Powered by Techcity

Dấu tích văn hóa Champa ở Tây Nguyên qua ảnh tư liệu

07:47, 13/08/2023

Vùng đất Tây Nguyên xưa cũng là địa vực cư trú, lãnh thổ của người Champa. Theo các nhà sử học, dân tộc học, người Champa vùng Vijaya (thuộc Bình Định ngày nay) di cư lên miền núi thành người Chăm Hroi.

Họ có quan hệ huyết thống và giao lưu, tiếp biến văn hóa với dân tộc Bhanar ở Nam Trường Sơn. Một bộ phận lớn hơn di chuyển lên vùng Tây Nguyên và định cư tại đây trong thời gian khá lâu dài, từ trước thế kỷ 10 đến thế kỷ 14.

Bằng chứng là ngày nay, họ còn để lại nhiều di tích, di chỉ, di vật… thuộc nền văn hóa Champa xưa. Các di tích, di vật đã được các nhà nghiên cứu, thám hiểm ghi lại qua một số bức ảnh tư liệu quý báu.





Tháp Yang Mun chụp năm 1948, hiện trạng vẫn còn nguyên vẹn. Ảnh tư liệu

Đền tháp được người Chăm không chỉ xây dựng ở miền Trung mà còn thấy hiện diện ở cả Tây Nguyên. Các ngôi tháp cổ như Yang Mun, Bang Kleng, Drang Lai, Yang Prông, hay các phế tích tháp rải rác trong rừng Ea Rốk, Cư Kbang (huyện Ea Súp)… đều được xây dựng trong thời gian người Champa lập cứ địa và sinh sống ở đây.

Các nhà nghiên cứu cho rằng những ngọn tháp Chăm ở Tây Nguyên thuộc phong cách “Champa muộn”, hiện diện trên vùng đất Krông Pa, Ayun Pa, Ea H’leo, cạnh sông Krông Năng, sông Ba, sông Ea H’leo…

Trong các di tích, di vật, đáng kể nhất là tháp Yang Prông, còn gọi là “tháp Chàm Rừng Xanh” ở huyện Ea Súp còn khá nguyên vẹn và bi ký Tư Lương ở tỉnh Gia Lai là bi ký duy nhất còn lại ở Tây Nguyên.

Có các bức ảnh tư liệu chụp tháp Chàm vào nhiều thời điểm khác nhau, trong đó đáng chú ý là bức ảnh chụp tháp Yang Mun (tỉnh Gia Lai) vào năm 1948. Qua ảnh cho thấy ngôi tháp còn khá nguyên vẹn, đường nét kiến trúc khá tương đồng với tháp Yang Prông (Đắk Lắk), nhất là phần mái và cửa ra vào.

Do thời gian, chiến tranh tàn phá và không được bảo quản, trùng tu nên hiện tháp đã bị sụp đổ, chỉ còn lại phế tích. Các nhà nghiên cứu còn chụp một số bức ảnh về phù điêu bằng sa thạch, tiêu biểu là phù điêu thần Shiva. Những bức ảnh này được lưu lại ở Thư viện của Viện Viễn đông Bác Cổ (EFEO) và in ấn trên một số công trình khảo cứu về văn hóa Champa.





Tháp Yang Mun sau khi sụp đổ trở thành phế tích. Ảnh tư liệu

Trong số những bức ảnh tư liệu liên quan đến di tích, di vật, phế tích Champa ở Tây Nguyên, đáng chú là các bức ảnh chụp tượng voi đá. Người Champa ở Tây Nguyên trong một thời gian khá lâu dài, xứ sở của loài voi, nhưng trong nghệ thuật điêu khắc đá của họ, mảng đề tài về linh vật này hơi hiếm thấy.

Trong khi đó, tại các khu di tích ở miền Trung như kinh đô Trà Kiệu (Sinhapura), thành Đồ Bàn (Vijaya), thì tượng voi đá khá phổ biến. Những chú voi đá ở Trà Kiệu được trưng bày nhiều tại các bảo tàng trong và ngoài nước. Phải chăng các nhà khảo cổ chưa phát hiện ra những bí ẩn còn lưu lại trong lòng đất xung quanh các di tích, phế tích tháp Chàm ở Tây Nguyên?

Bức màn bí ẩn đó được hé mở một phần khi hình ảnh voi đá, linh vật của người Chăm được tìm thấy tại Plei Pa, Phú Bổn (nay là làng Plei Pa, xã Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) khoảng năm 1948 – 1963. Jacques Dournes, nhà nhân học người Pháp đã chụp bức tượng voi đá quý hiếm này. Tác giả bức ảnh cũng nêu rõ kích thước của nó là: cao 50 cm, dài 50 cm, rộng 20 cm.

