Powered by Techcity

Phương Nam du ký (bài 2)

05:38, 14/01/2024

Bài 2: Trải nghiệm Bạc Liêu

Bạc Liêu không chỉ nổi tiếng với giai thoại về công tử Bạc Liêu giàu sang nức tiếng mà còn là vùng đất với những trải nghiệm rất thú vị về văn hóa như đờn ca tài tử, về bản sắc các dân tộc Kinh, Khmer, Hoa…

Sắc màu văn hóa Bạc Liêu

Bạc Liêu chính là quê hương của nhạc sĩ nổi tiếng Cao Văn Lầu, tác giả của bài “Dạ cổ hoài lang” lừng danh. Nhằm tưởng nhớ, vinh danh người nhạc sĩ tài hoa, tỉnh Bạc Liêu đã xây dựng nhà hát mang tên Cao Văn Lầu với hình ảnh ba chiếc nón lá. Theo lý giải của lãnh đạo tỉnh, hình ảnh ba mái nhà nón lá chụm lại với nhau còn là biểu tượng cho ba dân tộc đông người nhất cộng cư lâu đời ở Bạc Liêu là người Kinh, người Hoa và người Khmer.

Tuy không đa dân tộc cùng sinh sống như nhiều nơi ở Tây Nguyên nhưng Bạc Liêu vẫn là một địa phương giàu bản sắc với sự cộng cư, cộng hưởng của ba dân tộc chính là Kinh, Khmer và Hoa. Trong quá trình sinh sống, các dân tộc vẫn chung lưng đấu cật, giao cảm, giao hòa nhưng vẫn giữ được bản sắc độc đáo của mình.





Tham quan Bảo tàng tỉnh Bạc Liêu.

Sau khi bách bộ trên đường phố ở TP. Bạc Liêu, chúng tôi ghé đến một địa chỉ rất quan trọng về lịch sử, văn hóa vùng đất này: Bảo tàng tỉnh Bạc Liêu ở số 25 đường Hai Bà Trưng. Bảo tàng chứa đựng nhiều cổ vật quý giá về lịch sử, khảo cổ cho những ai quan tâm đến thời kỳ Óc Eo, xứ Thủy Chân Lạp, Phật giáo Nam Tông… Hướng dẫn viên Nguyễn Thị Phượng vừa dẫn chúng tôi đi tham quan, vừa giới thiệu. Sau khi nói qua đôi nét về hai dân tộc dân tộc Kinh và Khmer, chị thuyết minh về cộng đồng người Hoa ở Bạc Liêu: “Người Hoa đến đây chủ yếu là những người phiêu dạt sang nước ta (chủ yếu ở miền Tây Nam Bộ) khi nhà Thanh lên nắm quyền thống trị ở Trung Quốc với mong mỏi phản Thanh, phục Minh. Người Hoa dù đi đâu cũng không bao giờ đánh mất bản sắc dân tộc mình. Cứ nhìn những hiện vật trong bảo tàng này như đòn gánh, thùng đựng hàng, trang phục… cũng đủ thấy họ đã gìn giữ bản sắc tốt như thế nào. Dù ý thức giữ bản sắc văn hóa rất cao nhưng bà con người Hoa ở Bạc Liêu và các địa phương khác tại Việt Nam vẫn luôn hòa đồng các dân tộc khác, đóng góp quan trọng vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam”.

Thăm nhà công tử Bạc Liêu

Đến Bạc Liêu, không thể không đến thăm ngôi nhà lưu niệm công tử Bạc Liêu được xây dựng từ năm 1919.

Ngôi nhà này và sự giàu có của công tử Bạc Liêu có lẽ báo chí đã nhắc đến nhiều. Kiến trúc và những đồ đạc sang trọng, xa hoa trong ngôi nhà cho thấy chủ nhân gia đình công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy giàu có đến mức phú gia địch quốc và thích thể hiện nên mới có được công trình này. Dù sao đời sau cũng còn lại một công trình kiến trúc giá trị với những hiện vật ghi dấu ấn một thời.

Chỉ xin nhắc lại một điều mà chính nữ hướng dẫn viên tại địa điểm này đã nhấn mạnh: “Công tử Bạc Liêu thì quá giàu và chơi ngông nên để lại nhiều giai thoại, có cái thực cái hư. Dân gian nhiều khi thêm thắt, hư cấu thêm nên chúng ta cần cân nhắc kỹ tiếp nhận thông tin. Chẳng hạn như không hề có chuyện Hắc công tử với Bạch công tử đốt tiền nấu trứng, chuyện này người ta thêu dệt thêm mà thôi”.





