Powered by Techcity

Lịch sử tỉnh Đắk Lắk

Buôn Ma Thuột là thành phố tỉnh lị của tỉnh Đắk Lắk và là thành phố lớn nhất ở vùng Tây Nguyên Việt Nam.

Buôn Ma Thuột gốc tiếng Ê Đê, nghĩa là “bản hoặc làng của Ama Thuột”, nó xuất phát từ tên gọi buôn của A ma Thuột – tên một vị tù trưởng giàu có và quyền uy nhất vùng; để rồi từ đây hình thành nên các buôn làng xung quanh, phát triển thành thành phố Buôn Ma Thuột ngày hôm nay.

Từ giữa thế kỷ XII, đồng bào dân tộc ở miền Trung Tây Nguyên đã từng đứng dậy đấu tranh chống sự xâm lược của Chiêm Thành. Đến năm 1470, khi Chiêm Thành xâm lấn biên giới phía nam của nước Đại Việt, bị quan quân nhà Lê đánh tan. Sau khi đánh thắng Chiêm Thành, nhà Lê một mặt tôn trọng đường ranh giới giữa vùng cư trú của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên với đồng bằng; mặt khác đã có những chính sách nhằm duy trì mối quan hệ giữa người Kinh và đồng bào các dân tộc thiểu số.

Năm 1540, khi Bùi Tá Hán được triều đình cử làm Tuần Tiết xứ Nam Ngãi, kiêm cả các vùng dân tộc miền núi phía Tây. Ông đã cho di dân lên lập ấp trên miền núi, mở mang buôn bán giữa người Kinh và người dân tộc thiểu số, tiến cử các vị tù, tộc trưởng ở địa phương và tấn phong vua Hỏa Xá và Thủy Xá. Từ đó cho đến các đời vua nhà Nguyễn sau này, địa bàn Tây Nguyên-Daklak được gọi là trấn Man, do triều đình gián tiếp quản lý. Về hành chính, trấn Man chia thành 4 nguyên và 5 đạo và về quân sự, nhà Nguyễn lập ra một số đồn lính, tiến hành tuần tra, canh phòng biên giới và ngăn chặn sự xâm lược của quân Xiêm.

Vào những năm cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp đã đẩy mạnh các họat động do thám, nắm tình hình dưới nhiều danh nghĩa khác nhau, nhằm phục vụ cho âm mưu xâm lược Tây Nguyên, Daklak. Đến năm 1898, chúng tập trung lực lượng đánh chiếm Buôn Đôn và lần lượt mở rộng chiến tranh đánh chiếm toàn bộ cao nguyên Daklak.

Sau khi chiếm Daklak, thực dân Pháp bắt tay xây dựng bộ máy thống trị, thành lập đơn vị hành chính tỉnh Daklak vào năm 1904 theo Nghị định của Tòan quyền Đông Dương. Chúng chia Daklak làm 5 quận, áp đặt chế độ trực trị, thực hiện chính sách “chia để trị”. Nhưng cũng chính từ sự áp bức, bóc lột hà khắc đó, đồng bào các dân tộc Daklak đã liên tục và anh dũng đứng lên chống thực dân Pháp, dưới sự lãnh đạo của các vị Tù trưởng. Trong những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, trong tỉnh liên tục nổ ra các cuộc khởi nghĩa và đấu tranh vũ trang; như cuộc khởi nghĩa của Ama Jhao (1890-1904), cuộc đấu tranh của N’Trang Gưh (1900-1914), cuộc khởi nghĩa của Oi H’Mai (1903-1909). Tiêu biểu hơn cả là cuộc nổi dậy của đồng bào M’nông do N’Trang Lơng lãnh đạo, cuộc khởi nghĩa này kéo dài 23 năm (1912-1935) lôi cuốn đồng bào các dân tộc, không chỉ ở cao nguyên Dak Nông, mà cả Tây Nguyên và Cam pu chia hưởng ứng.

