Powered by Techcity

Tín dụng ưu đãi: Rằng hay thì thật là hay…

09:33, 14/08/2023

Để hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế, Chính phủ đã có nhiều nghị quyết quan trọng, trong đó có những chỉ đạo yêu cầu ngành ngân hàng đưa ra các gói tín dụng ưu đãi.

Điều dễ thấy nhất là hầu hết các gói tín dụng ưu đãi đều có nguồn vốn khá lớn, lên đến hàng chục, hàng trăm nghìn tỷ đồng. Và mục đích của các gói tín dụng này là rất tốt, có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều khó khăn như hiện nay.

Nếu được triển khai hiệu quả sẽ góp phần quan trọng giúp khơi thông nguồn vốn tín dụng, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân phát triển sản xuất, kinh doanh và phục vụ mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Bởi bên cạnh yêu cầu các ngân hàng thu xếp nguồn vốn, Chính phủ cũng yêu cầu việc giảm mặt bằng lãi suất phải thực chất.

Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước cần có những giải pháp để tăng khả năng tiếp cận vốn và tăng trưởng tín dụng hướng vào các động lực tăng trưởng như tiêu dùng, đầu tư, xuất khẩu và các lĩnh vực ưu tiên đã xác định.





Cán bộ Agribank Chi nhánh huyện Buôn Đôn kiểm tra hiệu quả vốn vay của một khách hàng trên địa bàn. (Ảnh minh họa)
Cán bộ Agribank Chi nhánh huyện Buôn Đôn kiểm tra hiệu quả vốn vay của một khách hàng trên địa bàn. (Ảnh minh họa)

Thế nhưng không có “ưu đãi” nào mà không đi kèm “điều kiện” dẫn đến kết quả giải ngân chưa được như kỳ vọng. Đơn cử như gói tín dụng 120.000 tỷ đồng hỗ trợ chủ đầu tư và người mua nhà ở dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân theo Nghị quyết 33/NQ-CP, ngày 11/3/2023 của Chính phủ. Theo kế hoạch, bốn ngân hàng thương mại (NHTM) có vốn nhà nước gồm Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank), Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) và Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank), mỗi ngân hàng dành khoảng 30.000 tỷ đồng tham gia gói tín dụng này, với lãi suất cho vay thấp hơn thị trường từ 1,5 – 2%. Thế nhưng đến nay cả nước mới có khoảng hơn 95 tỷ đồng được giải ngân và 950 tỷ đồng cam kết cho vay. Riêng tại Đắk Lắk, các NHTM nhà nước trên địa bàn cũng mới chỉ dừng lại ở việc “đã thực hiện công tác tuyên truyền và thực hiện nghiêm túc văn bản hướng dẫn thống nhất trên toàn hệ thống về việc triển khai chương trình này”. Đến nay, các chi nhánh NHTM nhà nước trên địa bàn chưa phát sinh dư nợ cho vay theo Nghị quyết 33.

Có nhiều nguyên nhân khiến tỷ lệ giải ngân những gói tín dụng này thấp, trong đó khó khăn lớn nhất là những “ràng buộc” đi kèm khiến không nhiều đối tượng đáp ứng được điều kiện vay vốn. Cùng với đó, trên thực tế thì các NHTM cũng không thực sự “mặn mà” với việc giải ngân những gói tín dụng này. Theo chia sẻ của đại diện một NHTM trên địa bàn, các chương trình tín dụng ưu đãi là động thái của các NHTM chung tay chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp và người dân để thúc đẩy tăng trưởng. Mặt khác, thông qua những gói tín dụng ưu đãi này, các NHTM cũng muốn kích cầu tín dụng trong điều kiện sức hấp thụ vốn của nền kinh tế đang giảm sâu. Thế nhưng gần như tất cả các gói tín dụng ưu đãi đều luôn đi kèm với những điều kiện ràng buộc rất chặt chẽ. Và để các bên cùng hội đủ khả năng đáp ứng được điều kiện giải ngân là rất khó khăn. Trong khi đó, ở hầu hết các chương trình tín dụng ưu đãi hiện nay, Chính phủ yêu cầu các ngân hàng cho khách hàng vay bằng nguồn vốn tự huy động của chính ngân hàng. Ngân hàng có trách nhiệm xem xét, thẩm định, quyết định cho vay đối với khách hàng theo quy định của pháp luật về cho vay và tự chịu trách nhiệm về quyết định cho vay của mình; thực hiện phân loại nợ, trích lập dự phòng và xử lý rủi ro đối với những khoản cho vay các chương trình theo quy định của pháp luật. Thế nên rất dễ hiểu là tại sao kết quả giải ngân không được như kỳ vọng.

