Powered by Techcity

Du lịch homestay Buôn Ma Thuột: Bao giờ mới được định vị ?

08:57, 22/10/2023

Đến nay, TP. Buôn Ma Thuột có gần 30 điểm du lịch homestay mở ra nhằm phục vụ du khách nội địa và quốc tế. Tuy nhiên, sau khi  đến đây tham quan và trải nghiệm, nhiều người có chung nhận xét rằng, vẫn còn quá ít địa chỉ đáp ứng nhu cầu của du khách.

Thiếu ý tưởng và rập khuôn

Qua chuyến tìm hiểu, khảo sát mới đây của ông Dương Minh Bình, Giám đốc Công ty phát triển du lịch cộng đồng Việt Nam (Community Based Tourism – CBT) tại một số tỉnh thành khu vực Tây Nguyên, trong đó có Buôn Ma Thuột, vị “chuyên gia homestay” này đánh giá: Loại hình du lịch cộng đồng ở đây còn thiếu ý tưởng và hết sức rập khuôn, nơi nào cũng hao hao giống nhau về sản phẩm cũng như cung cách quảng bá, tiếp thị và phục vụ khách hàng.

Vào buôn Akô Dhông (phường Tân Lợi), Khu du lịch văn hóa, sinh thái và cộng đồng Kô Tam (phường Tân Hòa) hay Khu du lịch làng nghề kết hợp văn hóa, cộng đồng buôn Tơng Jú (xã Ea Kao)… đều không mang lại cho du khách cảm xúc khác biệt, ấn tượng nào về lịch sử, văn hóa, địa lý và nhân văn của vùng đất vốn nổi tiếng như Buôn Ma Thuột. Ngoài thăm thú, dạo chơi trong không gian đặc trưng miền rừng, thưởng thức âm nhạc cồng chiêng và ẩm thực, thì không thấy sản phẩm nào có tính chất khám phá độc đáo, bất ngờ để gia tăng mức độ nhận diện cao từ mỗi điểm đến.





Nhiều ngôi nhà dài mới dựng để phục vụ du khách, nhưng khách lưu trú không đáng kể.

Lắng nghe, tham khảo từ nhiều người, ông Bình tiếc nuối – rằng ở xứ sở bàng bạc vốn hóa dân gian độc đáo và giàu bản sắc này, sao người ta không biết “kể lại” những câu chuyện thấm đẫm “tinh thần thảo dã” của cộng đồng các dân tộc trên sơn nguyên này nhỉ (?) Buôn Akô Dhông hoàn toàn có khả năng trình diễn kỹ năng làm rượu ghè truyền thống, phô diễn cách chế biến cà phê đặc sản bằng lửa củi tự nhiên để làm say lòng du khách trên những ngôi nhà dài hiện có. Kô Tam phải níu chân người đến bằng hoạt động thực hành tạc tượng nhà mồ, hay tượng gỗ dân gian Tây Nguyên nói chung trong không gian yên bình và đầy ắp tiếng chiêng, tiếng kèn sáo đủ loại.




 

“Tôi đầu tư hàng tỷ đồng để làm 4 nhà dài, kèm những dịch vụ khác với mong muốn tạo ra tour homestay đúng nghĩa ở điểm đến du lịch cộng đồng buôn Akô Dhông. Vậy mà đến nay cơ ngơi ấy chỉ để phục vụ du khách đến tham quan, ăn uống rồi về; lượt khách lưu trú để tìm hiểu, trải nghiệm tại đây không đáng kể” – anh Ama Jenny, chủ cơ sở homestay ở buôn Akô Dhông, phường Tân Lợi (TP. Buôn Ma Thuột). 

Còn Tơng Jú, với nghề dệt thổ cẩm đã thành danh thì nhất thiết phải cho người thưởng lãm “mục sở thị” quy trình làm ra loại “gấm vóc” của mình – từ khâu xe sợi, nhuộm màu, dệt vải, tạo hoa văn cho đến tạo mẫu mã sản phẩm… Nếu làm được như thế, chắc chắn những điểm đến du lịch cộng đồng trên sẽ giải quyết được những thách thức đặt ra như mở rộng biên độ trải nghiệm cho du khách, bán được sản phẩm và nhất là tăng thời gian lưu trú cho dịch vụ homestay.

