Powered by Techcity

Dòng chảy sử thi trên Núi Hoa

07:39, 04/09/2023

Cư M’gar nghĩa là Núi Hoa và cộng đồng người Êđê ở đây gọi cái tên ấy bằng tất cả niềm kiêu hãnh, tin yêu của mình.

Tôi đã đi qua nhiều vùng đất kỳ thú ở Tây Nguyên, nhưng chưa nơi nào để lại cảm giác miên man và mơ tưởng như ở đây. Cư M’gar là vùng đất của ngọn núi lửa đã tắt hàng triệu năm – và cũng nhờ biến động địa chất ấy mà nó trở thành vùng đất trù phú, tươi tốt vào loại bậc nhất trên cao nguyên Đắk Lắk. Nơi này từng được mô tả “chỉ cần cắm xuống một nhành cây là có được một cánh rừng”!

Quả đúng như thế, ví như tên gọi Cư Dliê M’nông (một đơn vị hành chính cấp xã bây giờ của huyện Cư M’gar) được người dân bản xứ cắt nghĩa là “rừng nối rừng trùng điệp” – vì thế trong không gian ấy, “phổ văn hóa rừng” đã hình thành và chi phối sâu sắc, thấm đẫm trong đời sống của cộng đồng người Êđê tại chỗ. Tôi đã từng đến đây nhiều lần, cùng với anh Y Toàn Ayun – cán bộ văn hóa xã Ea Tul, A Mang – Phó Trưởng Phòng VH-TT huyện và nghệ nhân Y Kút Niê lang thang khắp các buôn xa, làng gần và nhận ra đời sống tinh thần của người Êđê bản xứ vẫn còn bàng bạc phổ văn hóa trên, vẫn còn hiện hữu trong từng nếp nhà. Họ nói rằng, đến nay đời sống của người dân đã thay đổi rất nhiều, nhất là về mặt cấu trúc kinh tế, xã hội nói chung đang dần phát triển theo hướng văn minh, hiện đại hơn khiến tính đơn lẻ của cộng đồng bị phá vỡ, các tập quán truyền thống cũng ít nhiều mai một, thay vào đó là các giá trị mới được hình thành như một xu thế tất yếu. Nhưng có một điều may mắn là các giá trị mới ấy chưa làm suy yếu đi phần căn bản nhất đã thấm vào máu thịt của mỗi thành viên trong các cộng đồng người Êđê bản xứ. Đời sống sinh hoạt văn hóa của họ trong bối cảnh mới vẫn được duy trì khá thường xuyên như một nhu cầu tự thân không thể thiếu trong mỗi buôn làng. Từ thực hành nghi lễ, phong tục, tín ngưỡng, tâm linh đến hoạt động diễn xướng dân ca, dân vũ, nhạc cụ tre nứa, cồng chiêng… và đặc biệt là hát kể khan (sử thi) luôn diễn ra dưới nhiều hình thức – hoặc là vào dịp mùa vụ nông nghiệp/vòng đời, hoặc là chính quyền địa phương cùng người dân tổ chức định kỳ.





Trình diễn hát kể sử thi tại xã Ea Tul.

Với nghệ thuật hát kể khan, vùng đất Núi Hoa là một trong những nơi còn lưu giữ, bảo tồn vốn di sản văn hóa độc đáo và tiêu biểu này nhiều nhất. Nghệ nhân Y Kút Niê chia sẻ với tôi một điều chắc chắn rằng, không có nơi nào có nhiều khan bằng vùng đất Núi Hoa. Ông dẫn giải, cứ thử hình dung xem, ngày xưa, khi con người sống gắn bó mật thiết với đại ngàn, lúc ấy không gian giao lưu, đi lại còn rất khó khăn, vì thế giữa núi rừng thâm u và trùng điệp, người ta thường tụ họp với nhau trong một ngôi nhà dài nào đó trong buôn làng. Và bên bếp lửa hồng cùng men say rượu cần dẫn dụ để mọi người – từ già đến trẻ, đàn ông lẫn đàn bà cùng nhau trò chuyện, mơ tưởng về một thế giới đầy màu sắc thần thoại và kỳ vĩ nhằm thỏa mãn đời sống tinh thần và khát vọng của mình. Từ đó, những đêm dài nối nhau, những câu chuyện rời rạc được ghép lại và các sử thi ra đời như thế… Trong câu chuyện với Y Kút, tôi chợt nhớ từ những năm 20 của thế kỷ trước, viên công sứ người Pháp Sabatiêr đã đến đây, và thay vì trông coi công việc hành chánh, ông đã ngẩn ngơ trước vẻ đẹp kỳ ảo của con người, cảnh trí ở đây, để rồi sau đó ông bỏ rất nhiều thời gian, công sức ngồi nghe mọi người kể những câu chuyện tưởng chừng như rời rạc và miên man kia nhằm tìm hiểu, ghi chép lại thành sử thi mang tên Đam San ngay trên vùng đất này. 