Thiết nghĩ, để những gói tín dụng ưu đãi thực sự đi vào đời sống, phát huy tác dụng, khi đưa ra một chương trình nào đó cần nghiên cứu kỹ nhu cầu, điều kiện thực tế, có những “hướng mở” nhất định để việc thực thi được dễ dàng hơn. Cùng với đó, các tổ chức tín dụng và cơ quan quản lý ngân hàng, địa phương liên quan cần quan tâm để có sự phối hợp hiệu quả trong tổ chức và thực hiện các chương trình.

Giang Nam



Nguồn

Cùng chủ đề

Bế mạc Hội thao truyền thống ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk lần thứ 41 – năm 2024

Chiều 9/11, sau 3 ngày thi đấu hào hứng, sôi nổi, Hội thao truyền thống ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk lần thứ 41 - năm 2024 đã chính thức bế mạc. Ban Tổ chức trao giải toàn đoàn khối phòng Giáo dục và Đào tạo. Hội thao được tổ chức từ ngày 7-9/11/2024 với sự tham gia của gần 1.500 vận động viên đến từ 77 đơn vị trong ngành. Các vận động viên đã tham gia...

Tiếp tục rà soát công tác tổ chức các hoạt động kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh

Sáng 08/11, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk họp rà soát các nội dung liên quan đến công tác tổ chức các hoạt động kỷ niệm. Đồng chí Nguyễn Tuấn Hà, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk chủ trì cuộc họp. Các đại biểu dự cuộc họp. Đến nay các hoạt động kỷ niệm...

Khai mạc Hội thao truyền thống ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk lần thứ 41 – năm 2024

Sáng 7/11, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk phối hợp với Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh tổ chức Lễ khai mạc Hội thao truyền thống ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk lần thứ 41 - năm 2024. Hội thao có sự tham gia của gần 1.500 vận động viên đến từ 77 đơn vị. Hội thao truyền thống ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk lần thứ 41 - năm 2024 được tổ...

Triển khai hiệu quả chính sách hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số sinh đẻ an toàn và chăm sóc sức khoẻ trẻ...

Sáng 29/10, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh phối hợp với Sở Y tế tổ chức Hội nghị chuyên đề đánh giá thực trạng, đề xuất giải pháp thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số sinh đẻ an toàn và chăm sóc sức khỏe trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2021-2025 thuộc Dự án 8. Tham dự hội nghị có bà H’Yim Kđoh- Phó Chủ...

Tổng kết công tác xã hội hóa về kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên

Sáng 25/10, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác xã hội hóa về kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2013-2023 và giải pháp trong thời gian tới. Dự hội nghị có Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long; Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cùng đại diện lãnh đạo các bộ,...

Cùng tác giả

Hai nam sinh đâm hai nữ sinh trọng thương vì mâu thuẫn

Ngày 12/11, Cơ quan điều tra Công an huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông cho biết, đơn vị đang phối hợp cùng các cơ quan chức năng tiến hành lấy lời khai các bên liên quan để điều tra, làm rõ việc 2 nam học sinh dùng vật sắc nhọn (nghi dao) đâm 2 nữ sinh bị trọng thương phải nhập viện cấp cứu vào sáng 11/11. Theo thông tin ban đầu, vào khoảng 8h sáng 11/11, sau buổi chào...

Nhận định nào về đối thủ cạnh tranh?

Giá sầu riêng neo ở mức cao Hiện, giá sầu riêng tại các vùng trồng chính trên cả nước tương đối ổn định và duy trì ở mức tốt vì nguồn cung khan hiếm do vụ thu hoạch ở Tây Nguyên đã kết thúc. Với loại đẹp, giá sầu RI6 tại Tây Nguyên đang dao động trong khoảng 145.000 – 165.000, với sầu Thái loại đẹp còn lên tới 175.000 đồng/kg. Những vùng khác báo giá sầu đẹp các loại...

