Powered by Techcity

Bồng bềnh chợ nổi Cái Răng

08:50, 19/11/2023

Mang vẻ đẹp đặc trưng của sông nước miền Tây, chợ nổi Cái Răng (ở quận Cái Răng, TP. Cần Thơ) luôn là điểm đến được nhiều du khách lựa chọn khi về thăm thành phố sầm uất và phát triển bậc nhất ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Chợ nổi Cái Răng họp từ khi bình minh chưa ló rạng và sầm uất nhất là khoảng 5 – 7 giờ sáng. Lênh đênh trên con nước lấp lánh của ánh đèn, lời bài hát “Chợ nổi miền Tây” (nhạc sĩ Ngô Kỳ Vỹ) như càng thúc giục lòng khách phương xa: Đi dọc bờ sông dưới bóng hàng dương gió lay bờ liễu/ Con sóng tung tăng hân hoan đón chào người tới nơi này/ Ghe xuồng chật sông, trái chín đầy khoang, tiếng rao giòn giã/ Chôm chôm, mãng cầu, sầu riêng, bưởi, xoài ai nấy tươi cười…

Cái Răng gây tò mò và thích thú cho người nghe ngay từ tên gọi. Có nhiều lý giải cho cái tên độc đáo ấy, trong đó có giai thoại rằng, thời khai khẩn đất hoang, có con cá sấu rất lớn đã dạt vào nơi này. Răng cá sấu cắm sâu vào miếng đất mom sông, nên khi chợ nổi hình thành, tên Cái Răng được dùng để đặt cho chợ.





Từ sáng sớm, ghe, thuyền đã tấp nập trên chợ nổi Cái Răng.

Như bao chợ nổi trên vùng sông nước miền Tây, chợ nổi Cái Răng hình thành và ra đời từ chính nhu cầu thiết yếu của con người, khi cuộc sống của họ gắn liền với địa hình sông nước, kênh rạch chằng chịt. Đặc biệt, vào thời điểm giao thông đường thủy gần như giữ vị trí độc tôn, thì chợ nổi Cái Răng đã từng là chợ đầu mối, chợ sỉ chuyên trao đổi các loại rau củ quả trong vùng, vô cùng sầm uất…

Xuôi theo con nước khoảng 30 phút, trước mắt chúng tôi dần hiện hữu khu chợ đa sắc màu Cái Răng. Càng vào sâu phiên chợ, số lượng ghe thuyền càng nhiều, tấp nập cả đoạn sông dài. Tiếng mái chèo khua, nói cười, rao bán, mời gọi… cùng hòa quyện trong thanh âm mênh mang của sông nước. Len lách vào các thuyền lớn là những con ghe nhỏ hoạt động hết công suất, chở ăm ắp hàng, đặc biệt là trái cây miệt vườn. Người bán vui vẻ gọi mời sản vật địa phương, còn khách cũng thỏa thích lựa chọn những hàng quà ưng ý.

Không chỉ là trái cây đặc sản, chợ nổi còn có cả những hàng quán với đủ các loại mặt hàng. Khách có thể vừa trải nghiệm, vừa thưởng thức tại chỗ món bánh hủ tiếu ngọt, pizza hủ tiếu chiên giòn; ghé lò kẹo dừa xem quy trình sản xuất; hay lựa chọn các loại nui, bún, cá khô đặc sản, đồ lưu niệm; cũng như thưởng thức tô hủ tiếu nóng hổi trên con nước bồng bềnh… Chợ cũng có cả những đồ gia dụng, xăng dầu và những vật dụng thiết yếu cho cuộc sống trên sông.





Du khách tham quan, mua bán hàng hóa trên chợ nổi Cái Răng.

