Powered by Techcity

Có một Hà Nội trên cao nguyên

08:26, 27/10/2023

Có những vùng quê, từ một lần bén duyên gặp gỡ mà cảm xúc vẫn mãi vẹn nguyên, lòng luôn nhắc nhớ. Lâm Hà – miền quê của người Hà Nội lập nghiệp trên miền cao nguyên, trong cảm xúc của tôi là một địa danh nặng ân tình. Có lẽ vậy nên bước chân luôn thôi thúc trở về với nơi chốn đó… 

Cơ duyên cho chuyến thăm Lâm Hà (tỉnh Lâm Đồng) đầu tiên của tôi bắt đầu từ Đặng Trọng Hộ, người bạn thân từ thuở sinh viên. Tốt nghiệp đại học, Hộ lang thang qua nhiều nơi chốn, nhưng cuối cùng đã chọn được miền đất Nam Ban, một trong ba thị trấn hiện nay của huyện Lâm Hà để lập thân, lập nghiệp. Mười mấy năm đầu làm nghề thầy giáo, bạn đã sống, đã xây dựng một gia đình hạnh phúc giữa vùng quê ấy. Bạn tôi nói tiếng Nghệ, còn các con của bạn, dù sinh ra giữa đất Tây Nguyên nhưng lại phát âm giọng Hà Nội, lời ăn tiếng nói và phong cách ứng xử không khác mấy với những người láng giềng các cháu. Những người dân Hà Nội mang cốt cách Thăng Long đến với vùng đất cao nguyên, còn các cháu của tôi lại sinh ra, lớn lên giữa quê hương mới của người Hà Nội.

Cũng từ Hộ mà tôi đã có cơ hội mở rộng mối giao tình với nhiều bạn bè xứ ấy. Về với Lâm Hà, tôi như về với một vùng thân thuộc. Những địa danh gợi nhớ Thăng Long ngàn năm cùng với những làn điệu chèo Hà Tây, lớp ca trù Lỗ Khê, men rượu nồng nàn Cát Quế, hương vị phở Hà Nội và bánh cuốn Thanh Trì gia truyền cứ neo vào hồn tôi cảm giác lâng lâng mỗi lần nhớ và tức khắc muốn lên xe theo hướng Lâm Hà…

Như cuộc trở về của chúng tôi ngày mùa thu với đất trời Nam Ban. Đêm cao nguyên thoảng mùi khét cháy bazan và hương hoa lá núi đồi. Ở phía bìa rừng dưới chân Linh Ẩn Tự, ngọn thác Voi hùng vĩ vẫn thao thiết chảy. Dòng nước từ nguồn núi xa đổ về qua thị trấn dựng lên thành thác và nỉ non câu chuyện xưa về những đàn voi. Sự tích về ngọn thác này của người K’Ho nhắc về một mối tình gắn với cuộc chiến tranh giữa hai bộ tộc trong ký ức lịch sử mà đến bây giờ, người Lâm Hà vẫn thường truyền nhau thiên tình sử đó. Trong ngôi nhà gỗ giữa vườn cà phê bên thác, tôi cùng Đặng Trọng Hộ và những người bạn xứ này lại có một đêm giao tình thân thiết. Dù mỗi người bạn là mỗi góc riêng tư nhưng tôi cảm nhận họ gắn bó với xứ sở này, yêu quê hương này bằng một tình yêu máu thịt. Có người là hậu duệ của dân tộc K’Ho bản địa, chủ nhân của huyền thoại thác Voi, như anh bạn K’Thế ngồi kia đang mân mê chén rượu và nhẩm hát dân ca tầm pớt, yalyau. Có người đến Lâm Hà vào tuổi thanh niên cách đây vài ba chục năm như nhạc sĩ Nguyễn Tấn Hùng quê ở Bắc Ninh đang gõ phách giao duyên quan họ và ca sĩ Minh Huệ người Hà Tây thì uốn lưỡi lẩy chèo. Còn chàng trai trẻ Nguyễn Minh Tuấn có thú sưu tầm những kỷ vật gắn với thời mở đất của người Hà Nội nói ít, cười nhiều. Mỗi người cùng san sẻ những ký ức riêng, chung. Đất ấm tình người bởi những duyên nợ, bởi nghĩa nặng tình dài…

* * *





Trẻ em ở Nam Ban (huyện Lâm Hà).