Chuyển dịch sang chiều sâu

Theo ông Bình, chỉ có bước chuyển dịch một cách có chiều sâu sản phẩm du lịch cộng đồng  tại các khu homestay ở đây mới tạo nên chuỗi giá trị gia tăng cho ngành du lịch Buôn Ma Thuột một cách đáng kể. Bằng không, cứ phát triển ồ ạt, thiếu định hướng và thiếu chọn lọc thì không tránh khỏi tình trạng ế ẩm, đìu hiu… sau đó dần “chết yểu” do vắng khách là điều không tránh khỏi.

Khuyến cáo trên tỏ ra xác đáng với loại hình du lịch cộng đồng nói chung và các cơ sở homestay nói riêng trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột. Ông Võ Tiến Dũng, Trưởng Phòng Văn hóa – Thông tin thành phố nhìn nhận: Du lịch homestay ở đây đang nở rộ như một phong trào, thiếu sự định hướng và kiểm soát theo kế hoạch/đề án phát triển du lịch cộng đồng, trong đó ưu tiên cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ mà HĐND tỉnh đã phê duyệt và thông qua với những nội dung đầu tư rõ ràng, cụ thể (bảo tồn vốn văn hóa truyền thống; tôn tạo cảnh quan buôn làng; nâng cấp và hoàn thiện hạ tầng cơ sở điểm đến; đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cũng như kiến thức tổ chức, vận hành và quản lý; kết nối giới thiệu, quảng bá loại hình du lịch này đến với du khách trong và ngoài nước). Chính vì thế, dù có gần 30 homestay, hoặc nhiều hơn thế được mở ra cũng không làm cho bức tranh du lịch Buôn Ma Thuột sáng rõ lên được, ngược lại càng khiến việc giám sát, quản lý trở nên phức tạp thêm.





Du khách tham quan điểm du lịch cộng đồng buôn Akô Dhông.

Một số đơn vị lữ hành đưa khách đến đây cho rằng du lịch homestay không chỉ dừng lại ở dịch vụ nghỉ ngơi, lưu trú thông thường, mà còn gắn kết với nhiều hoạt động tìm hiểu, trải nghiệm thực tế khác thông qua các sản phẩm có tính chất đặc thù, tiêu biểu và đại diện cho mỗi cộng đồng dân tộc hay rộng hơn là một vùng/miền nhất định. Đằng này, trên địa bàn Buôn Ma Thuột, nhiều homestay đang mở cửa chào đón khách (với những hành ảnh, lời mời rất “kêu” trên mạng xã hội và nền tảng số) mà chẳng hề quan tâm đến vấn đề cốt lõi như đã nêu nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách đúng như bản chất loại hình du lịch đang “hot” và đang trở thành xu thế hiện nay. Theo khảo sát của Phòng Văn hóa – Thông tin TP. Buôn Ma Thuột, sản phẩm của hầu hết gần 30 homestay trên địa bàn chủ yếu là lưu trú và ẩm thực; trong đó có khá nhiều cơ sở trong lòng thành phố vì không bảo đảm mặt bằng, không gian và cảnh quan cần thiết cho hoạt động du lịch này nên chỉ có chức năng như “nhà nghỉ” mà thôi – và tất nhiên số khách đến đó phần đông là gia đình, cặp đôi hay nhóm bạn cùng sở thích với thời gian lưu trú không quá 1 ngày/đêm.     

