Powered by Techcity

Cồng chiêng trong tập hợp thực hành văn hóa Tây Nguyên

08:52, 19/11/2023

Các tộc người thiểu số ở Tây Nguyên quan niệm rằng cộng đồng của họ gồm hai phần: Phần của con cháu đang sống ở trong các làng/bon/buôn ở phía Đông và phần của tổ tiên đã chết nhưng vẫn bất tử trong các nhà mồ ở phía Tây.

Họ sống trong một không gian ấy cùng với sự bảo trợ, che chở của các vị thần linh – và âm thanh cồng chiêng chính là phương tiện giao tiếp, kết nối và thông đạt giữa con người với thế giới bên kia. Vì thế, trong đời sống tinh thần của các tộc người ở đây, cồng chiêng được xem là tâm điểm trong tập hợp thực hành vốn văn hóa của mỗi cộng đồng dân tộc.

Giá trị đặc sắc và độc đáo

Theo PGS.TS. Trương Quốc Bình (nguyên chuyên viên cao cấp Viện Văn hóa – Nghệ thuật Việt Nam, Ủy viên Hội đồng Di sản quốc gia): Từ những đặc điểm trên mà Không gian Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu – Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại vào năm 2005 và đến năm 2008 được tuyển chọn vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Di sản này không chỉ tiêu biểu cho bản sắc văn hóa các tộc người ở Tây Nguyên, mà còn có ý nghĩa quan trọng về việc khẳng định tính thống nhất trong đa dạng của nền văn hóa Việt Nam, đồng thời đó là một bộ phận hữu cơ của nền văn hóa nhân loại.





Cồng chiêng của người Bana (làng Plei Klếch, xã Ngọc Bay, TP. Kon Tum, tỉnh Kon Tum) trong Lễ hội mừng mùa. Ảnh: Ngọc Mẫn

Theo hồ sơ đệ trình UNESCO vinh danh, thì Không gian Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên bao gồm 12 tộc người tại chỗ cư trú trên địa bàn 5 tỉnh Tây Nguyên. Ngoài ra, vốn văn hóa này còn lan tỏa đến một số tộc người sống ở các tỉnh lân cận của vùng Duyên hải – miền Trung như Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Dương và Bình Phước. Trong không gian rộng lớn như vậy, văn hóa cồng chiêng đều hiện diện và đóng vai trò “cầu nối” giữa con người và thần linh trong mọi nghi lễ, tín ngưỡng, tâm linh về vòng đời cũng như mùa vụ sản xuất nông nghiệp đã cho thấy di sản văn hóa ấy thấm sâu và không thể tách rời trong đời sống của các tộc người bản xứ.




 

“Cồng chiêng Tây Nguyên đã thật sự lan tỏa trong đời sống xã hội không những bằng nghệ thuật diễn xướng, trình diễn âm nhạc,  vũ điệu thuần túy, mà còn để lại ấn tượng sâu sắc trong mỗi thông điệp có ý nghĩa được các cộng đồng, dân tộc phát đi trong không gian văn hóa được phục dựng, tái hiện một cách chân thật và toàn vẹn”.

 


Nghệ nhân Ưu tú Y Duê Niê, đội trưởng đội chiêng buôn Kô Siêr, phường Tân Lập, TP. Buôn Ma Thuột

Phải nói rằng Không gian Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên giống như Nông nhạc Nongak của Hàn Quốc (Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận vào năm 2014) đều thấm đẫm tính cộng đồng sâu sắc và chỉ được thực hành trong “môi trường thiêng” là các nghi lễ do chủ thể quy định. Có điều, dưới góc nhìn của PGS.TS. Trương Quốc Bình thì trong không gian văn hóa của hai di sản trên, cồng chiêng Tây Nguyên có tính chất, ý nghĩa đại diện và dễ nhận biết trong tập hợp thực hành văn hóa của cộng đồng. Có nghĩa là trong tập hợp ấy – từ nghi thức, trang phục, vũ điệu, âm nhạc đến lời khấn (kriu yang) đều được cồng chiêng dẫn dắt. Đó là giá trị đặc sắc và độc đáo trong thực hành văn hóa truyền thống của các tộc người ở đây, bởi cồng chiêng không những là nhạc cụ thuần túy, mà trong đó có những vị thần trú ngụ để thông đạt mọi ước mơ của con người.

