Powered by Techcity

Làm du lịch nơi… cổng trời

08:26, 27/10/2023

Cổng trời thì nhiều nơi có. Ở các tỉnh miền núi phía bắc như Hà Giang, Lai Châu… hay các địa phương vùng cao ở miền Trung – Tây Nguyên đều có địa danh cổng trời. Cổng trời mà tôi vừa đặt chân đến là địa danh nằm ở huyện miền núi An Lão, tỉnh Bình Định.

Đường lên cổng trời

Từ thị trấn An Lão lên đến cổng trời khoảng chừng 40 km. Đây là vùng rừng núi còn khá nguyên sơ, nhiều cánh rừng nguyên sinh. Đường trải nhựa tuy không tốt như ở đồng bằng song cũng khá thuận lợi cho du khách. Đến cổng trời thì đường nhựa cũng chấm dứt, từ đây chỉ nhìn thấy xanh ngắt một màu non cao, rừng thẳm.

Xe chạy theo đường đèo dốc quanh co. Hai bên đường toàn cây rừng cao vút. Chỉ tầm mươi, mười lăm phút đã thấy khí trời trở lạnh. Thêm mươi, mười lăm phút nữa đã thấy mây bay mờ đục trước kính lái. Không gian và cái lạnh giống như ở vùng cao của Sa Pa, Đà Lạt… Mây nhiều lắm, nhiều chỗ xe phải chạy chậm, bật đèn. Mới đến độ cao chưa đến 700 m đã nhìn thấy tảng đá lớn ven đường, trên đó khắc chữ “Cổng Trời”. Cách đó không xa có tấm bảng chỉ dẫn “Điểm săn mây”. Tôi xuống xe, tranh thủ vài tấm ảnh. Quả thật, điểm săn mây này rất thú vị. Nhìn xuống là cả cánh rừng nhiều màu, cuối mùa khô nên lá vàng, lá đỏ chen với lá xanh. Mây bay ngang như dải lụa, lúc gió thổi mạnh thì hun hút, lúc ngừng gió lại vấn vít quanh các tàng cây.

Xe chạy thêm đoạn ngắn nữa nhưng rất dốc. Anh Phan Hoài Sơn, Chánh Văn phòng Huyện ủy An Lão bảo, đây là thôn 3, đi nữa sẽ là thôn 2, thôn 1, cả 3 thôn đều thuộc xã miền núi An Toàn. Nhưng thôn 3 là điểm cao nhất, nằm ở độ cao 1.200 m so với mực nước biển. Thôn 3 là theo cách gọi hành chính, đó là một buôn làng Bana chưa đến 30 nóc nhà, nằm chon von trên một khoảnh đất bằng ngay giữa đỉnh núi.





Trẻ em Bana nơi cổng trời.

Ngôi làng Bana đầy màu sắc

Vừa bước qua cổng làng, tôi đã rất ngạc nhiên bởi những ngôi nhà sàn đầy tranh bích họa. Dù đã gặp nhiều ngôi làng bích họa như làng Cảnh Dương (tỉnh Quảng Bình), làng Mân Thái (TP. Đà Nẵng), làng Tam Thanh (tỉnh Quảng Nam)… nhưng đây là lần đầu tiên tôi thấy một buôn làng dân tộc thiểu số có tranh bích họa khổ lớn vẽ kín mặt tiền những vách nhà sàn.

Thấy tôi ngắm nhìn mê mải, anh Sơn kể, chuyện vẽ tranh bích họa này bắt nguồn từ ý tưởng của một nhóm giáo viên cắm bản. Sống ở đây cùng với người dân Bana, họ thấy vẻ đẹp của núi rừng, sông suối và truyền thống văn hóa tốt đẹp của cư dân bản địa. Rồi họ trăn trở, làm cách nào để mọi người biết đến nơi này. Ý tưởng vẽ tranh của họ được chính quyền địa phương đồng ý, hỗ trợ kinh phí. Vậy là, cùng sự giúp sức của các họa sĩ, nhóm giáo viên ở huyện An Lão đã tiến hành vẽ tranh bích họa lên vách các ngôi nhà sàn.

