Powered by Techcity

Tiểu ban Kinh tế-Xã hội Đại hội XIV của Đảng làm việc tại vùng Tây Nguyên


Sáng 2/8, tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang dẫn đầu Đoàn công tác của Tiểu ban Kinh tế-Xã hội Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng làm việc tại vùng Tây Nguyên.

Tham dự hội nghị còn có thành viên Tiểu ban Kinh tế- Xã hội, đại diện lãnh đạo Bộ, ban ngành liên quan, lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND 5 tỉnh Tây Nguyên.

Về phía tỉnh Đắk Lắk có các đồng chí: Nguyễn Đình Trung – Bí thư Tỉnh ủy; Huỳnh Thị Chiến Hòa –Chủ tịch HĐND tỉnh; Phạm Ngọc Nghị – Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo Sở, ngành liên quan.

Các đại biểu tham dự buổi làm việc

Tại buổi làm việc, lãnh đạo các tỉnh vùng Tây Nguyên báo cáo về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2021-2030 và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các địa phương; chia sẻ những kinh nghiệm, bài học hay trong phát triển kinh tế-xã hội; nêu những khó khăn, vướng mắc trong quá trình phát triển và đề xuất, kiến nghị với Trung ương.

Các địa phương cũng đánh giá cao cách tiếp cận của Tiểu ban Kinh tế-Xã hội khi có các cuộc làm việc trực tiếp với các địa phương thay vì tổng hợp tình hình thực hiện các Nghị quyết của Trung ương bằng văn bản.

Bên cạnh những kết quả đạt được, các địa phương vùng Tây Nguyên cũng phản ánh những nút thắt đang làm cản trở quá trình phát triển, nhất là kết nối hạ tầng nội vùng với các trung tâm kinh tế còn hạn chế; chất lượng nguồn nhân lực còn bất cập dẫn đến khó thu hút đầu tư; tiềm năng lợi thế rừng chưa được khai thác hiệu quả để tạo sinh kế cho người dân sống và làm giàu từ rừng; chất lượng chăm sóc y tế còn nhiều bất cập, công tác bảo vệ và phát huy giá trị văn hoá Tây Nguyên chưa được quan tâm đúng mức.Vướng mắc về quy hoạch bauxite đang làm cản trở việc triển khai các dự án đầu tư công, nhất là các công trình trọng điểm quốc gia, tại Lâm Đồng và Đắk Nông. Các tỉnh vùng Tây Nguyên đề xuất kiểm kê lại rừng khu vực Tây Nguyên để xác định rõ thực trạng của rừng, làm cơ sở cho việc bố trí đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc.

Đồng chí Trần Lưu Quang, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, thành viên Thường trực Tiểu ban Kinh tế – Xã hội chủ trì Hội nghị.

Đối với việc phát triển nguồn nhân lực, các tỉnh vùng Tây Nguyên kiến nghị Trung ương tăng cường số lượng, cơ sở vật chất, giáo viên đối với các trường nội trú ở cấp huyện và trường đào tạo nghề; có chính sách mạnh hơn nữa từ khâu đào tạo, tuyển dụng cán bộ, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ là người dân tộc.

Các địa phương cũng kiến nghị Trung ương phân cấp cho địa phương trong việc điều chỉnh cục bộ quy hoạch tỉnh, thẩm định dự án phát triển kinh tế; quan tâm đầu tư bảo tồn văn hoá các dân tộc Tây Nguyên để văn hoá thực sự trở thành nguồn lực cho phát triển bền vững; quan tâm hơn nữa đối với cán bộ cấp cơ sở.

Đại diện các bộ, ngành Trung ương phải hồi bước đầu về những ý kiến, kiến nghị của địa phương; cập nhật về tình hình sửa đổi, bổ sung, ban hành các quy định về chỉ tiêu sử dụng đất, quy hoạch bauxite, cấp đất ở và đất sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số, in sách giáo khoa cho học sinh dân tộc thiểu số.

Đại diện một số bộ, ngành cũng cập nhật thông tin về định hướng phát triển y tế, bảo vệ và phát huy giá trị văn hoá Tây Nguyên, điều tra dân số dân tộc thiểu số, đồng thời gợi mở những động lực mới để Tây Nguyên phát triển nhanh hơn, bền vững hơn.

