Powered by Techcity

Xây dựng đội ngũ trí thức vững mạnh: Nâng tầm trí tuệ (kỳ 2)

08:00, 16/08/2023

Kỳ 2: Phát triển nguồn nhân lực: Còn những “điểm nghẽn”

Gần 15 năm thực hiện Nghị quyết số 27 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, vị trí, vai trò đội ngũ trí thức tỉnh Đắk Lắk đã được nâng cao, tăng về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, việc xây dựng đội ngũ trí thức ở Đắk Lắk còn nhiều khó khăn, thách thức.

Còn “khoảng trống” giữa học hàm, học vị và thực tiễn

Trước yêu cầu của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, đội ngũ trí thức tỉnh Đắk Lắk đã tăng nhiều về số lượng; tuy nhiên, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của địa phương. Bên cạnh đó, công tác thu hút nhân tài, phát triển nhân lực trình độ cao trong một số lĩnh vực còn hạn chế, thiếu cán bộ đầu ngành, chuyên gia giỏi trong nhiều lĩnh vực như nông nghiệp, xây dựng, kinh tế, môi trường…

Những năm qua, huyện Krông Bông đã thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; trong đó, đặc biệt quan tâm tạo nguồn cán bộ trẻ. Tuy nhiên, theo đánh giá của Phòng Nội vụ huyện, hiện nay về cơ bản số lượng cán bộ bảo đảm nhiệm vụ được phân công nhưng cũng phải thẳng thắn nhìn nhận là chưa có sự đột phá, đóng góp nổi bật trong việc thúc đẩy phát triển địa phương.

Như Ea Trul là xã vùng 3, có trên 60% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số nên việc thu hút trí thức, người có trình độ chuyên môn cao về công tác tại địa phương không dễ. Đa phần cán bộ công chức của xã cơ bản bảo đảm bằng cấp, số lượng nhưng chất lượng chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn dẫn đến hiệu quả công việc chưa đạt như mong muốn.

Phó Chủ tịch UBND xã Trần Hoài Chính bày tỏ, để phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương thì đòi hỏi phải thu hút được những trí thức có trình độ, nhiệt huyết và sẵn sàng cống hiến. Muốn vậy, trước hết  phải bảo đảm môi trường làm việc, đời sống, thu nhập; đồng thời, chính quyền các cấp phải có chiến lược để phát triển, thu hút nhân tài đến với những địa bàn đặc biệt khó khăn như Ea Trul.





Công nhân lao động tại một doanh nghiệp chế biến nông sản trong Cụm công nghiệp Tân An.

Không chỉ ở cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp cũng thiếu hụt trầm trọng nhân lực trình độ cao. Là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cơ khí, Công ty TNHH Sản xuất – Thương mại – Dịch vụ – Xuất nhập khẩu Đăng Phong (Cụm công nghiệp Tân An) rất cần công nhân có tay nghề cao. Tuy nhiên, việc tuyển dụng gặp rất nhiều khó khăn. Ông Nguyễn Đăng Phong, Giám đốc Công ty cho biết, hằng năm Công ty đều thông báo tuyển dụng công nhân có trình độ tay nghề cao vào các vị trí quan trọng trong dây chuyền sản xuất của đơn vị, song việc tìm kiếm rất khó khăn, trong những năm gần đây, số lượng tuyển dụng được chỉ đếm trên đầu ngón tay. Do vậy, hằng năm, Công ty đều phải thuê giáo viên về đào tạo nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân.




 

“Xét về mặt số lượng đội ngũ trí thức ở tỉnh Đắk Lắk là không thiếu, nhưng về chất lượng thì chưa đáp ứng. Thực tế, đội ngũ trí thức được đào tạo ra có học hàm, học vị rất cao, nhưng khả năng đáp ứng thực tiễn đối với đời sống xã hội còn khoảng cách rất xa” – Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Lê Đình Hoan.

Có một thực tế là số lượng đề tài khoa học được nghiên cứu và áp dụng vào thực tiễn sản xuất, kinh doanh và đời sống của nhân dân trên địa bàn tỉnh còn ít, chất lượng chưa cao; việc tham gia các hoạt động tư vấn, phản biện, giám định các chủ trương, chính sách, dự án phát triển kinh tế – xã hội của đội ngũ trí thức còn hạn chế.

Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Lê Đình Hoan cho biết, Đắk Lắk hiện có Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên, Phân viện Học viện Hành chính quốc gia khu vực Tây Nguyên, Trường Đại học Tây Nguyên đều có các đề tài nghiên cứu khoa học, trong đó một số đề tài cấp quốc gia, song vấn đề ứng dụng vào thực tế rất ít, chưa được như mong muốn. Đội ngũ trí thức có trình độ ở nước ta nói chung, tỉnh Đắk Lắk nói riêng phần lớn làm việc trong cơ quan hành chính, sự nghiệp, giáo dục, y tế và công tác quản lý, ít tham gia trực tiếp vào nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.