Du khách nghe kể chuyện về công tử Bạc Liêu

Vậy đi thăm nhà công tử Bạc Liêu, ngoài việc tận mắt chứng kiến sự giàu có ngất trời và một công trình kiến trúc có giá trị, thỏa mãn tính kiếu kỳ thì người xem sẽ thu hoạch thêm những gì? Câu hỏi có vẻ hơi cắc cớ nhưng ngẫm lại thấy có cơ sở.

Theo người viết bài này, đến đây để thấy rõ hơn khoảng cách giàu có và nghèo khổ ngày trước  đến mức nào, thấy sự xa hoa, phung phí như đế vương của những đại điền chủ ăn trên ngồi trốc trên lưng tá điền. Chính vì vậy dân nghèo mới đồng lòng đi làm cách mạng, giải phóng đời mình, từng bước xóa bỏ bóc lột, bất công, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Đó cũng là chính là mục tiêu cao đẹp, trước sau như một của những cuộc cách mạng chân chính và triệt để, để ước mơ, hy vọng của bao người sớm trở thành hiện thực.

(Còn nữa)

Bài 3: “Nghe nói Cà Mau xa lắm…”

Phạm Xuân Dũng



Nguồn

Cùng chủ đề

Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Đắk Lắk triển khai nhiệm vụ năm học 2024-2025

Ngày 11/9, Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành mở rộng nhằm tổng kết công tác công đoàn năm học 2023-2024, triển khai nhiệm vụ năm học 2024-2025. Toàn ngành Giáo dục tỉnh Đắk Lắk hiện có 1.013 công đoàn cơ sở với 37.416 cán bộ, nhà giáo, người lao động. Trong năm học 2023-2024, Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Đắk Lắk đã chỉ đạo và triển khai các hoạt động...

Trao tặng thẻ Bảo hiểm y tế cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn

Ngày 9/9, tại Trường Tiểu học Đinh Bộ Lĩnh (TP. Buôn Ma Thuột), Báo Dân trí phối hợp với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Cục Quản lý thị trường Đắk Lắk, UBND TP. Buôn Ma Thuột và Công ty cổ phần Sách - Thiết bị trường học Đắk Lắk tổ chức chương trình “Nâng bước đến trường” - Trao tặng thẻ Bảo hiểm y tế cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Các em học sinh...

Chương trình thiện nguyện “Tiếp bước cùng em tới trường” tại huyện Cư Kuin

Ngày 5/9, hoà chung không khí phấn khởi khai giảng năm học mới 2024-2025, Câu lạc bộ GOLF DAKLAK phối hợp cùng Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk tổ chức Chương trình thiện nguyện “Tiếp bước cùng em tới trường” tại Trường THCS Việt Đức, xã Ea K’tu, huyện Cư Kuin. Các đại biểu tham dự chương trình. Tại Chương trình, Câu lạc bộ GOLF DAKLAK đã trao tặng 280 chiếc xe đạp cho các em học sinh nghèo...

Phó Chủ tịch UBND tỉnh H’Yim Kđoh dự Lễ khai giảng tại Trường THPT Nguyễn Chí Thanh, huyện Lắk

Sáng 5/9, hòa trong không khí phấn khởi của ngày hội đến trường trên cả nước, Trường THPT Nguyễn Chí Thanh (huyện Lắk) long trọng tổ chức Lễ khai giảng năm học mới 2024-2025. Hân hoan chào đón học sinh khối 10 tại lễ khai giảng. Đến dự và chung vui với nhà trường có Phó Chủ tịch UBND tỉnh H’Yim Kđoh; Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Lê Thị Kim Oanh cùng đại diện lãnh đạo các...

Khai mạc Liên hoan Văn hóa Cồng chiêng tỉnh Đắk Lắk lần thứ 3 năm 2024

Sáng 31/8, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức khai mạc Liên hoan Văn hóa Cồng chiêng tỉnh Đắk Lắk, lần thứ 3 năm 2024 với chủ đề “Âm vang đại ngàn”. Tham dự lễ khai mạc có các đồng chí: Nguyễn Đình Trung - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk; Nguyễn Minh Vũ - Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao;...

