Powered by Techcity

Mỗi góc ngồi, một câu chuyện kể

06:09, 24/09/2023

Các bạn tôi ở nơi khác mỗi khi đến TP. Buôn Ma Thuột đều hỏi: Quán cà phê Arul ở đâu? Những người bạn tôi muốn đến cà phê Arul đâu chỉ để thưởng thức cà phê, bởi mỹ vị cà phê Arul chưa hẳn đã “trên tài” nhiều quán cà phê khác ở thành phố thủ phủ cà phê này. Họ muốn đến Arul còn vì một lẽ khác, ấy là “những câu chuyện kể ở đây”.

“Những câu chuyện kể ở đây” có một phần đến từ giọng nói ấm áp, trầm trầm, hơi khàn khàn của chị chủ quán H’Len, phần chủ yếu đến từ các hiện vật trưng bày trong quán, xung quanh quán, từ những thảo mộc be bé xinh xinh trồng trong vườn, đến cả cây gỗ lừng lững đã trở thành biểu tượng của Tây Nguyên, đấy là cây kơ nia tán lá tròn xanh biếc, nắng càng to mặt lá càng lấp lánh, long lanh… Tất cả đều toát lên bản sắc văn hóa dân tộc Êđê, văn hóa các tộc người Tây Nguyên; có thứ hiển hiện, có thứ chỉ là bóng dáng mơ hồ, nhưng gợi cho khách nhiều ngẫm nghĩ, nhiều cảm xúc bồng bềnh…

Quả thật, từ “góc ngồi” đầu tiên khi khách vừa bước chân tới cổng đã thấy ngay căn nhà dài truyền thống của người Êđê, với mái nhà hình con thuyền, gợi về nguồn gốc Nam Đảo của người Êđê, gợi về ký ức chưa xa, nhiều gia đình, gồm ông bà, con cái, cháu chắt cùng chung sống dưới một mái nhà. Khách được thấy sàn gỗ ở hai đầu nhà, nơi thuở trước, đêm trăng sáng, cả nhà người Êđê thường ngồi ngắm trăng, hưởng gió mát từ những cánh rừng chỉ cách mấy lần quăng dao thổi tới; hoặc trai gái trong buôn ngồi túm tụm bày cho nhau cách thổi kèn lá, cách đánh đàn tơ rưng, hoặc ngâm nga trầm bổng mấy khúc ay ray, mấy khúc muynh, khúc amơi, khúc chốc(*)… Ở “góc ngồi” này, khách cũng được thấy cái cầu thang lên sàn, được chủ nhà đẽo từ một cây gỗ thuộc loài danh mộc, chẳng hạn cà chít, căm xe chịu mưa, chịu nắng. Chủ nhà phải làm lễ xin thần rừng mới được đốn cây. Cây gỗ được đẽo thành 5 – 7 bậc để dễ dàng lên xuống. Phía trên cầu thang được gọt đẽo hai bầu vú phụ nữ tròn lẳn, tượng trưng cho chế độ mẫu hệ. Đồng thời, mỗi lần, đi bất cứ ở đâu về, bước chân lên cầu thang người ta được thấy ngay hai bầu vú của mẹ. Nó góp phần nhắc nhở những người con phải luôn luôn biết ơn mẹ đã cho bú mớm, chăm sóc từ thuở ấu thơ đến lúc trưởng thành, để con gái biết đẹp như hoa tơm lơng, hoa sớc khọt soi mình bên dòng suối, con trai biết khỏe mạnh, cường tráng như cây kơ nia, cây cà chít lừng lững trên đồi cao… Người Êđê đã có một cách nuôi dưỡng tình mẹ con trường tồn qua cả ngàn năm như thế đó!





Căn nhà dài truyền thống của người Êđê ở quán cà phê Arul.

