Powered by Techcity

Những hướng đi triển vọng của du lịch Đắk Lắk

Nói đến Tây Nguyên, người ta nghĩ đến hai từ văn hóa, gắn liền với lịch sử âm thầm trải dài trên vùng cao nguyên bền bỉ này.

Nhưng để hiểu thấu và nếm trải văn hóa ấy, cộng đồng cần nhiều “chất xúc tác”, đơn giản nhất là khơi gợi du lịch. Vậy nên, việc xây dựng chiến lược du lịch Tây Nguyên bền vững chính là cơ hội để cộng đồng xã hội tiếp cận những câu chuyện riêng có ở mỗi vùng đất, con người nơi đây.

Ông Thái Hồng Hà, Giám đốc Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Đắk Lắk cho rằng, với sự hội tụ 49 dân tộc anh em, và những bước lịch sử địa phương đã trải, tỉnh Đắk Lắk có nhiều lợi thế đặc thù để phát triển du lịch, những câu chuyện độc đáo để kể… Và có 3 hướng phát triển mà du lịch Đắk Lắk cần khai thác.

Sức mạnh của du lịch di sản

Để cộng đồng thực nghiệm được giá trị văn hóa hội tụ Tây Nguyên, theo ông Thái Hồng Hà, du lịch Đắk Lắk cần có “một phim trường lớn” với nhiều điểm nhấn, tụ điểm diễn xướng các giá trị văn hóa tương quan.

Đó là các điểm dừng chân vừa truyền thống, vừa hiện đại để du khách lưu trú, nghỉ ngơi và khám phá các giá trị văn hóa bản địa, từ nếp ăn, cách nghĩ đến trang phục, đi lại của người dân địa phương. Đó là các điểm diễn xướng những giá trị văn hóa liên quan đến lễ tiết, phong tục các dân tộc anh em, gồm những di sản văn hóa đã được ghi nhận như văn hóa cồng chiêng.

Âm nhạc Tây Nguyên, kể cả trong quá khứ nhiều năm, đậm nét truyền thống, cho đến những hoạt động văn nghệ thị trường một giai đoạn “thắp lửa sân khấu”, đều cần được duy tôn, bảo vệ. Hội họa, điêu khắc Tây Nguyên, từ những bản màu nguyên thủy đến các bức tượng nhà mồ, đều cần được giữ gìn và lý giải phù hợp cho du khách, khi một lần đến phải được hiểu và nhớ.

Thác Dray Nur (huyện Krông Ana) hùng vĩ giữa đại ngàn. Ảnh: Huyền Diệu

Đó còn là những ché rượu cần thơm ngát, những cuốn lá với thịt nướng truyền kỳ, và những giọt cà phê rang xay nguyên chất… để mỗi người trải nghiệm tận hưởng được mỗi cảm khái khác nhau. Người ta phải bắt gặp được ở đây tư thế lịch lãm, tinh tế của người châu Âu khi nâng tách cà phê lên, nhón mảnh chocolate đắng, mà cũng là giọng cười chân chất của người đồng bào khi mời miếng thịt thui lá và tẩm đầy hương mật ong…

Như thế, trong sách lược phát triển đầu tiên về du lịch Đắk Lắk thời kỳ đổi mới hội nhập, những câu chuyện về quá khứ trầm hùng trong điệu hát sử thi, tiếng cồng chiêng vang động, những câu chuyện hứng khởi về món ăn truyền thống, đặc sản vùng miền Bắc – Trung – Nam đổ về đây theo bước chân di dân… luôn là lựa chọn cần thiết.

Ông Thái Hồng Hà biểu lộ, du lịch Đắk Lắk đang dần chuyển dịch, nhắm đúng sức mạnh các giá trị di sản truyền thống và văn hóa bản địa, tại từng điểm đến, điểm lưu trú và chương trình hoạt động. Qua đó, địa phương hy vọng sẽ giữ được chân du khách, và phát huy những thế mạnh về chiều sâu trải nghiệm văn hóa của mình.

Đón đầu du lịch thể thao

Ông Võ Đình Đoài, Trưởng Phòng Quản lý thể dục thể thao (Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Đắk Lắk) chia sẻ, trong ba năm lại đây, hướng tổ chức, vận động các chương trình thi đấu thể thao, tổ chức sự kiện thể thao thành tích cao được ngành văn hóa thể thao Đắk Lắk hết sức lưu tâm. Điều này liên quan đến định hướng thay đổi mà lãnh đạo ngành đặt ra, dùng thể thao làm điểm tựa thu hút chất lượng hoạt động cộng đồng địa phương và hướng đến du lịch.