Tôi đếm cả thảy có 15 bức bích họa lớn, kín cả vách nhà sàn. Đề tài tập trung vào phong cảnh núi rừng và sinh hoạt đời thường ở ngôi làng Bana. Màu sắc rực rỡ, nội dung tả thực khiến các bức tranh trở nên sinh động giữa núi rừng. Tôi dừng lại giữa con đường dẫn vào làng, trò chuyện với người dân. Nhiều người tôi chỉ kịp hỏi tên như chị Đinh Thị Hương, anh Đinh Văn Coong… cho biết, những chủ nhân của các ngôi nhà có tranh bích họa rất vui. Họ bảo, có tranh đẹp nên nhìn thấy ngôi làng cứ như được mặc vào chiếc áo mới đi dự hội. Người già, trẻ em, ai nấy đều thích. Ông Đinh Văn Lầy, một lão nông Bana nói thêm: “Hồi trước giờ, ở đây vắng lắm, buồn lắm, người lớn thì đi rẫy, chỉ trẻ con ở nhà. Giờ khác rồi, nhiều người ghé tới thăm chơi. Làng lúc nào cũng có khách từ xa tới”.

Tôi nhìn quanh con đường chính dẫn vào làng và những lối nhỏ dẫn vào các ngôi nhà sàn. Khá lạ, vì tất cả đều rất sạch sẽ, nhiều khóm hoa nhìn qua đã biết gia chủ tự tay trồng và chăm sóc. Có lẽ, nói như ông Đinh Văn Lầy, nhiều người ghé thăm nên các hộ dân ở đây đã có ý thức trong việc bảo vệ môi trường phong quang, gìn giữ cây xanh và trồng thêm hoa. Đồng bào Bana nơi đây cũng vẫn còn giữ gìn, bảo tồn được nguyên vẹn các giá trị văn hóa cổ truyền như kiến trúc nhà ở, trang phục, nghề thủ công, ẩm thực và nhất là các lễ hội trong năm.

Từ ngôi làng bích họa độc đáo ở thôn 3 chúng tôi lại lên đường đến thôn 2 và thôn 1. Càng đi càng thấy đại ngàn mê hoặc bước chân. Cũng giống thôn 3, làng Bana ở đây dù chưa có bích họa nhưng vẫn cuốn hút bởi vẻ đẹp của những ngôi nhà sàn, những khóm hoa mọc hai bên lối đi vào làng. Dọc đường còn có các thùng đựng rác công cộng, điều hiếm thấy ở các địa phương vùng cao. Nhiều trẻ em Bana thấy khách lạ nhoẻn miệng cười chào tự nhiên, không rụt rè như nhiều nơi khác.





Tranh bích hoạ trên vách nhà sàn.

Lối đi ngay giữa buôn làng

Trời chiều vùng cao lất phất vài giọt mưa. Không khí mát lạnh. Sơn dẫn tôi đi một vòng và tiếp tục câu chuyện. Hóa ra, mọi thay đổi ở xã vùng cao An Toàn này chỉ mới bắt đầu cách đây chưa đầy 5 năm. Năm 2019, tỉnh Bình Định đã có chủ trương phát triển du lịch dựa trên tài nguyên vị thế, tài nguyên du lịch của mỗi địa phương. Theo đó, với những xã vùng cao như xã An Toàn, Sở Du lịch kết hợp với chính quyền địa phương mở các lớp tập huấn về nghiệp vụ du lịch đến từng hộ dân, trong đó đặc biệt chú ý đến các kỹ năng khi tham gia và thực hiện hoạt động du lịch cộng đồng.