Tiếp nhận và ứng xử với cồng chiêng

Nhiều nhà nghiên cứu văn hóa Tây Nguyên ghi nhận: Từ nhận thức trên, trong hơn một thập niên qua, cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên cũng như cơ quan quản lý nhà nước đã tiếp nhận và ứng xử với giá trị văn hóa cồng chiêng một cách đúng đắn, tích cực hơn. Những giá trị cối lõi của di sản này được tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện về mặt lý thuyết lẫn thực hành qua các đề án bảo tồn và phát huy văn hóa cồng chiêng các tỉnh trên địa bàn Tây Nguyên từ năm 2016 cho đến nay dựa trên tinh thần công nhận của UNESCO – rằng cồng chiêng phải được thực hành trong môi trường “thiêng” của mỗi cộng đồng, dân tộc.

Ở Đắk Lắk, sau khi Không gian Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO vinh danh vào năm 2005, Đề án bảo tồn và phát huy văn hóa cồng chiêng được các cấp, ngành tích cực triển khai với nhiều nội dung thiết thực, trọng tâm và kịp thời qua bốn giai đoạn liên tục, thường xuyên.

Ông Thái Hồng Hà, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) cho biết: Ngoài việc cấp chiêng, trang phục cho nhiều đội chiêng tiêu biểu trên địa bàn; mở hàng trăm lớp truyền dạy cồng chiêng cho thế hệ tiếp nối… thì nội dung được cho là quan trọng, có ý nghĩa bao trùm hơn hết là việc ngành văn hóa phối hợp với chính quyền địa phương nỗ lực phục dựng hơn 140 nghi lễ, lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ gắn với hoạt động diễn tấu cồng chiêng, qua đó hoàn thiện 3 hồ sơ đề nghị Bộ VH-TT&DL xem xét, đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia gồm: Nghi lễ vòng đời người của dân tộc M’nông ở huyện Lắk; các bài chiêng cổ của dân tộc Êđê ở huyện Ea H’leo và Lời nói vần của dân tộc Êđê ở huyện Cư M’gar.

Những nghi lễ, lễ hội truyền thống được phục dựng đồng nghĩa với việc khôi phục, tạo dựng môi trường “thiêng” cho văn hóa cồng chiêng lên tiếng và thăng hoa trong tập hợp thực hành văn hóa truyền thống của các cộng đồng, dân tộc tại chỗ trước đời sống đương đại.





Vòng xoang và cồng chiêng trong Lễ hội Mừng cơm mới của người Sê đăng (buôn Kon Hring, xã Ea Đing,huyện Cư M’gar). Ảnh: H.Hùng

Chia sẻ về điều này, Nghệ nhân Ưu tú Y Duê Niê (còn gọi là Ama Pô), đội trưởng đội chiêng buôn Kô Siêr, phường Tân Lập (TP. Buôn Ma Thuột) chân thành bày tỏ: Văn hóa cồng chiêng đã được mọi người cảm nhận, ứng xử với thái độ hiểu biết thấu đáo hơn. Nói đầy đủ hơn là cồng chiêng được trả về nơi chốn sinh thành của nó – là nghi lễ, lễ hội và phong tục truyền thống vốn có. Ở đó, trong không gian văn hóa được phục dựng, tái hiện một cách chân thật và toàn vẹn đã làm nổi bật chức năng xã hội, tâm linh của cồng chiêng; đồng thời chức năng biểu hiện cảm xúc thông qua hình tượng nghệ thuật trình diễn, hát múa cũng được chuyên chở và thăng hoa trong tâm hồn những ai có dịp thưởng thức và cảm nhận.

        Đình Đối



Nguồn

Cùng chủ đề

Quán triệt Nghị quyết của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi...

Ngày 13/1, tại Hà Nội, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu Trung ương (Ảnh: chinhphu.vn). Tham dự hội nghị tại điểm cầu Trung ương có các đồng chí: Tổng Bí thư Tô Lâm;...

Bế mạc Hội thi giáo viên làm Tổng phụ trách Đội giỏi tỉnh Đắk Lắk lần thứ III – năm 2024

Sau 5 ngày tranh tài sôi nổi, chiều 27/12, Hội thi Giáo viên làm Tổng phụ trách Đội giỏi tỉnh Đắk Lắk lần thứ III - năm 2024 đã chính thức bế mạc và tiến hành trao giải cho các thí sinh xuất sắc.   Tiết mục văn nghệ đặc sắc tại lễ bế mạc hội thi. Hội thi Giáo viên làm Tổng phụ trách Đội giỏi tỉnh Đắk Lắk lần thứ III - năm 2024 do Sở Giáo dục và Đào...