Đồng chí Nguyễn Đình Trung – Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk phát biểu tại buổi làm việc

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư đánh giá, trong giai đoạn 2021-2023, Tây Nguyên cùng với Đồng bằng Sông Hồng là 2 vùng có tốc độ tăng trưởng cao nhất cả nước: Vùng Tây Nguyên (7,1%/năm), Vùng Đồng bằng sông Hồng (7,3%/năm); cao hơn nhiều các vùng khác (Vùng Bắc Trung Bộ, Duyên hải miền Trung tăng 6,8%/năm; Vùng Trung du, miền núi phía Bắc tăng 6,5%/năm; Vùng Đồng bằng sông Cửu Long là 5,0%/năm và vùng Đông Nam Bộ thấp nhất, đạt 3,5%/năm.

Tây Nguyên là vùng duy nhất đạt mục tiêu tăng trưởng đề ra trong các Nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển KTXH, bảo đảm quốc phòng an ninh các vùng (Theo Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị, mục tiêu tăng trưởng của vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021-2030 là 7-7,5%/năm).

Ngoài ra, trong giai đoạn 2021-2023, hầu hết các địa phương trong vùng đều tăng bình quân hơn 7%/năm (Kon Tum và Đăk Nông: 7,8%; Gia Lai: 7,1%; Đăk Lăk: 7,0%); chỉ riêng Lâm Đồng (tăng 6,8%) dưới 7%.

Trong 3 khối ngành, ngành công nghiệp tăng 14% (Trong đó: Sản xuất và phân phối điện tăng 18,3%, công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 7,6%), ngành nông nghiệp tăng 5,7%, khu vực dịch vụ tăng 6,6% (Trong đó: Dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng rất cao 20,1%). Nhìn chung các ngành mà Tây Nguyên có lợi thế đều tăng trưởng cao như công nghiệp năng lượng, nông nghiệp.

Bên cạnh những yếu tố thuận lợi, các tỉnh Tây Nguyên đang đối mặt với khó khăn, hạn chế như : Trình độ phát triển kinh tế và mức sống nhân dân của vùng còn thấp, GRDP bình quân đầu người của Vùng năm 2023 đạt gần 67 triệu đồng, thấp nhất cả nước. Hệ thống kết cấu hạ tầng nhìn chung chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, mật độ đường giao thấp, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề năm 2023 của Vùng đạt 18,2%, chỉ cao hơn vùng đồng bằng sông Cửu Long…

Đồng chí Phạm Ngọc Nghị -Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk tham gia ý kiến đề xuất với Tiểu ban

Đề xuất mục tiêu tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2025-203, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, theo Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị, mục tiêu tăng trưởng của vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021-2030 là 7-7,5%. Trong giai đoạn 2021-2023, vùng đạt 7,12%/năm, đạt mục tiêu đề ra trong Nghị quyết 23; dự kiến giai đoạn 2026-2030 kinh tế cả vùng cần tăng trưởng ở mức 7-7,7%/năm. Nếu vùng Tây Nguyên giữ mức tăng trưởng hiện nay cho đến năm 2030 thì sẽ đạt mục tiêu đề ra, nhưng vùng cần có tốc độ tăng trưởng cao hơn để thu hẹp dần khoảng cách phát triển với các vùng khác và có đóng góp nhiều hơn vào tăng trưởng chung của cả nước.

Bộ Trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan gợi mở không gian phát triển kinh tế vùng Tây Nguyên

Lãnh đạo UBND tỉnh Kon Tum đề xuất với Tiểu ban Kinh tế -xã hội Đại hội lần thứ XIV của Đảng