Cùng với các cuộc đấu tranh và khởi nghĩa vũ trang do các vị tù trưởng lãnh đạo, trong tỉnh cũng đã xuất hiện một số phong trào đấu tranh chính trị hợp pháp của tầng lớp công chức, viên chức, trí thức, học sinh chống chính sách chia để trị của thực dân Pháp, chống chính sách ngu dân, khinh miệt đồng bào các dân tộc bản xứ. Tiêu biểu là cuộc đấu tranh do hai giáo chức yêu nước người Ê đê là Y Jút và Y út lãnh đạo (1925 – 1926).

Cũng trong thời kỳ này, do chính sách lập đồn điền khai thác thuộc địa, ở Daklak đã xuất hiện một tầng lớp công nhân làm thuê cho các đồn điền bót lột và hành hạ. Để chống lại sự áp bức bóc lột tàn bạo của thực dân Pháp, công nhân các đồn điền đã nhiều lần tổ chức các cuộc đấu tranh dưới nhiều hình thức khác nhau. Tiêu biểu cho phong trào đấu tranh của công nhân thời kỳ này là cuộc đấu tranh của công nhân đồn điền Mai ô (Maillot) năm 1927, cuộc đấu tranh của công nhân đồn điền Rossi, CHPI năm 1933, công nhân cầu đường Buôn Hồ 1935 và sau này là công nhân đồn điền CADA…

Khi cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai đi vào giai đọan kết thúc, nhất là sau sự kiện Nhật đảo chính Pháp ngày 9/3/1945, tình hình phong trào Cách mạng trong tỉnh phát triển sôi nổi. Các tổ chức đoàn thể, các Hội quần chúng lần lượt ra đời, lôi cuốn lực lượng công nông, trí thức, thanh niên, phụ nữ tham gia hoạt động Việt Minh. Ngày 24 tháng 8 năm 1945, sau cuộc khởi nghĩa ở đồn điền CADA, cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền nổ ra thắng lợi ở Buôn Ma Thuột: hàng vạn quần chúng đã đồng loạt đứng lên ủng hộ ủy ban khởi nghĩa, giành chính quyền về tay nhân dân, thành lập chính quyền cách mạng, mở ra một kỷ nguyên mới: kỷ nguyên độc lập, tự do và nhân dân làm chủ vận mệnh của mình.

Sau khi xóa bỏ bộ máy cai trị của thực dân phát xít, đồng bào các dân tộc đã đoàn kết, chung sức chung lòng bắt tay xây dựng chế độ mới. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và ủy ban Việt Minh, nhân dân Daklak hăng hái tham gia củng cố chính quyền, xây dựng lực lượng vũ trang, chống giặc đói, giặc dốt, thực hiện các quyền và nghĩa vụ thiêng liêng mà cách mạng đã mang lại.

Ngày 30 tháng 12 năm 1945 quân đội Pháp quay lại xâm lược lần thứ hai. Quân dân Buôn Ma Thuột và quân dân các dân tộc trong tỉnh đã đứng dậy đấu tranh. Cuộc kháng chiến 9 năm trường kỳ, gian khổ và ác liệt cuối cùng đã giành được thắng lợi.

Nhưng khi cuộc kháng chiến chống Pháp vừa kết thúc, đế quốc Mỹ nhảy vào miền Nam, với âm mưu xâm chiếm miền Nam chia cắt lâu dài đất nước ta. Cùng với nhân dân cả nước đồng bào các dân tộc Daklak tiếp tục bước vào cuộc chiến đấu chống lại những kẻ thù nguy hiểm hơn, độc ác hơn đó là đế quốc Mỹ và chính quyền tay sai.

Trong hơn 20 năm chiến chiếm đóng, đế quốc Mỹ và chính quyền tay sai đã tập trung biết bao tiềm lực quân sự và chính trị, nhằm xây dựng Dak Lak thành một địa bàn chiến lược trọng yếu, với nhiều thủ đoạn hòng đè bẹp ý chí cách mạng của đồng bào các dân tộc Dak Lak. Nhưng vượt lên trên mọi hy sinh tổn thất to lớn và nặng nề nhất, quân dân các dân tộc đã kề vai sát cánh bên nhau, bền bĩ đấu tranh, lần lượt đập tan các âm mưu, thủ đọan của kẻ thù, lập nên những chiến công oanh liệt: đồng khởi phá kềm 1960-1961, phá ấp giành dân giải phóng nông thôn 1964-1965, tổng tấn công và nổi dậy tết Mậu thân 1968, đánh bại chương trình bình định cấp tốc của Mỹ Ngụy 1969-1972. Cuối cùng đã làm nên chiến thắng Buôn Ma Thuột (Ngày 10/03/1975), mở đầu cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, mở ra một kỷ nguyên mới: kỷ nguyên độc lập, tự do, thống nhất, cả nước đi lên Chủ nghĩa xã hội.