 

Hát kể sử thi ở Cư M’gar nói chung được nhiều thành viên trong các buôn làng gìn giữ và thực hành. Vì thế trong những ngày đầu tháng 8 vừa qua, ngành văn hóa Đắk Lắk đã chọn xã Ea Tul để tổ chức ghi âm, ghi hình diễn xướng di sản này nhằm gìn giữ, bảo tồn và truyền dạy cho lớp trẻ hiện nay”.


Anh Y Mang, Phó Trưởng Phòng VH-TT huyện Cư M’gar

Theo thống kê của ngành văn hóa huyện Cư M’gar, đến nay có ít nhất 7 pho sử thi được phát hiện, ghi âm và phổ biến trong cộng đồng người Êđê ở Đắk Lắk. Trong đó có 3 sử thi (tiêu biểu nhất là sử thi Đam San) được biên dịch và xuất bản vào cuối năm 2010 trong khuôn khổ dự án “Điều tra, sưu tầm, bảo quản, biên dịch và xuất bản kho tàng sử thi Tây Nguyên” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và thực hiện từ năm 2007 – 2010. Anh A Mang cũng như hầu hết những người nghiên cứu văn hóa ở đây đều thừa nhận trong số 75 sử thi của cộng đồng các dân tộc thiểu số Tây Nguyên được biên dịch, xuất bản theo dự án trên thì sử thi Đam San được có sức lan tỏa hơn cả. Trong cộng đồng người Êđê ở Đắk Lắk nói chung và Cư M’gar nói riêng có nhiều thế hệ biết hát kể sử thi này – và họ xem đó là biểu tượng văn hóa đáng tự hào trong kho tàng văn hóa dân gian của dân tộc mình. Tại nhiều buôn làng ở huyện Cư M’gar, có rất nhiều người thuộc nhiều thế hệ hát kể sử thi Đam San như thực hành văn hóa để bảo ban, răn dạy con cháu sống và hướng đến những giá trị cao đẹp thông qua hình tượng chàng dũng sĩ Đam San – đó là tinh thần hào hiệp, phóng khoáng và nghĩa khí; không lùi bước trước mọi thế lực đen tối để đấu tranh, giành lấy sự bình yên, hạnh phúc cho cộng đồng.

Điểm qua có các nghệ nhân hát kể khan nức tiếng ở xã Ea Tul như cụ Y Yêm H’wing, Y Bloh H’wing, Y Wang H’wing, bà H’Bung Mlô… kế cận là anh Y Kút Niê, Y Dhin Niê (buôn T’ria), Y Rang Kla (buôn Sah) và chị H’Ru Hwing (buôn Phơng) để thấy rằng, địa phương này được xem là “chiếc nôi” sản sinh và lưu giữ vốn văn hóa dân gian của tộc người Êđê tại chỗ, trong đó tiêu biểu nhất là hát kể khan. Đã nhiều lần tôi nghe họ hát kể khan và tôi nghĩ loại hình văn hóa – văn nghệ dân gian này đối với cộng đồng người Êđê trên vùng đất Núi Hoa ấy là một cách đồng hiện giữa quá khứ với hiện tại không đứt gãy để tiếp tục khơi nguồn cho vốn văn hóa sâu dày của họ chảy mãi…  

Đình Đối

 



Nguồn

Cùng chủ đề

Bế mạc Hội thi giáo viên làm Tổng phụ trách Đội giỏi tỉnh Đắk Lắk lần thứ III – năm 2024

Sau 5 ngày tranh tài sôi nổi, chiều 27/12, Hội thi Giáo viên làm Tổng phụ trách Đội giỏi tỉnh Đắk Lắk lần thứ III - năm 2024 đã chính thức bế mạc và tiến hành trao giải cho các thí sinh xuất sắc.   Tiết mục văn nghệ đặc sắc tại lễ bế mạc hội thi. Hội thi Giáo viên làm Tổng phụ trách Đội giỏi tỉnh Đắk Lắk lần thứ III - năm 2024 do Sở Giáo dục và Đào...

Khai mạc Hội thi giáo viên làm Tổng phụ trách Đội giỏi năm 2024

Ngày 23/12, tại Trường Cao đẳng Sư phạm Đắk Lắk, Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk phối hợp với Tỉnh Đoàn tổ chức khai mạc Hội thi Giáo viên làm Tổng phụ trách Đội giỏi tỉnh Đắk Lắk lần thứ III - năm 2024. Các đại biểu tham dự khai mạc hội thi. Hội thi được tổ chức trong 5 ngày (từ ngày 23-27/12) với sự tham gia của 101 thí sinh là giáo viên làm Tổng phụ trách...

