Powered by Techcity

Hoàng Phủ Ngọc Tường và những áng văn về sơn cước

14:31, 04/09/2023

Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường đã giã biệt trần thế nhưng những trang viết của ông vẫn đọng lại cùng với thời gian, trong đó có những tác phẩm lấy cảm hứng từ sơn cước.

Một Hoàng Phủ Ngọc Tường thơ khi “Mùa xuân anh trở lại” chiến khu rừng cũ bời bời ký ức những ngày lên xanh của một người Việt Nam yêu nước: “Mùa xuân này anh trở lại A Sao /Trong nỗi nhớ cánh rừng đã chết/Trong kỷ niệm hăng nồng mùi hóa chất /Chim phượng hoàng từ ấy đã bay xa/Lòng bồi hồi như trong giấc mơ /Anh đứng giữa cây rừng sống lại/Hái nhánh tùng của mưa ngàn gió núi /Anh trở về, sương khói trên tay”.





Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường. Ảnh: Internet
Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường. Ảnh: Internet

Bài thơ “Đêm qua” là một khúc hoài niệm về núi rừng từ khói sương ký ức. Chỉ là mới đêm qua thôi mà nghe đã xa xôi ký ức, dù có bóng hình chín vía hiện ra vẫn thấy mênh mang, quạnh quẽ nỗi buồn, một nỗi buồn sâu xa, thánh thiện tạo nên giống nòi thi sĩ. Giọng thơ đều đặn vang lên như một hồi chuông nguyện cầu cho ai đó trong đời hay vỗ về cho chính bản thân với nỗi buồn đơn chiếc: “Thôi em thăm thẳm Trường Sơn/Ngày xưa anh vẫn cô đơn đã thường/Đêm qua nằm nhớ mưa nguồn/Con chim tắt lửa kêu buồn mấy năm/Thôi em ròng rã suối khe/Anh về mắc võng nằm mê đợi người/Hôm qua có lũ đười ươi/Lang thang rũ một trận cười trong mây”.

Điệu buồn rừng cũ vẫn hiện ra như một ám ảnh khôn nguôi mà lắm khi dù người mộng về bên cũng đành thở dài bất lực, để cho người thơ nằm đợi chiêm bao với hy vọng mong manh được ngược về quá vãng. Chân dung nhà thơ là chân dung tâm trạng được phủ lên một màn khói sương xa vắng của đền đài, mộng mị xa xôi.

Người nghệ sĩ này đã cảm nhận thật tinh tế vẻ đẹp tinh khôi, tươi mới của mùa khai sáng bằng chắt lọc văn chương qua bút ký “Mùa xuân thay áo trên cây”. Ông đã sáng tạo thêm một huyền thoại mùa xuân với giả định bềnh bồng thi sĩ: “Tôi tin rằng, trong cuộc tiến hóa của nhân loại, có một số giá trị được tạo thành cùng lúc với ý thức sống của con người, ngay trong lòng những nhóm tộc nguyên thủy sống lẻ loi chưa hề biết tới giao lưu, thí dụ cách lấy lửa, cách làm ra rượu thô sơ nhất, và cả ý niệm huyền ảo thuộc về vũ trụ gọi là Mùa Xuân.

Loài người biết tới lịch pháp từ những nền văn minh xa xôi nhưng ý niệm về mùa tất đã nảy sinh từ những đáy thời gian sâu thẳm hơn nhiều, qua kinh nghiệm sống của người tiền sử. Vậy thì tiếp theo sau những tên gọi như đá, nước, lửa, trái cây, thú rừng… có thể Mùa Xuân là từ trừu tượng đầu tiên của người hồng hoang, do một gã thi sĩ cất lên để reo mừng hiện tượng bừng sống của trời đất sau những ngày dài lạnh lẽo phải sống trong hang đá”.

Chính ân sủng thiên nhiên trao tặng đã kích thích trí tò mò và óc tưởng tượng phong phú của người nghệ sĩ nảy mầm lên những xanh biếc văn chương. Cú hích của đất trời đã làm bà đỡ sinh hạ nên tác phẩm của con người mang tên là nghệ thuật, nghệ thuật của ngôn từ và nghệ thuật của tâm hồn đa cảm, của sự quan sát và cảm nhận tinh tường: “Có một ngày ra khỏi mùa đông nhá nhem trên rừng, tôi mải mê nhìn cánh rừng tràn trề nắng ấm, nghe tiếng reo hát của dòng suối đã trong xanh trở lại, tiếng chim ngẳng gọi nhau “đi họ đi làng” trên những đồi cây lá nón, và chợt nhận ra quanh tôi, những hoa dại đầu mùa đã vẽ những nét màu sáng tươi trên mặt đất.