Ông còn có ghi chú cẩn thận: “Có thể đây là tác phẩm của nền văn hóa Champa?”. Trong thời gian làm việc tại Cheo Reo, Phú Bổn (nay là thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai), Jacques Dournes đã thuê người xây cất một ngôi nhà sàn bằng gỗ khá đẹp và sống ở đây trên 10 năm để điền dã và hòa mình với cuộc sống thực tế của dân làng.

Jacques Dournes đã chụp nhiều bức ảnh sống động, chân thực về dân tộc J’rai. Những bức ảnh quý giá này đã được in trong công trình sách ảnh có tựa đề “Pays Jörai” (Xứ J’rai), trong đó có bức ảnh tượng voi đá của người Chăm vừa nêu.





Bức ảnh tượng voi đá của người Chàm và tượng người cưỡi voi bằng gỗ của dân tộc J’rai. Ảnh tư liệu

Một điều đặc biệt thú vị nữa là, trong một lần ghé thăm, Georges Condominas – nhà dân tộc học nổi tiếng người Pháp với những công trình nghiên cứu về người M’nông Gar ở Đắk Lắk – đã chụp bức ảnh tư liệu đặc sắc tại chính ngôi nhà của Jacques Dournes.

Nhìn ảnh có thể thấy rõ, phía trên nhà sàn là tượng người cưỡi voi làm bằng gỗ của dân tộc J’rai, phía dưới là tượng voi đá của người Chăm. Tượng người cưỡi voi là tượng nhà mồ và một số bức tượng khác được Jacques Dournes sưu tầm để trưng bày tại ngôi nhà sàn của mình.

Bên cạnh bức ảnh tượng voi đá của người Chăm phát hiện tại Ayun Pa còn có bức tượng voi đá mang phong cách Champa được thu nhặt tại Kon Tum vào năm 1932. Bức ảnh này được lưu tại Thư viện ảnh ASEMI.





Tượng thần Shiva phát hiện ở tháp Yang Mun, hiện vật đang được trưng bày tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng. Ảnh tư liệu

Một số tác phẩm điêu khắc Chăm vùng Tây Nguyên đã được công nhận là bảo vật quốc gia, lưu giữ và trưng bày tại Bảo tàng Gia Lai, Bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng. Những di tích, di vật, phế tích Champa ở rừng xanh đại ngàn đã được các nhà nghiên cứu ghi lại qua các đợt khảo sát, khai quật là những tư liệu quý báu, làm sáng tỏ thêm sự phong phú, đặc sắc của kho tàng văn hóa Champa.

Tấn Vịnh



Nguồn

Cùng chủ đề

Khai thác tiềm năng du lịch MICE

Với vị trí trung tâm vùng Tây Nguyên, loại hình du lịch kết hợp với hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức sự kiện (du lịch MICE) được ngành du lịch Đắk Lắk xác định là lợi thế để phát triển, góp phần đa dạng hóa các loại hình du lịch của tỉnh. Đắk Lắk có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch MICE. Theo Sở văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL), tính đến...

Những hướng đi triển vọng của du lịch Đắk Lắk

Nói đến Tây Nguyên, người ta nghĩ đến hai từ văn hóa, gắn liền với lịch sử âm thầm trải dài trên vùng cao nguyên bền bỉ này. Nhưng để hiểu thấu và nếm trải văn hóa ấy, cộng đồng cần nhiều “chất xúc tác”, đơn giản nhất là khơi gợi du lịch. Vậy nên, việc xây dựng chiến lược du lịch Tây Nguyên bền vững chính là cơ hội để cộng đồng xã hội tiếp cận những câu chuyện...

Hành trình 120 năm trở thành thủ phủ Tây nguyên của Đắk Lắk

Năm 2024 là thời điểm tròn 120 năm thành lập tỉnh Đắk Lắk, dấu mốc quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của tỉnh trung tâm vùng Tây nguyên. Đắk Lắk đang hướng tới mục tiêu phát triển theo mô hình tăng trưởng xanh, tuần hoàn; vươn lên nhóm 25 tỉnh, thành phát triển thịnh vượng nhất của cả nước. Ngược dòng lịch sử Theo nhiều tài liệu khảo cổ học, con người xuất hiện trên vùng Tây nguyên...