Về định hướng phát triển một số ngành, lĩnh vực trên địa bàn vùng Tây Nguyên, Bộ KH&ĐT gợi mở, cần tập trung nguồn lực và có chính sách trọng tâm, trọng điểm để phát triển các ngành có lợi thế. Đối với Tây Nguyên là nông nghiệp, du lịch, công nghiệp chế biến nông sản, năng lượng tái tạo, công nghiệp khai thác và chế biến bôxit, alumin, nhôm… Khuyến khích hình thành các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, hiệu quả cao gắn với chế biến, hình thành chuỗi giá trị nông sản để tận dụng cơ hội xuất khẩu. Chú trọng đến bảo vệ môi trường, trong đó đặc biệt là bảo vệ nguồn nước, bảo vệ rừng và đa dạng sinh học của vùng.  Tập trung hoàn thành đúng tiến độ các tuyến cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột, Quy Nhơn – Pleiku – Lệ Thanh, Dầu Giây – Liên Khương, Chơn Thành – Gia Nghĩa…; kết nối giao thông nội vùng và ngoại vùng …

Đồng chí Y Vinh Tơr, Uỷ viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc trao đổi về xây dựng chính sách dân tộc tại buổi làm việc

Phát biểu kết luận tại buổi làm việc, đồng chí Trần Lưu Quang, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ đánh giá cao những ý kiến tâm huyết, trách nhiệm của các địa phương và sự nỗ lực của các tỉnh Tây Nguyên, trong giai đoạn 2021-2023, toàn vùng và các tỉnh đã gặt hái được nhiều thành quả, nổi trội là tốc độ tăng trưởng 7,1%/năm.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang nhấn mạnh Tây Nguyên là khu vực luôn có vai trò, vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế, chính trị, xã hội, quốc phòng an ninh của cả nước, nên tinh thần chung là cần có sự ưu tiên cơ chế, chính sách, nguồn lực cho khu vực này trong thời gian tới với tinh thần chung đạt được mục đích là tiểu ban Kinh tế Xã hội phải làm một văn kiện rất quan trọng là đánh giá 5 năm thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội và định hướng trong thời gian tới.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang nêu rõ, từ văn kiện của các địa phương chúng tôi tổng hợp lại thành văn kiện của Đại hội Đảng toàn quốc. Với vị trí cực kỳ quan trọng của Tây Nguyên thì phải có một ý tứ gì đó trong văn kiện để chúng ta có một chủ trương mới, một đường hướng mới để đẩy mạnh sự phát triển của Tây Nguyên xứng với cái tầm mà nó có. Đề nghị các tỉnh tập trung mục tiêu phải ổn định tình hình an ninh chính trị để phục vụ phát triển; chủ động đề xuất nhiệm vụ cần trung ương phân cấp cho địa phương; quan tâm đến công tác dân tộc, đào tạo cán bộ người dân tộc thiểu số; quản lý bảo vệ rừng, quy hoạch đồng bộ, chỉ tiêu quy hoạch đáp ứng con số phát triển xanh, cơ chế ứng xử với các loại hình quy hoạch để định hướng phát triển chứ không phải là rào cản; đào tạo nguồn nhân lực hệ thống cơ quan nhà nước…

Phó Thủ tướng cũng lưu ý các địa phương về tuân thủ đồng bộ các quy hoạch, đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết phải có cơ chế xử lý khi có xung đột trong các quy hoạch để làm sao quy hoạch thực sự là định hướng chứ không là rào cản cho quá trình phát triển.

Đối với việc kiểm kê rừng, Phó Thủ tướng cho biết Tây Nguyên sẽ là vùng kiểm kê trước bằng việc ứng dụng công nghệ để bảo đảm tính chính xác, minh bạch, không ai can thiệp được vào kết quả kiểm kê, tạo cơ sở cho việc tính toán bố trí đất đai cho đồng bào dân tộc.

Về quản lý và bảo vệ rừng, qua các chuyến khảo sát tại các địa phương, Phó Thủ tướng đồng tình với sự cần thiết phải đánh giá, điều chỉnh lại nhân lực quản lý bảo vệ rừng và mô hình quản lý rừng cho hiệu quả, phòng, chống nguy cơ phá rừng, cháy rừng.

Phó Thủ tướng cũng đề nghị các tỉnh Tây Nguyên chuẩn bị nhân sự thật tốt cho Đại hội đảng bộ các cấp, trong đó đặc biệt lưu ý cán bộ làm công tác dân tộc và cán bộ là người dân tộc.