Vùng “trũng” nhân lực

Xây dựng đội ngũ trí thức nói chung, trí thức dân tộc thiểu số (DTTS) nói riêng để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội là một trong những nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Giữ vai trò, vị trí quan trọng để đẩy nhanh tiến trình phát triển ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, song hiện nay đội ngũ trí thức DTTS chiếm tỷ lệ không cao.

Tỉnh Đắk Lắk có gần 2 triệu dân, trong đó người DTTS tại chỗ chiếm khoảng 32% dân số toàn tỉnh, DTTS từ nơi khác đến khoảng 12%. Hiện nay, số lượng công chức, viên chức người DTTS chiếm khoảng 13,2% tổng số công chức, viên chức toàn tỉnh. Dù chiếm số lượng khá đông, song số trí thức người DTTS có trình độ cao còn khiêm tốn, đây cũng là đặc điểm chung của cả vùng Tây Nguyên. Theo thống kê, năm 2021, số người có trình độ đại học trở lên ở Tây Nguyên là 322.056 người (chiếm 5,3% dân số), riêng đội ngũ trí thức DTTS là 9.078 người. Trong đó, tỉnh Đắk Lắk có 3.651 trí thức có trình độ đại học trở lên (chiếm 11,02% dân số), tỉnh Đắk Nông thấp nhất vùng với 147 người (chỉ chiếm 2,7% dân số).





Anh Trần Trung Kiên (bên trái) là lao động có tay nghề tại Công ty TNHH Sản xuất – Thương mại – Dịch vụ – Xuất nhập khẩu Đăng Phong.

TS. Trần Ngọc Thanh, Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật lâm nghiệp tỉnh Đắk Lắk chia sẻ, đội ngũ trí thức DTTS ở Tây Nguyên vẫn còn thiếu về số lượng. Đồng bào các DTTS Tây Nguyên chiếm khoảng 38% dân số của toàn vùng, nhưng đội ngũ trí thức DTTS chỉ chiếm 2,73%. Hiện nay, vùng Tây Nguyên có 4 trường đại học, song chỉ có 2 trường có giảng viên là người DTTS. Cụ thể, Trường Đại học Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) có 330 giảng viên, nhưng chỉ có 1 giảng viên người DTTS (chiếm 0,03%), Trường Đại học Tây Nguyên có 473 giảng viên, nhưng chỉ có 15 giảng viên người DTTS (chiếm 3,2%).

Theo đánh giá của Ủy ban Dân tộc, nguồn nhân lực của các tỉnh Tây Nguyên nói chung, Đắk Lắk nói riêng, đặc biệt là vùng DTTS vẫn là “vùng trũng”. Do vậy, kết quả thực hiện các mục tiêu của toàn vùng rất khiêm tốn. Đơn cử như năm 2020, năng suất lao động của vùng chỉ đạt 84,3 triệu đồng/lao động (bằng 0,93 lần vùng trung du miền núi phía Bắc; 0,4 lần vùng đồng bằng sông Hồng). Tương tự, năm 2020, thu nhập bình quân đầu người của vùng chỉ đạt 33,8 triệu đồng/năm, xếp thứ 5/6 vùng của cả nước…

Có thể khẳng định, những thực trạng trên chính là hạn chế, “điểm nghẽn” của Tây Nguyên nói chung, tỉnh Đắk Lắk nói riêng trong tiến trình phát triển kinh tế – xã hội. Bài toán đặt hàng cho các nhà khoa học, nhà nghiên cứu về việc hiến kế giải pháp phát triển cho vùng thời gian tới là hết sức cần thiết. Trong đó, cần xác định việc xây dựng, phát triển, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ người DTTS của tỉnh đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới là nhiệm vụ quan trọng và cấp bách.

(Còn nữa)

Kỳ cuối: Xây dựng đội ngũ trí thức lớn về lượng – mạnh về chất

Thúy Hồng – Hoàng Tuyết



Nguồn

Cùng chủ đề

Khai mạc Hội thi “Giai điệu tuổi hồng” tỉnh Đắk Lắk lần thứ XVI năm 2024

Sáng 13/11, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk tổ chức khai mạc Hội thi “Giai điệu tuổi hồng” tỉnh Đắk Lắk lần thứ XVI, năm 2024. Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Lưu Tiến Quang phát biểu khai mạc Hội thi. Hội thi “Giai điệu tuổi hồng” tỉnh Đắk Lắk lần thứ XVI, năm 2024 có sự tham gia dự thi của hơn 2.800 diễn viên đến...