Ở “góc ngồi” bên trái ngôi nhà, khách sẽ được chiêm ngưỡng những bức tượng nhà mồ, những con thuyền độc mộc, những cái cối giã gạo… chỉ còn phần lũa như thách thức với thời gian. Dẫu vậy, khách vẫn có thể nghe vọng từ tâm tưởng những nhát rìu của các nghệ nhân xưa chặt ngang, chém dọc vào cây gỗ, làm nên những bức tượng về tình mẫu tử, về cảnh ân ái của đàn ông, đàn bà (nhờ vậy mà dòng giống được truyền đời), về những con vật thiêng quý hiếm trong rừng, những con vật gần gũi, thân thương đang chung sống với người. Khách vẫn có thể thấy thấp thoáng trong sâu thẳm của trí nhớ (bởi đã đọc ở đâu đó) những con thuyền độc mộc xưa lướt trên dòng xanh Sêrêpốk, Krông Ana, trên mặt gương hồ Lắk; thấy những chàng trai Êđê, M’nông “mắt sáng da nâu”, đứng trên thuyền độc mộc, cầm cây lao nhọn hoắt đuổi theo đàn cá lớn, rồi bất ngờ phóng lao đâm cá, sau đó thì cười vang mặt nước…

Ở “góc ngồi” khác trong nhà, khách sẽ được thấy, được sờ mó, được ngồi lên kpan – cái ghế dài của người Êđê, dài đến miên man, được đẽo từ một thân gỗ, có chân liền với mặt. Nhiều người già cho hay: Ngày xưa một số nhà giàu, có những cái kpan dài bằng… một tiếng ru, dài tới ba, bốn đội chiêng cùng ngồi mà còn rộng, thoáng. Ở “góc ngồi” này, khách sẽ được nghe câu chuyện về lễ cúng thần rừng xin cây, lễ rước kpan về nhà và bao nhiêu lễ khác như lễ cầu sinh đẻ dễ cho phụ nữ, lễ đặt tên cho đứa bé sau khi ra đời một ngày…  gắn liền với cái ghế độc đáo, chẳng dân tộc nào có.

Trên đây chỉ là vài ba “câu chuyện kể” trong số hàng trăm “câu chuyện kể” mà khách có thể tiếp nhận được khi đến với Cà phê Arul. Ai không “nhìn thấy”  “câu chuyện kể”, ai không tưởng vọng được “câu chuyện kể”, thì có thể nghe chị chủ quán H’Len kể trực tiếp với ánh mắt khi vui, khi đượm buồn, với giọng kể khi trầm bổng, thiết tha, khi chùng xuống; bởi có những câu chuyện được kể bằng ký ức và nó chỉ mãi mãi còn trong ký ức, chẳng có cách nào để hiện diện giữa thời nay.





Một góc ngồi ở Cà phê Arul.

Tôi đã có nhiều buổi sáng, buổi chiều đến quán cà phê này, ngồi ngắm hoài những chiếc gùi “nước sơn mồ hôi” của mấy thế hệ người Êđê đã bóng loáng, thẫm đen bởi khói bếp; ngắm mãi những quả bầu dáng hồ lô mà người Êđê mẹ, rồi người Êđê con đã chuyền tay nhau uống nước ở trong đó; ngắm mãi những cái ché túc, ché tang đã mấy đời người Êđê ủ rượu cần, “di truyền” cho nhau cái vị ngọt nồng nàn của lúa nương tím lịm, của thứ bắp nếp trắng nõn trắng nà. Tôi biết, người ta uống rượu cần đâu chỉ uống một thứ nước cồn thực phẩm cho tâm hồn thăng hoa, mà khi người trước trao cần rượu cho người sau, là trao cho nhau cái tình anh em, cái tình xóm giềng yêu thương, gần gũi, trao tình cho bè bạn bốn phương.

Chị H’Len chủ quán cho hay: Chị yêu các tập tục của dân tộc mình, yêu tất cả những gì mà ông bà, tổ tiên đã làm nên giữa đại ngàn Tây Nguyên này suốt bao đời nay, thể hiện qua giọng nói, tiếng cười, câu hát, nhạc cụ, thể hiện trong đời sống lao động, sinh hoạt, chiến đấu chống lại kẻ thù, thể hiện trong lễ thức giao tiếp cộng đồng, giao tiếp với thần linh… Bởi tất cả những thứ đó là văn hóa của dân tộc mình, của ông bà mình để lại. Đó là bảo vật quý giá mà con cháu phải biết tự hào, gìn giữ. Cũng vì thế, chị không muốn những bản sắc độc đáo đó mờ nhạt, trôi dạt và mất hút dần trong thời gian thăm thẳm. Chị muốn giữ lại những gì còn có thể, cho con cháu hôm nay và mai sau. Đó cũng là động lực thôi thúc chị bỏ công sức ra gần chục năm trời, trút từ hầu bao hàng trăm triệu đồng mà chị dành dụm suốt nửa đời người, để tới các buôn làng gần xa, thứ xin được, thứ phải mua nhiều tiền, mang về gìn giữ, trưng bày trong quán. Chị xem việc kinh doanh cà phê chỉ là niềm vui, chỉ là duyên cớ để gọi mời khách đến, còn việc bảo tồn gìn giữ các hiện vật, bản sắc văn hóa của dân tộc mình mới là điều tâm huyết nhất.

