Powered by Techcity

Đừng để người trẻ hiếu học phải… thất học!

15:05, 25/09/2023

20 năm trước (2003), cũng vào những ngày tháng 9 rộn ràng khai giảng năm học mới, có một cậu học trò ở Quảng Trị nhận tờ giấy báo trúng tuyển đại học lần thứ hai, nhưng không biết sẽ tiếp tục đến trường như thế nào.

Không để người hiếu học phải thất học, chỉ vì nghèo khó!

Năm học trước đó, cậu học trò này cũng trúng tuyển vào khoa Xây dựng, Trường Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh. Nhưng ngày khai giảng đã qua mà cậu vẫn không thể đến trường chỉ vì không đủ tiền để nhập học. Cậu ta phải đi phụ hồ để hy vọng kiếm tiền cho năm sau đi học trở lại. Cậu học trò ấy là Nguyễn Thanh Lập, ở xóm Rào, xã Triệu Thành, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, học sinh chuyên toán Trường THPT Quốc Học – Huế. Lập mồ côi cha từ năm 10 tuổi, mẹ tần tảo với gánh hàng rau ở chợ quê.

Năm sau (2003), Lập lại trúng tuyển vào khoa Công nghệ thông tin, Trường Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh với 24 điểm – thuộc nhóm điểm cao nhất của trường này năm đó. Lần này, bà mẹ bán rau phải chạy vạy khắp làng xóm số tiền đủ để học xong học kỳ 1, sau đó sẽ xin bảo lưu để về quê tiếp tục phụ hồ gom tiền vào học tiếp.





Tân sinh viên các tỉnh Tây Nguyên nhận học bổng “Tiếp sức tới trường” tại TP. Buôn Ma Thuột những năm trước.

Câu chuyện cậu học trò “Hai lần trúng tuyển đại học mà cổng trường vẫn còn xa” đăng trên báo Tuổi Trẻ ngày 6/9/2003 đã khiến cho nhiều người nao lòng. Hàng chục người gọi điện, gửi email đến tòa soạn: “Chúng tôi muốn giúp đỡ em Nguyễn Thanh Lập!”. Nhiều đơn vị muốn giúp Lập chỗ ăn ở, việc làm thêm; nhiều doanh nghiệp đã quyết định cấp học bổng hằng tháng để giúp Lập học xong bốn năm đại học. Chỉ trong ba ngày, số tiền các nhà hảo tâm đóng góp giúp đỡ đã lên đến gần 22 triệu đồng (thời điểm đó, học phí một năm khoảng 5 triệu). Con số giúp đỡ vẫn tiếp tục tăng lên, khiến Lập phải từ chối nhận thêm, và đề nghị giúp cho các bạn khác cùng hoàn cảnh.

“Có thể nói năm nay Lập gặp vận may, được báo phát hiện. Còn bao nhiêu bạn trẻ nhà nghèo chưa được gặp may thì sao? Nếu báo không phát hiện, thì ai sẽ giúp họ bước chân vào đại học?”. Một độc giả đã đặt ra câu hỏi đó, và đề nghị thành lập quỹ học bổng giúp học sinh nghèo vượt qua ngưỡng cửa đại học. Học bổng “Tiếp sức đến trường” ra đời ngay lúc đó, tháng 9/2003, để tiếp sức kịp thời cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vừa đậu đại học, cao đẳng; với quyết tâm: không để cho bạn trẻ hiếu học nào phải thất học, chỉ vì nghèo khó! Tính đến tháng 9/2023, quỹ học bổng “Tiếp sức đến trường” đã tròn 20 năm. Khởi đầu từ tỉnh Quảng Trị, nay đã phủ gần khắp cả nước. Hơn 23.300 sinh viên đã được tiếp sức. Nhiều người nhận học bổng nay đã trở thành nhà tài trợ.