Cùng góc nhìn này, một số đơn vị làm du lịch cộng đồng (có homestay) như buôn Akô Dhông, Khu du lịch văn hóa, sinh thái và cộng đồng Kô Tam, Khu du lịch làng nghề kết hợp văn hóa, cộng đồng buôn Tơng Jú… bày tỏ băn khoăn:  Để  giữ vững và phát triển loại hình du lịch này thì việc quy hoạch không gian đô thị, trong đó có các buôn làng của người dân tộc thiểu số tại chỗ cần phải được gìn giữ, bảo tồn đặc trưng nguyên trạng, bởi yếu tố này đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình xây dựng và hình thành sản phẩm homestay trong lòng TP. Buôn Ma Thuột. Tiếc là nhiều buôn làng ở đây đã và đang thay đổi theo hướng bất lợi cho ngành kinh tế quan trọng này. Đó là bản sắc văn hóa của người Êđê ở đây mai một cả về giá trị vật thể và phi vật thể – vì thế, về phía doanh nghiệp dù có tâm huyết đến mấy cũng “lực bất tòng tâm”.





Điểm bày bán rượu cần trong buôn Akô Dhông.

Anh Ama Jenny (chủ cơ sở homestay ở buôn Akô Dhông) chia sẻ: Ai mà không muốn làm bài bản, đến nơi đến chốn như vị “chuyên gia homestay” Dương Minh Bình đã chỉ ra như trên, nhưng khổ nỗi một phần tiềm lực tài chính có hạn, một phần do đời sống cộng đồng đã khác xưa rất nhiều khiến anh phải “bó tay”. Nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan đều đối mặt với hạn chế, khó khăn như thế, thử hỏi làm sao gầy dựng và phát triển du lịch cộng đồng ở đây? Rất mong Nhà nước, mà trực tiếp là chính quyền thành phố cũng như tỉnh Đắk Lắk có động thái thể hiện quyết tâm, tích cực hỗ trợ, giúp đỡ và kiến tạo hướng đi kịp thời, hiệu quả để cộng đồng làm du lịch có sinh kế bền vững hơn và đóng góp nhiều hơn cho xã hội.

Đình Đối



Nguồn

Cùng chủ đề

Đắk Lắk công bố môn thi thứ 3 trong Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10, năm học 2025 – 2026

Ngày 12/2, Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk công bố môn thi thứ 3 trong Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10, năm học 2025 - 2026. Theo đó, môn thi thứ ba Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông năm học 2025-2026 trên địa bàn tỉnh là môn Ngoại ngữ (Tiếng Anh, Tiếng Pháp). Thời gian làm bài thi 60 phút với hình thức thi là trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn. Thí...

Đắk Lắk công bố phương án tuyển sinh lớp 10 năm học 2025 – 2026

Nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong các trường phổ thông; thực hiện phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS, UBND tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành Kế hoạch số 30/KH-UBND về tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2025 – 2026.  Theo đó, việc tuyển sinh vào lớp 10 các trường THPT công lập được thực hiện bằng phương thức thi tuyển. Các trường phổ thông tư...

Đắk Lắk quyết tâm huy động nguồn lực cho mục tiêu tăng trưởng hai con số năm 2025

Sáng 3/2, UBND tỉnh tổ chức buổi gặp mặt đầu Xuân để đánh giá tình hình trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.  Tham dự chủ trì chương trình gặp mặt có các đồng chí: Nguyễn Tuấn Hà – Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; Trương Công Thái – Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Thiên Văn – Phó Chủ tịch UBND tỉnh. Đồng chí Nguyễn Tuấn Hà – Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh...

Khai mạc Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật dành cho học sinh trung học tỉnh Đắk Lắk, năm học 2024-2025

Sáng 18/1, tại Trường THCS và THPT Đông Du, Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk đã tổ chức khai mạc Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật dành cho học sinh trung học tỉnh Đắk Lắk, năm học 2024-2025. Các đại biểu tham dự lễ khai mạc. Tham gia Cuộc thi năm nay có 173 sản phẩm, dự án của 327 học sinh và 173 giáo viên hướng dẫn đến từ 15 Phòng Giáo dục và Đào tạo của các...

Quán triệt Nghị quyết của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi...

Ngày 13/1, tại Hà Nội, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu Trung ương (Ảnh: chinhphu.vn). Tham dự hội nghị tại điểm cầu Trung ương có các đồng chí: Tổng Bí thư Tô Lâm;...