Và vì thế, bây giờ đến Cà phê Arul (ở ngay giữa lòng TP. Buôn Ma Thuột) mỗi “góc ngồi” bạn sẽ được thấy, được nghe, được tưởng vọng từ giữa lòng mình “một câu chuyện kể”!

(*): Những điệu hát của người Êđê.

Đặng Bá Tiến



Nguồn

Cùng chủ đề

Bế mạc Hội thi giáo viên làm Tổng phụ trách Đội giỏi tỉnh Đắk Lắk lần thứ III – năm 2024

Sau 5 ngày tranh tài sôi nổi, chiều 27/12, Hội thi Giáo viên làm Tổng phụ trách Đội giỏi tỉnh Đắk Lắk lần thứ III - năm 2024 đã chính thức bế mạc và tiến hành trao giải cho các thí sinh xuất sắc.   Tiết mục văn nghệ đặc sắc tại lễ bế mạc hội thi. Hội thi Giáo viên làm Tổng phụ trách Đội giỏi tỉnh Đắk Lắk lần thứ III - năm 2024 do Sở Giáo dục và Đào...

Khai mạc Hội thi giáo viên làm Tổng phụ trách Đội giỏi năm 2024

Ngày 23/12, tại Trường Cao đẳng Sư phạm Đắk Lắk, Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk phối hợp với Tỉnh Đoàn tổ chức khai mạc Hội thi Giáo viên làm Tổng phụ trách Đội giỏi tỉnh Đắk Lắk lần thứ III - năm 2024. Các đại biểu tham dự khai mạc hội thi. Hội thi được tổ chức trong 5 ngày (từ ngày 23-27/12) với sự tham gia của 101 thí sinh là giáo viên làm Tổng phụ trách...

Tổng kết công tác tổ chức, tham gia Hội khỏe Phù Đổng năm 2024

Chiều 23/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk tổ chức Hội nghị tổng kết công tác tổ chức, tham gia Hội khỏe Phù Đổng năm 2024. Tham dự hội nghị có Phó Trưởng đoàn phụ trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Lê Thị Thanh Xuân cùng đại diện lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị hữu quan. Các đại biểu tham dự hội nghị. Hội khỏe Phù Đổng là ngày hội...

Khai mạc Ngày hội STEM cấp THPT tỉnh Đắk Lắk lần thứ II – năm 2024

Sáng 21/12, tại Trường THCS, THPT Đông Du (TP. Buôn Ma Thuột), Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk tổ chức khai mạc Ngày hội STEM cấp THPT tỉnh Đắk Lắk lần thứ II – năm 2024. Các đại biểu tham dự khai mạc Ngày hội. Phát biểu khai mạc Ngày hội, Phó Trưởng đoàn phụ trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Lê Thị Thanh Xuân cho biết, giáo dục STEM...

Bàn giao bếp ăn bán trú cho Trường Mầm non Họa My, huyện Ea Kar

Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam vừa phối hợp với Hội Chữ thập đỏ tỉnh Đắk Lắk tổ chức khánh thành và bàn giao công trình bếp ăn bán trú cho Trường Mầm non Họa My, xã Ea Đar, huyện Ea Kar. Đại biểu cắt băng khánh thành công trình. Tham dự lễ khánh thành có Chủ tịch Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam Bùi Thị Hòa; Phó Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ tỉnh Lê Khôi...