Trả nợ ân tình cho mai sau

Ông Lê Quốc Phong, cựu Giám đốc Công ty phân bón Bình Điền, nguyên Chủ nhiệm Câu lạc bộ Nghĩa tình Quảng Trị, người đã đồng hành với học bổng “Tiếp sức đến trường” ngay từ năm đầu tiên 2003. Ông Phong sống ở TP. Hồ Chí Minh, nhưng mỗi năm đều đặn vào tháng 9, ông lại kêu gọi bạn bè góp tiền để về quê Quảng Trị tiếp sức cho những sinh viên vừa đậu đại học, cao đẳng có nguy cơ không thể đến trường, hoặc đến trường trong tình trạng nợ nần khốn khó. Khi nhận học bổng, nhiều sinh viên đã rơi nước mắt nói lời cảm ơn. Ông Phong cười vui và nói: “Các em không nợ gì chúng tôi, mà các em nợ các bạn đi sau. Nếu mai này các em muốn trả nợ ân tình thì hãy tiếp tục giúp cho đàn em có hoàn cảnh khó khăn”.

PGS.TS. Nguyễn Thiện Tống, người sáng lập bộ môn Kỹ thuật hàng không Trường Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh cũng là người thành lập Câu lạc bộ “Tiếp sức đến trường” Thừa Thiên – Huế. Khi trao học bổng cho sinh viên ở quê nhà Thừa Thiên – Huế, thầy Tống tâm tình: “Các bạn đừng quá nặng lòng khi nhận những đồng tiền của người hảo tâm hỗ trợ. Hãy xem như các bạn vay vốn, nhưng không phải trả lại cho chúng tôi. Các bạn hãy học thật giỏi, sống thật tốt. Đó là một cách để trả nợ. Và tốt nhất, hãy trả cho đàn em của mình sau này, những người trẻ hiếu học nhưng gặp phải hoàn cảnh khó khăn như các bạn hôm nay”.

Sau 20 năm, điều mà ông Phong và thầy Tống cũng như rất nhiều nhà hảo tâm khác mong chờ cũng đã hiện hữu. Đó là sự trưởng thành của hàng nghìn sinh viên từng nhận học bổng “Tiếp sức đến trường”. Nhiều người trong số đó nay đã thành tiến sĩ, giảng viên, bác sĩ, kỹ sư, doanh nhân… Và họ đã trở lại đóng góp để cùng các bác, các thầy tiếp tục cuộc tiếp sức đến trường cho đàn em.

Trong số những người trẻ trở về mái nhà nhân ái ấy có cô gái Đào Thị Hằng, người đã nhận học bổng vào năm 2005. Với biệt danh “Hằng mắm ruốc”, cô gái Quảng Trị này đã sáng lập ra thương hiệu “Mắm Thuyền Nan”, nông trại Hama, tác giả sách “Lên núi học tiếng Anh”… Từ giảng đường Đại học Nông lâm Huế, cô gái này đã du học Úc, Canada, đi khắp nơi trong nước để truyền cảm hứng học hành cho bạn trẻ. “Khi nhận học bổng, tôi ghi nhớ lời gửi gắm “Các em không nợ gì chúng tôi, các em nợ các bạn đi sau”. Nó là động lực giúp tôi cố gắng hơn trong học tập, công việc và có trách nhiệm giúp các bạn cùng hoàn cảnh” – Hằng nói.

 

Tiếp sức hôm nay là đầu tư cho mai sau

Đồng hành với cuộc “Tiếp sức đến trường” này trong 20 năm qua, tôi đã nhận ra nhiều điều thật sâu sắc, từ người tiếp sức lẫn người được tiếp sức. Trong những người hảo tâm ấy, nhiều người đã từng trải qua tuổi trẻ cơ cực, nhưng không ít người chưa từng nghèo khổ. Có người khá giả, nhưng phần đông chỉ có chút dư dật nhờ vào cần cù lao động. Điểm gặp nhau của họ là cùng một tâm niệm: không để người hiếu học phải thất học, chỉ vì nghèo khó!