Cùng tác giả

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Lắk tham gia góp ý thảo luận tổ

Trong khuôn khổ chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9, ngày 12/2, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Đắk Lắk đã tham gia đóng góp nhiều ý kiến thảo luận tại tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội và dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Các đại biểu cơ bản tán thành việc xác định phạm vi sửa đổi, bổ...

Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị dự Lễ giao nhận quân tại thị xã Buôn Hồ

Hòa chung không khí nô nức của Ngày hội tòng quân toàn tỉnh Đắk Lắk, ngày 13/2, Hội đồng Nghĩa vụ Quân sự thị xã Buôn Hồ tổ chức Lễ giao nhận quân, tiễn thanh niên ưu tú lên đường thực hiện nghĩa vụ công dân với Tổ quốc. Quang cảnh Lễ giao nhận quân. Tham dự lễ giao nhận quân có đồng chí Phạm Ngọc Nghị - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng Nghĩa...

Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025: Tôn vinh người trồng cà phê thông qua nhiều hoạt động ý...

Từ ngày 9 - 13/3, tại thành phố Buôn Ma Thuột và một số địa phương của tỉnh Đắk Lắk sẽ diễn ra các hoạt động đặc sắc của Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025. Chương trình văn hóa nghệ thuật đặc sắc tại Lễ khai mạc Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023. Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025 với chủ đề “Buôn...

Họp báo Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025: Lễ hội hứa hẹn nhiều mới mẻ, hấp dẫn

Sáng 12/2, tại Hà Nội, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đắk Lắk, Trưởng Ban Tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025 Nguyễn Tuấn Hà đã chủ trì buổi Họp báo giới thiệu về Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025. Quang cảnh Họp báo Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025 tại Hà Nội. Tham dự họp báo có đại diện Hiệp...

Đắk Lắk công bố môn thi thứ 3 trong Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10, năm học 2025 – 2026

Ngày 12/2, Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk công bố môn thi thứ 3 trong Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10, năm học 2025 - 2026. Theo đó, môn thi thứ ba Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông năm học 2025-2026 trên địa bàn tỉnh là môn Ngoại ngữ (Tiếng Anh, Tiếng Pháp). Thời gian làm bài thi 60 phút với hình thức thi là trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn. Thí...

Cùng chuyên mục

Hành trình khám phá Yok Đôn – Đăk Lăk

Vườn quốc gia Yok Đôn với nhiều trải nghiệm vô cùng thú vị, chính là địa điểm lý tưởng khi du lịch Đăk Lăk. Vườn quốc gia Yok Đôn nằm cách thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 40km về phía Bắc. Đây cũng là nơi được nhiều người ưa thích bởi hệ sinh thái và những trải nghiệm đa dạng có tại vườn. Vườn quốc gia Yok Đôn với nhiều trải nghiệm vô cùng thú vị, chính là địa điểm lý...

Hành trình khám phá Yok Đôn – Đăk Lăk

Vườn quốc gia Yok Đôn với nhiều trải nghiệm vô cùng thú vị, chính là địa điểm lý tưởng khi du lịch Đăk Lăk. Vườn quốc gia Yok Đôn nằm cách thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 40km về phía Bắc. Đây cũng là nơi được nhiều người ưa thích bởi hệ sinh thái và những trải nghiệm đa dạng có tại vườn. Vườn quốc gia Yok Đôn với nhiều trải nghiệm vô cùng thú vị, chính là địa điểm lý...

Khai thác tiềm năng du lịch MICE

Với vị trí trung tâm vùng Tây Nguyên, loại hình du lịch kết hợp với hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức sự kiện (du lịch MICE) được ngành du lịch Đắk Lắk xác định là lợi thế để phát triển, góp phần đa dạng hóa các loại hình du lịch của tỉnh. Đắk Lắk có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch MICE. Theo Sở văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL), tính đến...

Cảnh quan thiên nhiên: Nét vẽ trong bức tranh du lịch Đắk Lắk

Không chỉ là nơi sinh sống của 49 dân tộc anh em với nét văn hóa đặc sắc, Đắk Lắk còn có sự đa dạng về cảnh quan thiên nhiên, tạo nên bức tranh đa sắc màu có sức hút du khách gần xa. Sinh sống ở thành phố đông đúc, nhộn nhịp TP. Hồ Chí Minh, tranh thủ kỳ nghỉ phép mới đây, anh Nguyễn Văn Tâm cùng vợ lựa chọn Đắk Lắk làm điểm đến. Anh Tâm chia...

