Powered by Techcity

Phát huy vai trò các “báu vật nhân văn sống”

09:53, 17/12/2023

Nghệ nhân dân gian được xem là “báu vật nhân văn sống” trong các buôn làng, không những góp phần quan trọng trong việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy văn hóa mà còn thúc đẩy phát triển du lịch tại cộng đồng.

GS.TS. Tô Ngọc Thanh (nguyên Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam) từng nhận định, những nghệ nhân dân gian là tài sản vô giá của văn hóa Việt Nam. Trong một thời điểm lịch sử nhất định, ở một cộng đồng thường xuất hiện những con người quy tụ trong họ gần như toàn bộ vốn liếng và tài năng sáng tạo của cộng đồng về một hay vài lĩnh vực nào đó của văn hóa. Do vậy, họ trở thành người đại diện, người đầu đàn của cộng đồng về lĩnh vực đó.

Cộng đồng tự hào về họ vì nhờ có hoạt động sáng tạo của họ mà bản sắc văn hóa của cộng đồng được thể hiện tập trung, sắc nét. Đồng thời, chính họ là người lưu giữ và truyền dạy cho thế hệ sau vốn liếng văn hóa của cộng đồng. Chẳng những thế, bằng tài năng, tâm huyết và trình độ của mình, những nghệ nhân đã tự mình sáng tạo hoặc chắt lọc sáng tạo của cả cộng đồng, góp phần bổ sung, làm giàu đẹp thêm cho truyền thống văn hóa và bản sắc văn hóa cộng đồng.





Nghệ nhân trổ tài tại Hội thi tạc tượng gỗ các dân tộc Tây Nguyên trong khuôn khổ Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột.

Với cách nhìn nhận đó, UNESCO đã từng ra khuyến nghị công nhận những nghệ nhân dân gian là “Báu vật nhân văn sống” (Living human treasures), được nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam tham gia thực hiện. Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam đã thông qua Quy chế công nhận danh hiệu “Nghệ nhân dân gian” nhằm tôn vinh tài năng, sáng tạo, công lao giữ gìn, thực hành truyền dạy của các cá nhân: Nắm giữ và thực hành ở trình độ cao những giá trị, kỹ năng, bí quyết văn hóa – văn nghệ dân gian, sẵn sàng và có khả năng truyền dạy toàn bộ hiểu biết của mình cho thế hệ trẻ.

Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 62/2014/NĐ-CP quy định về việc xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể. Cụ thể, về đối tượng, là công dân Việt Nam đang nắm giữ, truyền dạy và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể thuộc các loại hình: Tiếng nói, chữ viết; ngữ văn dân gian; nghệ thuật trình diễn dân gian; tập quán xã hội và tín ngưỡng; lễ hội truyền thống; tri thức dân gian. Cho đến nay, nhiều cá nhân được trao tặng danh hiệu nghệ nhân (nghệ nhân dân gian, nghệ nhân ưu tú, nghệ nhân nhân dân) với tiêu chí xét duyệt cụ thể, thông qua các hội đồng khoa học từ cơ sở đến trung ương.

Điển hình, qua nhiều đợt xét tặng, hiện nay Đắk Lắk có 41 nghệ nhân được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” và 3 nghệ nhân được truy tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú”. Những cá nhân được phong tặng danh hiệu là những người đã nắm giữ tri thức, bí quyết, nghệ thuật trình diễn các loại hình văn hóa dân gian: cồng chiêng, sử thi, truyện kể, dân ca, dân vũ, luật tục, nghi thức lễ hội, nghề thủ công đan lát, dệt thổ cẩm… tiêu biểu trong cộng đồng các dân tộc thiểu số. Những nghệ nhân này được xem là “báu vật nhân văn sống”, góp phần quan trọng trong việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy văn hóa tại các buôn làng.





Các nghệ nhân dân gian đóng góp tích cực trong bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống.