Nhờ chủ trương, biện pháp thích hợp và cả những sáng tạo như vẽ tranh bích họa lên tường các ngôi nhà sàn mà xã An Toàn đã trở thành địa chỉ du lịch hấp dẫn du khách. Nhiều hộ dân đã cải tạo nhà, vườn cây, ao cá… thành các homestay. Nhiều hộ gia đình ở đây còn bán các đặc sản miền núi như chuối rừng dùng để ngâm rượu, măng rừng, nấm… Chị Đinh Thị Thu (ở thôn 2) vui vẻ kể: “Khách du lịch thích lắm. Chúng tôi bán những sản phẩm tự tay làm ra như vải thổ cẩm tự dệt, thịt trâu gác bếp, mật ong… Đời sống giờ đỡ hơn trước nhiều. Làm du lịch có thu nhập mà cũng vui hơn làm rẫy”.

Trên đường về, chúng tôi ghé vào một “nhà hàng” nhỏ ven đường. Gọi “nhà hàng” nhưng thực ra chỉ là quán nhỏ nằm bên bờ suối. Nước chảy và gió mát dường như đánh bay lúc nào cái nóng của mùa hè miền Trung khắc nghiệt. Đồ ăn, thức uống ở đây tuy đơn giản như gà nướng, măng xào, cá niên nấu rau răm… nhưng rất ngon miệng. Tôi nghĩ, với cách làm du lịch như thế này thì con đường xóa đói giảm nghèo không đâu xa, “lối đi ngay giữa buôn làng” đó thôi.

Phạm Xuân Hùng



Nguồn

Cùng chủ đề

Đắk Lắk công bố môn thi thứ 3 trong Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10, năm học 2025 – 2026

Ngày 12/2, Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk công bố môn thi thứ 3 trong Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10, năm học 2025 - 2026. Theo đó, môn thi thứ ba Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông năm học 2025-2026 trên địa bàn tỉnh là môn Ngoại ngữ (Tiếng Anh, Tiếng Pháp). Thời gian làm bài thi 60 phút với hình thức thi là trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn. Thí...

Đắk Lắk công bố phương án tuyển sinh lớp 10 năm học 2025 – 2026

Nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong các trường phổ thông; thực hiện phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS, UBND tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành Kế hoạch số 30/KH-UBND về tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2025 – 2026.  Theo đó, việc tuyển sinh vào lớp 10 các trường THPT công lập được thực hiện bằng phương thức thi tuyển. Các trường phổ thông tư...

Đắk Lắk quyết tâm huy động nguồn lực cho mục tiêu tăng trưởng hai con số năm 2025

Sáng 3/2, UBND tỉnh tổ chức buổi gặp mặt đầu Xuân để đánh giá tình hình trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.  Tham dự chủ trì chương trình gặp mặt có các đồng chí: Nguyễn Tuấn Hà – Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; Trương Công Thái – Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Thiên Văn – Phó Chủ tịch UBND tỉnh. Đồng chí Nguyễn Tuấn Hà – Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh...

Khai mạc Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật dành cho học sinh trung học tỉnh Đắk Lắk, năm học 2024-2025

Sáng 18/1, tại Trường THCS và THPT Đông Du, Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk đã tổ chức khai mạc Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật dành cho học sinh trung học tỉnh Đắk Lắk, năm học 2024-2025. Các đại biểu tham dự lễ khai mạc. Tham gia Cuộc thi năm nay có 173 sản phẩm, dự án của 327 học sinh và 173 giáo viên hướng dẫn đến từ 15 Phòng Giáo dục và Đào tạo của các...

Quán triệt Nghị quyết của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi...

Ngày 13/1, tại Hà Nội, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu Trung ương (Ảnh: chinhphu.vn). Tham dự hội nghị tại điểm cầu Trung ương có các đồng chí: Tổng Bí thư Tô Lâm;...

Cùng tác giả

Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025: Tôn vinh người trồng cà phê thông qua nhiều hoạt động ý...

Từ ngày 9 - 13/3, tại thành phố Buôn Ma Thuột và một số địa phương của tỉnh Đắk Lắk sẽ diễn ra các hoạt động đặc sắc của Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025. Chương trình văn hóa nghệ thuật đặc sắc tại Lễ khai mạc Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023. Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025 với chủ đề “Buôn...