Đó là những ngày tiếp theo sau cái Tết kháng chiến đầu tiên của tôi ở rừng Khe Trái, và cũng là lần đầu tiên trong đời, tôi ghi vào sổ tay lòng biết ơn chất phác với nhà thông thái bàn cổ nào đấy đã nghĩ ra cho nhân loại hậu thế cái tên gọi tuyệt vời này, Mùa Xuân”.

Trong bút ký “Rượu Hồng Đào chưa nhấm đà say”, độc giả thú vị trước một Quảng Nam như quen mà như lạ. Bắt đầu từ tên gọi Quảng Nam ra đời từ năm 1471 thời Lê Thánh Tông và danh xưng hành chính “Quảng Nam thừa tuyên” với nghĩa: “đất mở rộng về phía Nam, vâng lệnh vua để tuyên dương đức hóa”. Rồi nhà văn có cách nhìn thật khác: “Từ đỉnh đèo đổ về phía Nam, Trường Sơn chĩa thành những mũi đá kề cận nhau, giống như một đoàn người khổng lồ xô ra biển, nghịch ngợm choãi chân đá sóng, sóng vỗ sôi réo nơi ghềnh đá như tiếng cười của cuộc chơi miên trường của núi và biển”. Và rồi một sự tình của đá lại xuất hiện trong tuyệt bút thi ca “Tạm biệt Huế” mà Hoàng Phủ đánh giá: “Chia tay Huế trên đỉnh đèo Hải Vân, Thu Bồn có một giọng thơ ngậm ngùi thật lạ: Tạm biệt Huế với chiếc hôn thầm lặng/Anh trở về hóa đá phía bên kia”

Hoàng Phủ miên trường trong cảm hứng sử thi nhớ về đám cưới mở cõi “Hai châu Ô, Lý vuông ngàn dặm…” của Huyền Trân công chúa cho đến thuyết địa linh nhân kiệt mà loài cây lô hội sinh tồn trên núi Ngũ Hành Sơn là một minh chứng, gợi nhắc đến một câu nói nổi tiếng của một nhân vật kịch nước ngoài “Tồn tại hay không tồn tại”. Để rồi hành trình tâm sự ấy lại chạm đến hơi hướng và  ca từ “Hòn Vọng Phu” của nhạc sĩ Lê Thương. Và lời kết vang lên hào sảng: “Đúng thế, Tổ quốc đã trao cho Quảng Nam một cửa biển và một thanh kiếm. Cầm lưỡi gươm thân phụ lưu truyền, sáu bảy trăm năm đứng trấn nơi hải khấu chiến lược, người Quảng Nam chưa bao giờ thiếu sót trong bản lĩnh bảo vệ Tổ quốc. Trên từng dòng quốc sử, đấy là điều khẳng định”.

Thơ tài hoa, u huyền, bảng lảng như khói sương sơn cước, còn văn thì uyên bác, thâm sâu, lộng lẫy như vẻ đẹp hùng vĩ của núi rừng. Những vẻ riêng độc đáo đã làm nên tên tuổi của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường.

Phạm Xuân Dũng



Nguồn

Cùng chủ đề

Bế mạc Hội thi giáo viên làm Tổng phụ trách Đội giỏi tỉnh Đắk Lắk lần thứ III – năm 2024

Sau 5 ngày tranh tài sôi nổi, chiều 27/12, Hội thi Giáo viên làm Tổng phụ trách Đội giỏi tỉnh Đắk Lắk lần thứ III - năm 2024 đã chính thức bế mạc và tiến hành trao giải cho các thí sinh xuất sắc.   Tiết mục văn nghệ đặc sắc tại lễ bế mạc hội thi. Hội thi Giáo viên làm Tổng phụ trách Đội giỏi tỉnh Đắk Lắk lần thứ III - năm 2024 do Sở Giáo dục và Đào...

Khai mạc Hội thi giáo viên làm Tổng phụ trách Đội giỏi năm 2024

Ngày 23/12, tại Trường Cao đẳng Sư phạm Đắk Lắk, Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk phối hợp với Tỉnh Đoàn tổ chức khai mạc Hội thi Giáo viên làm Tổng phụ trách Đội giỏi tỉnh Đắk Lắk lần thứ III - năm 2024. Các đại biểu tham dự khai mạc hội thi. Hội thi được tổ chức trong 5 ngày (từ ngày 23-27/12) với sự tham gia của 101 thí sinh là giáo viên làm Tổng phụ trách...