Đặc biệt với những lĩnh vực thể thao có tính đặc thù, Đắk Lắk đang có những lựa chọn đầu tư thay đổi. Ông Thái Hồng Hà từng đặt vấn đề: là địa phương có địa hình đồi núi, thác rừng độc đáo, tại sao Đắk Lắk không nghiên cứu, đầu tư những loại hình thể thao dị biệt, riêng có, như đua xe mạo hiểm, du lịch khám phá? Đối tượng tham gia các loại hình này, lại không chỉ đơn giản là giới trẻ trong nước, mà còn có thể hấp dẫn rất nhiều nhóm đối tượng yêu thích thể thao mạo hiểm ở nước ngoài tìm đến trải nghiệm, khám phá.

Bình yên bên hồ Lắk. Ảnh: Hữu Hùng

Theo ông Đoài, với suy nghĩ thay đổi này, năm 2023, Đắk Lắk đã thành công với giải đua xe địa hình đầu tiên, cuốn hút nhiều vận động viên tầm cỡ thế giới đến tham gia. Đây cũng là lần đầu tiên, công chúng địa phương tiếp cận những hình thức xe đua mạo hiểm độc đáo, hiểu hơn về những cơ hội khai thác du lịch thể thao. “Mỗi vận động viên nước ngoài khi đến các giải đua đặc thù này, sẽ kéo theo thân nhân, bạn bè của họ, và du lịch, những điểm đến của Đắk Lắk sẽ tiếp cận được thêm một lượng lớn du khách quốc tế, những người rất sẵn sàng bỏ chi phí để trải nghiệm những cảm giác mới mẻ. Khai thác du lịch theo hướng này, là cả một cơ hội rất lớn cho tỉnh nhà”, ông Đoài nhận định.

Dễ thấy thời gian gần đây Đắk Lắk là điểm đến hội tụ của nhiều giải đấu, chương trình thi đấu thể thao của cả nước và khu vực, như các giải thi đấu karatedo, bóng chuyền toàn quốc, đua xe địa hình… Ông Thái Hồng Hà chia sẻ, sắp đến, những ý tưởng về thi bắn cung nỏ, phóng lao, chạy đua vượt chướng ngại được nghiên cứu thành công, thể thao Đắk Lắk chắc chắn sẽ có một diện mạo mới, và theo đó, câu chuyện du lịch địa phương cũng sẽ thật sự hấp dẫn.

Du lịch canh nông giữa lòng đô thị

Bên cạnh du lịch di sản, du lịch thể thao, ngành du lịch Đắk Lắk mới đây cũng đưa ra những kết quả đáng ngạc nhiên về du lịch canh nông, loại hình vừa được xem là mới mẻ tại một số tỉnh thành có thế mạnh nông nghiệp.

Ông Thái Hồng Hà cho biết, thật ra từ năm 2018, với sự hợp tác của ngành nông nghiệp, ngành du lịch Đắk Lắk đã xây dựng Đề án phát triển du lịch sinh thái canh nông phục vụ hướng xây dựng nông thôn mới trên toàn địa bàn. Theo đề án này, đến năm 2025, địa phương sẽ cơ bản định hình một số loại hình đầu tư vào du lịch dựa trên thế mạnh nông nghiệp, trải nghiệm các loại nông sản đặc thù thuộc riêng địa bàn.

Cánh đồng lúa tại huyện Lắk dưới chân những ngọn đồi ẩn mình trong sương sớm.

Cụ thể ở ngay một đô thị lớn như Buôn Ma Thuột, ấn tượng kinh tế nông nghiệp đặc trưng là rất đáng khai thác. Đô thị này, trong thế phát triển hiện đại vẫn gắn liền các điểm đến ấn tượng gắn với cuộc sống buôn làng truyền thống và có các sản phẩm nông nghiệp độc đáo. Những điểm hẹn như buôn Akô Dhông, điểm du lịch Kotam vẫn thể hiện đầy đủ những đặc trưng về văn hóa xã hội nông nghiệp, và các loại sản phẩm đặc thù như rượu cần, mật ong rừng… khai thác tại đây luôn cuốn hút du khách. Nếu mở rộng những không gian giao lưu khám phá này ra các vùng phụ cận như Cư M’gar, Cư Kuin… với các điểm đến là trang trại cà phê, hồ tiêu, vườn ca cao… để du khách tìm hiểu rõ hơn kiến thức nông sản đặc hữu, chắc chắn bản sắc du lịch Tây Nguyên tại địa phương sẽ được khai thác hữu hiệu.

