15:05, 25/09/2023
“Nếu không can đảm, chịu khó học thì sẽ chẳng có cơ hội nào mở ra cho tôi khi cuộc sống dường như đã bế tắc. Học đã giúp tôi thay đổi cuộc đời mà trước hết là loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực. Tôi còn sẽ học cao hơn khi có cơ hội” – Đó là chia sẻ của chị bạn tôi, ngoài 50 tuổi chị quyết định rẽ hướng cuộc đời và dấn thân lập nghiệp bằng nghề huấn luận viên yoga.
Cuộc đời vốn có nhiều ngã rẽ cho mỗi người, song điều đáng quý trọng hơn, từ một người nhút nhát, tuyệt vọng vì mang trong mình nhiều bệnh tật, chị đã vượt qua, chịu khó rèn luyện và lan tỏa tinh thần “sự học không bao giờ là muộn và không có điểm dừng” đến cho nhiều người. Sau nhiều năm kiên trì tập luyện, tham gia học chuyên sâu, chị đã vượt qua chính mình, lạc quan, đứng trước các lớp đào tạo học viên trở thành huấn luận viên yoga.
Từ câu chuyện của chị để thấy rằng, học tập không bao giờ là đủ và cũng chẳng bao giờ là muộn.
V.I.Lênin hiểu rõ tầm quan trọng của trí tuệ, người cho rằng trí thức chính là “niềm tự hào vĩ đại của nhân loại”. Chính vì vậy, vị lãnh tụ vĩ đại đã có một câu nói rất nổi tiếng, đó là: “Học, học nữa, học mãi”. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng từng nói: “Đường đời là một chiếc thang không nấc chót, học tập là một quyển vở không có trang cuối cùng”. Đó là tư duy, tầm nhìn vượt thời đại của các bậc vĩ nhân khi nói về ý nghĩa của việc học tập suốt đời.
Lớp học xóa mù chữ của Bộ đội biên phòng tỉnh cho người dân vùng biên huyện Ea Súp. |
Điều này cũng được Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng một lần nữa nhắc lại trong thư gửi ngành Giáo dục nhân dịp khai giảng năm học mới 2023 – 2024. Chính vì thế mà trong rất nhiều cái mới của Lễ khai giảng năm nay, Chủ tịch nước nhấn mạnh đến sự học tập suốt đời. Trong thư, Chủ tịch nước nhắn nhủ học sinh: “Một năm học mới lại bắt đầu. Đây là sự trở lại và cũng là khởi đầu cho những điều đẹp đẽ và đáng nhớ trong đời. Các em, dù ở lứa tuổi nào, cấp học nào, miền núi hay đồng bằng, biên giới hay hải đảo xa xôi… hãy luôn xác định học tập là nhiệm vụ quan trọng của cả cuộc đời”.
Quả thật, học đã giúp bản thân có cơ hội tiến bộ, trưởng thành. Lúc nhỏ, học để biết chữ, càng lớn sự học càng cần thiết với mỗi người. Học tập là một chặng đường nhiều chông gai. Song, điều cần thiết hơn nữa là sự học cũng cần phải hiểu sao cho đúng?
Mục đích của sự học không nên là thi cử mà hướng đến việc học để biết, học để làm người. Học sinh là đối tượng hơn ai hết, khi ngồi trên ghế nhà trường càng phải hiểu rõ về điều này. Chưa vội học để vào trường chuyên, lớp chọn mà là học để biết cách sống làm một người bình thường tử tế, nhưng là học tập suốt đời. Đó chính là giá trị cốt lõi của sự học mang lại.
Thử ngẫm mà xem, trong cuộc sống, khi có kiến thức cơ bản về một việc gì đó thì lúc bắt tay vào làm, bản thân mỗi người sẽ thấy tự tin hơn. Lẽ dĩ nhiên, sự học trước đó đã giúp nâng tầm sự tự tin cho lúc này. Chính xác hơn là chỉ ra phương pháp xử lý, từ nền tảng vững chắc của sự học sẽ có mô thức ứng xử hợp lý giúp quyết định cuộc đời mỗi người.
Cuộc sống có buồn, có vui, có lúc êm đềm nhưng có khi cũng lắm trở ngại, gian truân, nếu có nền tảng kiến thức vững chắc thì con người trong hoàn cảnh ấy sẽ nhìn đời một cách nhẹ nhàng hơn và vì thế mà vượt qua nghịch cảnh cũng “thuận” hơn.
