Powered by Techcity

Những “cánh tay nối dài” của tín dụng chính sách

07:12, 14/12/2023

Hơn 20 năm qua, những cán bộ tổ tiết kiệm vay vốn (TKVV) được ví như “cánh tay nối dài” của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), góp phần giúp nguồn vốn tín dụng phát huy hiệu quả.

Gần gũi, sâu sát

Đồng hành cùng NHCSXH từ những ngày đầu mới thành lập, hơn 20 năm qua, bà Nguyễn Thị Hồng Thắm (tổ dân phố Đoàn Kết, thị trấn Liên Sơn, huyện Lắk) được biết đến là tổ trưởng tổ TKVV gần gũi, gắn bó với các hộ vay.

Trước kia, bà Thắm là giáo viên, sau khi về hưu, được bà con tín nhiệm bầu làm Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ và kiêm luôn vai trò tổ trưởng tổ TKVV tại tổ dân phố. Những ngày đầu làm quen với công việc, bà gặp không ít trở ngại. Thuở ấy, tổ dân phố chỉ vẻn vẹn 60 hộ, ai cũng nghèo khó, thiếu thốn. Mặc dù có nguồn vốn vay với lãi suất ưu đãi nhưng người dân chưa mặn mà bởi ai cũng sợ không có khả năng hoàn trả.

Bà đã “đi từng ngõ, gõ cửa từng nhà”, thậm chí là xắn tay cùng làm việc nương rẫy với bà con để tuyên truyền, giải thích cho họ hiểu lợi ích từ việc có nguồn vốn làm ăn và thay đổi tư duy sản xuất. Nhờ vậy, 5 hộ đầu tiên được “đả thông” tư tưởng đã mạnh dạn vay 500 nghìn – 1 triệu đồng để chăn nuôi heo, bò… Dần dà, nhiều hộ dân khác thấy hiệu quả nên đã chủ động tìm đến bà đề nghị hỗ trợ vay vốn.





Bà Nguyễn Thị Hồng Thắm (bên phải), Tổ trưởng Tổ tiết kiệm vay vốn tổ dân phố Đoàn Kết (thị trấn Liên Sơn, huyện Lắk) thu lãi tiết kiệm hằng tháng của bà con.

Khi các tổ viên được vay vốn, bà thường xuyên bám sát, gần gũi, động viên các hộ dân tham gia những lớp tập huấn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, đẩy mạnh áp dụng kỹ thuật vào sản xuất và định hướng chọn mô hình phát triển kinh tế phù hợp. Nhờ vậy, nhiều tổ viên là hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác đã vươn lên thoát nghèo bền vững, có việc làm thường xuyên và ổn định.

Hiện tại, tổ TKVV do bà quản lý có 59 tổ viên, với tổng dư nợ hơn 4,1 tỷ đồng. Hết lòng vì người nghèo, bà Thắm không ngại khó khăn, luôn tận tụy với công việc quản lý nguồn vốn. Bà bộc bạch: “Hễ đến ngày trả lãi mà hộ nào chưa có hoặc đi làm xa không về kịp, tôi sẵn lòng nộp trước rồi họ về trả sau chứ không đốc thúc nặng lời để giữ tâm lý thoải mái khi vay vốn cho các tổ viên. Nhờ vậy, nhiều năm qua, tổ TKVV của tôi quản lý không có nợ quá hạn, lãi tồn đọng. Hầu hết các tổ viên vay vốn đều có ý thức trả lãi, trả nợ đúng thời gian quy định, không để xảy ra tình trạng nợ quá hạn, nợ xấu”.