Phát triển ngành hàng yến sào Đắk Lắk bền vững

Ngày 12/11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk phối hợp với Hội Yến sào tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội nghị phát triển ngành hàng yến sào Đắk Lắk bền vững. Tham dự hội nghị có lãnh đạo Cục Thú Y, Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn); Hiệp hội Yến sào Việt Nam; lãnh đạo các sở, ngành, địa phương, đơn vị trong tỉnh; Sở Nông nghiệp và phát triển...

Có nên cho phép nhiều doanh nghiệp nhập khẩu vàng?

Gần đây, Ngân hàng Nhà nước đã có nhiều chỉ đạo bình ổn thị trường vàng. Những nỗ lực đó đã mang lại không ít kết quả tích cực, mà nổi bật nhất chính là việc giá vàng SJC đang tiệm cận giá vàng thế giới. Thế nhưng, tình trạng khan hiếm ngày càng trở nên nặng nề hơn, từ đó đặt ra yêu cầu phải có biện pháp tổng thể. Theo các chuyên gia, một trong số đó...

Trong nước ổn định; giá tiêu đen xuất khẩu giảm mạnh ở các nước

Giá tiêu hôm nay ngày 12/11/2024, tại khu vực Đông Nam Bộ ổn định ở phần lớn các vùng trọng điểm, giao dịch quanh mốc 139.000 -141.200 đồng/kg; giá mua cao nhất tại tỉnh Đắk Nông. Theo đó, giá tiêu Đắk Lắk được thu mua ở mức 141.000 đồng/kg. Giá tiêu Chư Sê (Gia Lai) thu mua ở mức 140.000 đồng/kg. Giá tiêu Đắk Nông hôm nay ghi nhận ở mức 141.200 đồng/kg. Giá tiêu hôm nay 12/11/2024: Trong nước ổn...

Cùng chuyên mục

Hai nam sinh đâm hai nữ sinh trọng thương vì mâu thuẫn

Ngày 12/11, Cơ quan điều tra Công an huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông cho biết, đơn vị đang phối hợp cùng các cơ quan chức năng tiến hành lấy lời khai các bên liên quan để điều tra, làm rõ việc 2 nam học sinh dùng vật sắc nhọn (nghi dao) đâm 2 nữ sinh bị trọng thương phải nhập viện cấp cứu vào sáng 11/11. Theo thông tin ban đầu, vào khoảng 8h sáng 11/11, sau buổi chào...

Nhận định nào về đối thủ cạnh tranh?

Giá sầu riêng neo ở mức cao Hiện, giá sầu riêng tại các vùng trồng chính trên cả nước tương đối ổn định và duy trì ở mức tốt vì nguồn cung khan hiếm do vụ thu hoạch ở Tây Nguyên đã kết thúc. Với loại đẹp, giá sầu RI6 tại Tây Nguyên đang dao động trong khoảng 145.000 – 165.000, với sầu Thái loại đẹp còn lên tới 175.000 đồng/kg. Những vùng khác báo giá sầu đẹp các loại...

Có nên cho phép nhiều doanh nghiệp nhập khẩu vàng?

Gần đây, Ngân hàng Nhà nước đã có nhiều chỉ đạo bình ổn thị trường vàng. Những nỗ lực đó đã mang lại không ít kết quả tích cực, mà nổi bật nhất chính là việc giá vàng SJC đang tiệm cận giá vàng thế giới. Thế nhưng, tình trạng khan hiếm ngày càng trở nên nặng nề hơn, từ đó đặt ra yêu cầu phải có biện pháp tổng thể. Theo các chuyên gia, một trong số đó...