Họp báo Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025: Lễ hội hứa hẹn nhiều mới mẻ, hấp dẫn

Sáng 12/2, tại Hà Nội, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đắk Lắk, Trưởng Ban Tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025 Nguyễn Tuấn Hà đã chủ trì buổi Họp báo giới thiệu về Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025. Quang cảnh Họp báo Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025 tại Hà Nội. Tham dự họp báo có đại diện Hiệp...

Đắk Lắk công bố môn thi thứ 3 trong Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10, năm học 2025 – 2026

Ngày 12/2, Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk công bố môn thi thứ 3 trong Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10, năm học 2025 - 2026. Theo đó, môn thi thứ ba Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông năm học 2025-2026 trên địa bàn tỉnh là môn Ngoại ngữ (Tiếng Anh, Tiếng Pháp). Thời gian làm bài thi 60 phút với hình thức thi là trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn. Thí...

Đắk Lắk kết nối di sản văn hóa cồng chiêng với hành trình di sản Tây Nguyên

Cục Di sản văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp Sở VHTT&DL  vừa ra mắt mô hình kết nối “di sản không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trong hành trình du lịch di sản tại TP.Buôn Ma Thuột. Sự kiện này mở ra cơ hội giúp người dân tộc thiểu số địa phương chủ động trong việc thực hành lưu giữ, phát huy di sản văn hóa cồng chiêng và phát triển...

Đắk Lắk công bố phương án tuyển sinh lớp 10 năm học 2025 – 2026

Nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong các trường phổ thông; thực hiện phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS, UBND tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành Kế hoạch số 30/KH-UBND về tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2025 – 2026.  Theo đó, việc tuyển sinh vào lớp 10 các trường THPT công lập được thực hiện bằng phương thức thi tuyển. Các trường phổ thông tư...

Cùng chuyên mục

Hành trình khám phá Yok Đôn – Đăk Lăk

Vườn quốc gia Yok Đôn với nhiều trải nghiệm vô cùng thú vị, chính là địa điểm lý tưởng khi du lịch Đăk Lăk. Vườn quốc gia Yok Đôn nằm cách thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 40km về phía Bắc. Đây cũng là nơi được nhiều người ưa thích bởi hệ sinh thái và những trải nghiệm đa dạng có tại vườn. Vườn quốc gia Yok Đôn với nhiều trải nghiệm vô cùng thú vị, chính là địa điểm lý...

Hành trình khám phá Yok Đôn – Đăk Lăk

Vườn quốc gia Yok Đôn với nhiều trải nghiệm vô cùng thú vị, chính là địa điểm lý tưởng khi du lịch Đăk Lăk. Vườn quốc gia Yok Đôn nằm cách thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 40km về phía Bắc. Đây cũng là nơi được nhiều người ưa thích bởi hệ sinh thái và những trải nghiệm đa dạng có tại vườn. Vườn quốc gia Yok Đôn với nhiều trải nghiệm vô cùng thú vị, chính là địa điểm lý...

Khai thác tiềm năng du lịch MICE

Với vị trí trung tâm vùng Tây Nguyên, loại hình du lịch kết hợp với hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức sự kiện (du lịch MICE) được ngành du lịch Đắk Lắk xác định là lợi thế để phát triển, góp phần đa dạng hóa các loại hình du lịch của tỉnh. Đắk Lắk có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch MICE. Theo Sở văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL), tính đến...

Cảnh quan thiên nhiên: Nét vẽ trong bức tranh du lịch Đắk Lắk

Không chỉ là nơi sinh sống của 49 dân tộc anh em với nét văn hóa đặc sắc, Đắk Lắk còn có sự đa dạng về cảnh quan thiên nhiên, tạo nên bức tranh đa sắc màu có sức hút du khách gần xa. Sinh sống ở thành phố đông đúc, nhộn nhịp TP. Hồ Chí Minh, tranh thủ kỳ nghỉ phép mới đây, anh Nguyễn Văn Tâm cùng vợ lựa chọn Đắk Lắk làm điểm đến. Anh Tâm chia...