“Lá cờ đầu” dẫn dắt hộ vay

Hơn 7 năm qua, tổ TKVV do chị Lò Thị Bương (thôn Quỳnh Ngọc, xã Ea Na, huyện Krông Ana) làm tổ trưởng luôn phát huy nguồn vốn tín dụng chính sách hiệu quả. Những ngày đầu “bắt nhịp” với công việc, chị Bương gặp không ít khó khăn trong tuyên truyền các hộ vay vốn. Mặc dù NHCSXH triển khai nhiều chương trình tín dụng với lãi suất ưu đãi nhưng không phải hộ nào cũng biết, có hộ biết thì lại ngại làm các thủ tục, hồ sơ vay vốn.

Năm 2019, với suy nghĩ “cán bộ đi trước, làng nước theo sau”, chị Bương đã quyết định vay vốn tín dụng phát triển kinh tế, làm gương cho các hộ vay. Theo đó, chị vay 20 triệu đồng theo Chương trình tín dụng đối với hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn để trồng 1 ha tiêu. Sau gần hai năm, vườn tiêu đã cho thu bói. Hiện nay, mỗi năm vườn tiêu này cho thu được 1 tấn/năm, bán với giá 68.000 – 70.000 đồng/kg. Nguồn thu từ bán tiêu, chị đầu tư trồng 150 cây sầu riêng, 130 cây vải, 6 sào nha đam, 5 sào rau sạch và nuôi thêm 27 con dê. Hiện tại, từ mô hình kinh tế tổng hợp này, mỗi năm gia đình chị thu lãi trên 200 triệu đồng.





Chị Lò Thị Bương, Tổ trưởng Tổ tiết kiệm vay vốn thôn Quỳnh Ngọc (xã Ea Na, huyện Krông Ana) đi đầu trong vay vốn phát triển mô hình kinh tế để tổ viên noi theo.

Nhờ làm kinh tế giỏi, chị đã hỗ trợ phụ nữ trong thôn về các kỹ thuật trồng, chăm sóc cây tiêu, nuôi dê, trồng nha đam… Từ đó, nhiều chị em học tập chị tham gia tổ TKVV để vay vốn đầu tư sản xuất, chăn nuôi, phát triển các mô hình kinh tế. Đến nay, chị đã hỗ trợ cho các tổ viên vay vốn thực hiện 14 mô hình trồng nha đam, nuôi dê và heo rừng, với tổng số tiến hơn 620 triệu đồng. Nhiều gia đình còn bỏ thêm chi phí nuôi 70 – 80 con dê. Nhờ vậy, đời sống của người dân trong thôn ngày càng phát triển, nhiều hộ vươn lên thoát nghèo, thậm chí là khá giả.

Ngoài ra, với vai trò là cán bộ y tế thôn, chị thường xuyên kết hợp trong những buổi điều tra dân số, tuyên truyền kế hoạch hóa gia đình để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người dân về nguồn vốn vay. Từ đó đề xuất lên cấp trên để các hộ vay có nhu cầu và đủ điều kiện được tiếp cận nguồn vốn nhanh chóng, kịp thời nhất. Chị Bương tâm sự: “Gia đình vẫn thường bảo tôi “ăn cơm nhà, vác tù và hàng tổng” vì không nề hà, sẵn sàng giúp đỡ, thậm chí là làm thay hồ sơ, thủ tục vay vốn cho bà con. Nhưng với tôi, giúp bà con tiếp cận được nguồn vốn vay sản xuất, kinh doanh nhanh chóng, kịp thời, từ đó thu hút thêm nhiều hộ tham gia tổ TKVV để thụ hưởng chính sách ưu đãi, vươn lên phát triển kinh tế chính là niềm vui, tự hào”.

Hiện tổ TKVV thôn Quỳnh Ngọc do chị Bương làm tổ trưởng được đánh giá là một trong những tổ hoạt động tốt nhất tại xã Ea Na. Từ 17 tổ viên ban đầu, với khoản vốn vay chỉ 253 triệu đồng, đến nay đã phát triển lên gần 40 hộ, với tổng số vốn 1,9 tỷ đồng.