Chợ nổi Cái Răng không chỉ gây hứng thú bởi những hàng quán “di động”, mà còn lạ bởi những cây bẹo được chống trước mũi ghe, thuyền. Đó là những cây sào, phía trên treo lủng lẳng các sản phẩm mà chủ ghe thuyền muốn bán. Từ xa, khách chỉ thể nhìn cây bẹo để biết vị trí, lựa chọn những thứ mình cần. Cũng có những cây bẹo chỉ treo vẻn vẹn tấm lá dừa, ấy không phải là bán dừa hay các sản phẩm từ dừa, mà muốn bán chính chiếc ghe thuyền của họ. Cũng có thứ treo lên cây bẹo nhưng không bán, đó chính là áo quần của các gia đình sinh sống trên ghe, thuyền…

Vui và thú vị đó là những cảm nhận của chúng tôi khi lần đầu ghé thăm chợ nổi Cái Răng. Tuy nhiên, cũng có một vài tiếc nuối: Chợ nổi đứng trước nhiều thử thách bởi đang mất dần đi sự sầm uất một thời, sự suy giảm của phương tiện mua bán ở chợ hiện nay, đâu đó vẫn còn chuyện nâng giá khi bán hàng cho  khách… Song cũng phải nhìn nhận rằng, chính quyền địa phương nơi đây đã và đang rất nỗ lực phát triển chợ nổi Cái Răng theo hướng mới – du lịch, để nơi đây trở thành điểm tham quan nổi bật, độc đáo.

Song Quỳnh



Nguồn

Cùng chủ đề

Lễ trao tặng danh hiệu “Nhà giáo ưu tú” và kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sáng 18/11, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk long trọng tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu “Nhà giáo ưu tú” lần thứ 16 và kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024). Tham dự buổi lễ có Phó Chủ tịch UBND tỉnh H’Yim Kđoh cùng đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành hữu quan trong tỉnh. Các đại biểu tham dự buổi lễ. Cách đây 42 năm, ngày 28/9/1982, Hội đồng Bộ trưởng...

Bế mạc Hội thi “Giai điệu tuổi hồng” tỉnh Đắk Lắk lần thứ XVI, năm 2024

Sáng 16/11, Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk tổ chức bế mạc Hội thi “Giai điệu tuổi hồng” tỉnh Đắk Lắk lần thứ XVI năm 2024. Tiết mục biểu diễn đặc sắc tại hội thi. Hội thi “Giai điệu tuổi hồng” tỉnh Đắk Lắk lần thứ XVI, năm 2024 có sự tham gia dự thi của hơn 2.800 diễn viên đến từ 72 đơn vị gồm 14 Phòng Giáo dục và Đào tạo và 58 trường THPT, trường phổ...

Hội thi vẽ tranh về bảo vệ môi trường năm 2024

Ngày 15/11, hưởng ứng chương trình “Làm cho thế giới sạch hơn năm 2024”, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường tỉnh Đắk Lắk phối hợp cùng Trường Tiểu học Trần Quốc Tuấn (huyện Krông Pắk) tổ chức Hội thi vẽ tranh về bảo vệ môi trường năm 2024. Học sinh tham gia phần thi trả lời nhanh các câu hỏi về bảo vệ môi trường. Tại Hội thi, các em học sinh đã được truyền thông về công tác...

Khai mạc Hội thi “Giai điệu tuổi hồng” tỉnh Đắk Lắk lần thứ XVI năm 2024

Sáng 13/11, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk tổ chức khai mạc Hội thi “Giai điệu tuổi hồng” tỉnh Đắk Lắk lần thứ XVI, năm 2024. Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Lưu Tiến Quang phát biểu khai mạc Hội thi. Hội thi “Giai điệu tuổi hồng” tỉnh Đắk Lắk lần thứ XVI, năm 2024 có sự tham gia dự thi của hơn 2.800 diễn viên đến...

Quốc hội chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực Y tế và Thông tin và truyền thông

Sáng 12/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thứ hai thuộc lĩnh vực y tế và nhóm vấn đề thứ ba thuộc lĩnh vực thông tin và truyền thông. Trả lời câu hỏi của đại biểu Lưu Văn Đức - Ủy viên Thường trực Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Lắk đặt ra vào chiều 11/11...

Cùng tác giả

Bộ Nội vụ: Tổ chức hội nghị tập huấn trực tuyến về cải cách hành chính

Sáng 19/11, Bộ Nội vụ tổ chức Hội nghị tập huấn trực tuyến về cải cách hành chính cho đội ngũ cán bộ các tỉnh/thành trong cả nước.  Tại điểm cầu Đắk Lắk có lãnh đạo Sở, ngành, địa phương và cán bộ phụ trách lĩnh vực cải cách hành chính trong tỉnh. Các đại biểu tham dự điểm cầu tỉnh Đắk Lắk  Trong 1 ngày, các đại biểu được nghe chuyên gia Bộ Nội vụ trình bày chuyên đề gồm: Giải...