Qua sự công nhận, phong tặng các danh hiệu cao quý cho thấy, nghệ nhân có vai trò rất quan trọng trong việc duy trì, phát huy các giá trị di sản trong cộng đồng với việc thực hành và truyền dạy cho thế hệ trẻ. Đáng nói hơn, khu vực Tây Nguyên nói chung và Đắk Lắk nói riêng hiện nay đang có lợi thế với sự đa dạng văn hóa tộc người trong phát triển du lịch gắn với môi trường sinh thái. Vì vậy, vai trò của nghệ nhân trong các buôn làng, các thiết chế văn hóa cơ sở, các ngành nghề thủ công hay tập quán lễ hội cần được quan tâm đúng mức. Chắc chắn, bên cạnh sự đầu tư những cơ sở vật chất khác, nguồn tài nguyên nhân văn, nghệ nhân sẽ đem đến sự thu hút du khách với sự độc đáo vốn có. Bởi, khi thực hành kỹ thuật nghề truyền thống, tham dự một lễ hội, quan sát một nghi lễ, xem diễn xướng sử thi, dân vũ hay diễn tấu cồng chiêng, các nghệ nhân được tham gia trực tiếp sẽ đem đến sự thú vị cho du khách.

Luật Di sản văn hóa cũng có quy định cụ thể về chủ trương, chính sách của Nhà nước đối với các nghệ nhân: “Nhà nước tôn vinh và có chính sách đãi ngộ đối với nghệ nhân có tài năng xuất sắc, nắm giữ và có công bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể”. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để các cấp chính quyền quan tâm đến việc tôn vinh, đãi ngộ nghệ nhân, góp phần trong công cuộc bảo vệ di sản văn hóa dân tộc. Với xu thế phát triển hiện nay, những di sản văn hóa các tộc người thiểu số ở Đắk Lắk trở thành là một lợi thế, nét độc đáo trong khai thác du lịch. Các nghệ nhân – nguồn nhân lực quan trọng từ các buôn làng cần được quan tâm hơn trong chính sách của thể chế quản lý, của địa phương để bảo tồn và phát huy giá trị di sản.

    Tường Mạnh



Nguồn

Cùng chủ đề

Lễ trao tặng danh hiệu “Nhà giáo ưu tú” và kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sáng 18/11, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk long trọng tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu “Nhà giáo ưu tú” lần thứ 16 và kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024). Tham dự buổi lễ có Phó Chủ tịch UBND tỉnh H’Yim Kđoh cùng đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành hữu quan trong tỉnh. Các đại biểu tham dự buổi lễ. Cách đây 42 năm, ngày 28/9/1982, Hội đồng Bộ trưởng...

Bế mạc Hội thi “Giai điệu tuổi hồng” tỉnh Đắk Lắk lần thứ XVI, năm 2024

Sáng 16/11, Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk tổ chức bế mạc Hội thi “Giai điệu tuổi hồng” tỉnh Đắk Lắk lần thứ XVI năm 2024. Tiết mục biểu diễn đặc sắc tại hội thi. Hội thi “Giai điệu tuổi hồng” tỉnh Đắk Lắk lần thứ XVI, năm 2024 có sự tham gia dự thi của hơn 2.800 diễn viên đến từ 72 đơn vị gồm 14 Phòng Giáo dục và Đào tạo và 58 trường THPT, trường phổ...

Hội thi vẽ tranh về bảo vệ môi trường năm 2024

Ngày 15/11, hưởng ứng chương trình “Làm cho thế giới sạch hơn năm 2024”, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường tỉnh Đắk Lắk phối hợp cùng Trường Tiểu học Trần Quốc Tuấn (huyện Krông Pắk) tổ chức Hội thi vẽ tranh về bảo vệ môi trường năm 2024. Học sinh tham gia phần thi trả lời nhanh các câu hỏi về bảo vệ môi trường. Tại Hội thi, các em học sinh đã được truyền thông về công tác...

Khai mạc Hội thi “Giai điệu tuổi hồng” tỉnh Đắk Lắk lần thứ XVI năm 2024

Sáng 13/11, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk tổ chức khai mạc Hội thi “Giai điệu tuổi hồng” tỉnh Đắk Lắk lần thứ XVI, năm 2024. Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Lưu Tiến Quang phát biểu khai mạc Hội thi. Hội thi “Giai điệu tuổi hồng” tỉnh Đắk Lắk lần thứ XVI, năm 2024 có sự tham gia dự thi của hơn 2.800 diễn viên đến...