Nếu nói họ giàu, thì cái giàu của họ là giàu tình người và giàu trí tuệ. Họ tham gia cuộc tiếp sức này không chỉ bằng một trái tim biết động lòng trắc ẩn trước người nghèo khó. Họ đều nói với nhau: một người trẻ hiếu học mà học giỏi, đã nỗ lực hết sức rồi mà vẫn chưa thể đặt chân vào trường đại học, thì đó chính là người mà chúng ta phải tiếp sức.

PGS. Nguyễn Thiện Tống tâm tình rằng, chúng ta trao học bổng nhưng không phải là làm từ thiện, mà chính là đầu tư cho xã hội, cho tương lai của cộng đồng. Bởi vì, những bạn trẻ hiếu học mà học giỏi này, nếu họ được học xong đại học, cao đẳng, thì đó là một nguồn lao động chất lượng cho xã hội. Và khi đã có nguồn thu nhập, họ sẽ tiếp tục hỗ trợ cho những người trẻ khác, cũng hiếu học và học giỏi mà gặp hoàn cảnh khó khăn như họ. Như vậy, xã hội sẽ giảm dần tình trạng người có năng lực mà thất học. Nếu không làm được việc này, thì đó là một thất bại của cả cộng đồng. Và điều đáng nói là, gây lãng phí một nguồn lao động chất lượng cho xã hội. Nếu trong số người thất học vì nghèo khó, có những người tài giỏi thì đó là một tổn thất nặng nề.

Ngày đầu năm học mới, kể lại câu chuyện cũ nhưng không bao giờ cũ này, để cùng nhau tiếp sức cho người khó khăn quanh ta. Để cho người hiếu học không phải thất học, chỉ vì nghèo khó!

Minh Tự



Nguồn

Cùng chủ đề

Đắk Lắk công bố phương án tuyển sinh lớp 10 năm học 2025 – 2026

Nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong các trường phổ thông; thực hiện phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS, UBND tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành Kế hoạch số 30/KH-UBND về tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2025 – 2026.  Theo đó, việc tuyển sinh vào lớp 10 các trường THPT công lập được thực hiện bằng phương thức thi tuyển. Các trường phổ thông tư...

Đắk Lắk quyết tâm huy động nguồn lực cho mục tiêu tăng trưởng hai con số năm 2025

Sáng 3/2, UBND tỉnh tổ chức buổi gặp mặt đầu Xuân để đánh giá tình hình trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.  Tham dự chủ trì chương trình gặp mặt có các đồng chí: Nguyễn Tuấn Hà – Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; Trương Công Thái – Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Thiên Văn – Phó Chủ tịch UBND tỉnh. Đồng chí Nguyễn Tuấn Hà – Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh...

Khai mạc Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật dành cho học sinh trung học tỉnh Đắk Lắk, năm học 2024-2025

Sáng 18/1, tại Trường THCS và THPT Đông Du, Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk đã tổ chức khai mạc Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật dành cho học sinh trung học tỉnh Đắk Lắk, năm học 2024-2025. Các đại biểu tham dự lễ khai mạc. Tham gia Cuộc thi năm nay có 173 sản phẩm, dự án của 327 học sinh và 173 giáo viên hướng dẫn đến từ 15 Phòng Giáo dục và Đào tạo của các...

Quán triệt Nghị quyết của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi...

Ngày 13/1, tại Hà Nội, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu Trung ương (Ảnh: chinhphu.vn). Tham dự hội nghị tại điểm cầu Trung ương có các đồng chí: Tổng Bí thư Tô Lâm;...

Bế mạc Hội thi giáo viên làm Tổng phụ trách Đội giỏi tỉnh Đắk Lắk lần thứ III – năm 2024

Sau 5 ngày tranh tài sôi nổi, chiều 27/12, Hội thi Giáo viên làm Tổng phụ trách Đội giỏi tỉnh Đắk Lắk lần thứ III - năm 2024 đã chính thức bế mạc và tiến hành trao giải cho các thí sinh xuất sắc.   Tiết mục văn nghệ đặc sắc tại lễ bế mạc hội thi. Hội thi Giáo viên làm Tổng phụ trách Đội giỏi tỉnh Đắk Lắk lần thứ III - năm 2024 do Sở Giáo dục và Đào...