Những hướng đi triển vọng của du lịch Đắk Lắk

Nói đến Tây Nguyên, người ta nghĩ đến hai từ văn hóa, gắn liền với lịch sử âm thầm trải dài trên vùng cao nguyên bền bỉ này. Nhưng để hiểu thấu và nếm trải văn hóa ấy, cộng đồng cần nhiều “chất xúc tác”, đơn giản nhất là khơi gợi du lịch. Vậy nên, việc xây dựng chiến lược du lịch Tây Nguyên bền vững chính là cơ hội để cộng đồng xã hội tiếp cận những câu chuyện...

Đắk Lắk thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng

Đắk Lắk là địa phương có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch cộng đồng (DLCĐ), hiện Tỉnh này đang có nhiều giải pháp để khai thác và phát triển loại hình du lịch này một cách hiệu quả.  Đắk Lắk giàu tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng. (Ảnh: K.V) Việc phát triển mô hình DLCĐ trên địa bàn tỉnh đã góp phần giải quyết việc làm, sinh kế cho một bộ phận người dân, đóng góp vào...

Đắk Lắk thúc đẩy hợp tác văn hóa, du lịch để thu hút du khách

Nhờ đẩy mạnh các hoạt động hợp tác quốc tế về văn hóa, du lịch, trong 6 tháng đầu năm nay, lượng du khách đến Đắk Lắk đã tăng lên, đạt 65% kế hoạch cả năm. Trong 6 tháng đầu năm nay, tỉnh Đắk Lắk đã đón gần 779.500 lượt khách, tăng 5% so với cùng kỳ năm 2023, đạt 65% kế hoạch năm 2024. Tổng doanh thu du lịch đạt 646 tỷ đồng, tăng 14% so với cùng kỳ,...

Rằm tháng Giêng đi chợ tình Ea Tam phiên bản Tây Nguyên

Ở vùng đất Tây Nguyên xa xôi đầy nắng và gió cũng có những phiên chợ tình. Chợ tình phiên bản Tây Nguyên diễn ra vào độ rằm tháng giêng tại một xã vùng sâu nằm trên địa bàn huyện Krông Năng, thuộc tỉnh Đắk Lắk. Krông Năng cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 80km về phía đông bắc. Nơi đây nổi tiếng với huyền thoại về cô gái người dân tộc Ê Đê xinh đẹp tên là Hơ Năng. Vì tình...

Khu Du lịch sinh thái Văn hóa Cộng đồng Kotam: Sẵn sàng đón khách du xuân năm 2019

Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019 đang đến rất gần, Khu Du lịch sinh thái Văn hóa Cộng đồng Kotam đã có những kế hoạch để thu hút du khách tìm đến, vui chơi, tham quan và giải trí trong dịp Tết. Theo Bà Nguyễn Thị Ngọc Anh, Chủ tịch HĐQT Công ty Du lịch sinh thái Văn hóa Cộng đồng Kotam cho biết, Trong dịp Tết Nguyên đán Kỷ hợi 2019, Khu Du lịch sinh thái Văn hóa Cộng...

Krông Búk quảng bá hình ảnh của địa phương để kêu gọi đầu tư phát triển du lịch.

Huyện Krông Búk nằm phía Đông Bắc tỉnh Đắk Lắk, cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột 60km theo Quốc lộ 14, có tổng diện tích tự nhiên 35.767,0 ha, với số dân 66.295, có 07 đơn vị hành chính xã bao gồm các xã: Cư Né, Cư Pơng, Ea Sin, Chứ Kbô, Ea Ngai, Pơng Drang và Tân Lập với 106 thôn, buôn (42 buôn đồng bào dân tộc thiểu số). Lễ kỷ niệm 10 năm thành lập...

Tin nổi bật

Tin mới nhất