Quốc hội chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực Y tế và Thông tin và truyền thông

Sáng 12/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thứ hai thuộc lĩnh vực y tế và nhóm vấn đề thứ ba thuộc lĩnh vực thông tin và truyền thông. Trả lời câu hỏi của đại biểu Lưu Văn Đức - Ủy viên Thường trực Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Lắk đặt ra vào chiều 11/11...

Cùng tác giả

Tổng kết phong trào thi đua đặc biệt chào mừng kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk

Ngày 19/11, UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội nghị tổng kết phong trào thi đua đặc biệt chào mừng kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22/11/1904 - 22/11/2024) và phát động phong trào thi đua đặc biệt chào mừng kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Buôn Ma Thuột, giải phóng tỉnh Đắk Lắk (10/3/1975 - 10/3/2025). Tham dự hội nghị có các đồng chí: Nguyễn Đình Trung - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư...

Tôn vinh thực sự hay áp lực hình thức?

Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11) là dịp đặc biệt để học sinh và phụ huynh tri ân những người thầy, người cô đã cống hiến cho sự nghiệp giáo dục. Tuy nhiên, những năm gần đây, vấn đề tặng quà nhân dịp này lại trở thành tâm điểm tranh luận. Tại TP. Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), những ngày qua thông báo từ một số trường về việc giáo viên không nhận quà đã thu hút sự quan...

Lãnh đạo tỉnh thăm, tặng quà người có công nhân kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh

Chiều 18/11, nhân kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22/11/1904 - 22/11/2024), Đoàn công tác của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Đắk Lắk do đồng chí Võ Văn Cảnh, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã đến thăm, tặng quà các đồng chí nguyên lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ, người có công tiêu biểu. Đoàn công tác đến thăm hỏi sức khỏe … Đoàn công tác đã...

Thăm, tặng quà các đồng chí nguyên lãnh đạo tỉnh, gia đình người có công nhân dịp kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh

Chiều ngày 18/11, Đoàn công tác của đồng chí Nguyễn Tuấn Hà - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đã đến thăm, tặng quà các đồng chí nguyên lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ và gia đình mẹ Việt Nam Anh hùng trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột nhân dịp kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh Đắk Lắk (22/11/1904 -22/11/2024).      Đoàn công tác thăm gia đình đồng chí Dương Thanh Tương - Nguyên UVBTV...

Thăm, tặng quà các đồng chí nguyên lãnh đạo tỉnh nhân dịp kỷ niệm 120 năm ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk

Chiều ngày 18/11, Đoàn công tác của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh do đồng chí H’Yim Kđoh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng đoàn đã đến thăm, tặng quà gia đình các đồng chí nguyên lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ và gia đình Mẹ Việt Nam anh hùng Bùi Thị Đấy. Đoàn công tác thăm, tặng quà đồng chí Đinh Văn Khiết, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh. Cùng đi có đại...

Cùng chuyên mục

Lễ trao tặng danh hiệu “Nhà giáo ưu tú” và kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sáng 18/11, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk long trọng tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu “Nhà giáo ưu tú” lần thứ 16 và kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024). Tham dự buổi lễ có Phó Chủ tịch UBND tỉnh H’Yim Kđoh cùng đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành hữu quan trong tỉnh. Các đại biểu tham dự buổi lễ. Cách đây 42 năm, ngày 28/9/1982, Hội đồng Bộ trưởng...

Bế mạc Hội thi “Giai điệu tuổi hồng” tỉnh Đắk Lắk lần thứ XVI, năm 2024

Sáng 16/11, Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk tổ chức bế mạc Hội thi “Giai điệu tuổi hồng” tỉnh Đắk Lắk lần thứ XVI năm 2024. Tiết mục biểu diễn đặc sắc tại hội thi. Hội thi “Giai điệu tuổi hồng” tỉnh Đắk Lắk lần thứ XVI, năm 2024 có sự tham gia dự thi của hơn 2.800 diễn viên đến từ 72 đơn vị gồm 14 Phòng Giáo dục và Đào tạo và 58 trường THPT, trường phổ...