Thuở là một phóng viên mới bước vào nghề, tôi được lãnh đạo báo địa phương giao nhiệm vụ phụ trách địa bàn Lâm Hà. Ngày ấy, huyện vừa thành lập từ nền tảng vùng kinh tế mới, gian khó trăm bề, cơ sở vật chất chưa mấy khang trang, dân còn nghèo mà cán bộ cũng chưa khá giả. Nhưng bù lại cho cái nghèo vật chất là nghĩa tình thấm đẫm.

Cán bộ huyện hầu hết là người cũ của vùng kinh tế mới, nên gia đình thì ở Nam Ban mà họ phải ra thị trấn Đinh Văn làm việc, cách nhà hơn 20 cây số, đầu tuần đạp xe đi hết tuần mới về nhà. Hầu hết cán bộ, nhân viên Huyện ủy, UBND và các ban, ngành của huyện đều ăn cơm ở bếp ăn tập thể. Là nhà báo về huyện công tác, tôi cũng được báo một phần cơm khách. Bữa cơm tối ở nhà ăn vừa như là những cuộc trao đổi công việc, vừa như một buổi sinh hoạt tập thể ấm cúng và thú vị, đầy tình thân, giao cảm. Cán bộ người Hà Nội trên đất mới hầu hết đều mê văn chương, ca hát và hình như người nào cũng có chút năng khiếu về lĩnh vực này.

Cũng từ những bữa cơm tập thể ở cơ quan huyện và những lần được các anh mời về làng ăn cỗ mà tôi đã được tiếp cận với khá nhiều cây bút ở xứ Lâm Hà. Trộm vía, bây giờ thì họ đã thành những người chuyên tâm với văn chương, hầu hết trở thành nhà thơ có thẻ, như: Phan Hữu Giản (nguyên Bí thư Huyện ủy), Nguyễn Gia Tình (nguyên Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy), Nguyễn Thánh Ngã, Lê Văn Hiếu (làm vườn), Vương Hạnh (thợ làm gạch) rồi Đoàn Đức Huyến (thầy giáo dạy môn Hóa học ở Trường THPT Thăng Long)… Không ít lần, tôi đã cùng các bạn đồng nghiệp góp sức với Bí thư Huyện ủy Phan Hữu Giản tổ chức các cuộc thi văn học, các chương trình thơ nhạc, rồi mời cả các văn nghệ sĩ có tiếng trong tỉnh, trong nước về Lâm Hà ngâm thơ, hát nhạc cho bà con huyện mới thưởng thức. Chắp nối ký ức về những tháng ngày gian khó đầu thập niên chín mươi của thế kỷ trước, tôi nhớ về Lâm Hà, về bạn bè nơi ấy là một nỗi nhớ miên man với biết bao kỷ niệm nồng ấm tình người…        





Trung tâm huyện Lâm Hà hôm nay.