Khánh Huyền



Nguồn

Cùng chủ đề

Dư nợ cho vay Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội hơn 302 tỷ đồng

17:29, 11/10/2023 Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh Đắk Lắk cho biết, đến nay có 5.062 khách hàng còn dư nợ, với tổng số vốn hơn 302 tỷ đồng thuộc 5 chương trình cho vay theo Nghị quyết số 11/NQ-CP, ngày 30/1/2022 của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Cụ thể, dư nợ cho vay hỗ trợ việc làm, duy trì và mở rộng việc làm được 4.410 lao động, số...

Cùng tác giả

Tuổi trẻ Nghệ An với nhiệm vụ chấn hưng văn hóa trong thời kỳ mới

TPO – Tại diễn đàn “Tuổi trẻ với nhiệm vụ chấn hưng văn hóa trong thời kỳ mới”, hơn 1.000 học sinh Nghệ An được thực hành các nghề thủ công như làm nồi đất, dệt tơ tằm, làm bánh ngũ sắc hay vui với các làn điệu dân ca, múa sạp, trò chơi dân gian… 14/11/2024 | 20:31 ...

Thành viên UBND tỉnh Đắk Lắk góp ý, thông qua các nội dung trình Kỳ họp HĐND tỉnh

Chiều 14/11, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk Phạm Ngọc Nghị đã chủ trì phiên họp thành viên UBND tỉnh nhằm góp ý, xem xét thông qua các nội dung trình Kỳ họp HĐND tỉnh sắp tới và nội dung thuộc thẩm quyền. Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị phát biểu tại phiên họp. Tại phiên họp, các đại biểu đã thảo luận, đóng góp ý kiến và thống nhất...

Doanh nghiệp thay đổi tích cực để thích ứng với Quy định chống phá rừng của EU

Quy định chống phá rừng của Liên minh châu Âu (gọi tắt là EUDR) được Nghị viện thông qua ngày 29/6/2023 và có hiệu lực vào tháng 12/2024 đối với các doanh nghiệp lớn và áp dụng từ 30/6/2025 với những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên, ngày 2/10/2024, cơ quan này đã công bố đề xuất hoãn thực thi Quy định chống phá rừng. Theo dự kiến mới, quy định này sẽ bắt đầu thực thi vào...

Tăng cường thực hiện tiêu chí “3 sạch” góp phần triển khai hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới

Ngày 14/11, tại huyện Cư M’gar, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội thảo “Đánh giá thực trạng, đề xuất giải pháp thúc đẩy thực hiện “3 sạch” góp phần thực hiện tiêu chí 17.8 trong chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025”. Trong thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Đắk Lắk đã chủ động, tích cực triển khai, thực hiện nhiều chủ trương, chính sách, chú...

Cùng chuyên mục

Thành viên UBND tỉnh Đắk Lắk góp ý, thông qua các nội dung trình Kỳ họp HĐND tỉnh

Chiều 14/11, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk Phạm Ngọc Nghị đã chủ trì phiên họp thành viên UBND tỉnh nhằm góp ý, xem xét thông qua các nội dung trình Kỳ họp HĐND tỉnh sắp tới và nội dung thuộc thẩm quyền. Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị phát biểu tại phiên họp. Tại phiên họp, các đại biểu đã thảo luận, đóng góp ý kiến và thống nhất...

Phát triển ngành hàng yến sào Đắk Lắk bền vững

Ngày 12/11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk phối hợp với Hội Yến sào tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội nghị phát triển ngành hàng yến sào Đắk Lắk bền vững. Tham dự hội nghị có lãnh đạo Cục Thú Y, Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn); Hiệp hội Yến sào Việt Nam; lãnh đạo các sở, ngành, địa phương, đơn vị trong tỉnh; Sở Nông nghiệp và phát triển...