“Chúng ta có thể đưa du khách đến các buôn truyền thống, cùng người dân học làm nương rẫy, thu hoạch cà phê hay bắt cá suối…, rồi đưa họ tham quan các công xưởng chế biến chuyên sâu nông sản như sản xuất chocolate, hạt điều; cuối cùng đưa du khách đến các điểm mua sắm, giới thiệu hàng hóa nông sản, thưởng thức hương vị nông sản… Kể cả những món quà lưu niệm để du khách mang theo, cũng sẽ được nghiên cứu chế tác hợp lý, từ vật phẩm gia dụng, văn phòng phẩm mang hình nhà dài, tượng đá Tây Nguyên, đến các loại hạt, hình ảnh trái cây…”, ông Thái Hồng Hà tâm đắc chia sẻ.

Trong ý tưởng của những người tham gia hoạt động du lịch Đắk Lắk, cả một thế giới khác biệt về đời sống con người địa phương, gắn với các loại nông sản đặc thù sẽ được thiết kế để thật sự vẽ ra một trường liên tưởng lớn, vừa độc đáo khác biệt, vừa rất gần gũi mọi người, chứng minh du lịch canh nông chính là hướng đi đầy tiềm năng!

Nguyên Đức

Nguồn: https://baodaklak.vn/tin-noi-bat/202406/nhung-huong-di-trien-vong-cua-du-lich-dak-lak-9b60457/

Cùng chủ đề

Hội thi vẽ tranh về bảo vệ môi trường năm 2024

Ngày 15/11, hưởng ứng chương trình “Làm cho thế giới sạch hơn năm 2024”, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường tỉnh Đắk Lắk phối hợp cùng Trường Tiểu học Trần Quốc Tuấn (huyện Krông Pắk) tổ chức Hội thi vẽ tranh về bảo vệ môi trường năm 2024. Học sinh tham gia phần thi trả lời nhanh các câu hỏi về bảo vệ môi trường. Tại Hội thi, các em học sinh đã được truyền thông về công tác...

Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc trên địa bàn thị xã Buôn Hồ

Ngày 15/11, Thị ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam thị xã Buôn Hồ tổ chức Lễ khánh thành Không gian trưng bày Khu văn hóa buôn Kli A, phường Đạt Hiếu và tổng kết việc thực hiện Chuyên đề năm 2024 “Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thị xã Buôn Hồ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Năm 2023, thị xã Buôn Hồ đã khởi công xây dựng...

Tăng cường thực hiện tiêu chí “3 sạch” góp phần triển khai hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới

Ngày 14/11, tại huyện Cư M’gar, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội thảo “Đánh giá thực trạng, đề xuất giải pháp thúc đẩy thực hiện “3 sạch” góp phần thực hiện tiêu chí 17.8 trong chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025”. Trong thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Đắk Lắk đã chủ động, tích cực triển khai, thực hiện nhiều chủ trương, chính sách, chú...

Khai mạc Hội thi “Giai điệu tuổi hồng” tỉnh Đắk Lắk lần thứ XVI năm 2024

Sáng 13/11, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk tổ chức khai mạc Hội thi “Giai điệu tuổi hồng” tỉnh Đắk Lắk lần thứ XVI, năm 2024. Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Lưu Tiến Quang phát biểu khai mạc Hội thi. Hội thi “Giai điệu tuổi hồng” tỉnh Đắk Lắk lần thứ XVI, năm 2024 có sự tham gia dự thi của hơn 2.800 diễn viên đến...

Đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Lắk tham gia chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực y tế

Chiều 11/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực y tế đối với Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan. Tại phiên họp, các đại biểu tập trung chất vấn về 4 nhóm vấn đề: Việc huy động, bố trí lực lượng y tế, bảo đảm thuốc men, vật tư y tế cung cấp cho người dân và công tác phòng,...