Tổng kết công tác tổ chức, tham gia Hội khỏe Phù Đổng năm 2024

Chiều 23/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk tổ chức Hội nghị tổng kết công tác tổ chức, tham gia Hội khỏe Phù Đổng năm 2024. Tham dự hội nghị có Phó Trưởng đoàn phụ trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Lê Thị Thanh Xuân cùng đại diện lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị hữu quan. Các đại biểu tham dự hội nghị. Hội khỏe Phù Đổng là ngày hội...

Khai mạc Ngày hội STEM cấp THPT tỉnh Đắk Lắk lần thứ II – năm 2024

Sáng 21/12, tại Trường THCS, THPT Đông Du (TP. Buôn Ma Thuột), Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk tổ chức khai mạc Ngày hội STEM cấp THPT tỉnh Đắk Lắk lần thứ II – năm 2024. Các đại biểu tham dự khai mạc Ngày hội. Phát biểu khai mạc Ngày hội, Phó Trưởng đoàn phụ trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Lê Thị Thanh Xuân cho biết, giáo dục STEM...

Bàn giao bếp ăn bán trú cho Trường Mầm non Họa My, huyện Ea Kar

Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam vừa phối hợp với Hội Chữ thập đỏ tỉnh Đắk Lắk tổ chức khánh thành và bàn giao công trình bếp ăn bán trú cho Trường Mầm non Họa My, xã Ea Đar, huyện Ea Kar. Đại biểu cắt băng khánh thành công trình. Tham dự lễ khánh thành có Chủ tịch Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam Bùi Thị Hòa; Phó Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ tỉnh Lê Khôi...

Cùng tác giả

Tâm tư của giáo viên vùng sâu

TP – Mỗi dịp Tết đến xuân về, câu chuyện thưởng Tết luôn là nỗi băn khoăn của nhiều giáo viên. Có giáo viên chỉ được thưởng vài trăm nghìn đồng cho một năm miệt mài cống hiến. Thầy Nguyễn Hữu Hiệp, THCS Cư Pui (huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk) cho biết, đã công tác tại xã vùng sâu nhiều năm. Câu chuyện thưởng Tết luôn là nỗi trăn trở, song thầy khá ngại khi nói đến...

Giá tiêu hôm nay 10/1/2025, trong nước đồng loạt giảm

Giá tiêu trong nước hôm nay Giá tiêu hôm nay được cập nhật lúc 4h30 sáng ngày 10/1/2025 như sau, giá tiêu trong nước sau nhiều phiên tăng đã đồng loạt quay đầu giảm sâu, mức giảm từ 1.000 – 4.000 đồng/kg. Hiện thị trường tiêu ở tất cả địa phương trọng điểm trong nước đã xuống dưới mốc 150.000 đồng/kg, giá mua trung bình ở các địa phương là 148.000 đồng/kg. Cụ thể, giá tiêu hôm nay ở tỉnh Gia...

Giá heo hơi hôm nay 10/1/2025: Miền Bắc tăng giá

Khu vực miền Bắc Giá heo hơi hôm nay (10/1/2025) tại khu vực miền Bắc tiếp tục ghi nhận đà tăng giá nhẹ ở tỉnh Thái Nguyên và Thái Bình cùng tăng 1.000 đồng và đạt 69.000 đồng/kg. Hiện tại, giá heo hơi tại khu vực nay đang thu mua dao động trong khoảng 68.000 – 69.000 đồng/kg. Giá heo hơi hôm nay 10/1/2025: Miền Bắc duy trì đà tăng (ảnh: Phúc Lộc) Trong đó, Hà Nội, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Tuyên...

Giá cà phê trong nước hôm nay 10/1/2025 giảm “cực sốc”

Giá cà phê hôm nay 10/1/2025 trên thị trường thế giới, lúc 4 giờ 30 phút cập nhật trên sàn giao dịch Sở Giao dịch hàng hoá Việt Nam MXV (giá cà phê thế giới được MXV cập nhật liên tục, khớp với các sàn giao dịch trên thế giới, là kênh duy nhất ở Việt Nam cập nhật liên tục liên kết với các sàn giao dịch trên thế giới). Người dân Lâm Đồng thu hoạch cà phê. Ảnh:...

Hoa đào xứ Bắc trên cao nguyên Đắk Lắk hối hả vào tết

TPO – Những ngày cận Tết Nguyên đán, đào Nhật Tân lại khoe sắc trên vùng đất Đắk Lắk. Ở tỉnh này, hàng nghìn chậu hoa đào Nhật Tân độc lạ, nở rực rỡ được trồng trên địa bàn thị xã Buôn Hồ. Qua đó đã giúp nhiều hộ dân khấm khá, tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương. TPO – Những ngày cận Tết Nguyên đán, đào Nhật Tân lại khoe sắc trên vùng...