Nhắc đến thầy Đoàn Đức Huyến lại hồi ức ngày đầu gặp ông. Thầy Huyến là giáo viên chuyên Hóa của Trường Chu Văn An (Hà Nội) xung phong vào dạy học cho con em thủ đô xa quê. Đêm ấy, ở khu tập thể tồi tàn của Trường THPT Thăng Long, bên ấm trà thơm, thầy đọc tôi nghe bài thơ “Tiếng chiêng huyền thoại”. Tôi đã rất bất ngờ và xúc động khi cảm nhận những vần thơ tinh tế của ông thầy giáo dạy khoa học tự nhiên viết về di sản văn hóa Tây Nguyên, đã xin chép bài thơ ấy về đăng lên tuần san Lâm Đồng. Khi khơi đúng mạch cảm xúc, thầy Huyến đã mở lòng “công bố” với tôi nhiều bài thơ mà từ lâu ông lặng lẽ viết, viết cho riêng mình. Hôm nay tôi về Nam Ban, thầy Huyến đã rũ gót trần đi xa từ lâu. Bước chân vô tình đưa tôi đến bên cầu suối Cạn, dòng suối gắn với kỷ niệm của bao chàng trai, cô gái một thời “kinh tế mới”. Ngắm dòng suối miệt mài tuôn chảy, tôi nhớ về người thầy giáo đã trao gửi cả cuộc đời tâm huyết của mình nơi đây, và nhớ những dòng thơ ông dành cho người con gái duy nhất trong cuộc đời mình: “Mỗi lần đi qua suối Cạn/ Anh lại dừng chân ngẩn ngơ/ Tưởng đâu em đang giặt áo/ Có đâu về Bắc bao giờ…”. Lòng tôi cũng như hòa cảm cùng nỗi da diết của người đàn ông độc thân đã về thiên cổ: “Suối ơi hãy bốc thành hơi/ Làm mây bay về ngoài đó/ Hãy mưa xuống niềm thương nhớ/ Núi rừng đã gửi vào mây…”

Gần một nửa thế kỷ trôi qua, vùng quê Lâm Hà đã có những thay đổi vô cùng lớn lao. Nhưng cũng chừng đó thời gian, mỗi thân phận, mỗi cuộc đời ở xứ sở này cũng đã phải trải qua biết bao bổng trầm, thăng giáng…

Uông Thái Biểu



Nguồn

Cùng chủ đề

Đắk Lắk công bố môn thi thứ 3 trong Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10, năm học 2025 – 2026

Ngày 12/2, Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk công bố môn thi thứ 3 trong Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10, năm học 2025 - 2026. Theo đó, môn thi thứ ba Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông năm học 2025-2026 trên địa bàn tỉnh là môn Ngoại ngữ (Tiếng Anh, Tiếng Pháp). Thời gian làm bài thi 60 phút với hình thức thi là trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn. Thí...

Đắk Lắk công bố phương án tuyển sinh lớp 10 năm học 2025 – 2026

Nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong các trường phổ thông; thực hiện phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS, UBND tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành Kế hoạch số 30/KH-UBND về tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2025 – 2026.  Theo đó, việc tuyển sinh vào lớp 10 các trường THPT công lập được thực hiện bằng phương thức thi tuyển. Các trường phổ thông tư...

Đắk Lắk quyết tâm huy động nguồn lực cho mục tiêu tăng trưởng hai con số năm 2025

Sáng 3/2, UBND tỉnh tổ chức buổi gặp mặt đầu Xuân để đánh giá tình hình trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.  Tham dự chủ trì chương trình gặp mặt có các đồng chí: Nguyễn Tuấn Hà – Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; Trương Công Thái – Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Thiên Văn – Phó Chủ tịch UBND tỉnh. Đồng chí Nguyễn Tuấn Hà – Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh...

Khai mạc Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật dành cho học sinh trung học tỉnh Đắk Lắk, năm học 2024-2025

Sáng 18/1, tại Trường THCS và THPT Đông Du, Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk đã tổ chức khai mạc Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật dành cho học sinh trung học tỉnh Đắk Lắk, năm học 2024-2025. Các đại biểu tham dự lễ khai mạc. Tham gia Cuộc thi năm nay có 173 sản phẩm, dự án của 327 học sinh và 173 giáo viên hướng dẫn đến từ 15 Phòng Giáo dục và Đào tạo của các...

Quán triệt Nghị quyết của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi...

Ngày 13/1, tại Hà Nội, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu Trung ương (Ảnh: chinhphu.vn). Tham dự hội nghị tại điểm cầu Trung ương có các đồng chí: Tổng Bí thư Tô Lâm;...

Cùng tác giả

Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025: Tôn vinh người trồng cà phê thông qua nhiều hoạt động ý...

