Powered by Techcity

Thông điệp từ lễ hội truyền thống ở Tây Nguyên

08:54, 26/11/2023

Sống và gắn bó với thiên nhiên (là rừng núi, sông suối, thác nguồn) nên cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên luôn tri ân và nhắc nhở nhau về việc bảo vệ, gìn giữ nguồn sống truyền đời ấy. 

Họ không những hành xử với nguồn sống của mình hằng ngày hết sức chuẩn mực, mà ngay trong một số nghi lễ, lễ hội truyền thống được tổ chức, thông điệp đó cũng được mặc định để hướng dẫn các thành viên trong cộng đồng tuân thủ một cách tinh tế và nghiêm cẩn.

 Ví như nghi lễ “Bắt máng nước” của người Sê đăng ở Kon Tum, hay “Rước ghế Kpan” của người Êđê ở Đắk Lắk thì việc tạ ơn thần rừng, thần nước là không thể thiếu. Trong lời khấn Yàng (Kriu Yang), chủ lễ bày tỏ sự biết ơn của cộng đồng đến các thần, đồng thời không quên nhắc nhở mọi người nhân dịp này không được phạm đến nguồn sống liên quan – là rừng và nước phải được hết sức tôn trọng và xem đó như sinh thể có ý nghĩa nhằm cố kết sức mạnh cộng đồng.

PGS.TS. Tuyết Nhung Buôn Krông (Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn – Đại học Tây Nguyên) cho rằng: Nghi lễ, lễ hội truyền thống của hầu hết các tộc người ở đây là thực hành văn hóa, tâm linh nhằm phổ quát những giá trị đạo đức của chủ thể đối với các mối quan hệ chung quanh, trong đó có yếu tố thiên nhiên (đất, rừng, nước) rất được cộng đồng các dân tộc quan tâm, bởi đó là nguồn sống, đồng thời cũng là không gian sống của họ từ bao đời nay.

Theo nhà nghiên cứu văn hóa Tây Nguyên này thì mọi nghi lễ, lễ hội truyền thống của các dân tộc thiểu số tại chỗ – từ tập quán, vòng đời đến chu kỳ mùa vụ nông nghiệp… đều đặt yếu tố thiên nhiên nói trên vào mỗi thực hành văn hóa của mình như yêu cầu/nhận thức về sự sinh tồn và phát triển cho cộng đồng. Ý nghĩa bao trùm ấy chính là điều dễ nhận biết về đời sống vốn gắn bó mật thiết với thiên nhiên, nhất là rừng và nước của các tộc người ở Tây Nguyên, để từ đó sinh thành và sáng tạo nên những giá trị lịch sử, văn hóa giàu bản sắc.





Lễ cúng bến nước của người Êđe ở buôn Ea Tlá, xã Dray Bhăng (huyện Cư Kuin). Ảnh: Hữu Hùng

Trong “Lễ mừng thọ của người M’nông” – Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia được ngành văn hóa tái hiện và tổ chức hội thảo khoa học nhằm bảo tồn và phát huy di sản này trong khuôn khổ Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh Đắk Lắk năm 2023 cũng cho thấy: Tập quán, tín ngưỡng đề cao và tôn trọng thiên nhiên được cộng đồng người M’nông thực hành trong nghi lễ đón lúa từ kho (thường đặt trong rẫy) về nhà để làm rượu ghè, nấu cơm dâng lên cho người được mừng thọ, cũng như đãi đằng khách khứa, được chủ lễ và mọi người hành xử theo luật tục quy định – là không đốn hạ cây rừng, săn bẫy chim chóc, thú hoang…, đồng thời ngừng mọi hoạt động làm ô nhiễm nguồn nước trong thời gian chuẩn bị lễ vật cho ngày lễ nói trên.

Già Y On Liêng Ớt (buôn Đung, xã Đắk Phơi, huyện Lắk) chia sẻ: Trong ngày diễn ra Lễ mừng thọ, ngoài việc con cháu tri ân công ơn của ông bà, cha mẹ thì thầy cúng thay mặt tất cả thành viên trong gia đình và cộng đồng chứng tỏ đạo đức sống trước thiên nhiên để được che chở, sống lâu bằng lời ân sủng sâu sắc: “Nău rêh tâm bri” (cuộc sống có được nhờ vào rừng). Như vậy Lễ mừng thọ của người M’nông không chỉ là thực hành văn hóa cho một cá nhân/gia đình đơn lẻ, mà ở đó người ta gián tiếp phát đi thông điệp toàn vẹn hơn về đời sống cộng đồng gắn kết giữa người với người, giữa người với thiên nhiên giúp họ tồn tại và phát triển dựa vào những mối liên quan, tương hỗ trong không gian sống từ cổ truyền đến hiện đại.