Những hướng đi triển vọng của du lịch Đắk Lắk

Nói đến Tây Nguyên, người ta nghĩ đến hai từ văn hóa, gắn liền với lịch sử âm thầm trải dài trên vùng cao nguyên bền bỉ này. Nhưng để hiểu thấu và nếm trải văn hóa ấy, cộng đồng cần nhiều “chất xúc tác”, đơn giản nhất là khơi gợi du lịch. Vậy nên, việc xây dựng chiến lược du lịch Tây Nguyên bền vững chính là cơ hội để cộng đồng xã hội tiếp cận những câu chuyện...

Đắk Lắk thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng

Đắk Lắk là địa phương có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch cộng đồng (DLCĐ), hiện Tỉnh này đang có nhiều giải pháp để khai thác và phát triển loại hình du lịch này một cách hiệu quả.  Đắk Lắk giàu tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng. (Ảnh: K.V) Việc phát triển mô hình DLCĐ trên địa bàn tỉnh đã góp phần giải quyết việc làm, sinh kế cho một bộ phận người dân, đóng góp vào...

Đắk Lắk thúc đẩy hợp tác văn hóa, du lịch để thu hút du khách

Nhờ đẩy mạnh các hoạt động hợp tác quốc tế về văn hóa, du lịch, trong 6 tháng đầu năm nay, lượng du khách đến Đắk Lắk đã tăng lên, đạt 65% kế hoạch cả năm. Trong 6 tháng đầu năm nay, tỉnh Đắk Lắk đã đón gần 779.500 lượt khách, tăng 5% so với cùng kỳ năm 2023, đạt 65% kế hoạch năm 2024. Tổng doanh thu du lịch đạt 646 tỷ đồng, tăng 14% so với cùng kỳ,...

Rằm tháng Giêng đi chợ tình Ea Tam phiên bản Tây Nguyên

Ở vùng đất Tây Nguyên xa xôi đầy nắng và gió cũng có những phiên chợ tình. Chợ tình phiên bản Tây Nguyên diễn ra vào độ rằm tháng giêng tại một xã vùng sâu nằm trên địa bàn huyện Krông Năng, thuộc tỉnh Đắk Lắk. Krông Năng cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 80km về phía đông bắc. Nơi đây nổi tiếng với huyền thoại về cô gái người dân tộc Ê Đê xinh đẹp tên là Hơ Năng. Vì tình...

Khu Du lịch sinh thái Văn hóa Cộng đồng Kotam: Sẵn sàng đón khách du xuân năm 2019

Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019 đang đến rất gần, Khu Du lịch sinh thái Văn hóa Cộng đồng Kotam đã có những kế hoạch để thu hút du khách tìm đến, vui chơi, tham quan và giải trí trong dịp Tết. Theo Bà Nguyễn Thị Ngọc Anh, Chủ tịch HĐQT Công ty Du lịch sinh thái Văn hóa Cộng đồng Kotam cho biết, Trong dịp Tết Nguyên đán Kỷ hợi 2019, Khu Du lịch sinh thái Văn hóa Cộng...

Krông Búk quảng bá hình ảnh của địa phương để kêu gọi đầu tư phát triển du lịch.

Huyện Krông Búk nằm phía Đông Bắc tỉnh Đắk Lắk, cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột 60km theo Quốc lộ 14, có tổng diện tích tự nhiên 35.767,0 ha, với số dân 66.295, có 07 đơn vị hành chính xã bao gồm các xã: Cư Né, Cư Pơng, Ea Sin, Chứ Kbô, Ea Ngai, Pơng Drang và Tân Lập với 106 thôn, buôn (42 buôn đồng bào dân tộc thiểu số). Lễ kỷ niệm 10 năm thành lập...

Tin nổi bật

Tin mới nhất