Từ ngày 9 - 13/3, tại thành phố Buôn Ma Thuột và một số địa phương của tỉnh Đắk Lắk sẽ diễn ra các hoạt động đặc sắc của Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025. Chương trình văn hóa nghệ thuật đặc sắc tại Lễ khai mạc Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023. Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025 với chủ đề “Buôn...

Họp báo Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025: Lễ hội hứa hẹn nhiều mới mẻ, hấp dẫn

Sáng 12/2, tại Hà Nội, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đắk Lắk, Trưởng Ban Tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025 Nguyễn Tuấn Hà đã chủ trì buổi Họp báo giới thiệu về Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025. Quang cảnh Họp báo Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025 tại Hà Nội. Tham dự họp báo có đại diện Hiệp...

Đắk Lắk công bố môn thi thứ 3 trong Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10, năm học 2025 – 2026

Ngày 12/2, Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk công bố môn thi thứ 3 trong Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10, năm học 2025 - 2026. Theo đó, môn thi thứ ba Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông năm học 2025-2026 trên địa bàn tỉnh là môn Ngoại ngữ (Tiếng Anh, Tiếng Pháp). Thời gian làm bài thi 60 phút với hình thức thi là trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn. Thí...

Đắk Lắk kết nối di sản văn hóa cồng chiêng với hành trình di sản Tây Nguyên

Cục Di sản văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp Sở VHTT&DL  vừa ra mắt mô hình kết nối “di sản không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trong hành trình du lịch di sản tại TP.Buôn Ma Thuột. Sự kiện này mở ra cơ hội giúp người dân tộc thiểu số địa phương chủ động trong việc thực hành lưu giữ, phát huy di sản văn hóa cồng chiêng và phát triển...

Đắk Lắk công bố phương án tuyển sinh lớp 10 năm học 2025 – 2026

Nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong các trường phổ thông; thực hiện phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS, UBND tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành Kế hoạch số 30/KH-UBND về tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2025 – 2026.  Theo đó, việc tuyển sinh vào lớp 10 các trường THPT công lập được thực hiện bằng phương thức thi tuyển. Các trường phổ thông tư...

Cùng chuyên mục

Hành trình khám phá Yok Đôn – Đăk Lăk

Vườn quốc gia Yok Đôn với nhiều trải nghiệm vô cùng thú vị, chính là địa điểm lý tưởng khi du lịch Đăk Lăk. Vườn quốc gia Yok Đôn nằm cách thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 40km về phía Bắc. Đây cũng là nơi được nhiều người ưa thích bởi hệ sinh thái và những trải nghiệm đa dạng có tại vườn. Vườn quốc gia Yok Đôn với nhiều trải nghiệm vô cùng thú vị, chính là địa điểm lý...

Hành trình khám phá Yok Đôn – Đăk Lăk

Vườn quốc gia Yok Đôn với nhiều trải nghiệm vô cùng thú vị, chính là địa điểm lý tưởng khi du lịch Đăk Lăk. Vườn quốc gia Yok Đôn nằm cách thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 40km về phía Bắc. Đây cũng là nơi được nhiều người ưa thích bởi hệ sinh thái và những trải nghiệm đa dạng có tại vườn. Vườn quốc gia Yok Đôn với nhiều trải nghiệm vô cùng thú vị, chính là địa điểm lý...

Khai thác tiềm năng du lịch MICE

Với vị trí trung tâm vùng Tây Nguyên, loại hình du lịch kết hợp với hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức sự kiện (du lịch MICE) được ngành du lịch Đắk Lắk xác định là lợi thế để phát triển, góp phần đa dạng hóa các loại hình du lịch của tỉnh. Đắk Lắk có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch MICE. Theo Sở văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL), tính đến...

Cảnh quan thiên nhiên: Nét vẽ trong bức tranh du lịch Đắk Lắk

Không chỉ là nơi sinh sống của 49 dân tộc anh em với nét văn hóa đặc sắc, Đắk Lắk còn có sự đa dạng về cảnh quan thiên nhiên, tạo nên bức tranh đa sắc màu có sức hút du khách gần xa. Sinh sống ở thành phố đông đúc, nhộn nhịp TP. Hồ Chí Minh, tranh thủ kỳ nghỉ phép mới đây, anh Nguyễn Văn Tâm cùng vợ lựa chọn Đắk Lắk làm điểm đến. Anh Tâm chia...