Cùng tác giả

Giá tiêu liên tục tăng cao do nhu cầu thị trường vẫn ở mức cao

Dự báo giá tiêu ngày 17/9/2024 tiếp vẫn ở mức cao. Thông tin giảm lãi suất đã đẩy đồng USD suy yếu thời gian quá, giúp cho các thị trường hàng hoá khởi sắc, trong đó có hồ tiêu. Trên bình diện toàn cầu, Cộng đồng Hồ tiêu quốc tế cũng ghi nhận tuần qua không có quốc gia nào báo cáo giảm giá hồ tiêu. Cùng với đó, lực mua tăng từ các thị trường, và mối lo nguồn...

Đà tăng của cà phê Việt Nam chưa theo kịp tốc độ tăng của thế giới

Dự báo giá cà phê ngày 17/9/2024, tại thị trường trong nước quay đầu giảm. Giá cà phê tăng và ở mức cao nhưng nhiều dự đoán không vui về sản lượng mùa tới đã khiến nông dân không vội bán ra. Theo các chuyên gia, nếu giá cà phê không giảm mạnh, nông dân sẽ tiếp tục duy trì chiến lược hiện tại. Lần đầu tiên trong lịch sử, giá xuất khẩu cà phê của Việt Nam đã...

Giá rau củ quả tại chợ truyền thống “neo” ở mức cao

Giá rau tại chợ tăng ‘đột biến’, siêu thị cam kết không tăng giá Hàng trăm tấn rau củ được chuyển từ Nam ra Bắc phục vụ người dân sau bão số 3 (Yagi) Do ảnh hưởng của bão số 3 và mưa lũ tại các tỉnh phía Bắc, những ngày qua, giá rau củ tại TP. Đà Nẵng ghi nhận tăng so với ngày thường. Tại chợ đầu mối Hòa Cường ghi nhận một số mặt hàng giá tăng cao...

Hồ tiêu ổn định đầu tuần; giá cây sầu riêng giống tăng mạnh

Giá tiêu hôm nay 16/9/2024: Hồ tiêu ổn định đầu tuần Tại các vùng trọng điểm duy trì đà đi ngang so với ngày hôm qua giao dịch quanh mốc 152.000 -156.000 đồng/kg, giá mua cao nhất tại các tỉnh Đắk Nông, Đắk Lắk là 156.000 đồng/kg. Giá tiêu Đắk Lắk được thu mua ở mức 156.000 đồng/kg chững lại so với ngày hôm qua. Giá tiêu Chư Sê (Gia Lai) thu mua ở mức 154.000 đồng/kg ổn định so với...

Công đoàn Công Thương Việt Nam đến thăm các đơn vị bị ảnh hưởng bão số 3 tại Quảng Ninh

Tấm lòng người chiến sĩ Cảnh sát giao thông Quảng Ninh: Ánh sáng ấm áp sau cơn bão dữ Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Quảng Ninh đã có...

Cùng chuyên mục

Hành trình khám phá Yok Đôn – Đăk Lăk

Vườn quốc gia Yok Đôn với nhiều trải nghiệm vô cùng thú vị, chính là địa điểm lý tưởng khi du lịch Đăk Lăk. Vườn quốc gia Yok Đôn nằm cách thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 40km về phía Bắc. Đây cũng là nơi được nhiều người ưa thích bởi hệ sinh thái và những trải nghiệm đa dạng có tại vườn. Vườn quốc gia Yok Đôn với nhiều trải nghiệm vô cùng thú vị, chính là địa điểm lý...

Hành trình khám phá Yok Đôn – Đăk Lăk

Vườn quốc gia Yok Đôn với nhiều trải nghiệm vô cùng thú vị, chính là địa điểm lý tưởng khi du lịch Đăk Lăk. Vườn quốc gia Yok Đôn nằm cách thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 40km về phía Bắc. Đây cũng là nơi được nhiều người ưa thích bởi hệ sinh thái và những trải nghiệm đa dạng có tại vườn. Vườn quốc gia Yok Đôn với nhiều trải nghiệm vô cùng thú vị, chính là địa điểm lý...

Khai thác tiềm năng du lịch MICE

Với vị trí trung tâm vùng Tây Nguyên, loại hình du lịch kết hợp với hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức sự kiện (du lịch MICE) được ngành du lịch Đắk Lắk xác định là lợi thế để phát triển, góp phần đa dạng hóa các loại hình du lịch của tỉnh. Đắk Lắk có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch MICE. Theo Sở văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL), tính đến...