Cổng TTĐT tỉnh

Cùng chủ đề

Giá cà phê trong nước bật tăng sau 1 ngày giảm giá

Giá cà phê thế giới đột ngột quay đầu giảm Giá cà phê hôm nay 18/12/2024 trên thị trường thế giới, lúc 4 giờ 30 phút cập nhật trên sàn giao dịch Sở Giao dịch hàng hoá Việt Nam MXV (giá cà phê thế giới được MXV cập nhật liên tục, khớp với các sàn giao dịch trên thế giới, là kênh duy nhất ở Việt Nam cập nhật liên tục liên kết với các sàn giao dịch trên thế...

Giá tiêu trong nước hôm nay cao nhất 146.500 đồng/kg

Giá tiêu trong nước hôm nay Giá tiêu hôm nay được cập nhật lúc 4h30 sáng ngày 18/12/2024 như sau, giá tiêu trong nước ổn định, duy trì ở mức khá cao. Hiện giá mua trung bình ở các địa phương ở mức 146.100 đồng/kg. Cụ thể, giá tiêu thu mua ở tỉnh Gia Lai ở mức 145.500 đồng/kg; tương tự, giá tiêu tỉnh Bình Phước được thu mua với giá 146.000 đồng/kg; giá tiêu Bà Rịa – Vũng Tàu ở...

Chuyển giao kết quả thí điểm hệ thống cơ sở dữ liệu rừng và vùng trồng cà phê tuân thủ…

Hội thảo do Ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ hợp tác Quốc tế (Bộ NN-PTNT) và Bà Trần Quỳnh Chi, Giám đốc ngành hàng Dầu cọ và Cà phê, IDH đồng chủ trì. Đại diện Phái đoàn Liên minh Châu Âu (EU), Bộ Ngoại giao Hà Lan, Tổng cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ (SECO), chính quyền, sở ban ngành cấp TW và các tỉnh Tây Nguyên, các hiệp hội và doanh nghiệp ngành cà phê,...

Thanh niên Việt Nam đứng ở đâu trong thế giới hơn 8 tỉ người?

Đại hội Hội Liên hiệp thanh niên lần thứ IX đề ra nhiệm vụ “mỗi thanh niên là một đại sứ văn hóa” – Ảnh: VŨ TUẤN Giữ tiếng Việt là giữ bản sắc văn hóa Tổ thảo luận số 2 với chủ đề “Thanh niên Việt Nam tham gia bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc”. Đại biểu Phùng Công Sưởng – tổng biên tập báo Tiền phong – cho rằng để phát huy vai trò của...

Phê chuẩn kết quả bầu, miễn nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND 2 tỉnh

Cụ thể, tại Quyết định số 1580/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn kết quả miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái nhiệm kỳ 2021 – 2026 đối với ông Trần Huy Tuấn, để nhận nhiệm vụ mới.  Tại Quyết định số 1589/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái nhiệm kỳ 2021 – 2026 đối với ông Nguyễn Tuấn Anh,...

Cùng tác giả

Khai mạc Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Đắk Lắk năm 2024

“Khát vọng xây dựng tỉnh Đắk Lắk giàu đẹp, văn minh, bản sắc” là chủ đề của Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Đắk Lắk năm 2024 vừa được UBND tỉnh Đắk Lắk khai mạc hôm nay (23/9). Diễn ra trong 2 ngày (23-24/9), Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Đắk Lắk năm 2024 (Techfest Đắk Lắk 2024) có nhiều hoạt động như: trưng bày giới thiệu, quảng bá các dự án, sản phẩm...