Chương trình tình nguyện mùa đông “Giao nắng chuyển yêu thương”

Sáng 19/11, Tỉnh Đoàn, Hội Sinh viên Việt Nam tỉnh Đắk Lắk phối hợp với các đơn vị tài trợ tổ chức Chương trình tình nguyện mùa đông “Giao nắng chuyển yêu thương” tại Trường Tiểu học Trưng Vương (xã Ea H’đing, huyện Cư M’gar). Đại diện các đơn vị trao tặng quà cho nhà trường và học sinh. Chương trình có sự tham gia của Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2017, Top 5 Hoa hậu Hoàn vũ thế giới 2018 H’Hen Niê.  Tại...

Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Y Giang Gry Niê Knơng thăm và tặng quà nguyên lãnh đạo tỉnh và Mẹ Việt...

Chiều 19/11, nhân kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22/11/1904 - 22/11/2024), Đoàn công tác của Tỉnh ủy, HĐND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh do Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Y Giang Gry Niê Knơng làm trưởng đoàn đã đến thăm và tặng quà các đồng chí nguyên lãnh đạo tỉnh, gia đình của các đồng chí nguyên lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ và người có công tiêu biểu trên...

Đoàn công tác của đồng chí Huỳnh Thị Chiến Hòa – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh thăm các đồng chí...

Chiều 19/11, Đoàn công tác của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh do đồng chí Huỳnh Thị Chiến Hòa - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh làm Trưởng đoàn đã đến thăm các đồng chí nguyên lãnh đạo tỉnh nhân dịp Kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22/11/1904 - 22/11/2024). Cùng tham gia đoàn công tác có lãnh đạo Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và HĐND, lãnh...

Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị thăm, tặng quà nguyên lãnh đạo tỉnh

Nhân dịp kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22/11/1904 - 22/11/2024), chiều 19/11, Đoàn công tác của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị làm Trưởng đoàn đã đến thăm, tặng quà các đồng chí nguyên lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ tại thành phố Buôn Ma Thuột. Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị thăm hỏi sức khỏe...

Cùng chuyên mục

Hành trình khám phá Yok Đôn – Đăk Lăk

Vườn quốc gia Yok Đôn với nhiều trải nghiệm vô cùng thú vị, chính là địa điểm lý tưởng khi du lịch Đăk Lăk. Vườn quốc gia Yok Đôn nằm cách thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 40km về phía Bắc. Đây cũng là nơi được nhiều người ưa thích bởi hệ sinh thái và những trải nghiệm đa dạng có tại vườn. Vườn quốc gia Yok Đôn với nhiều trải nghiệm vô cùng thú vị, chính là địa điểm lý...

Hành trình khám phá Yok Đôn – Đăk Lăk

Vườn quốc gia Yok Đôn với nhiều trải nghiệm vô cùng thú vị, chính là địa điểm lý tưởng khi du lịch Đăk Lăk. Vườn quốc gia Yok Đôn nằm cách thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 40km về phía Bắc. Đây cũng là nơi được nhiều người ưa thích bởi hệ sinh thái và những trải nghiệm đa dạng có tại vườn. Vườn quốc gia Yok Đôn với nhiều trải nghiệm vô cùng thú vị, chính là địa điểm lý...

Khai thác tiềm năng du lịch MICE

Với vị trí trung tâm vùng Tây Nguyên, loại hình du lịch kết hợp với hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức sự kiện (du lịch MICE) được ngành du lịch Đắk Lắk xác định là lợi thế để phát triển, góp phần đa dạng hóa các loại hình du lịch của tỉnh. Đắk Lắk có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch MICE. Theo Sở văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL), tính đến...