Cùng tác giả

Khai mạc Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Đắk Lắk năm 2024

“Khát vọng xây dựng tỉnh Đắk Lắk giàu đẹp, văn minh, bản sắc” là chủ đề của Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Đắk Lắk năm 2024 vừa được UBND tỉnh Đắk Lắk khai mạc hôm nay (23/9). Diễn ra trong 2 ngày (23-24/9), Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Đắk Lắk năm 2024 (Techfest Đắk Lắk 2024) có nhiều hoạt động như: trưng bày giới thiệu, quảng bá các dự án, sản phẩm...

Đắk Lắk có thể bắn pháo hoa dịp Lễ hội Sầu riêng

Chỉ hơn 3 ngày nữa, Lễ hội Sầu riêng Krông Pắc lần II sẽ chính thức diễn ra. Đến đây, du khách có thể thưởng thức sầu riêng, ẩm thực của các dân tộc… Sự kiện Lễ hội Sầu riêng năm lần thứ nhất. Ảnh: Ngô Minh Phương Lễ hội Sầu riêng Krông Pắc lần II năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 31.8 đến 2.9 với 12 hoạt động chính bao gồm: Hội thi nông dân sản xuất sầu riêng giỏi; Hội...

Hành trình khám phá Yok Đôn – Đăk Lăk

Vườn quốc gia Yok Đôn với nhiều trải nghiệm vô cùng thú vị, chính là địa điểm lý tưởng khi du lịch Đăk Lăk. Vườn quốc gia Yok Đôn nằm cách thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 40km về phía Bắc. Đây cũng là nơi được nhiều người ưa thích bởi hệ sinh thái và những trải nghiệm đa dạng có tại vườn. Vườn quốc gia Yok Đôn với nhiều trải nghiệm vô cùng thú vị, chính là địa điểm lý...

Lễ hội sầu riêng Krông Pắc lần thứ hai hứa hẹn nhiều hoạt động đặc sắc

“Lễ hội sầu riêng Krông Pắc – Đắk Lắk lần thứ hai sẽ làm hài lòng du khách với quy mô lớn hơn, nhiều hoạt động đặc sắc, ý nghĩa hơn”, đây là khẳng định của lãnh đạo huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk tại buổi họp báo thông tin về Lễ hội sầu riêng Krông Pắc – Đắk Lắk lần thứ 2 năm 2024 tổ chức sáng nay (18/7). Với chủ đề “Sầu riêng Krông Pắc - Phát triển...

Hành trình khám phá Yok Đôn – Đăk Lăk

Vườn quốc gia Yok Đôn với nhiều trải nghiệm vô cùng thú vị, chính là địa điểm lý tưởng khi du lịch Đăk Lăk. Vườn quốc gia Yok Đôn nằm cách thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 40km về phía Bắc. Đây cũng là nơi được nhiều người ưa thích bởi hệ sinh thái và những trải nghiệm đa dạng có tại vườn. Vườn quốc gia Yok Đôn với nhiều trải nghiệm vô cùng thú vị, chính là địa điểm lý...

Cùng chuyên mục

Khai mạc Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Đắk Lắk năm 2024

“Khát vọng xây dựng tỉnh Đắk Lắk giàu đẹp, văn minh, bản sắc” là chủ đề của Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Đắk Lắk năm 2024 vừa được UBND tỉnh Đắk Lắk khai mạc hôm nay (23/9). Diễn ra trong 2 ngày (23-24/9), Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Đắk Lắk năm 2024 (Techfest Đắk Lắk 2024) có nhiều hoạt động như: trưng bày giới thiệu, quảng bá các dự án, sản phẩm...

Đắk Lắk có thể bắn pháo hoa dịp Lễ hội Sầu riêng

Chỉ hơn 3 ngày nữa, Lễ hội Sầu riêng Krông Pắc lần II sẽ chính thức diễn ra. Đến đây, du khách có thể thưởng thức sầu riêng, ẩm thực của các dân tộc… Sự kiện Lễ hội Sầu riêng năm lần thứ nhất. Ảnh: Ngô Minh Phương Lễ hội Sầu riêng Krông Pắc lần II năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 31.8 đến 2.9 với 12 hoạt động chính bao gồm: Hội thi nông dân sản xuất sầu riêng giỏi; Hội...

Hành trình khám phá Yok Đôn – Đăk Lăk

Vườn quốc gia Yok Đôn với nhiều trải nghiệm vô cùng thú vị, chính là địa điểm lý tưởng khi du lịch Đăk Lăk. Vườn quốc gia Yok Đôn nằm cách thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 40km về phía Bắc. Đây cũng là nơi được nhiều người ưa thích bởi hệ sinh thái và những trải nghiệm đa dạng có tại vườn. Vườn quốc gia Yok Đôn với nhiều trải nghiệm vô cùng thú vị, chính là địa điểm lý...