Những hướng đi triển vọng của du lịch Đắk Lắk

Nói đến Tây Nguyên, người ta nghĩ đến hai từ văn hóa, gắn liền với lịch sử âm thầm trải dài trên vùng cao nguyên bền bỉ này. Nhưng để hiểu thấu và nếm trải văn hóa ấy, cộng đồng cần nhiều “chất xúc tác”, đơn giản nhất là khơi gợi du lịch. Vậy nên, việc xây dựng chiến lược du lịch Tây Nguyên bền vững chính là cơ hội để cộng đồng xã hội tiếp cận những câu chuyện...

Đắk Lắk thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng

Đắk Lắk là địa phương có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch cộng đồng (DLCĐ), hiện Tỉnh này đang có nhiều giải pháp để khai thác và phát triển loại hình du lịch này một cách hiệu quả.  Đắk Lắk giàu tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng. (Ảnh: K.V) Việc phát triển mô hình DLCĐ trên địa bàn tỉnh đã góp phần giải quyết việc làm, sinh kế cho một bộ phận người dân, đóng góp vào...

Đắk Lắk thúc đẩy hợp tác văn hóa, du lịch để thu hút du khách

Nhờ đẩy mạnh các hoạt động hợp tác quốc tế về văn hóa, du lịch, trong 6 tháng đầu năm nay, lượng du khách đến Đắk Lắk đã tăng lên, đạt 65% kế hoạch cả năm. Trong 6 tháng đầu năm nay, tỉnh Đắk Lắk đã đón gần 779.500 lượt khách, tăng 5% so với cùng kỳ năm 2023, đạt 65% kế hoạch năm 2024. Tổng doanh thu du lịch đạt 646 tỷ đồng, tăng 14% so với cùng kỳ,...

Rằm tháng Giêng đi chợ tình Ea Tam phiên bản Tây Nguyên

Ở vùng đất Tây Nguyên xa xôi đầy nắng và gió cũng có những phiên chợ tình. Chợ tình phiên bản Tây Nguyên diễn ra vào độ rằm tháng giêng tại một xã vùng sâu nằm trên địa bàn huyện Krông Năng, thuộc tỉnh Đắk Lắk. Krông Năng cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 80km về phía đông bắc. Nơi đây nổi tiếng với huyền thoại về cô gái người dân tộc Ê Đê xinh đẹp tên là Hơ Năng. Vì tình...

Khu Du lịch sinh thái Văn hóa Cộng đồng Kotam: Sẵn sàng đón khách du xuân năm 2019

Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019 đang đến rất gần, Khu Du lịch sinh thái Văn hóa Cộng đồng Kotam đã có những kế hoạch để thu hút du khách tìm đến, vui chơi, tham quan và giải trí trong dịp Tết. Theo Bà Nguyễn Thị Ngọc Anh, Chủ tịch HĐQT Công ty Du lịch sinh thái Văn hóa Cộng đồng Kotam cho biết, Trong dịp Tết Nguyên đán Kỷ hợi 2019, Khu Du lịch sinh thái Văn hóa Cộng...

Krông Búk quảng bá hình ảnh của địa phương để kêu gọi đầu tư phát triển du lịch.

Huyện Krông Búk nằm phía Đông Bắc tỉnh Đắk Lắk, cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột 60km theo Quốc lộ 14, có tổng diện tích tự nhiên 35.767,0 ha, với số dân 66.295, có 07 đơn vị hành chính xã bao gồm các xã: Cư Né, Cư Pơng, Ea Sin, Chứ Kbô, Ea Ngai, Pơng Drang và Tân Lập với 106 thôn, buôn (42 buôn đồng bào dân tộc thiểu số). Lễ kỷ niệm 10 năm thành lập...

Tin nổi bật

Tin mới nhất