Cùng tác giả

Đắk Lắk kết nối di sản văn hóa cồng chiêng với hành trình di sản Tây Nguyên

Cục Di sản văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp Sở VHTT&DL  vừa ra mắt mô hình kết nối “di sản không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trong hành trình du lịch di sản tại TP.Buôn Ma Thuột. Sự kiện này mở ra cơ hội giúp người dân tộc thiểu số địa phương chủ động trong việc thực hành lưu giữ, phát huy di sản văn hóa cồng chiêng và phát triển...

Đắk Lắk công bố phương án tuyển sinh lớp 10 năm học 2025 – 2026

Nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong các trường phổ thông; thực hiện phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS, UBND tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành Kế hoạch số 30/KH-UBND về tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2025 – 2026.  Theo đó, việc tuyển sinh vào lớp 10 các trường THPT công lập được thực hiện bằng phương thức thi tuyển. Các trường phổ thông tư...

Phát động Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu “50 năm Chiến thắng Buôn Ma Thuột, giải phóng tỉnh Đắk Lắk”

Sáng 10/2, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Buôn Ma Thuột, giải phóng tỉnh Đắk Lắk và Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025 long trọng tổ chức Lễ Phát động Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu “50 năm Chiến thắng Buôn Ma Thuột, giải phóng tỉnh Đắk Lắk” (10/3/1975 - 10/3/2025). Tham dự buổi lễ có Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Tuấn Hà; Phó Trưởng...

Đề xuất điều chỉnh 6 chỉ tiêu kinh tế -xã hội để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng 8% năm 2025

Chiều 8/2, Sở Kế hoạch và Đầu tư tổ chức cuộc họp với Sở, ngành liên quan nhằm thống nhất số liệu, nội dung Đề án phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên. Đồng chí Phạm Ngọc Nghị - Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cuộc họp. Các đại biểu tham dự cuộc họp Tại cuộc họp, Sở KH&ĐT đã thông qua Dự thảo đề án phát triển kinh tế-...

Khai mạc các hoạt động văn học nghệ thuật chào mừng Ngày Thơ lần thứ 23

Sáng 09/02, tại Thư viện tỉnh, Hội Văn học Nghệ thuật Đắk Lắk phối hợp Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức chương trình Ngày Thơ lần thứ 23 với nhiều hoạt động sôi nổi, đặc sắc. Đến dự chương trình có đồng chí Huỳnh Thị Chiến Hòa – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị và đông đảo người yêu thơ. Đại biểu dự...

Cùng chuyên mục

Đề xuất điều chỉnh 6 chỉ tiêu kinh tế -xã hội để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng 8% năm 2025

Chiều 8/2, Sở Kế hoạch và Đầu tư tổ chức cuộc họp với Sở, ngành liên quan nhằm thống nhất số liệu, nội dung Đề án phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên. Đồng chí Phạm Ngọc Nghị - Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cuộc họp. Các đại biểu tham dự cuộc họp Tại cuộc họp, Sở KH&ĐT đã thông qua Dự thảo đề án phát triển kinh tế-...

Khai mạc các hoạt động văn học nghệ thuật chào mừng Ngày Thơ lần thứ 23

Sáng 09/02, tại Thư viện tỉnh, Hội Văn học Nghệ thuật Đắk Lắk phối hợp Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức chương trình Ngày Thơ lần thứ 23 với nhiều hoạt động sôi nổi, đặc sắc. Đến dự chương trình có đồng chí Huỳnh Thị Chiến Hòa – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị và đông đảo người yêu thơ. Đại biểu dự...

Đặc sắc Đêm Thơ Nguyên Tiêu và Chương trình nghệ thuật “Đắk Lắk – Bay lên cùng đất nước”

Tối 09/2, tại Thư viện tỉnh, chương trình Ngày thơ Việt Nam tại tỉnh Đắk Lắk tiếp tục diễn ra đặc sắc với Đêm Thơ Nguyên Tiêu và Chương trình nghệ thuật “Đắk Lắk – Bay lên cùng đất nước”. Dự chương trình có đồng chí Nguyễn Đình Trung - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; đồng chí Trương Công Thái - Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện các sở, ngành của tỉnh và đông...