Thông điệp từ lễ hội truyền thống ở Tây Nguyên

08:54, 26/11/2023 Sống và gắn bó với thiên nhiên (là rừng núi, sông suối, thác nguồn) nên cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên luôn tri ân và nhắc nhở nhau về việc bảo vệ, gìn giữ nguồn sống truyền đời ấy.  Họ không những hành xử với nguồn sống của mình hằng ngày hết sức chuẩn mực, mà ngay trong một số nghi lễ, lễ hội truyền thống được tổ chức, thông điệp đó cũng được mặc...

Tây Nguyên – vọng âm phố núi

09:02, 29/10/2023 Vọng âm phố núi đã giúp nhiều nhạc sĩ, ca sĩ thành danh và để lại những ca khúc bất hủ, tạo nên một Tây Nguyên âm nhạc đa thanh huyền ảo và cũng đầy cuốn hút. Như Đà Lạt có quá nhiều bài hát hay về vùng đất của ngọn Langbian. “Ai lên xứ hoa đào” nổi tiếng của nhạc sĩ Hoàng Nguyên êm dịu và đắm đuối, quyến rũ đến nao lòng như mời khách viễn du...

Cùng tác giả

(Infographic) Cơ cấu tổ chức UBND tỉnh Đắk Lắk nhiệm kỳ 2021 – 2026 sau khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Tại Kỳ họp Chuyên đề lần thứ 17, HĐND tỉnh Đắk Lắk đã thông qua các Nghị quyết về thành lập, hợp nhất và giải thể cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh. Theo đó, thành lập 6 sở gồm: Sở Nội vụ, Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Môi trường, Sở Xây dựng, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Dân tộc và Tôn giáo, đồng thời giải thể Sở Ngoại vụ. Sau sắp xếp, tỉnh Đắk...

(Ảnh) Những chiến sĩ mới ở Tiểu đoàn 303

Từ sau khoảnh khắc bước qua cầu vinh quanh, các chiến sĩ mới của Tiểu đoàn 303 bước vào cuộc sống trong quân ngũ. Tiểu đoàn 303 hay còn gọi là Tiểu đoàn Nơ Trang Lơng nằm trong đội hình chiến đấu của Trung đoàn bộ binh 584, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Đắk Lắk được thành lập ngày 03/9/1978. Đơn vị hai lần được Chủ tịch nước tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân...

Ngành Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk sơ kết học kỳ I năm học 2024-2025

Ngày 21/2, Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk tổ chức Hội nghị sơ kết học kỳ I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm học kỳ II, năm học 2024-2025. Tham dự hội nghị có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thiên Văn; Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Lê Thị Thanh Xuân cùng đại diện lãnh đạo các đơn vị hữu quan.   Các đại biểu tham dự hội nghị. Năm học 2024-2025, toàn tỉnh có 1.012...

Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025 sẽ đổi mới nhiều hoạt động ấn tượng, phong phú và ý...

Sáng 21/2, tại thành phố Hồ Chí Minh, Ban tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025 đã tổ chức họp báo để thông tin về lễ hội. Các đại biểu tham dự họp báo Tham dự buổi họp báo có Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Tuấn Hà, Trưởng Ban tổ chức lễ hội; đại diện lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh Đắk Lắk; đại diện nhà tài trợ, đại sứ truyền...

Quảng bá sản phẩm cà phê và OCOP tỉnh Đắk Lắk tại họp báo Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9...

Sáng 21/2, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ban tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025 đã tổ chức họp báo để thông tin về lễ hội. Trong khuôn khổ sự kiện họp báo, Ban tổ chức đã tổ chức gian hàng giới thiệu 80 sản phẩm OCOP tỉnh Đắk Lắk như: Cà phê, ca cao, mắc ca, mật ong ...tạo điều kiện cho doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm đến du khách...

Cùng chuyên mục

Chuẩn bị các điều kiện tốt nhất phục vụ du khách tham gia Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm...

Nhằm phục vụ nhân dân và du khách trong dịp Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025 sẽ diễn ra từ ngày 9 - 13/3/2025, các đơn vị kinh doanh dịch vụ lữ hành trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã xây dựng 34 chương trình tour du lịch. Theo đó, hiện các chương trình tour du lịch đã được Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 50 Chiến thắng Buôn Ma Thuột, giải...