Cảnh quan thiên nhiên: Nét vẽ trong bức tranh du lịch Đắk Lắk

Không chỉ là nơi sinh sống của 49 dân tộc anh em với nét văn hóa đặc sắc, Đắk Lắk còn có sự đa dạng về cảnh quan thiên nhiên, tạo nên bức tranh đa sắc màu có sức hút du khách gần xa. Sinh sống ở thành phố đông đúc, nhộn nhịp TP. Hồ Chí Minh, tranh thủ kỳ nghỉ phép mới đây, anh Nguyễn Văn Tâm cùng vợ lựa chọn Đắk Lắk làm điểm đến. Anh Tâm chia...

Những hướng đi triển vọng của du lịch Đắk Lắk

Nói đến Tây Nguyên, người ta nghĩ đến hai từ văn hóa, gắn liền với lịch sử âm thầm trải dài trên vùng cao nguyên bền bỉ này. Nhưng để hiểu thấu và nếm trải văn hóa ấy, cộng đồng cần nhiều “chất xúc tác”, đơn giản nhất là khơi gợi du lịch. Vậy nên, việc xây dựng chiến lược du lịch Tây Nguyên bền vững chính là cơ hội để cộng đồng xã hội tiếp cận những câu chuyện...

Đắk Lắk thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng

Đắk Lắk là địa phương có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch cộng đồng (DLCĐ), hiện Tỉnh này đang có nhiều giải pháp để khai thác và phát triển loại hình du lịch này một cách hiệu quả.  Đắk Lắk giàu tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng. (Ảnh: K.V) Việc phát triển mô hình DLCĐ trên địa bàn tỉnh đã góp phần giải quyết việc làm, sinh kế cho một bộ phận người dân, đóng góp vào...

Đắk Lắk thúc đẩy hợp tác văn hóa, du lịch để thu hút du khách

Nhờ đẩy mạnh các hoạt động hợp tác quốc tế về văn hóa, du lịch, trong 6 tháng đầu năm nay, lượng du khách đến Đắk Lắk đã tăng lên, đạt 65% kế hoạch cả năm. Trong 6 tháng đầu năm nay, tỉnh Đắk Lắk đã đón gần 779.500 lượt khách, tăng 5% so với cùng kỳ năm 2023, đạt 65% kế hoạch năm 2024. Tổng doanh thu du lịch đạt 646 tỷ đồng, tăng 14% so với cùng kỳ,...

Rằm tháng Giêng đi chợ tình Ea Tam phiên bản Tây Nguyên

Ở vùng đất Tây Nguyên xa xôi đầy nắng và gió cũng có những phiên chợ tình. Chợ tình phiên bản Tây Nguyên diễn ra vào độ rằm tháng giêng tại một xã vùng sâu nằm trên địa bàn huyện Krông Năng, thuộc tỉnh Đắk Lắk. Krông Năng cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 80km về phía đông bắc. Nơi đây nổi tiếng với huyền thoại về cô gái người dân tộc Ê Đê xinh đẹp tên là Hơ Năng. Vì tình...

Khu Du lịch sinh thái Văn hóa Cộng đồng Kotam: Sẵn sàng đón khách du xuân năm 2019

Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019 đang đến rất gần, Khu Du lịch sinh thái Văn hóa Cộng đồng Kotam đã có những kế hoạch để thu hút du khách tìm đến, vui chơi, tham quan và giải trí trong dịp Tết. Theo Bà Nguyễn Thị Ngọc Anh, Chủ tịch HĐQT Công ty Du lịch sinh thái Văn hóa Cộng đồng Kotam cho biết, Trong dịp Tết Nguyên đán Kỷ hợi 2019, Khu Du lịch sinh thái Văn hóa Cộng...

Krông Búk quảng bá hình ảnh của địa phương để kêu gọi đầu tư phát triển du lịch.

Huyện Krông Búk nằm phía Đông Bắc tỉnh Đắk Lắk, cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột 60km theo Quốc lộ 14, có tổng diện tích tự nhiên 35.767,0 ha, với số dân 66.295, có 07 đơn vị hành chính xã bao gồm các xã: Cư Né, Cư Pơng, Ea Sin, Chứ Kbô, Ea Ngai, Pơng Drang và Tân Lập với 106 thôn, buôn (42 buôn đồng bào dân tộc thiểu số). Lễ kỷ niệm 10 năm thành lập...

Tin nổi bật

Tin mới nhất