Thành viên UBND tỉnh góp ý dự thảo Nghị quyết về mức hỗ trợ từ ngân sách tỉnh để xóa nhà tạm, nhà dột...

Chiều 07/2, UBND tỉnh tiếp tục Phiên họp thành viên UBND tỉnh nhằm cho ý kiến đối với các nội dung trình Kỳ họp HĐND tỉnh. Đồng chí Phạm Ngọc Nghị - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì Phiên họp. Tại Phiên họp, thành viên UBND tỉnh đã cho ý kiến thông qua, thống nhất trình HĐND tỉnh xây dựng Nghị quyết về mức hỗ trợ...

Năm 2025, Đắk Lắk được Chính phủ giao mục tiêu tăng trưởng 8%

Tại Nghị quyết số 25/NQ-CP ngày 05/02/2025 về mục tiêu tăng trưởng các ngành, lĩnh vực và địa phương bảo đảm mục tiêu tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt 8% trở lên, tỉnh Đắk Lắk được giao mục tiêu tăng trưởng 8%. Mục tiêu tăng trưởng năm 2025 của các tỉnh trong khu vực Tây Nguyên do Chính phủ giao. Trong khu vực Tây Nguyên, tỉnh Đắk Lắk được giao mục tiêu tăng trưởng 8% bằng với các tỉnh...

Đề xuất phương án giảm 06 cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND tỉnh

Sáng 07/02, UBND tỉnh tổ chức Phiên họp thông qua thành viên UBND tỉnh nội dung trình Kỳ họp HĐND tỉnh và nội dung thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh. Đồng chí Phạm Ngọc Nghị - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng chủ trì cuộc họp. Phiên họp thông qua thành viên UBND tỉnh nội dung trình Kỳ họp HĐND tỉnh. Tại phiên họp lần này, thành viên...

Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết hoạt động của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số và Đề án 06 năm...

Chiều 06/02, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết hoạt động của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số và Đề án 06 năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025. Cùng chủ trì Hội nghị có Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình; Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn...

Hợp tác giữa tỉnh Đắk Lắk và Thành phố Hồ Chí Minh: Định hướng nhiều lĩnh vực mới trong năm 2025

Năm 2025, chương trình hợp tác giữa tỉnh Đắk Lắk và Thành phố Hồ Chí Minh đã thống nhất ký kết mở rộng hợp tác trên nhiều lĩnh vực mới, thúc đẩy sự tham gia đồng hành của doanh nghiệp, hướng tới mục tiêu tiếp tục phát huy tiềm năng và lợi thế của mỗi bên. Hợp tác cùng nhau phát triển Bản Thỏa thuận hợp tác phát triển kinh tế - xã hội giữa TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh vùng Tây...

Hoa hậu H’Hen Niê và hoa hậu Đinh Thị Hoa làm Đại sứ truyền thông Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ...

Chiều 5/2,  Tiểu ban truyền thông Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025 tổ chức gặp mặt đầu Xuân Ất Tỵ các đại sứ truyền thông Lễ hội là Hoa hậu Hoàn Vũ Việt Nam 2017, Top 5 Hoa hậu Hoàn Vũ thế giới 2018 H’Hen Niê và Hoa hậu Đại sứ Du lịch Việt Nam 2024 Đinh Thị Hoa. Tham dự buổi gặp mặt có lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du...

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Huỳnh Thị Chiến thăm, tặng quà một số doanh nghiệp tiêu biểu trên...

Ngày 05/02, nhân dịp đầu năm mới Ất Tỵ - 2025, Đoàn công tác của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh do đồng chí Huỳnh Thị Chiến Hòa - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã đến thăm, tặng quà một số doanh nghiệp tiêu biểu trên địa bàn tỉnh. Cùng tham gia đoàn công tác có lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy, Văn phòng Đoàn ĐBQH và...

Tin nổi bật

Tin mới nhất