Đắk Lắk có thể bắn pháo hoa dịp Lễ hội Sầu riêng

Chỉ hơn 3 ngày nữa, Lễ hội Sầu riêng Krông Pắc lần II sẽ chính thức diễn ra. Đến đây, du khách có thể thưởng thức sầu riêng, ẩm thực của các dân tộc… Sự kiện Lễ hội Sầu riêng năm lần thứ nhất. Ảnh: Ngô Minh Phương Lễ hội Sầu riêng Krông Pắc lần II năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 31.8 đến 2.9 với 12 hoạt động chính bao gồm: Hội thi nông dân sản xuất sầu riêng giỏi; Hội...

Hành trình khám phá Yok Đôn – Đăk Lăk

Vườn quốc gia Yok Đôn với nhiều trải nghiệm vô cùng thú vị, chính là địa điểm lý tưởng khi du lịch Đăk Lăk. Vườn quốc gia Yok Đôn nằm cách thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 40km về phía Bắc. Đây cũng là nơi được nhiều người ưa thích bởi hệ sinh thái và những trải nghiệm đa dạng có tại vườn. Vườn quốc gia Yok Đôn với nhiều trải nghiệm vô cùng thú vị, chính là địa điểm lý...

Lễ hội sầu riêng Krông Pắc lần thứ hai hứa hẹn nhiều hoạt động đặc sắc

“Lễ hội sầu riêng Krông Pắc – Đắk Lắk lần thứ hai sẽ làm hài lòng du khách với quy mô lớn hơn, nhiều hoạt động đặc sắc, ý nghĩa hơn”, đây là khẳng định của lãnh đạo huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk tại buổi họp báo thông tin về Lễ hội sầu riêng Krông Pắc – Đắk Lắk lần thứ 2 năm 2024 tổ chức sáng nay (18/7). Với chủ đề “Sầu riêng Krông Pắc - Phát triển...

Hành trình khám phá Yok Đôn – Đăk Lăk

Vườn quốc gia Yok Đôn với nhiều trải nghiệm vô cùng thú vị, chính là địa điểm lý tưởng khi du lịch Đăk Lăk. Vườn quốc gia Yok Đôn nằm cách thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 40km về phía Bắc. Đây cũng là nơi được nhiều người ưa thích bởi hệ sinh thái và những trải nghiệm đa dạng có tại vườn. Vườn quốc gia Yok Đôn với nhiều trải nghiệm vô cùng thú vị, chính là địa điểm lý...

Cùng chuyên mục

Khai mạc Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Đắk Lắk năm 2024

“Khát vọng xây dựng tỉnh Đắk Lắk giàu đẹp, văn minh, bản sắc” là chủ đề của Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Đắk Lắk năm 2024 vừa được UBND tỉnh Đắk Lắk khai mạc hôm nay (23/9). Diễn ra trong 2 ngày (23-24/9), Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Đắk Lắk năm 2024 (Techfest Đắk Lắk 2024) có nhiều hoạt động như: trưng bày giới thiệu, quảng bá các dự án, sản phẩm...

Đắk Lắk có thể bắn pháo hoa dịp Lễ hội Sầu riêng

Chỉ hơn 3 ngày nữa, Lễ hội Sầu riêng Krông Pắc lần II sẽ chính thức diễn ra. Đến đây, du khách có thể thưởng thức sầu riêng, ẩm thực của các dân tộc… Sự kiện Lễ hội Sầu riêng năm lần thứ nhất. Ảnh: Ngô Minh Phương Lễ hội Sầu riêng Krông Pắc lần II năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 31.8 đến 2.9 với 12 hoạt động chính bao gồm: Hội thi nông dân sản xuất sầu riêng giỏi; Hội...

Hành trình khám phá Yok Đôn – Đăk Lăk

Vườn quốc gia Yok Đôn với nhiều trải nghiệm vô cùng thú vị, chính là địa điểm lý tưởng khi du lịch Đăk Lăk. Vườn quốc gia Yok Đôn nằm cách thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 40km về phía Bắc. Đây cũng là nơi được nhiều người ưa thích bởi hệ sinh thái và những trải nghiệm đa dạng có tại vườn. Vườn quốc gia Yok Đôn với nhiều trải nghiệm vô cùng thú vị, chính là địa điểm lý...