Lễ cúng sức khỏe của người Êđê ở buôn T’ria (xã Ea Tul, huyện Cư M’gar).




 

“Nơi nào còn lại bến nước đẹp và đúng nghĩa nhất thì nơi đó thường xuyên thực hành nghi lễ cúng bến nước cổ truyền. Những thông điệp gìn giữ môi trường sống hài hòa được phát đi dưới sắc thái  tín ngưỡng và tâm linh ấy được mọi thành viên trong cộng đồng tuân thủ, thực hiện nghiêm cẩn”.

 


PGS.TS. Tuyết Nhung Buôn Krông

Có thể nói thông điệp trên được thể hiện rõ ràng, sinh động và sâu sắc nhất qua Lễ cúng bến nước của các tộc người thiểu số ở Tây Nguyên. PGS.TS. Tuyết Nhung Buôn Krông nhìn nhận: Việc bồi đắp và duy trì sự sống cho bến nước của mỗi buôn làng luôn là đòi hỏi tự thân đặt ra cho tất cả các thành viên trong cộng đồng – và trên thực tế, đòi hỏi ấy đã được các dân tộc người bản địa đáp ứng bằng hình thức vận dụng tín ngưỡng vạn vật hữu linh hết sức linh hoạt và độc đáo thông qua các nghi lễ, trong đó cúng bến nước là một thực hành văn hóa hữu hiệu nhằm góp phần nâng cao ý thức bảo vệ và gìn giữ nguồn sống/tài nguyên nước cho cộng đồng.

Điều cốt lõi và sâu sắc nhất trong lễ cúng này là đề cao thông điệp gìn giữ toàn vẹn và bền vững không gian sống của chủ thể. Các dân tộc thiểu số ở đây đã biết vận dụng yếu tố tín ngưỡng, tâm linh để thực hiện một cách khôn khéo và nhuần nhuyễn thông điệp này. Những lời khấn yàng và các thần (Kriu Yang) trong lễ cúng bến nước đều có nội dung cầu xin, nhắc nhở các thế lực siêu nhiên cùng con người sống và hành xử với tâm thế biết ơn, nâng đỡ nhau một cách nhân văn nhất.

Góc nhìn trên được nhiều người đồng tình và chia sẻ, cứ mỗi lần cúng bến nước thì ý thức bảo vệ nguồn sống của buôn làng được nâng cao nhờ sự chi phối, dẫn dắt của yếu tố tín ngưỡng và tâm linh bao đời ngự trị trong đó. Những lời khấn: “Ơ…Yàng, hãy cho chúng tôi nguồn nước mát lành để không ai đau ốm, bệnh tật. Chúng tôi không xâm phạm đến chỗ ở của các thần (nước, rừng) mà còn đem lễ vật gạo nếp, heo, gà dâng tặng” được coi là văn bản “cam kết” không thể bội tín, nhằm bảo đảm và hướng tới một đời sống cân bằng về vật chất cũng như tinh thần trong mỗi cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. 

Đình Đối 



Nguồn

Cùng chủ đề

Khai thác tiềm năng du lịch MICE

Với vị trí trung tâm vùng Tây Nguyên, loại hình du lịch kết hợp với hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức sự kiện (du lịch MICE) được ngành du lịch Đắk Lắk xác định là lợi thế để phát triển, góp phần đa dạng hóa các loại hình du lịch của tỉnh. Đắk Lắk có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch MICE. Theo Sở văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL), tính đến...

Những hướng đi triển vọng của du lịch Đắk Lắk

Nói đến Tây Nguyên, người ta nghĩ đến hai từ văn hóa, gắn liền với lịch sử âm thầm trải dài trên vùng cao nguyên bền bỉ này. Nhưng để hiểu thấu và nếm trải văn hóa ấy, cộng đồng cần nhiều “chất xúc tác”, đơn giản nhất là khơi gợi du lịch. Vậy nên, việc xây dựng chiến lược du lịch Tây Nguyên bền vững chính là cơ hội để cộng đồng xã hội tiếp cận những câu chuyện...