Giới thiệu, quảng bá tác phẩm âm nhạc kỳ 4, năm 2024

Tối 16/11, Trung tâm Văn hóa tỉnh Đắk Lắk tổ chức Chương trình giới thiệu, quảng bá tác phẩm âm nhạc kỳ 4, năm 2024. Đây là hoạt động ý nghĩa nhằm chào mừng kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22/11/1904 - 22/11/2024). Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Niê Thanh Mai và Phó Giám đốc Trung tâm Văn hóa tỉnh Đào Thị Thu Hiền tặng hoa cho các nhạc sĩ tham gia chương trình. Chương...

Hội thi vẽ tranh về bảo vệ môi trường năm 2024

Ngày 15/11, hưởng ứng chương trình “Làm cho thế giới sạch hơn năm 2024”, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường tỉnh Đắk Lắk phối hợp cùng Trường Tiểu học Trần Quốc Tuấn (huyện Krông Pắk) tổ chức Hội thi vẽ tranh về bảo vệ môi trường năm 2024. Học sinh tham gia phần thi trả lời nhanh các câu hỏi về bảo vệ môi trường. Tại Hội thi, các em học sinh đã được truyền thông về công tác...

Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc trên địa bàn thị xã Buôn Hồ

Ngày 15/11, Thị ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam thị xã Buôn Hồ tổ chức Lễ khánh thành Không gian trưng bày Khu văn hóa buôn Kli A, phường Đạt Hiếu và tổng kết việc thực hiện Chuyên đề năm 2024 “Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thị xã Buôn Hồ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Năm 2023, thị xã Buôn Hồ đã khởi công xây dựng...

Tăng cường thực hiện tiêu chí “3 sạch” góp phần triển khai hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới

Ngày 14/11, tại huyện Cư M’gar, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội thảo “Đánh giá thực trạng, đề xuất giải pháp thúc đẩy thực hiện “3 sạch” góp phần thực hiện tiêu chí 17.8 trong chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025”. Trong thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Đắk Lắk đã chủ động, tích cực triển khai, thực hiện nhiều chủ trương, chính sách, chú...

Khai mạc Hội thi “Giai điệu tuổi hồng” tỉnh Đắk Lắk lần thứ XVI năm 2024

Sáng 13/11, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk tổ chức khai mạc Hội thi “Giai điệu tuổi hồng” tỉnh Đắk Lắk lần thứ XVI, năm 2024. Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Lưu Tiến Quang phát biểu khai mạc Hội thi. Hội thi “Giai điệu tuổi hồng” tỉnh Đắk Lắk lần thứ XVI, năm 2024 có sự tham gia dự thi của hơn 2.800 diễn viên đến...

Đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Lắk tham gia chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực y tế

Chiều 11/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực y tế đối với Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan. Tại phiên họp, các đại biểu tập trung chất vấn về 4 nhóm vấn đề: Việc huy động, bố trí lực lượng y tế, bảo đảm thuốc men, vật tư y tế cung cấp cho người dân và công tác phòng,...

Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại huyện Ea H’leo

Ngày 10/11, Đại tá Niê Ta - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chỉ huy Trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Đắk Lắk đã tham dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại thôn 2, xã Ea Hiao, huyện Ea H’leo nhân kỷ niệm 94 năm Ngày Truyền thống MTTQ Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2024). Tại Ngày hội, các đại biểu đã cùng nhau ôn lại lịch sử và truyền thống 94 năm MTTQ Việt Nam; nghe...

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Lắk thảo luận về hai dự án Luật Nhà giáo và Luật Việc làm (sửa đổi)

Ngày 9/11, trong khuôn khổ Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khóa XV, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Lắk đã tham gia thảo luận tại tổ về dự án Luật Nhà giáo và dự án Luật Việc làm (sửa đổi). Quang cảnh phiên họp (Ảnh: quochoi.vn) Đối với dự thảo Luật Nhà giáo, đại biểu Lê Thị Thanh Xuân - Phó Trưởng đoàn phụ trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo...

Tin nổi bật

Tin mới nhất