Cùng chuyên mục

Ghi nhận trường hợp tử vong nghi do bệnh Dại tại huyện Krông Ana

Ngày 6/1, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Đắk Lắk cho biết, trên địa bàn tỉnh vừa ghi nhận một trường hợp tử vong nghi do bệnh dại tại huyện Krông Ana. Đây là trường hợp tử vong nghi do dại đầu tiên trong năm 2025 trên địa bàn tỉnh. Tiêm phòng Dại cho chó là biện pháp hữu hiệu để phòng ngừa bệnh Dại. Bệnh nhân là Y.N.H (Nam, sinh năm 2014, trú tại xã Băng A Drênh,...

Lãnh đạo UBND tỉnh Đắk Lắk đối thoại với cán bộ, hội viên, phụ nữ

Sáng 03/01, UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội nghị đối thoại giữa lãnh đạo UBND tỉnh với cán bộ, hội viên, phụ nữ trên địa bàn tỉnh năm 2024 với chủ đề “Thúc đẩy bình đẳng giới và phát huy vai trò của cán bộ, hội viên, phụ nữ trong phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk”. Tham dự hội nghị có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh...

Tổng kết công tác ngành Nội chính Đảng và hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực cấp...

Chiều 31/12, tại Hà Nội, Ban Nội chính Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác ngành Nội chính Đảng và hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực (PCTNLPTC) cấp tỉnh năm 2024, triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Dự và chủ trì hội nghị có Tổng Bí thư Tô Lâm – Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNLPTC. Cùng chủ trì hội nghị...

Quán triệt, tập huấn quy định pháp luật lĩnh vực tài nguyên nước và biến đổi khí hậu

Ngày 30/12, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội nghị quán triệt, tập huấn quy định pháp luật lĩnh vực tài nguyên nước và biến đổi khí hậu. Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hoàng Văn San chủ trì hội nghị. Luật Tài nguyên nước được Quốc hội thông qua vào ngày 27/11/2023 và chính thức có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2024, đánh dấu bước tiến rất lớn về...

Bế mạc Hội thi giáo viên làm Tổng phụ trách Đội giỏi tỉnh Đắk Lắk lần thứ III – năm 2024

Sau 5 ngày tranh tài sôi nổi, chiều 27/12, Hội thi Giáo viên làm Tổng phụ trách Đội giỏi tỉnh Đắk Lắk lần thứ III - năm 2024 đã chính thức bế mạc và tiến hành trao giải cho các thí sinh xuất sắc.   Tiết mục văn nghệ đặc sắc tại lễ bế mạc hội thi. Hội thi Giáo viên làm Tổng phụ trách Đội giỏi tỉnh Đắk Lắk lần thứ III - năm 2024 do Sở Giáo dục và Đào...

Ngành Thanh tra triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2025

Ngày 28/12, tại Hà Nội, Thanh tra Chính phủ tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc nhằm tổng kết công tác thanh tra năm 2024 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025. Dự hội nghị có Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình; Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong cùng đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành, đơn vị, địa phương. Tham dự hội nghị tại điểm cầu Đắk Lắk có Chánh...

Hơn 2,5 tỷ đồng trợ giúp người khuyết tật, trẻ mồ côi và đối tượng yếu thế

Sáng 27/12, Hội Bảo trợ Người khuyết tật và Bảo vệ quyền trẻ em tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Hội năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Tỉnh Đắk Lắk hiện có gần 80.000 người khuyết tật, trong đó người khuyết tật đang hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng tại cộng đồng 22.716 người (6.792 người khuyết tật đặc biệt nặng, 15.924 người khuyết tật nặng); có 13.723 trẻ em đang...

Bảo tồn, phát huy giá trị di tích lịch sử Đồn điền Rossi gắn với phát triển du lịch

Ngày 25/12, UBND thị xã Buôn Hồ tổ chức Hội thảo giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị di tích lịch sử Đồn điền Rossi gắn với định hướng phát triển du lịch thị xã Buôn Hồ đến năm 2030. Quang cảnh hội thảo. Đồn điền Rossi (đường Trần Hưng Đạo, phường Đạt Hiếu, thị xã Buôn Hồ) do người Pháp thành lập vào năm 1926, gồm có các hạng mục: Nhà ở và nhà làm việc của chủ đồn...

Triển khai công tác y tế năm 2025

Ngày 24/12, tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác y tế năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Tham dự hội nghị có Phó Thủ tướng Chỉnh phủ Lê Thành Long; Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cùng đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành hữu quan. Tham dự hội nghị tại điểm cầu Đắk Lắk có Phó Chủ tịch UBND tỉnh H’Yim Kđoh, lãnh...

Tin nổi bật

Tin mới nhất