Giao Bộ KHĐT khảo sát mô hình hay của các tỉnh, tiếp nhận đề xuất của các địa phương tiếp tục rà soát, hoàn thiện các báo cáo Tiểu ban kinh tế -xã hội Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIV.

Dự kiến khả năng hoàn thành mục tiêu đề ra tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk  lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 – 2025

Dự kiến có 12/16 các chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch 5 năm, gồm: (1) Tổng sản phẩm xã hội, (2) GRDP bình quân đầu người, (3) Huy động vốn đầu tư toàn xã hội, (4) Tổng kim ngạch xuất khẩu, (5) Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng, (6) Phát triển cơ sở hạ tầng, (7) Giảm nghèo, (8) Lao động, việc làm, (9) Tỷ lệ trường học đạt chuẩn quốc gia, (10) Y tế, (11) Cải cách hành chính, (12) Quốc phòng, an ninh.

Dự kiến có 03/16 chỉ tiêu chủ yếu và 01 chỉ tiêu thành phần có khả năng không đạt kế hoạch 5 năm đề ra, gồm: (1) Tổng thu cân đối NSNN trên địa bàn; (2) Phát triển doanh nghiệp; (3) Tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới và số đơn vị cấp huyện hoàn thành nông thôn mới và chỉ tiêu thành phần tỷ lệ khu, cụm công nghiệp đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường.  

Do đó, nhiệm vụ đạt ra trong những năm còn lại rất nặng nề, cần phải phấn đấu và nỗ lực rất lớn của các cấp, các ngành, các địa phương, để thực hiện hoàn thành 16 chỉ tiêu phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đề ra.



Nguồn: https://daklak.gov.vn/-/tieu-ban-kinh-te-xa-hoi-ai-hoi-xiv-cua-ang-lam-viec-tai-vung-tay-nguyen

Cùng chủ đề

Quán triệt, triển khai Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025

Sáng 18/12, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 (gọi tắt là Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Hội nghị quán triệt, triển khai Quyết định số 484/QĐ-TTg ngày 7/6/2024 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025. Tham dự hội nghị tại điểm cầu Đắk Lắk có Ủy viên Ban Thường vụ...

UBND tỉnh đối thoại với thanh niên tỉnh Đắk Lắk năm 2024

Sáng 18/12, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị đối thoại với thanh niên trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk năm 2024. Tham dự chủ trì hội nghị có đồng chí H’Yim Kđoh- Phó Chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo Sở, ngành trong tỉnh.  Các đại biểu tham dự hội nghị Trên tinh thần trao đổi, đối thoại thẳng thắn, gợi mở và chân tình, Hội nghị đã được nghe các ý kiến, kiến nghị, đề xuất của đại diện thanh niên...

Ngành Tư pháp triển khai nhiệm vụ năm 2025

Sáng 17/12, tại Hà Nội, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị triển khai công tác tư pháp năm 2025 theo hình thức trực tiếp, kết hợp trực tuyến tới 63 điểm cầu tại các tỉnh, thành phố trong cả nước. Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long dự và chỉ đạo hội nghị. Các đại biểu dự Hội nghị tại điểm cầu tỉnh Đắk Lắk. Dự hội nghị tại điểm cầu UBND tỉnh Đắk Lắk có đồng chí H’Yim...

Thẩm định kịch bản chương trình Lễ khai mạc, Lễ hội đường phố tại Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9...

Sáng 17/12, UBND tỉnh tổ chức họp rà soát, thẩm định kịch bản chi tiết chương trình Lễ khai mạc, Lễ hội đường phố tại Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025. Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Tuấn Hà, Trưởng Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Buôn Ma Thuột, giải phóng tỉnh Đắk Lắk (10/3/1975 - 10/3/2025) và Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần...

Tuyên dương 50 sinh viên dân tộc thiểu số tiêu biểu tỉnh Đắk Lắk năm 2024

Chiều 15/12, Tỉnh đoàn, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh và Hội Sinh viên Việt Nam tỉnh phối hợp tổ chức Chương trình gặp mặt và tuyên dương sinh viên dân tộc thiểu số tiêu biểu tỉnh Đắk Lắk lần thứ XXVI, năm 2024. Các đại biểu dự Chương trình. Dự buổi gặp mặt có đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan, cùng 50 sinh viên các dân tộc thiểu số tiêu biểu đang học tập...

