025

Sáng 3/2, UBND tỉnh tổ chức buổi gặp mặt đầu Xuân để đánh giá tình hình trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.  Tham dự chủ trì chương trình gặp mặt có các đồng chí: Nguyễn Tuấn Hà – Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; Trương Công Thái – Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Thiên Văn – Phó Chủ tịch UBND tỉnh. Đồng chí Nguyễn Tuấn Hà – Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh...

Khai mạc Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật dành cho học sinh trung học tỉnh Đắk Lắk, năm học 2024-2025

Sáng 18/1, tại Trường THCS và THPT Đông Du, Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk đã tổ chức khai mạc Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật dành cho học sinh trung học tỉnh Đắk Lắk, năm học 2024-2025. Các đại biểu tham dự lễ khai mạc. Tham gia Cuộc thi năm nay có 173 sản phẩm, dự án của 327 học sinh và 173 giáo viên hướng dẫn đến từ 15 Phòng Giáo dục và Đào tạo của các...

Quán triệt Nghị quyết của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi...

Ngày 13/1, tại Hà Nội, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu Trung ương (Ảnh: chinhphu.vn). Tham dự hội nghị tại điểm cầu Trung ương có các đồng chí: Tổng Bí thư Tô Lâm;...

Bế mạc Hội thi giáo viên làm Tổng phụ trách Đội giỏi tỉnh Đắk Lắk lần thứ III – năm 2024

Sau 5 ngày tranh tài sôi nổi, chiều 27/12, Hội thi Giáo viên làm Tổng phụ trách Đội giỏi tỉnh Đắk Lắk lần thứ III - năm 2024 đã chính thức bế mạc và tiến hành trao giải cho các thí sinh xuất sắc.   Tiết mục văn nghệ đặc sắc tại lễ bế mạc hội thi. Hội thi Giáo viên làm Tổng phụ trách Đội giỏi tỉnh Đắk Lắk lần thứ III - năm 2024 do Sở Giáo dục và Đào...

Cùng tác giả

Đắk Lắk công bố phương án tuyển sinh lớp 10 năm học 2025 – 2026

Nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong các trường phổ thông; thực hiện phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS, UBND tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành Kế hoạch số 30/KH-UBND về tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2025 – 2026.  Theo đó, việc tuyển sinh vào lớp 10 các trường THPT công lập được thực hiện bằng phương thức thi tuyển. Các trường phổ thông tư...

Phát động Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu “50 năm Chiến thắng Buôn Ma Thuột, giải phóng tỉnh Đắk Lắk”

Sáng 10/2, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Buôn Ma Thuột, giải phóng tỉnh Đắk Lắk và Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025 long trọng tổ chức Lễ Phát động Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu “50 năm Chiến thắng Buôn Ma Thuột, giải phóng tỉnh Đắk Lắk” (10/3/1975 - 10/3/2025). Tham dự buổi lễ có Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Tuấn Hà; Phó Trưởng...

Đề xuất điều chỉnh 6 chỉ tiêu kinh tế -xã hội để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng 8% năm 2025

Chiều 8/2, Sở Kế hoạch và Đầu tư tổ chức cuộc họp với Sở, ngành liên quan nhằm thống nhất số liệu, nội dung Đề án phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên. Đồng chí Phạm Ngọc Nghị - Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cuộc họp. Các đại biểu tham dự cuộc họp Tại cuộc họp, Sở KH&ĐT đã thông qua Dự thảo đề án phát triển kinh tế-...

Khai mạc các hoạt động văn học nghệ thuật chào mừng Ngày Thơ lần thứ 23

Sáng 09/02, tại Thư viện tỉnh, Hội Văn học Nghệ thuật Đắk Lắk phối hợp Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức chương trình Ngày Thơ lần thứ 23 với nhiều hoạt động sôi nổi, đặc sắc. Đến dự chương trình có đồng chí Huỳnh Thị Chiến Hòa – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị và đông đảo người yêu thơ. Đại biểu dự...

Đặc sắc Đêm Thơ Nguyên Tiêu và Chương trình nghệ thuật “Đắk Lắk – Bay lên cùng đất nước”

Tối 09/2, tại Thư viện tỉnh, chương trình Ngày thơ Việt Nam tại tỉnh Đắk Lắk tiếp tục diễn ra đặc sắc với Đêm Thơ Nguyên Tiêu và Chương trình nghệ thuật “Đắk Lắk – Bay lên cùng đất nước”. Dự chương trình có đồng chí Nguyễn Đình Trung - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; đồng chí Trương Công Thái - Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện các sở, ngành của tỉnh và đông...