Cùng tác giả

Dự báo giá tiêu ngày mai 12/1/2025, trong nước giảm nhẹ

Dự báo giá tiêu ngày mai ​​​​​Dự báo giá tiêu trong nước ngày mai 12/1/2025 giảm nhẹ; thị trường tiêu trong nước sau nhiều phiên giảm liên tiếp đã đẩy giá tiêu về lại mốc 147.000 đồng. Giá tiêu hôm nay được cập nhật chiều ngày 11/1/2025 như sau, giá tiêu trong nước quay về mốc giá khoảng 147.000 đồng/kg sau nhiều phiên giảm giá liên tiếp. Hiện thị trường tiêu ở các địa phương trọng điểm là 147.100 đồng/kg. Cụ thể,...

Dự báo giá cà phê ngày mai 12/1/2025 duy trì ổn định

Giá cà phê Robusta giảm nhẹ Trên sàn London, vào lúc 15 giờ 30 phút ngày 11/1/2025 giá cà phê Robusta được ghi nhận đã giảm nhẹ so với phiên giao dịch trước đó. Cụ thể, mức giảm dao động từ 11 – 13 USD/tấn, với giá giao hàng tháng 3/2025 là 4966 USD/tấn (giảm 13 USD/tấn), giá giao hàng tháng 5/2025 là 4879 USD/tấn (giảm 12 USD/tấn), tháng 7/2025 là 4794USD/tấn (giảm 12 USD/tấn) và tháng 9/2025 là...

Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Đắk Lắk sơ kết công tác học kỳ I năm học 2024-2025

Ngày 10/1, Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội nghị sơ kết công tác công đoàn học kỳ I năm học 2024-2025. Các đại biểu tham dự hội nghị. Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh hiện trực tiếp quản lý 66 công đoàn cơ sở với 5.066 đoàn viên; phối hợp với Liên đoàn Lao động cấp huyện quản lý 947 công đoàn cơ sở với 32.391 đoàn viên. Trong học kỳ I năm học 2024-2025, Công...

Siết chặt quản lý, bảo vệ ngành hàng xuất khẩu tỷ USD

Chiếm gần 50% tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, năm 2024, kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam đã lập kỷ lục 7,2 tỷ USD, cao hơn 1,6 tỷ USD so với năm 2023. Đây là bước nhảy vọt đầy ấn tượng, đánh dấu cột mốc quan trọng trên hành trình hướng tới mục tiêu xuất khẩu 10 tỷ USD trong tương lai gần. Kim ngạch xuất khẩu sầu riêng ở...

Đề thi tốt nghiệp THPT 2025 sẽ khó hơn năm trước

ThS Hoàng Thúy Nga khẳng định đề thi tốt nghiệp THPT năm nay chắc chắn khó hơn so với các đề thi năm trước – Ảnh: TRẦN HUỲNH Trong số hơn 5.000 học sinh có mặt tại buổi tư vấn ở Trường đại học Tây Nguyên (TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) sáng 11-1, hầu hết các em đều có nhiều băn khoăn, trăn trở về việc làm sao để có thể chuẩn bị kỳ thi tốt nghiệp THPT năm...

Cùng chuyên mục

Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Đắk Lắk sơ kết công tác học kỳ I năm học 2024-2025

Ngày 10/1, Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội nghị sơ kết công tác công đoàn học kỳ I năm học 2024-2025. Các đại biểu tham dự hội nghị. Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh hiện trực tiếp quản lý 66 công đoàn cơ sở với 5.066 đoàn viên; phối hợp với Liên đoàn Lao động cấp huyện quản lý 947 công đoàn cơ sở với 32.391 đoàn viên. Trong học kỳ I năm học 2024-2025, Công...

Gặp mặt, giao lưu nữ đảng viên tiêu biểu

Sáng 10/1, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội nghị gặp mặt, giao lưu nữ đảng viên tiêu biểu và ôn lại truyền thống 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930-03/02/2025). Tham dự hội nghị có gần 200 hội viên phụ nữ tiêu biểu thuộc các đơn vị lực lượng vũ trang, Hội Nữ Trí thức, Nữ Doanh nhân và phụ nữ tiêu biểu trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột. Các đại...