Tổng kết công tác tổ chức, tham gia Hội khỏe Phù Đổng năm 2024

Chiều 23/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk tổ chức Hội nghị tổng kết công tác tổ chức, tham gia Hội khỏe Phù Đổng năm 2024. Tham dự hội nghị có Phó Trưởng đoàn phụ trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Lê Thị Thanh Xuân cùng đại diện lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị hữu quan. Các đại biểu tham dự hội nghị. Hội khỏe Phù Đổng là ngày hội...

Khai mạc Ngày hội STEM cấp THPT tỉnh Đắk Lắk lần thứ II – năm 2024

Sáng 21/12, tại Trường THCS, THPT Đông Du (TP. Buôn Ma Thuột), Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk tổ chức khai mạc Ngày hội STEM cấp THPT tỉnh Đắk Lắk lần thứ II – năm 2024. Các đại biểu tham dự khai mạc Ngày hội. Phát biểu khai mạc Ngày hội, Phó Trưởng đoàn phụ trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Lê Thị Thanh Xuân cho biết, giáo dục STEM...

Bàn giao bếp ăn bán trú cho Trường Mầm non Họa My, huyện Ea Kar

Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam vừa phối hợp với Hội Chữ thập đỏ tỉnh Đắk Lắk tổ chức khánh thành và bàn giao công trình bếp ăn bán trú cho Trường Mầm non Họa My, xã Ea Đar, huyện Ea Kar. Đại biểu cắt băng khánh thành công trình. Tham dự lễ khánh thành có Chủ tịch Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam Bùi Thị Hòa; Phó Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ tỉnh Lê Khôi...

Cùng tác giả

Tâm tư của giáo viên vùng sâu

TP – Mỗi dịp Tết đến xuân về, câu chuyện thưởng Tết luôn là nỗi băn khoăn của nhiều giáo viên. Có giáo viên chỉ được thưởng vài trăm nghìn đồng cho một năm miệt mài cống hiến. Thầy Nguyễn Hữu Hiệp, THCS Cư Pui (huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk) cho biết, đã công tác tại xã vùng sâu nhiều năm. Câu chuyện thưởng Tết luôn là nỗi trăn trở, song thầy khá ngại khi nói đến...

Giá tiêu hôm nay 10/1/2025, trong nước đồng loạt giảm

Giá tiêu trong nước hôm nay Giá tiêu hôm nay được cập nhật lúc 4h30 sáng ngày 10/1/2025 như sau, giá tiêu trong nước sau nhiều phiên tăng đã đồng loạt quay đầu giảm sâu, mức giảm từ 1.000 – 4.000 đồng/kg. Hiện thị trường tiêu ở tất cả địa phương trọng điểm trong nước đã xuống dưới mốc 150.000 đồng/kg, giá mua trung bình ở các địa phương là 148.000 đồng/kg. Cụ thể, giá tiêu hôm nay ở tỉnh Gia...

Giá heo hơi hôm nay 10/1/2025: Miền Bắc tăng giá

Khu vực miền Bắc Giá heo hơi hôm nay (10/1/2025) tại khu vực miền Bắc tiếp tục ghi nhận đà tăng giá nhẹ ở tỉnh Thái Nguyên và Thái Bình cùng tăng 1.000 đồng và đạt 69.000 đồng/kg. Hiện tại, giá heo hơi tại khu vực nay đang thu mua dao động trong khoảng 68.000 – 69.000 đồng/kg. Giá heo hơi hôm nay 10/1/2025: Miền Bắc duy trì đà tăng (ảnh: Phúc Lộc) Trong đó, Hà Nội, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Tuyên...

Giá cà phê trong nước hôm nay 10/1/2025 giảm “cực sốc”

Giá cà phê hôm nay 10/1/2025 trên thị trường thế giới, lúc 4 giờ 30 phút cập nhật trên sàn giao dịch Sở Giao dịch hàng hoá Việt Nam MXV (giá cà phê thế giới được MXV cập nhật liên tục, khớp với các sàn giao dịch trên thế giới, là kênh duy nhất ở Việt Nam cập nhật liên tục liên kết với các sàn giao dịch trên thế giới). Người dân Lâm Đồng thu hoạch cà phê. Ảnh:...

Hoa đào xứ Bắc trên cao nguyên Đắk Lắk hối hả vào tết

TPO – Những ngày cận Tết Nguyên đán, đào Nhật Tân lại khoe sắc trên vùng đất Đắk Lắk. Ở tỉnh này, hàng nghìn chậu hoa đào Nhật Tân độc lạ, nở rực rỡ được trồng trên địa bàn thị xã Buôn Hồ. Qua đó đã giúp nhiều hộ dân khấm khá, tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương. TPO – Những ngày cận Tết Nguyên đán, đào Nhật Tân lại khoe sắc trên vùng...