Cảnh quan thiên nhiên: Nét vẽ trong bức tranh du lịch Đắk Lắk

Không chỉ là nơi sinh sống của 49 dân tộc anh em với nét văn hóa đặc sắc, Đắk Lắk còn có sự đa dạng về cảnh quan thiên nhiên, tạo nên bức tranh đa sắc màu có sức hút du khách gần xa. Sinh sống ở thành phố đông đúc, nhộn nhịp TP. Hồ Chí Minh, tranh thủ kỳ nghỉ phép mới đây, anh Nguyễn Văn Tâm cùng vợ lựa chọn Đắk Lắk làm điểm đến. Anh Tâm chia...

Những hướng đi triển vọng của du lịch Đắk Lắk

Nói đến Tây Nguyên, người ta nghĩ đến hai từ văn hóa, gắn liền với lịch sử âm thầm trải dài trên vùng cao nguyên bền bỉ này. Nhưng để hiểu thấu và nếm trải văn hóa ấy, cộng đồng cần nhiều “chất xúc tác”, đơn giản nhất là khơi gợi du lịch. Vậy nên, việc xây dựng chiến lược du lịch Tây Nguyên bền vững chính là cơ hội để cộng đồng xã hội tiếp cận những câu chuyện...

Đắk Lắk thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng

Đắk Lắk là địa phương có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch cộng đồng (DLCĐ), hiện Tỉnh này đang có nhiều giải pháp để khai thác và phát triển loại hình du lịch này một cách hiệu quả.  Đắk Lắk giàu tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng. (Ảnh: K.V) Việc phát triển mô hình DLCĐ trên địa bàn tỉnh đã góp phần giải quyết việc làm, sinh kế cho một bộ phận người dân, đóng góp vào...

Đắk Lắk thúc đẩy hợp tác văn hóa, du lịch để thu hút du khách

Nhờ đẩy mạnh các hoạt động hợp tác quốc tế về văn hóa, du lịch, trong 6 tháng đầu năm nay, lượng du khách đến Đắk Lắk đã tăng lên, đạt 65% kế hoạch cả năm. Trong 6 tháng đầu năm nay, tỉnh Đắk Lắk đã đón gần 779.500 lượt khách, tăng 5% so với cùng kỳ năm 2023, đạt 65% kế hoạch năm 2024. Tổng doanh thu du lịch đạt 646 tỷ đồng, tăng 14% so với cùng kỳ,...

Rằm tháng Giêng đi chợ tình Ea Tam phiên bản Tây Nguyên

Ở vùng đất Tây Nguyên xa xôi đầy nắng và gió cũng có những phiên chợ tình. Chợ tình phiên bản Tây Nguyên diễn ra vào độ rằm tháng giêng tại một xã vùng sâu nằm trên địa bàn huyện Krông Năng, thuộc tỉnh Đắk Lắk. Krông Năng cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 80km về phía đông bắc. Nơi đây nổi tiếng với huyền thoại về cô gái người dân tộc Ê Đê xinh đẹp tên là Hơ Năng. Vì tình...

Khu Du lịch sinh thái Văn hóa Cộng đồng Kotam: Sẵn sàng đón khách du xuân năm 2019

Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019 đang đến rất gần, Khu Du lịch sinh thái Văn hóa Cộng đồng Kotam đã có những kế hoạch để thu hút du khách tìm đến, vui chơi, tham quan và giải trí trong dịp Tết. Theo Bà Nguyễn Thị Ngọc Anh, Chủ tịch HĐQT Công ty Du lịch sinh thái Văn hóa Cộng đồng Kotam cho biết, Trong dịp Tết Nguyên đán Kỷ hợi 2019, Khu Du lịch sinh thái Văn hóa Cộng...

Krông Búk quảng bá hình ảnh của địa phương để kêu gọi đầu tư phát triển du lịch.

Huyện Krông Búk nằm phía Đông Bắc tỉnh Đắk Lắk, cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột 60km theo Quốc lộ 14, có tổng diện tích tự nhiên 35.767,0 ha, với số dân 66.295, có 07 đơn vị hành chính xã bao gồm các xã: Cư Né, Cư Pơng, Ea Sin, Chứ Kbô, Ea Ngai, Pơng Drang và Tân Lập với 106 thôn, buôn (42 buôn đồng bào dân tộc thiểu số). Lễ kỷ niệm 10 năm thành lập...

Tin nổi bật

Tin mới nhất