Ghi nhận trường hợp tử vong nghi do bệnh Dại tại huyện Krông Ana

Ngày 6/1, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Đắk Lắk cho biết, trên địa bàn tỉnh vừa ghi nhận một trường hợp tử vong nghi do bệnh dại tại huyện Krông Ana. Đây là trường hợp tử vong nghi do dại đầu tiên trong năm 2025 trên địa bàn tỉnh. Tiêm phòng Dại cho chó là biện pháp hữu hiệu để phòng ngừa bệnh Dại. Bệnh nhân là Y.N.H (Nam, sinh năm 2014, trú tại xã Băng A Drênh,...

Lãnh đạo UBND tỉnh Đắk Lắk đối thoại với cán bộ, hội viên, phụ nữ

Sáng 03/01, UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội nghị đối thoại giữa lãnh đạo UBND tỉnh với cán bộ, hội viên, phụ nữ trên địa bàn tỉnh năm 2024 với chủ đề “Thúc đẩy bình đẳng giới và phát huy vai trò của cán bộ, hội viên, phụ nữ trong phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk”. Tham dự hội nghị có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh...

Tổng kết công tác ngành Nội chính Đảng và hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực cấp...

Chiều 31/12, tại Hà Nội, Ban Nội chính Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác ngành Nội chính Đảng và hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực (PCTNLPTC) cấp tỉnh năm 2024, triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Dự và chủ trì hội nghị có Tổng Bí thư Tô Lâm – Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNLPTC. Cùng chủ trì hội nghị...

Quán triệt, tập huấn quy định pháp luật lĩnh vực tài nguyên nước và biến đổi khí hậu

Ngày 30/12, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội nghị quán triệt, tập huấn quy định pháp luật lĩnh vực tài nguyên nước và biến đổi khí hậu. Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hoàng Văn San chủ trì hội nghị. Luật Tài nguyên nước được Quốc hội thông qua vào ngày 27/11/2023 và chính thức có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2024, đánh dấu bước tiến rất lớn về...

Bế mạc Hội thi giáo viên làm Tổng phụ trách Đội giỏi tỉnh Đắk Lắk lần thứ III – năm 2024

Sau 5 ngày tranh tài sôi nổi, chiều 27/12, Hội thi Giáo viên làm Tổng phụ trách Đội giỏi tỉnh Đắk Lắk lần thứ III - năm 2024 đã chính thức bế mạc và tiến hành trao giải cho các thí sinh xuất sắc.   Tiết mục văn nghệ đặc sắc tại lễ bế mạc hội thi. Hội thi Giáo viên làm Tổng phụ trách Đội giỏi tỉnh Đắk Lắk lần thứ III - năm 2024 do Sở Giáo dục và Đào...

Ngành Thanh tra triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2025

Ngày 28/12, tại Hà Nội, Thanh tra Chính phủ tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc nhằm tổng kết công tác thanh tra năm 2024 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025. Dự hội nghị có Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình; Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong cùng đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành, đơn vị, địa phương. Tham dự hội nghị tại điểm cầu Đắk Lắk có Chánh...

Hơn 2,5 tỷ đồng trợ giúp người khuyết tật, trẻ mồ côi và đối tượng yếu thế

Sáng 27/12, Hội Bảo trợ Người khuyết tật và Bảo vệ quyền trẻ em tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Hội năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Tỉnh Đắk Lắk hiện có gần 80.000 người khuyết tật, trong đó người khuyết tật đang hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng tại cộng đồng 22.716 người (6.792 người khuyết tật đặc biệt nặng, 15.924 người khuyết tật nặng); có 13.723 trẻ em đang...

Bảo tồn, phát huy giá trị di tích lịch sử Đồn điền Rossi gắn với phát triển du lịch

Ngày 25/12, UBND thị xã Buôn Hồ tổ chức Hội thảo giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị di tích lịch sử Đồn điền Rossi gắn với định hướng phát triển du lịch thị xã Buôn Hồ đến năm 2030. Quang cảnh hội thảo. Đồn điền Rossi (đường Trần Hưng Đạo, phường Đạt Hiếu, thị xã Buôn Hồ) do người Pháp thành lập vào năm 1926, gồm có các hạng mục: Nhà ở và nhà làm việc của chủ đồn...

Tin nổi bật

Tin mới nhất