Khai mạc Hội thi giáo viên làm Tổng phụ trách Đội giỏi năm 2024

Ngày 23/12, tại Trường Cao đẳng Sư phạm Đắk Lắk, Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk phối hợp với Tỉnh Đoàn tổ chức khai mạc Hội thi Giáo viên làm Tổng phụ trách Đội giỏi tỉnh Đắk Lắk lần thứ III - năm 2024. Các đại biểu tham dự khai mạc hội thi. Hội thi được tổ chức trong 5 ngày (từ ngày 23-27/12) với sự tham gia của 101 thí sinh là giáo viên làm Tổng phụ trách...

Tổng kết công tác tổ chức, tham gia Hội khỏe Phù Đổng năm 2024

Chiều 23/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk tổ chức Hội nghị tổng kết công tác tổ chức, tham gia Hội khỏe Phù Đổng năm 2024. Tham dự hội nghị có Phó Trưởng đoàn phụ trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Lê Thị Thanh Xuân cùng đại diện lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị hữu quan. Các đại biểu tham dự hội nghị. Hội khỏe Phù Đổng là ngày hội...

Khai mạc Ngày hội STEM cấp THPT tỉnh Đắk Lắk lần thứ II – năm 2024

Sáng 21/12, tại Trường THCS, THPT Đông Du (TP. Buôn Ma Thuột), Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk tổ chức khai mạc Ngày hội STEM cấp THPT tỉnh Đắk Lắk lần thứ II – năm 2024. Các đại biểu tham dự khai mạc Ngày hội. Phát biểu khai mạc Ngày hội, Phó Trưởng đoàn phụ trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Lê Thị Thanh Xuân cho biết, giáo dục STEM...

Cùng tác giả

Nuôi chim cút, nuôi chim bồ câu đẻ cản chả kịp, 2 người Bình Phước giàu hẳn lên, cả làng phục lăn

Nuôi chim cút “đút túi” mức lương 15 triệu/tháng Đầu tiên là mô hình nuôi chim cút. Mô hình nuôi chim cút là cách làm ăn mới được gia đình ông Trần Văn Cò (thường trú ấp Thạnh Biên, xã Lộc Thạnh, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước) thực hiện rất hiệu quả trong thời gian qua. Vào đầu năm 2015, gia đình ông Trần Văn Cò bắt đầu nuôi cút lấy trứng và thịt với quy mô chỉ 2 lồng, 150 con...

Đắk Lắk quyết tâm giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 3%, hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025

Sáng 17/1, UBND tỉnh tổ chức hội nghị chuyên đề đánh giá kết quả thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2024, triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh và giải pháp thực hiện năm 2025. Tham dự chủ trì hội nghị có các đồng chí: Nguyễn Đình Trung- Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Phạm Ngọc Nghị - Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Thiên...

Xuất khẩu hồ tiêu năm 2025 dự báo có nhiều thuận lợi

Xuất khẩu hồ tiêu sang Hoa Kỳ ghi nhận mức tăng kỷ lục Theo Hiệp hội Hồ tiêu và Cây gia vị Việt Nam, năm 2024, Việt Nam đã xuất khẩu được 250.600 tấn hồ tiêu các loại, trong đó tiêu đen đạt 220.269 tấn, tiêu trắng đạt 30.331 tấn. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt gần 1,32 tỷ USD, trong đó, tiêu đen đạt gần 1,18 tỷ USD, tiêu trắng đạt 200,6 triệu USD. So với năm 2023 lượng...

Viên chức, giáo viên mong tiền thưởng Tết theo nghị định 73

Cô trò một trường tiểu học ở Đắk Lắk trong giờ học – Ảnh: TR.TÂN Đây là quy định về mức lương cơ sở và chế độ tiền thưởng đối với công chức, viên chức, lực lượng vũ trang (nghị định 73). Chúng tôi đang yêu cầu các địa phương, đơn vị gấp rút hoàn thành các thủ tục cần thiết và báo cáo về sở trước 20-1 để các cán bộ, công chức, viên chức được nhận chế độ theo...

Cùng chuyên mục

Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Đắk Lắk sơ kết công tác học kỳ I năm học 2024-2025

Ngày 10/1, Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội nghị sơ kết công tác công đoàn học kỳ I năm học 2024-2025. Các đại biểu tham dự hội nghị. Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh hiện trực tiếp quản lý 66 công đoàn cơ sở với 5.066 đoàn viên; phối hợp với Liên đoàn Lao động cấp huyện quản lý 947 công đoàn cơ sở với 32.391 đoàn viên. Trong học kỳ I năm học 2024-2025, Công...