Hành trình 120 năm trở thành thủ phủ Tây nguyên của Đắk Lắk

Năm 2024 là thời điểm tròn 120 năm thành lập tỉnh Đắk Lắk, dấu mốc quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của tỉnh trung tâm vùng Tây nguyên. Đắk Lắk đang hướng tới mục tiêu phát triển theo mô hình tăng trưởng xanh, tuần hoàn; vươn lên nhóm 25 tỉnh, thành phát triển thịnh vượng nhất của cả nước. Ngược dòng lịch sử Theo nhiều tài liệu khảo cổ học, con người xuất hiện trên vùng Tây nguyên...

Tây Nguyên – vọng âm phố núi

09:02, 29/10/2023 Vọng âm phố núi đã giúp nhiều nhạc sĩ, ca sĩ thành danh và để lại những ca khúc bất hủ, tạo nên một Tây Nguyên âm nhạc đa thanh huyền ảo và cũng đầy cuốn hút. Như Đà Lạt có quá nhiều bài hát hay về vùng đất của ngọn Langbian. “Ai lên xứ hoa đào” nổi tiếng của nhạc sĩ Hoàng Nguyên êm dịu và đắm đuối, quyến rũ đến nao lòng như mời khách viễn du...

Kết nối giao thương nông sản, thực phẩm Tây Nguyên giữa Việt Nam – Hàn Quốc

09:47, 14/10/2023 Ngày 13/10, Sở Công thương Đắk Lắk phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Gwangju và Jeollanam-do tổ chức Hội nghị xúc tiến thương mại kết nối giao thương nông sản, thực phẩm Tây Nguyên giữa Việt Nam – Hàn Quốc. Hội nghị có sự tham gia của 20 doanh nghiệp sản xuất, chế biến về các sản phẩm nông sản (cà phê, hồ tiêu, macca, ca cao, chuối, sầu riêng, chanh dây…) của hai tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông...

Cùng tác giả

Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Lắk định kỳ lần thứ 98

Ngày 28/11, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Lắk tổ chức Hội nghị định kỳ lần thứ 98 nhằm cho ý kiến đối với các nội dung quan trọng. Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Đình Trung chủ trì hội nghị. Quang cảnh hội nghị. Tham dự hội nghị còn có các đồng chí: Huỳnh Thị Chiến Hòa - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Phạm Ngọc Nghị - Phó Bí thư...

Triển khai kiểm kê rừng tại các tỉnh vùng Tây Nguyên

Chiều 28/11, tại TP. Buôn Ma Thuột, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với UBND các tỉnh Tây Nguyên (gồm: Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Gia Lai và Kon Tum) tổ chức Hội nghị triển khai kiểm kê rừng tại các tỉnh vùng Tây Nguyên. Các đồng chí: Bùi Chính Nghĩa - Cục trưởng Cục Kiểm lâm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Võ Văn Cảnh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk...

Giá cà phê sẽ tiếp tục tăng ở phiên tiếp theo

Giá cà phê hôm nay 28/11/2024 trên thị trường thế giới, lúc 4 giờ 30 phút được cập nhật trên sàn giao dịch Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam – MXV (giá cà phê thế giới được MXV cập nhật liên tục, khớp với các sàn giao dịch trên thế giới, là kênh duy nhất ở Việt Nam cập nhật liên tục liên kết với các sàn giao dịch trên thế giới). Giá cà phê trực tuyến hôm...

Giá cà phê trong nước ở mức 124.000 đ/kg

Giá cà phê hôm nay 28/11/2024 trên thị trường thế giới, lúc 4 giờ 30 phút được cập nhật trên sàn giao dịch Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam MXV (giá cà phê thế giới được MXV cập nhật liên tục, khớp với các sàn giao dịch trên thế giới, là kênh duy nhất ở Việt Nam cập nhật liên tục liên kết với các sàn giao dịch trên thế giới). Giá cà phê trực tuyến hôm nay...

Cùng chuyên mục

Công bố xã Cư Êbur , TP. Buôn Ma Thuột đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Ngày 23/11, UBND TP. Buôn Ma Thuột tổ chức Lễ công bố xã Cư Êbur đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2023. Tham dự buổi lễ có Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoài Dương cùng đại diện lãnh đạo các sở, ngành, địa phương hữu quan. Các đại biểu tham dự buổi lễ. Xã Cư Êbur được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2017....