Vậy đó, sự học ở thời đại nào, độ tuổi nào cũng quan trọng, học để mở mang sự hiểu biết, càng học càng khám phá ra nhiều điều hay. Nếu đầu tư cho việc học, kiến thức không bao giờ “đóng cửa” với bất kỳ ai…
“Nếu không can đảm, chịu khó học thì sẽ chẳng có cơ hội nào mở ra cho tôi khi cuộc sống dường như đã bế tắc. Học đã giúp tôi thay đổi cuộc đời mà trước hết là loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực. Tôi còn sẽ học cao hơn khi có cơ hội” – Đó là chia sẻ của chị bạn tôi, ngoài 50 tuổi chị quyết định rẽ hướng cuộc đời và dấn thân lập nghiệp bằng nghề huấn luận viên yoga.
Cuộc đời vốn có nhiều ngã rẽ cho mỗi người, song điều đáng quý trọng hơn, từ một người nhút nhát, tuyệt vọng vì mang trong mình nhiều bệnh tật, chị đã vượt qua, chịu khó rèn luyện và lan tỏa tinh thần “sự học không bao giờ là muộn và không có điểm dừng” đến cho nhiều người. Sau nhiều năm kiên trì tập luyện, tham gia học chuyên sâu, chị đã vượt qua chính mình, lạc quan, đứng trước các lớp đào tạo học viên trở thành huấn luận viên yoga.
Từ câu chuyện của chị để thấy rằng, học tập không bao giờ là đủ và cũng chẳng bao giờ là muộn.
Buổi học đầu tiên của năm học mới của học sinh Trường Tiểu học Chu Văn An, xã Cuôr Đăng (huyện Cư M’gar). |
V.I.Lênin hiểu rõ tầm quan trọng của trí tuệ, người cho rằng trí thức chính là “niềm tự hào vĩ đại của nhân loại”. Chính vì vậy, vị lãnh tụ vĩ đại đã có một câu nói rất nổi tiếng, đó là: “Học, học nữa, học mãi”. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng từng nói: “Đường đời là một chiếc thang không nấc chót, học tập là một quyển vở không có trang cuối cùng”. Đó là tư duy, tầm nhìn vượt thời đại của các bậc vĩ nhân khi nói về ý nghĩa của việc học tập suốt đời.
Điều này cũng được Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng một lần nữa nhắc lại trong thư gửi ngành Giáo dục nhân dịp khai giảng năm học mới 2023 – 2024. Chính vì thế mà trong rất nhiều cái mới của Lễ khai giảng năm nay, Chủ tịch nước nhấn mạnh đến sự học tập suốt đời. Trong thư, Chủ tịch nước nhắn nhủ học sinh: “Một năm học mới lại bắt đầu. Đây là sự trở lại và cũng là khởi đầu cho những điều đẹp đẽ và đáng nhớ trong đời. Các em, dù ở lứa tuổi nào, cấp học nào, miền núi hay đồng bằng, biên giới hay hải đảo xa xôi… hãy luôn xác định học tập là nhiệm vụ quan trọng của cả cuộc đời”.
Quả thật, học đã giúp bản thân có cơ hội tiến bộ, trưởng thành. Lúc nhỏ, học để biết chữ, càng lớn sự học càng cần thiết với mỗi người. Học tập là một chặng đường nhiều chông gai. Song, điều cần thiết hơn nữa là sự học cũng cần phải hiểu sao cho đúng?
Mục đích của sự học không nên là thi cử mà hướng đến việc học để biết, học để làm người. Học sinh là đối tượng hơn ai hết, khi ngồi trên ghế nhà trường càng phải hiểu rõ về điều này. Chưa vội học để vào trường chuyên, lớp chọn mà là học để biết cách sống làm một người bình thường tử tế, nhưng là học tập suốt đời. Đó chính là giá trị cốt lõi của sự học mang lại.
Thử ngẫm mà xem, trong cuộc sống, khi có kiến thức cơ bản về một việc gì đó thì lúc bắt tay vào làm, bản thân mỗi người sẽ thấy tự tin hơn. Lẽ dĩ nhiên, sự học trước đó đã giúp nâng tầm sự tự tin cho lúc này. Chính xác hơn là chỉ ra phương pháp xử lý, từ nền tảng vững chắc của sự học sẽ có mô thức ứng xử hợp lý giúp quyết định cuộc đời mỗi người.
Cuộc sống có buồn, có vui, có lúc êm đềm nhưng có khi cũng lắm trở ngại, gian truân, nếu có nền tảng kiến thức vững chắc thì con người trong hoàn cảnh ấy sẽ nhìn đời một cách nhẹ nhàng hơn và vì thế mà vượt qua nghịch cảnh cũng “thuận” hơn.
Vậy đó, sự học ở thời đại nào, độ tuổi nào cũng quan trọng, học để mở mang sự hiểu biết, càng học càng khám phá ra nhiều điều hay. Nếu đầu tư cho việc học, kiến thức không bao giờ “đóng cửa” với bất kỳ ai…
Đỗ Lan