Lễ hội sầu riêng Krông Pắc lần thứ hai hứa hẹn nhiều hoạt động đặc sắc

“Lễ hội sầu riêng Krông Pắc – Đắk Lắk lần thứ hai sẽ làm hài lòng du khách với quy mô lớn hơn, nhiều hoạt động đặc sắc, ý nghĩa hơn”, đây là khẳng định của lãnh đạo huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk tại buổi họp báo thông tin về Lễ hội sầu riêng Krông Pắc – Đắk Lắk lần thứ 2 năm 2024 tổ chức sáng nay (18/7). Với chủ đề “Sầu riêng Krông Pắc - Phát triển...

Hành trình khám phá Yok Đôn – Đăk Lăk

Vườn quốc gia Yok Đôn với nhiều trải nghiệm vô cùng thú vị, chính là địa điểm lý tưởng khi du lịch Đăk Lăk. Vườn quốc gia Yok Đôn nằm cách thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 40km về phía Bắc. Đây cũng là nơi được nhiều người ưa thích bởi hệ sinh thái và những trải nghiệm đa dạng có tại vườn. Vườn quốc gia Yok Đôn với nhiều trải nghiệm vô cùng thú vị, chính là địa điểm lý...

Khai thác tiềm năng du lịch MICE

Với vị trí trung tâm vùng Tây Nguyên, loại hình du lịch kết hợp với hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức sự kiện (du lịch MICE) được ngành du lịch Đắk Lắk xác định là lợi thế để phát triển, góp phần đa dạng hóa các loại hình du lịch của tỉnh. Đắk Lắk có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch MICE. Theo Sở văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL), tính đến...

Cảnh quan thiên nhiên: Nét vẽ trong bức tranh du lịch Đắk Lắk

Không chỉ là nơi sinh sống của 49 dân tộc anh em với nét văn hóa đặc sắc, Đắk Lắk còn có sự đa dạng về cảnh quan thiên nhiên, tạo nên bức tranh đa sắc màu có sức hút du khách gần xa. Sinh sống ở thành phố đông đúc, nhộn nhịp TP. Hồ Chí Minh, tranh thủ kỳ nghỉ phép mới đây, anh Nguyễn Văn Tâm cùng vợ lựa chọn Đắk Lắk làm điểm đến. Anh Tâm chia...

Đắk Lắk thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng

Đắk Lắk là địa phương có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch cộng đồng (DLCĐ), hiện Tỉnh này đang có nhiều giải pháp để khai thác và phát triển loại hình du lịch này một cách hiệu quả.  Đắk Lắk giàu tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng. (Ảnh: K.V) Việc phát triển mô hình DLCĐ trên địa bàn tỉnh đã góp phần giải quyết việc làm, sinh kế cho một bộ phận người dân, đóng góp vào...

Đắk Lắk thúc đẩy hợp tác văn hóa, du lịch để thu hút du khách

Nhờ đẩy mạnh các hoạt động hợp tác quốc tế về văn hóa, du lịch, trong 6 tháng đầu năm nay, lượng du khách đến Đắk Lắk đã tăng lên, đạt 65% kế hoạch cả năm. Trong 6 tháng đầu năm nay, tỉnh Đắk Lắk đã đón gần 779.500 lượt khách, tăng 5% so với cùng kỳ năm 2023, đạt 65% kế hoạch năm 2024. Tổng doanh thu du lịch đạt 646 tỷ đồng, tăng 14% so với cùng kỳ,...

Hành trình 120 năm trở thành thủ phủ Tây nguyên của Đắk Lắk

Năm 2024 là thời điểm tròn 120 năm thành lập tỉnh Đắk Lắk, dấu mốc quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của tỉnh trung tâm vùng Tây nguyên. Đắk Lắk đang hướng tới mục tiêu phát triển theo mô hình tăng trưởng xanh, tuần hoàn; vươn lên nhóm 25 tỉnh, thành phát triển thịnh vượng nhất của cả nước. Ngược dòng lịch sử Theo nhiều tài liệu khảo cổ học, con người xuất hiện trên vùng Tây nguyên...

Tin nổi bật

Tin mới nhất