Quốc hội chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực Y tế và Thông tin và truyền thông

Sáng 12/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thứ hai thuộc lĩnh vực y tế và nhóm vấn đề thứ ba thuộc lĩnh vực thông tin và truyền thông. Trả lời câu hỏi của đại biểu Lưu Văn Đức - Ủy viên Thường trực Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Lắk đặt ra vào chiều 11/11...

Bế mạc Hội thao truyền thống ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk lần thứ 41 – năm 2024

Chiều 9/11, sau 3 ngày thi đấu hào hứng, sôi nổi, Hội thao truyền thống ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk lần thứ 41 - năm 2024 đã chính thức bế mạc. Ban Tổ chức trao giải toàn đoàn khối phòng Giáo dục và Đào tạo. Hội thao được tổ chức từ ngày 7-9/11/2024 với sự tham gia của gần 1.500 vận động viên đến từ 77 đơn vị trong ngành. Các vận động viên đã tham gia...

Tiếp tục rà soát công tác tổ chức các hoạt động kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh

Sáng 08/11, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk họp rà soát các nội dung liên quan đến công tác tổ chức các hoạt động kỷ niệm. Đồng chí Nguyễn Tuấn Hà, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk chủ trì cuộc họp. Các đại biểu dự cuộc họp. Đến nay các hoạt động kỷ niệm...

Khai mạc Hội thao truyền thống ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk lần thứ 41 – năm 2024

Sáng 7/11, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk phối hợp với Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh tổ chức Lễ khai mạc Hội thao truyền thống ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk lần thứ 41 - năm 2024. Hội thao có sự tham gia của gần 1.500 vận động viên đến từ 77 đơn vị. Hội thao truyền thống ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk lần thứ 41 - năm 2024 được tổ...

Cùng tác giả

Tuổi trẻ Nghệ An với nhiệm vụ chấn hưng văn hóa trong thời kỳ mới

TPO – Tại diễn đàn “Tuổi trẻ với nhiệm vụ chấn hưng văn hóa trong thời kỳ mới”, hơn 1.000 học sinh Nghệ An được thực hành các nghề thủ công như làm nồi đất, dệt tơ tằm, làm bánh ngũ sắc hay vui với các làn điệu dân ca, múa sạp, trò chơi dân gian… 14/11/2024 | 20:31 ...

Thành viên UBND tỉnh Đắk Lắk góp ý, thông qua các nội dung trình Kỳ họp HĐND tỉnh

Chiều 14/11, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk Phạm Ngọc Nghị đã chủ trì phiên họp thành viên UBND tỉnh nhằm góp ý, xem xét thông qua các nội dung trình Kỳ họp HĐND tỉnh sắp tới và nội dung thuộc thẩm quyền. Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị phát biểu tại phiên họp. Tại phiên họp, các đại biểu đã thảo luận, đóng góp ý kiến và thống nhất...

Doanh nghiệp thay đổi tích cực để thích ứng với Quy định chống phá rừng của EU

Quy định chống phá rừng của Liên minh châu Âu (gọi tắt là EUDR) được Nghị viện thông qua ngày 29/6/2023 và có hiệu lực vào tháng 12/2024 đối với các doanh nghiệp lớn và áp dụng từ 30/6/2025 với những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên, ngày 2/10/2024, cơ quan này đã công bố đề xuất hoãn thực thi Quy định chống phá rừng. Theo dự kiến mới, quy định này sẽ bắt đầu thực thi vào...

Tăng cường thực hiện tiêu chí “3 sạch” góp phần triển khai hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới

Ngày 14/11, tại huyện Cư M’gar, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội thảo “Đánh giá thực trạng, đề xuất giải pháp thúc đẩy thực hiện “3 sạch” góp phần thực hiện tiêu chí 17.8 trong chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025”. Trong thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Đắk Lắk đã chủ động, tích cực triển khai, thực hiện nhiều chủ trương, chính sách, chú...

Cùng chuyên mục

Tuổi trẻ Nghệ An với nhiệm vụ chấn hưng văn hóa trong thời kỳ mới

TPO – Tại diễn đàn “Tuổi trẻ với nhiệm vụ chấn hưng văn hóa trong thời kỳ mới”, hơn 1.000 học sinh Nghệ An được thực hành các nghề thủ công như làm nồi đất, dệt tơ tằm, làm bánh ngũ sắc hay vui với các làn điệu dân ca, múa sạp, trò chơi dân gian… 14/11/2024 | 20:31 ...