Lễ kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22/11/1904 – 22/11/2024)

Tối 22/11, tại Quảng trường 10/3 (TP. Buôn Ma Thuột), Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Đắk Lắk long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22/11/1904 - 22/11/2024). Tham dự buổi lễ có đồng chí Nguyễn Hòa Bình - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ; Mẹ Việt Nam Anh hùng Thái Thị Tài; đồng chí Nguyễn Hải Ninh - Ủy viên Trung ương...

Công bố xã Ea Kao, TP. Buôn Ma Thuột đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Sáng 20/11, UBND TP. Buôn Ma Thuột tổ chức Lễ công bố xã Ea Kao đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2023. Tham dự buổi lễ có Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoài Dương cùng đại diện lãnh đạo các sở, ngành, địa phương hữu quan. Các đại biểu tham dự buổi lễ. Phát biểu tại buổi lễ, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP....

Chương trình tình nguyện mùa đông “Giao nắng chuyển yêu thương”

Sáng 19/11, Tỉnh Đoàn, Hội Sinh viên Việt Nam tỉnh Đắk Lắk phối hợp với các đơn vị tài trợ tổ chức Chương trình tình nguyện mùa đông “Giao nắng chuyển yêu thương” tại Trường Tiểu học Trưng Vương (xã Ea H’đing, huyện Cư M’gar). Đại diện các đơn vị trao tặng quà cho nhà trường và học sinh. Chương trình có sự tham gia của Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2017, Top 5 Hoa hậu Hoàn vũ thế giới 2018 H’Hen Niê.  Tại...

Lễ trao tặng danh hiệu “Nhà giáo ưu tú” và kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sáng 18/11, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk long trọng tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu “Nhà giáo ưu tú” lần thứ 16 và kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024). Tham dự buổi lễ có Phó Chủ tịch UBND tỉnh H’Yim Kđoh cùng đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành hữu quan trong tỉnh. Các đại biểu tham dự buổi lễ. Cách đây 42 năm, ngày 28/9/1982, Hội đồng Bộ trưởng...

Bế mạc Hội thi “Giai điệu tuổi hồng” tỉnh Đắk Lắk lần thứ XVI, năm 2024

Sáng 16/11, Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk tổ chức bế mạc Hội thi “Giai điệu tuổi hồng” tỉnh Đắk Lắk lần thứ XVI năm 2024. Tiết mục biểu diễn đặc sắc tại hội thi. Hội thi “Giai điệu tuổi hồng” tỉnh Đắk Lắk lần thứ XVI, năm 2024 có sự tham gia dự thi của hơn 2.800 diễn viên đến từ 72 đơn vị gồm 14 Phòng Giáo dục và Đào tạo và 58 trường THPT, trường phổ...

Giới thiệu, quảng bá tác phẩm âm nhạc kỳ 4, năm 2024

Tối 16/11, Trung tâm Văn hóa tỉnh Đắk Lắk tổ chức Chương trình giới thiệu, quảng bá tác phẩm âm nhạc kỳ 4, năm 2024. Đây là hoạt động ý nghĩa nhằm chào mừng kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22/11/1904 - 22/11/2024). Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Niê Thanh Mai và Phó Giám đốc Trung tâm Văn hóa tỉnh Đào Thị Thu Hiền tặng hoa cho các nhạc sĩ tham gia chương trình. Chương...

Hội thi vẽ tranh về bảo vệ môi trường năm 2024

Ngày 15/11, hưởng ứng chương trình “Làm cho thế giới sạch hơn năm 2024”, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường tỉnh Đắk Lắk phối hợp cùng Trường Tiểu học Trần Quốc Tuấn (huyện Krông Pắk) tổ chức Hội thi vẽ tranh về bảo vệ môi trường năm 2024. Học sinh tham gia phần thi trả lời nhanh các câu hỏi về bảo vệ môi trường. Tại Hội thi, các em học sinh đã được truyền thông về công tác...

Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc trên địa bàn thị xã Buôn Hồ

Ngày 15/11, Thị ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam thị xã Buôn Hồ tổ chức Lễ khánh thành Không gian trưng bày Khu văn hóa buôn Kli A, phường Đạt Hiếu và tổng kết việc thực hiện Chuyên đề năm 2024 “Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thị xã Buôn Hồ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Năm 2023, thị xã Buôn Hồ đã khởi công xây dựng...

Tin nổi bật

Tin mới nhất