Cùng tác giả

Nộp ngân sách hơn 541 tỷ đồng từ xử lý vi phạm về quản lý thị trường

Nộp ngân sách hơn 541 tỷ đồng từ xử lý vi phạm về quản lý thị trườngNăm 2024, Quản lý thị trường cả nước đã thanh, kiểm tra 68.280 vụ, phát hiện, xử lý 47.135 vụ vi phạm, chuyển cơ quan điều tra 178 vụ có dấu hiệu tội phạm, thu nộp ngân sách trên 541 tỷ đồng. Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường Trần Hữu Linh tại Hội nghị tổng kết ngành năm 2024. Báo cáo về...

Quán triệt, triển khai Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025

Sáng 18/12, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 (gọi tắt là Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Hội nghị quán triệt, triển khai Quyết định số 484/QĐ-TTg ngày 7/6/2024 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025. Tham dự hội nghị tại điểm cầu Đắk Lắk có Ủy viên Ban Thường vụ...

UBND tỉnh đối thoại với thanh niên tỉnh Đắk Lắk năm 2024

Sáng 18/12, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị đối thoại với thanh niên trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk năm 2024. Tham dự chủ trì hội nghị có đồng chí H’Yim Kđoh- Phó Chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo Sở, ngành trong tỉnh.  Các đại biểu tham dự hội nghị Trên tinh thần trao đổi, đối thoại thẳng thắn, gợi mở và chân tình, Hội nghị đã được nghe các ý kiến, kiến nghị, đề xuất của đại diện thanh niên...

Bàn giao bếp ăn bán trú cho Trường Mầm non Họa My, huyện Ea Kar

Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam vừa phối hợp với Hội Chữ thập đỏ tỉnh Đắk Lắk tổ chức khánh thành và bàn giao công trình bếp ăn bán trú cho Trường Mầm non Họa My, xã Ea Đar, huyện Ea Kar. Đại biểu cắt băng khánh thành công trình. Tham dự lễ khánh thành có Chủ tịch Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam Bùi Thị Hòa; Phó Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ tỉnh Lê Khôi...

Ngành Tư pháp triển khai nhiệm vụ năm 2025

Sáng 17/12, tại Hà Nội, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị triển khai công tác tư pháp năm 2025 theo hình thức trực tiếp, kết hợp trực tuyến tới 63 điểm cầu tại các tỉnh, thành phố trong cả nước. Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long dự và chỉ đạo hội nghị. Các đại biểu dự Hội nghị tại điểm cầu tỉnh Đắk Lắk. Dự hội nghị tại điểm cầu UBND tỉnh Đắk Lắk có đồng chí H’Yim...

Cùng chuyên mục

Nộp ngân sách hơn 541 tỷ đồng từ xử lý vi phạm về quản lý thị trường

Nộp ngân sách hơn 541 tỷ đồng từ xử lý vi phạm về quản lý thị trườngNăm 2024, Quản lý thị trường cả nước đã thanh, kiểm tra 68.280 vụ, phát hiện, xử lý 47.135 vụ vi phạm, chuyển cơ quan điều tra 178 vụ có dấu hiệu tội phạm, thu nộp ngân sách trên 541 tỷ đồng. Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường Trần Hữu Linh tại Hội nghị tổng kết ngành năm 2024. Báo cáo về...

Quán triệt, triển khai Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025

Sáng 18/12, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 (gọi tắt là Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Hội nghị quán triệt, triển khai Quyết định số 484/QĐ-TTg ngày 7/6/2024 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025. Tham dự hội nghị tại điểm cầu Đắk Lắk có Ủy viên Ban Thường vụ...

UBND tỉnh đối thoại với thanh niên tỉnh Đắk Lắk năm 2024

Sáng 18/12, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị đối thoại với thanh niên trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk năm 2024. Tham dự chủ trì hội nghị có đồng chí H’Yim Kđoh- Phó Chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo Sở, ngành trong tỉnh.  Các đại biểu tham dự hội nghị Trên tinh thần trao đổi, đối thoại thẳng thắn, gợi mở và chân tình, Hội nghị đã được nghe các ý kiến, kiến nghị, đề xuất của đại diện thanh niên...