Lễ hội sầu riêng Krông Pắc lần thứ hai hứa hẹn nhiều hoạt động đặc sắc

“Lễ hội sầu riêng Krông Pắc – Đắk Lắk lần thứ hai sẽ làm hài lòng du khách với quy mô lớn hơn, nhiều hoạt động đặc sắc, ý nghĩa hơn”, đây là khẳng định của lãnh đạo huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk tại buổi họp báo thông tin về Lễ hội sầu riêng Krông Pắc – Đắk Lắk lần thứ 2 năm 2024 tổ chức sáng nay (18/7). Với chủ đề “Sầu riêng Krông Pắc - Phát triển...

Hành trình khám phá Yok Đôn – Đăk Lăk

Vườn quốc gia Yok Đôn với nhiều trải nghiệm vô cùng thú vị, chính là địa điểm lý tưởng khi du lịch Đăk Lăk. Vườn quốc gia Yok Đôn nằm cách thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 40km về phía Bắc. Đây cũng là nơi được nhiều người ưa thích bởi hệ sinh thái và những trải nghiệm đa dạng có tại vườn. Vườn quốc gia Yok Đôn với nhiều trải nghiệm vô cùng thú vị, chính là địa điểm lý...

Khai thác tiềm năng du lịch MICE

Với vị trí trung tâm vùng Tây Nguyên, loại hình du lịch kết hợp với hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức sự kiện (du lịch MICE) được ngành du lịch Đắk Lắk xác định là lợi thế để phát triển, góp phần đa dạng hóa các loại hình du lịch của tỉnh. Đắk Lắk có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch MICE. Theo Sở văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL), tính đến...

Cảnh quan thiên nhiên: Nét vẽ trong bức tranh du lịch Đắk Lắk

Không chỉ là nơi sinh sống của 49 dân tộc anh em với nét văn hóa đặc sắc, Đắk Lắk còn có sự đa dạng về cảnh quan thiên nhiên, tạo nên bức tranh đa sắc màu có sức hút du khách gần xa. Sinh sống ở thành phố đông đúc, nhộn nhịp TP. Hồ Chí Minh, tranh thủ kỳ nghỉ phép mới đây, anh Nguyễn Văn Tâm cùng vợ lựa chọn Đắk Lắk làm điểm đến. Anh Tâm chia...

Những hướng đi triển vọng của du lịch Đắk Lắk

Nói đến Tây Nguyên, người ta nghĩ đến hai từ văn hóa, gắn liền với lịch sử âm thầm trải dài trên vùng cao nguyên bền bỉ này. Nhưng để hiểu thấu và nếm trải văn hóa ấy, cộng đồng cần nhiều “chất xúc tác”, đơn giản nhất là khơi gợi du lịch. Vậy nên, việc xây dựng chiến lược du lịch Tây Nguyên bền vững chính là cơ hội để cộng đồng xã hội tiếp cận những câu chuyện...

Đắk Lắk thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng

Đắk Lắk là địa phương có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch cộng đồng (DLCĐ), hiện Tỉnh này đang có nhiều giải pháp để khai thác và phát triển loại hình du lịch này một cách hiệu quả.  Đắk Lắk giàu tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng. (Ảnh: K.V) Việc phát triển mô hình DLCĐ trên địa bàn tỉnh đã góp phần giải quyết việc làm, sinh kế cho một bộ phận người dân, đóng góp vào...

Đắk Lắk thúc đẩy hợp tác văn hóa, du lịch để thu hút du khách

Nhờ đẩy mạnh các hoạt động hợp tác quốc tế về văn hóa, du lịch, trong 6 tháng đầu năm nay, lượng du khách đến Đắk Lắk đã tăng lên, đạt 65% kế hoạch cả năm. Trong 6 tháng đầu năm nay, tỉnh Đắk Lắk đã đón gần 779.500 lượt khách, tăng 5% so với cùng kỳ năm 2023, đạt 65% kế hoạch năm 2024. Tổng doanh thu du lịch đạt 646 tỷ đồng, tăng 14% so với cùng kỳ,...

Tin nổi bật

Tin mới nhất