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Lắk tham gia chất vấn về nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực ngân hàng

Ngày 11/11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thứ nhất thuộc lĩnh vực ngân hàng đối với Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng. Quang cảnh phiên họp (Ảnh: quochoi.vn). Tại phiên làm việc, các đại biểu tập trung chất vấn về ba nhóm vấn đề: Việc điều hành chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát trong bối cảnh tình hình...

Nâng cao hiệu quả sản xuất, thu hoạch, chế biến và tiêu thụ cà phê niên vụ 2024 – 2025

Đắk Lắk đang vào đợt thu hoạch cà phê niên vụ 2024 - 2025, dự kiến kéo dài từ tháng 11/2024 - 1/2025. Cùng thời điểm này, dự báo trên địa bàn tỉnh sẽ xuất hiện các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như áp thấp nhiệt đới, mưa lớn, dông, lốc, sét, mưa đá. Ngoài ra, lượng mưa từ tháng 11/2024 - 1/2025 dự báo cao hơn trung bình nhiều năm từ 10 - 30%. Mưa trái mùa...

Đôn đốc hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Chiều 23/10, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức Hội nghị trực tuyến với các địa phương trên toàn quốc nhằm đôn đốc hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan chủ trì hội nghị. Dự hội nghị tại điểm cầu Đắk Lắk có Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Giám đốc Sở Nông nghiệp và...

Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh Đắk Lắk triển khai nhiệm vụ quý IV năm...

Sáng 21/10, Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Đắk Lắk tổ chức phiên họp đánh giá kết quả hoạt động trong quý III và triển khai nhiệm vụ quý IV năm 2024. Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nguyễn Tuấn Hà chủ trì phiên họp. Quang cảnh phiên họp. Báo cáo tại phiên họp cho biết, trong 9 tháng...

Tuyên dương các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt chính sách, pháp luật thuế năm 2023

Ngày 25/9, Cục Thuế Đắk Lắk tổ chức Hội nghị tuyên dương tổ chức, cá nhân thực hiện tốt chính sách, pháp luật thuế năm 2023. Tham dự hội nghị có Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Tuấn Hà cùng đại diện lãnh đạo các sở, ngành hữu quan. Quang cảnh hội nghị. Năm 2023, đời sống xã hội cũng như nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, thách thức do hậu quả...

Tọa đàm “Học sinh, sinh viên và thanh niên khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong cách mạng 4.0”

Sáng 24/9, trong khuôn khổ Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Đắk Lắk năm 2024 (Techfest Đắk Lắk 2024), tại Trường Đại học Tây Nguyên đã diễn ra chương trình Tọa đàm “Học sinh, sinh viên và thanh niên khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong cách mạng 4.0”. Quang cảnh buổi tọa đàm. Tham dự buổi tọa đàm có đại diện lãnh đạo các sở, ngành, Tỉnh Đoàn; giáo viên và học sinh, sinh viên và thanh niên...

Tăng cường kết nối giao thương, tiêu thụ sản phẩm năm 2024

Ngày 24/9, Sở Công Thương Đắk Lắk tổ chức Hội nghị kết nối giao thương, tiêu thụ sản phẩm năm 2024. Tham dự hội nghị có đại diện lãnh đạo Sở Công Thương, các sở, ban, ngành; hơn 50 doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh, nhà phân phối, trên địa bàn tỉnh và gần 100 sinh viên của Trường Đại học Tây Nguyên. Quang cảnh hội nghị. Phát biểu tại hội nghị, Giám đốc Sở Công Thương...

Bế mạc Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Đắk Lắk năm 2024

Sau 02 ngày diễn ra sôi nổi, tối 24/9, UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức bế mạc Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh năm 2024 (Techfest Đắk Lắk 2024). Tham dự lễ bế mạc có ông Nguyễn Tuấn Hà - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức Techfest Đắk Lắk 2024; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành và các tổ chức, cá nhân khởi nghiệp. Các đại biểu tham dự lễ bế...

Tin nổi bật

Tin mới nhất