Ngành Tư pháp triển khai nhiệm vụ năm 2025

Sáng 17/12, tại Hà Nội, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị triển khai công tác tư pháp năm 2025 theo hình thức trực tiếp, kết hợp trực tuyến tới 63 điểm cầu tại các tỉnh, thành phố trong cả nước. Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long dự và chỉ đạo hội nghị. Các đại biểu dự Hội nghị tại điểm cầu tỉnh Đắk Lắk. Dự hội nghị tại điểm cầu UBND tỉnh Đắk Lắk có đồng chí H’Yim...

Xây dựng cho được hình mẫu thanh niên mới

Đại biểu có mặt tại phiên khai mạc chính thức Đại hội Hội LHTN Việt Nam lần IX (nhiệm kỳ 2024-2029) – Ảnh: Hội LHTN Không thiếu những bạn trẻ không có ước mơ, thiếu động lực, thụ động và thích làm những công việc không cần yêu cầu cao về tay nghề. Họ sẵn sàng chọn đi làm công nhân ở các khu công nghiệp và an tâm với điều đó mà điều này cần thay đổi nếu muốn...

Giá cà phê trong nước bật tăng sau 1 ngày giảm giá

Giá cà phê thế giới đột ngột quay đầu giảm Giá cà phê hôm nay 18/12/2024 trên thị trường thế giới, lúc 4 giờ 30 phút cập nhật trên sàn giao dịch Sở Giao dịch hàng hoá Việt Nam MXV (giá cà phê thế giới được MXV cập nhật liên tục, khớp với các sàn giao dịch trên thế giới, là kênh duy nhất ở Việt Nam cập nhật liên tục liên kết với các sàn giao dịch trên thế...

Giá tiêu trong nước hôm nay cao nhất 146.500 đồng/kg

Giá tiêu trong nước hôm nay Giá tiêu hôm nay được cập nhật lúc 4h30 sáng ngày 18/12/2024 như sau, giá tiêu trong nước ổn định, duy trì ở mức khá cao. Hiện giá mua trung bình ở các địa phương ở mức 146.100 đồng/kg. Cụ thể, giá tiêu thu mua ở tỉnh Gia Lai ở mức 145.500 đồng/kg; tương tự, giá tiêu tỉnh Bình Phước được thu mua với giá 146.000 đồng/kg; giá tiêu Bà Rịa – Vũng Tàu ở...

Chuyển giao kết quả thí điểm hệ thống cơ sở dữ liệu rừng và vùng trồng cà phê tuân thủ…

Hội thảo do Ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ hợp tác Quốc tế (Bộ NN-PTNT) và Bà Trần Quỳnh Chi, Giám đốc ngành hàng Dầu cọ và Cà phê, IDH đồng chủ trì. Đại diện Phái đoàn Liên minh Châu Âu (EU), Bộ Ngoại giao Hà Lan, Tổng cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ (SECO), chính quyền, sở ban ngành cấp TW và các tỉnh Tây Nguyên, các hiệp hội và doanh nghiệp ngành cà phê,...

Thanh niên Việt Nam đứng ở đâu trong thế giới hơn 8 tỉ người?

Đại hội Hội Liên hiệp thanh niên lần thứ IX đề ra nhiệm vụ “mỗi thanh niên là một đại sứ văn hóa” – Ảnh: VŨ TUẤN Giữ tiếng Việt là giữ bản sắc văn hóa Tổ thảo luận số 2 với chủ đề “Thanh niên Việt Nam tham gia bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc”. Đại biểu Phùng Công Sưởng – tổng biên tập báo Tiền phong – cho rằng để phát huy vai trò của...

Phê chuẩn kết quả bầu, miễn nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND 2 tỉnh

Cụ thể, tại Quyết định số 1580/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn kết quả miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái nhiệm kỳ 2021 – 2026 đối với ông Trần Huy Tuấn, để nhận nhiệm vụ mới.  Tại Quyết định số 1589/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái nhiệm kỳ 2021 – 2026 đối với ông Nguyễn Tuấn Anh,...

Tin nổi bật

Tin mới nhất