Cùng chuyên mục

Đắk Lắk công bố phương án tuyển sinh lớp 10 năm học 2025 – 2026

Nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong các trường phổ thông; thực hiện phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS, UBND tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành Kế hoạch số 30/KH-UBND về tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2025 – 2026.  Theo đó, việc tuyển sinh vào lớp 10 các trường THPT công lập được thực hiện bằng phương thức thi tuyển. Các trường phổ thông tư...

Phát động Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu “50 năm Chiến thắng Buôn Ma Thuột, giải phóng tỉnh Đắk Lắk”

Sáng 10/2, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Buôn Ma Thuột, giải phóng tỉnh Đắk Lắk và Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025 long trọng tổ chức Lễ Phát động Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu “50 năm Chiến thắng Buôn Ma Thuột, giải phóng tỉnh Đắk Lắk” (10/3/1975 - 10/3/2025). Tham dự buổi lễ có Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Tuấn Hà; Phó Trưởng...

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Lắk lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật, Nghị quyết

Chiều 7/2, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội nghị góp ý đối với các Dự thảo Luật, Nghị quyết sẽ tiến hành xem xét, thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV. Phó Trưởng Đoàn phụ trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Nguyễn Thị Thu Nguyệt chủ trì hội nghị. Quang cảnh hội nghị. Tại hội nghị, các đại biểu đã tiến hành thảo luận, góp ý đối với...

Đắk Lắk phấn đấu xây mới 4.285 căn nhà hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo trong năm 2025

Nhằm góp phần giúp người dân nghèo có nhà ở ổn định, sớm ổn định cuộc sống, yên tâm lao động sản xuất, từng bước xóa đói giảm nghèo, ngày 7/2, UBND tỉnh Đắk Lắk có Quyết định số 214/QĐ-UBND ban hành Đề án xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh có nhu cầu xây mới trong năm 2025. Theo Đề án, hiện nay phần lớn người đồng bào dân tộc...

Gặp mặt đại biểu trí thức, văn nghệ sĩ, báo giới Xuân Ất Tỵ 2025

Sáng 6/2, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Đắk Lắk long trọng tổ chức gặp mặt các đại biểu đại diện đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ, báo giới nhân dịp đầu Xuân Ất Tỵ 2025. Tham dự buổi gặp mặt có các đồng chí: Huỳnh Thị Chiến Hoà - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Tuấn Hà - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; Nguyễn Thị Thu...

Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Võ Văn Cảnh thăm, chúc Tết các đơn vị công an trên địa bàn

Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Võ Văn Cảnh cùng đoàn công tác đã đến thăm, tặng quà cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn Cảnh sát cơ động (Bộ Công an); Trung đoàn Huấn luyện cảnh sát cơ động Tây Nguyên (Bộ Công an); Phòng Cảnh sát cơ động (Công an tỉnh). Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Võ Văn Cảnh thăm, tặng quà Phòng Cảnh sát cơ động (Công an tỉnh). Thăm và chúc...

Khai mạc Hội Báo Xuân Ất Tỵ 2025

Sáng 21/1, Hội Nhà báo tỉnh Đắk Lắk phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Đắk Lắk, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đắk Lắk, Thư viện tỉnh Đắk Lắk tổ chức Khai mạc Hội Báo Xuân Ất Tỵ 2025. Tham dự buổi lễ có Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Tuấn Hà; Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Huỳnh Chiến Thắng cùng đại diện lãnh đạo các sở, ban,...

Công bố và trao Quyết định bổ nhiệm Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk

Chiều 20/01, UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội nghị công bố và trao quyết định về công tác cán bộ. Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Tuấn Hà chủ trì hội nghị. Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Tuấn Hà phát biểu tại hội nghị. Hội nghị đã công bố Quyết định số 119/QĐ-UBND, ngày 20/01/2025 của UBND tỉnh về việc tiếp...

Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Đắk Lắk sơ kết công tác học kỳ I năm học 2024-2025

Ngày 10/1, Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội nghị sơ kết công tác công đoàn học kỳ I năm học 2024-2025. Các đại biểu tham dự hội nghị. Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh hiện trực tiếp quản lý 66 công đoàn cơ sở với 5.066 đoàn viên; phối hợp với Liên đoàn Lao động cấp huyện quản lý 947 công đoàn cơ sở với 32.391 đoàn viên. Trong học kỳ I năm học 2024-2025, Công...

Tin nổi bật

Tin mới nhất