Huyện Buôn Đôn tổ chức Lễ giao nhận quân năm 2025

Ngày 13/2, huyện Buôn Đôn đã long trọng tổ chức Lễ giao nhận quân năm 2025, tiễn những người con ưu tú của huyện lên đường nhập ngũ. Năm nay, huyện Buôn Đôn có 138 công dân nhập ngũ, đạt 100% chỉ tiêu trên giao, trong đó có 112 công dân thực hiện nghĩa vụ Quân sự và 26 công dân thực hiện nghĩa vụ Công an. Chất lượng tân binh được nâng cao, đảm bảo tiêu chuẩn về sức...

Thanh niên TP. Buôn Ma Thuột hăng hái lên đường nhập ngũ

Sáng 13/2, tại Quảng trường 10/3, Hội đồng Nghĩa vụ quân sự TP. Buôn Ma Thuột long trọng tổ chức Lễ giao  nhận quân năm 2025. Tham dự buổi lễ có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Huỳnh Thị Chiến Hòa; đại diện lãnh đạo các sở, ngành hữu quan, TP. Buôn Ma Thuột cùng đông đảo thân nhân các tân binh. Quang cảnh buổi lễ. Năm 2025, TP. Buôn Ma Thuột có 359 thanh niên ưu tú...

Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị dự Lễ giao nhận quân tại thị xã Buôn Hồ

Hòa chung không khí nô nức của Ngày hội tòng quân toàn tỉnh Đắk Lắk, ngày 13/2, Hội đồng Nghĩa vụ Quân sự thị xã Buôn Hồ tổ chức Lễ giao nhận quân, tiễn thanh niên ưu tú lên đường thực hiện nghĩa vụ công dân với Tổ quốc. Quang cảnh Lễ giao nhận quân. Tham dự lễ giao nhận quân có đồng chí Phạm Ngọc Nghị - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng Nghĩa...

Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025: Tôn vinh người trồng cà phê thông qua nhiều hoạt động ý...

Từ ngày 9 - 13/3, tại thành phố Buôn Ma Thuột và một số địa phương của tỉnh Đắk Lắk sẽ diễn ra các hoạt động đặc sắc của Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025. Chương trình văn hóa nghệ thuật đặc sắc tại Lễ khai mạc Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023. Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025 với chủ đề “Buôn...

Đắk Lắk công bố môn thi thứ 3 trong Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10, năm học 2025 – 2026

Ngày 12/2, Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk công bố môn thi thứ 3 trong Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10, năm học 2025 - 2026. Theo đó, môn thi thứ ba Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông năm học 2025-2026 trên địa bàn tỉnh là môn Ngoại ngữ (Tiếng Anh, Tiếng Pháp). Thời gian làm bài thi 60 phút với hình thức thi là trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn. Thí...

Đắk Lắk kết nối di sản văn hóa cồng chiêng với hành trình di sản Tây Nguyên

Cục Di sản văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp Sở VHTT&DL  vừa ra mắt mô hình kết nối “di sản không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trong hành trình du lịch di sản tại TP.Buôn Ma Thuột. Sự kiện này mở ra cơ hội giúp người dân tộc thiểu số địa phương chủ động trong việc thực hành lưu giữ, phát huy di sản văn hóa cồng chiêng và phát triển...

Đắk Lắk công bố phương án tuyển sinh lớp 10 năm học 2025 – 2026

Nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong các trường phổ thông; thực hiện phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS, UBND tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành Kế hoạch số 30/KH-UBND về tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2025 – 2026.  Theo đó, việc tuyển sinh vào lớp 10 các trường THPT công lập được thực hiện bằng phương thức thi tuyển. Các trường phổ thông tư...

Phát động Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu “50 năm Chiến thắng Buôn Ma Thuột, giải phóng tỉnh Đắk Lắk”

Sáng 10/2, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Buôn Ma Thuột, giải phóng tỉnh Đắk Lắk và Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025 long trọng tổ chức Lễ Phát động Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu “50 năm Chiến thắng Buôn Ma Thuột, giải phóng tỉnh Đắk Lắk” (10/3/1975 - 10/3/2025). Tham dự buổi lễ có Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Tuấn Hà; Phó Trưởng...

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Lắk lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật, Nghị quyết

Chiều 7/2, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội nghị góp ý đối với các Dự thảo Luật, Nghị quyết sẽ tiến hành xem xét, thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV. Phó Trưởng Đoàn phụ trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Nguyễn Thị Thu Nguyệt chủ trì hội nghị. Quang cảnh hội nghị. Tại hội nghị, các đại biểu đã tiến hành thảo luận, góp ý đối với...

Tin nổi bật

Tin mới nhất