Cùng chuyên mục

Ghi nhận trường hợp tử vong nghi do bệnh Dại tại huyện Krông Ana

Ngày 6/1, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Đắk Lắk cho biết, trên địa bàn tỉnh vừa ghi nhận một trường hợp tử vong nghi do bệnh dại tại huyện Krông Ana. Đây là trường hợp tử vong nghi do dại đầu tiên trong năm 2025 trên địa bàn tỉnh. Tiêm phòng Dại cho chó là biện pháp hữu hiệu để phòng ngừa bệnh Dại. Bệnh nhân là Y.N.H (Nam, sinh năm 2014, trú tại xã Băng A Drênh,...

Lãnh đạo UBND tỉnh Đắk Lắk đối thoại với cán bộ, hội viên, phụ nữ

Sáng 03/01, UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội nghị đối thoại giữa lãnh đạo UBND tỉnh với cán bộ, hội viên, phụ nữ trên địa bàn tỉnh năm 2024 với chủ đề “Thúc đẩy bình đẳng giới và phát huy vai trò của cán bộ, hội viên, phụ nữ trong phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk”. Tham dự hội nghị có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh...

Tổng kết công tác ngành Nội chính Đảng và hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực cấp...

Chiều 31/12, tại Hà Nội, Ban Nội chính Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác ngành Nội chính Đảng và hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực (PCTNLPTC) cấp tỉnh năm 2024, triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Dự và chủ trì hội nghị có Tổng Bí thư Tô Lâm – Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNLPTC. Cùng chủ trì hội nghị...

Quán triệt, tập huấn quy định pháp luật lĩnh vực tài nguyên nước và biến đổi khí hậu

Ngày 30/12, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội nghị quán triệt, tập huấn quy định pháp luật lĩnh vực tài nguyên nước và biến đổi khí hậu. Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hoàng Văn San chủ trì hội nghị. Luật Tài nguyên nước được Quốc hội thông qua vào ngày 27/11/2023 và chính thức có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2024, đánh dấu bước tiến rất lớn về...

Bế mạc Hội thi giáo viên làm Tổng phụ trách Đội giỏi tỉnh Đắk Lắk lần thứ III – năm 2024

Sau 5 ngày tranh tài sôi nổi, chiều 27/12, Hội thi Giáo viên làm Tổng phụ trách Đội giỏi tỉnh Đắk Lắk lần thứ III - năm 2024 đã chính thức bế mạc và tiến hành trao giải cho các thí sinh xuất sắc.   Tiết mục văn nghệ đặc sắc tại lễ bế mạc hội thi. Hội thi Giáo viên làm Tổng phụ trách Đội giỏi tỉnh Đắk Lắk lần thứ III - năm 2024 do Sở Giáo dục và Đào...

Ngành Thanh tra triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2025

Ngày 28/12, tại Hà Nội, Thanh tra Chính phủ tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc nhằm tổng kết công tác thanh tra năm 2024 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025. Dự hội nghị có Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình; Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong cùng đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành, đơn vị, địa phương. Tham dự hội nghị tại điểm cầu Đắk Lắk có Chánh...

Hơn 2,5 tỷ đồng trợ giúp người khuyết tật, trẻ mồ côi và đối tượng yếu thế

Sáng 27/12, Hội Bảo trợ Người khuyết tật và Bảo vệ quyền trẻ em tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Hội năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Tỉnh Đắk Lắk hiện có gần 80.000 người khuyết tật, trong đó người khuyết tật đang hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng tại cộng đồng 22.716 người (6.792 người khuyết tật đặc biệt nặng, 15.924 người khuyết tật nặng); có 13.723 trẻ em đang...

Bảo tồn, phát huy giá trị di tích lịch sử Đồn điền Rossi gắn với phát triển du lịch

Ngày 25/12, UBND thị xã Buôn Hồ tổ chức Hội thảo giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị di tích lịch sử Đồn điền Rossi gắn với định hướng phát triển du lịch thị xã Buôn Hồ đến năm 2030. Quang cảnh hội thảo. Đồn điền Rossi (đường Trần Hưng Đạo, phường Đạt Hiếu, thị xã Buôn Hồ) do người Pháp thành lập vào năm 1926, gồm có các hạng mục: Nhà ở và nhà làm việc của chủ đồn...

Triển khai công tác y tế năm 2025

Ngày 24/12, tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác y tế năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Tham dự hội nghị có Phó Thủ tướng Chỉnh phủ Lê Thành Long; Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cùng đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành hữu quan. Tham dự hội nghị tại điểm cầu Đắk Lắk có Phó Chủ tịch UBND tỉnh H’Yim Kđoh, lãnh...

Tin nổi bật

Tin mới nhất