Trong nước ổn định; giá tiêu đen xuất khẩu giảm mạnh ở các nước

Giá tiêu hôm nay ngày 12/11/2024, tại khu vực Đông Nam Bộ ổn định ở phần lớn các vùng trọng điểm, giao dịch quanh mốc 139.000 -141.200 đồng/kg; giá mua cao nhất tại tỉnh Đắk Nông. Theo đó, giá tiêu Đắk Lắk được thu mua ở mức 141.000 đồng/kg. Giá tiêu Chư Sê (Gia Lai) thu mua ở mức 140.000 đồng/kg. Giá tiêu Đắk Nông hôm nay ghi nhận ở mức 141.200 đồng/kg. Giá tiêu hôm nay 12/11/2024: Trong nước ổn...

Đồng loạt tăng mạnh trên thị trường thế giới

Giá cà phê hôm nay được cập nhật lúc 4h30 phút ngày 12/11/2024 như sau, theo trang www.giacaphe.com, giá cà phê trong nước hôm nay nằm trong khoảng 106.500-107.200 đồng/kg, ổn định so với ngày hôm qua. Hiện giá mua trung bình tại các tỉnh Tây Nguyên là 107.100 đồng/kg, giá mua cao nhất tại tỉnh Đắk Nông 107.200 đồng/kg. Cụ thể, giá cà phê thu mua tại tỉnh Gia Lai (Chư Prông) là 107.000 đồng, ở Pleiku và La...

Vào vườn cùng nông dân thực hành canh tác cà phê theo hướng tái sinh

Từ những lần thực hành “cầm tay chỉ việc” và những bài học vỡ lòng từ cán bộ, đến nay, nhiều nông dân đã sở hữu những vườn cà phê trĩu quả, xanh mướt, góp phần hiện thực hóa chủ trương xây dựng nền nông nghiệp bền vững, giảm phát thải khí nhà kính của Chính phủ. Những ngày đầu tháng 10, bà Trần Thị Liên (47 tuổi, trú thôn 9, xã Ea Tiêu, huyện Cư Kuin, Đắk Lắk) ra...

Vì sao Ngân hàng Nhà nước chỉ bán mà không mua vàng?

  Sáng 11/11, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng là thành viên Chính phủ đầu tiên đăng đàn trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 8 của Quốc hội khóa XV. Với nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực ngân hàng, Quốc hội tập trung chất vấn: Việc điều hành chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới nhiều biến động; Công tác quản lý nhà...

Trường Cao đẳng Công thương Việt Nam khai giảng năm học 2024 – 2025

Sáng 10/11, Trường Cao đẳng Công thương Việt Nam cơ sở đào tạo tại Đắk Lắk tổ chức Lễ tổng kết năm học 2023 - 2024 và khai giảng năm học 2024 – 2025; kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2024) . Các đại biểu tham dự hội nghị Tham dự buổi lễ có Phó Chủ tịch UBND tỉnh H’Yim Kđoh; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy...

Đông Nam Bộ giảm từ 500 – 1.000 đồng/kg so với tuần trước

Giá tiêu hôm nay ngày 11/11/2024, tại khu vực Đông Nam Bộ ổn định ở phần lớn các vùng trọng điểm, giao dịch quanh mốc 139.500 -141.200 đồng/kg; giá mua cao nhất tại tỉnh Đắk Nông. Theo đó, giá tiêu Đắk Lắk được thu mua ở mức 141.000 đồng/kg. Giá tiêu Chư Sê (Gia Lai) thu mua ở mức 140.000 đồng/kg. Giá tiêu Đắk Nông hôm nay ghi nhận ở mức 141.200 đồng/kg. Giá tiêu hôm nay 11/11/2024: Đông Nam Bộ...

Giá cà phê trong nước tăng cao ở đầu vụ, “đối mặt” xuất khẩu toàn cầu tăng mạnh, xu hướng giá sẽ thế nào?

Giá cà phê hôm nay 11/11/2024 Giá cà phê thế giới vừa trải qua một tuần biến động mạnh, tăng cao, giảm sâu theo sự tăng giảm của đồng USD. Dù kết thúc tuần qua ở một phiên giảm sâu, nhưng tổng kết tuần, giá cà phê robusta kỳ hạn giao tháng 1/2025 tăng 97 USD/tấn, giá cà phê Arabica kỳ hạn giao tháng 12 tăng 10,4 Cent/lb. Ghi nhận của Thế giới & Việt Nam, chốt phiên giao dịch tuần...

Tin nổi bật

Tin mới nhất