Doanh nghiệp thay đổi tích cực để thích ứng với Quy định chống phá rừng của EU

Quy định chống phá rừng của Liên minh châu Âu (gọi tắt là EUDR) được Nghị viện thông qua ngày 29/6/2023 và có hiệu lực vào tháng 12/2024 đối với các doanh nghiệp lớn và áp dụng từ 30/6/2025 với những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên, ngày 2/10/2024, cơ quan này đã công bố đề xuất hoãn thực thi Quy định chống phá rừng. Theo dự kiến mới, quy định này sẽ bắt đầu thực thi vào...

Giá cà phê hôm nay 14/11: Tiếp đà tăng, trong nước vượt 110.000 đồng/kg

Giá cà phê thế giới Đầu giờ sáng 14/11 (giờ Việt Nam), trên sàn London, giá cà phê Robusta giao tháng 11/2024 ở mức 4.632 USD/tấn, tăng 95 USD/tấn so với đầu giờ sáng qua. Kỳ hạn tháng 1/2025 tăng 91 USD/tấn, giao dịch ở mức 4.552 USD/tấn. Tương tự, trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 12/2024 ở mức 271 cent/lb, tăng 8 cent/lb so với đầu giờ sáng qua. Kỳ hạn tháng 3/2025 cũng giao dịch...

Nguồn cung hạn chế, giá tiêu vẫn đang cao hơn 70% so với đầu năm

Giá tiêu hôm nay ngày 14/11/2024, tại khu vực Đông Nam Bộ chững lại ở phần lớn các vùng trọng điểm, giao dịch quanh mốc 138.000 -139.000 đồng/kg; giá mua cao nhất tại tỉnh Đắk Nông, Đắk Lắk,Bình Phước. Theo đó, giá tiêu Đắk Lắk được thu mua ở mức 139.000 đồng/kg đi ngang so với ngày hôm qua. Giá tiêu Chư Sê (Gia Lai) thu mua ở mức 138.500 đồng/kg, tăng 500 đồng/kg. Giá tiêu Đắk Nông hôm nay...

Đắk Lắk: Khai mạc Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc

Thời gian qua, công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã có nhiều đổi mới và đạt những kết quả quan trọng. Cụ thể: nhận thức của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, hội viên, đoàn viên và các tầng lớp Nhân dân về vấn đề dân tộc, công tác dân tộc, chính sách dân tộc và sự đoàn kết các dân tộc trong tình hình mới...

Nhận định thời điểm xuất khẩu tiêu Việt tăng, kỳ vọng lớn từ thị trường tỷ dân

Giá tiêu hôm nay 14/11/2024: Nhận định thời điểm xuất khẩu tiêu Việt tăng, kỳ vọng lớn từ thị trường tỷ dân. (Nguồn: Food Hacks) Giá tiêu hôm nay 14/11/2024 tại thị trường trong nước giảm mạnh ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 – 139.000 đồng/kg. Cụ thể, giá tiêu hôm nay tại Gia Lai ở mức 138.000 đồng/kg. Giá tiêu hôm nay tại các tỉnh Đồng Nai (138.000 đồng/kg); Đắk Lắk (139.000 đồng/kg); Đắk Nông (139.000...

Phụ huynh tặng nghìn like cho hiệu trưởng “đổi hoa lấy quà”

Khi Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 đang đến gần, nhiều phụ huynh bày tỏ họ cảm thấy tiếc khi những bó hoa, lẵng hoa có giá vài trăm nghìn đến hơn 1 triệu đồng chỉ bày trong vài...

Kỳ vọng đường sắt tốc độ cao là dự án biểu tượng

Đại biểu Nguyễn Thị Xuân băn khoăn về tốc độ dự án và vấn đề công nghệ, lựa chọn nhà đầu tư – Ảnh: Quochoi.vn Ngày 13-11, Quốc hội thảo luận tại tổ về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam.  Ví tuyến đường sắt như gã khổng lồ ngủ quên nên việc triển khai dự án đường sắt Bắc Nam sẽ giúp “đánh thức” gã khổng lồ này, đại biểu Nguyễn Như So...

Tiếp đà tăng mạnh, trong nước tiến gần mốc 110.000 đồng/kg

Giá cà phê hôm nay được cập nhật lúc 4h30 phút ngày 13/11/2024 như sau, theo trang www.giacaphe.com, giá cà phê trong nước hôm nay tăng mạnh 2.700 đồng/kg nằm trong khoảng 109.300-109.900 đồng/kg. Hiện giá mua trung bình tại các tỉnh Tây Nguyên là 109.500 đồng/kg, giá mua cao nhất tại tỉnh Đắk Nông 109.900 đồng/kg. Cụ thể, giá cà phê thu mua tại tỉnh Gia Lai (Chư Prông) là 109.700 đồng, tăng 2.700 đồng/kg, ở Pleiku và La...

Tin nổi bật

Tin mới nhất