Gặp mặt, giao lưu nữ đảng viên tiêu biểu

Sáng 10/1, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội nghị gặp mặt, giao lưu nữ đảng viên tiêu biểu và ôn lại truyền thống 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930-03/02/2025). Tham dự hội nghị có gần 200 hội viên phụ nữ tiêu biểu thuộc các đơn vị lực lượng vũ trang, Hội Nữ Trí thức, Nữ Doanh nhân và phụ nữ tiêu biểu trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột. Các đại...

Ghi nhận trường hợp tử vong nghi do bệnh Dại tại huyện Krông Ana

Ngày 6/1, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Đắk Lắk cho biết, trên địa bàn tỉnh vừa ghi nhận một trường hợp tử vong nghi do bệnh dại tại huyện Krông Ana. Đây là trường hợp tử vong nghi do dại đầu tiên trong năm 2025 trên địa bàn tỉnh. Tiêm phòng Dại cho chó là biện pháp hữu hiệu để phòng ngừa bệnh Dại. Bệnh nhân là Y.N.H (Nam, sinh năm 2014, trú tại xã Băng A Drênh,...

Lãnh đạo UBND tỉnh Đắk Lắk đối thoại với cán bộ, hội viên, phụ nữ

Sáng 03/01, UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội nghị đối thoại giữa lãnh đạo UBND tỉnh với cán bộ, hội viên, phụ nữ trên địa bàn tỉnh năm 2024 với chủ đề “Thúc đẩy bình đẳng giới và phát huy vai trò của cán bộ, hội viên, phụ nữ trong phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk”. Tham dự hội nghị có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh...

Tổng kết công tác ngành Nội chính Đảng và hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực cấp...

Chiều 31/12, tại Hà Nội, Ban Nội chính Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác ngành Nội chính Đảng và hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực (PCTNLPTC) cấp tỉnh năm 2024, triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Dự và chủ trì hội nghị có Tổng Bí thư Tô Lâm – Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNLPTC. Cùng chủ trì hội nghị...

Quán triệt, tập huấn quy định pháp luật lĩnh vực tài nguyên nước và biến đổi khí hậu

Ngày 30/12, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội nghị quán triệt, tập huấn quy định pháp luật lĩnh vực tài nguyên nước và biến đổi khí hậu. Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hoàng Văn San chủ trì hội nghị. Luật Tài nguyên nước được Quốc hội thông qua vào ngày 27/11/2023 và chính thức có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2024, đánh dấu bước tiến rất lớn về...

Bế mạc Hội thi giáo viên làm Tổng phụ trách Đội giỏi tỉnh Đắk Lắk lần thứ III – năm 2024

Sau 5 ngày tranh tài sôi nổi, chiều 27/12, Hội thi Giáo viên làm Tổng phụ trách Đội giỏi tỉnh Đắk Lắk lần thứ III - năm 2024 đã chính thức bế mạc và tiến hành trao giải cho các thí sinh xuất sắc.   Tiết mục văn nghệ đặc sắc tại lễ bế mạc hội thi. Hội thi Giáo viên làm Tổng phụ trách Đội giỏi tỉnh Đắk Lắk lần thứ III - năm 2024 do Sở Giáo dục và Đào...

Ngành Thanh tra triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2025

Ngày 28/12, tại Hà Nội, Thanh tra Chính phủ tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc nhằm tổng kết công tác thanh tra năm 2024 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025. Dự hội nghị có Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình; Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong cùng đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành, đơn vị, địa phương. Tham dự hội nghị tại điểm cầu Đắk Lắk có Chánh...

Hơn 2,5 tỷ đồng trợ giúp người khuyết tật, trẻ mồ côi và đối tượng yếu thế

Sáng 27/12, Hội Bảo trợ Người khuyết tật và Bảo vệ quyền trẻ em tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Hội năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Tỉnh Đắk Lắk hiện có gần 80.000 người khuyết tật, trong đó người khuyết tật đang hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng tại cộng đồng 22.716 người (6.792 người khuyết tật đặc biệt nặng, 15.924 người khuyết tật nặng); có 13.723 trẻ em đang...

Tin nổi bật

Tin mới nhất