Trang chủDestinationsGia LaiĐak Pơ quan tâm đầu tư các làng dân tộc thiểu số...

Đak Pơ quan tâm đầu tư các làng dân tộc thiểu số | Báo Gia Lai điện tử



(GLO)- Với sự quan tâm đầu tư của Đảng, Nhà nước và sự nỗ lực của người dân, các làng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) đã có sự khởi sắc rõ nét.

Đak Pơ quan tâm đầu tư các làng dân tộc thiểu số ảnh 1

Người dân làng Jun (xã Yang Bắc) phấn khởi khi huyện Đak Pơ đầu tư kinh phí đổ bê tông sân nhà rông của làng. Ảnh: Nhật Hào

Ấn tượng của chúng tôi khi tới thăm làng Đê Chơ Gang (xã Phú An) là các tuyến đường nội thôn đã được đổ bê tông phẳng lì, hai bên đường là những ngôi nhà được xây dựng kiên cố, khang trang. Trò chuyện cùng chúng tôi, ông Đinh Truynh cho hay: “Trước đây, 4 sào lúa của gia đình chỉ thu được khoảng 1,2 tấn. Hiện nay, nhờ có nước tưới đảm bảo, biết kỹ thuật chăm sóc nên lúa cho năng suất cao hơn, đạt 1,6-1,8 tấn/vụ. Không chỉ đủ lúa ăn, gia đình còn dư để bán”.

Nói về sự đổi thay của làng, ông Đinh Cao-Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Đê Chơ Gang-chia sẻ: “Làng có 137 hộ, trong đó có 124 hộ đồng bào DTTS; thu nhập bình quân đạt 41 triệu đồng/người/năm. Làng có được sự khởi sắc này là nhờ Đảng, Nhà nước đầu tư kinh phí xây dựng hạ tầng, hỗ trợ sản xuất. Đặc biệt, từ khi hồ chứa nước Tờ Đo được nâng cấp (năm 2019), bà con sản xuất hiệu quả hơn”.

Theo ông Trần Vũ Thanh-Phó Chủ tịch UBND xã Phú An, từ năm 2016 đến nay, UBND huyện và các cơ quan, đơn vị, hội, đoàn thể của huyện, xã đã quan tâm hỗ trợ làng Đê Chơ Gang sửa chữa đập thủy lợi, giọt nước, hỗ trợ giống lúa, phân bón, cây-con giống với tổng kinh phí trên 3,5 tỷ đồng. Bên cạnh đó, xã cũng trích ngân sách hỗ trợ làng bê tông hóa, cứng hóa một số tuyến đường nội thôn; vận động Mạnh Thường Quân và đơn vị kết nghĩa hỗ trợ xây dựng nhà “Đại đoàn kết”, sửa chữa nhà ở nên tỷ lệ nhà ở kiên cố đạt 73%, đường giao thông được bê tông hóa đạt 70%. So với trước đây, đời sống của bà con được cải thiện đáng kể.

Tại làng Jun (xã Yang Bắc), ông Đinh Oen-Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn-cho hay: Làng hiện có 73 hộ (8 hộ nghèo), đồng bào Bahnar chiếm 95%. Để nâng cao đời sống người dân, làng đã tích cực tuyên truyền, vận động bà con thay đổi nếp nghĩ, cách làm. Bên cạnh đó, huyện, xã cũng đã hỗ trợ xây dựng nhiều công trình hạ tầng, nhà ở phục vụ sản xuất và sinh hoạt; hỗ trợ cây-con giống, phân bón giúp người dân chuyển đổi cây trồng, áp dụng giống mới, kỹ thuật vào sản xuất hiệu quả. Hiện nay, thu nhập bình quân đầu người đạt 41 triệu đồng/năm.

Cùng chúng tôi vào thăm làng, ông Võ Viết Nghĩa-Chủ tịch UBND xã Yang Bắc thông tin thêm: Từ năm 2019 đến nay, làng Jun được huyện hỗ trợ triển khai 4 công trình với tổng trị giá gần 1,7 tỷ đồng; hỗ trợ xây dựng 2 căn nhà trị giá 130 triệu đồng; hỗ trợ thực hiện 2 mô hình khuyến nông hiệu quả để nhân rộng; tổ chức nhiều buổi tập huấn kiến thức về chăn nuôi, trồng trọt. Cuối năm 2019, làng đạt chuẩn nông thôn mới (NTM).

“Xã có 8 làng thì có đến có 5 làng đặc biệt khó khăn. Do đó, thời gian tới, xã tiếp tục hỗ trợ các làng cải thiện hạ tầng, phát triển kinh tế, trong đó, giúp làng Jun giữ vững thành quả xây dựng NTM và ưu tiên giúp đỡ làng Bung Bang Hven đạt chuẩn làng NTM vào cuối năm 2023”-ông Nghĩa cho hay.

Đak Pơ quan tâm đầu tư các làng dân tộc thiểu số ảnh 2

Huyện Đak Pơ và xã Yang Bắc đang tập trung nguồn lực giúp làng Bung Bang Hven đạt chuẩn nông thôn mới vào cuối năm 2023. Ảnh: Nhật Hào

Huyện Đak Pơ có 20 làng đồng bào DTTS. Những năm qua, huyện đã tranh thủ mọi nguồn lực từ các chương trình, dự án và ngân sách địa phương để hỗ trợ các làng xây dựng hạ tầng, phát triển sản xuất. Đáng chú ý, giai đoạn 2016-2022, từ nguồn vốn xây dựng NTM, huyện đã triển khai 156 công trình với tổng kinh phí trên 100 tỷ đồng, trong đó, hơn 55% công trình tập trung cho các làng đồng bào DTTS. Bên cạnh đó, huyện cũng quan tâm hỗ trợ kinh phí xây dựng, sửa chữa nhà ở, nhà vệ sinh cho người dân; hỗ trợ vay vốn, cây-con giống, phân bón, kỹ thuật để người dân nâng cao hiệu quả sản xuất. Ngoài ra, huyện cũng phân công các cơ quan, đơn vị, đoàn thể phụ trách làng để có kế hoạch giúp đỡ, đặc biệt là giúp đỡ các hộ nghèo vươn lên.

Trao đổi với P.V, ông Bùi Văn Khánh-Chủ tịch UBND huyện-cho hay: Thông qua việc đầu tư cải thiện hạ tầng, hỗ trợ sản xuất, đời sống của người dân tại các làng đồng bào DTTS được cải thiện đáng kể. Minh chứng rõ nhất là đường giao thông nội thôn được bê tông hóa, nhà ở cơ bản được kiên cố, điện thắp sáng kéo về từng hộ dân, các thiết chế văn hóa được xây dựng.

“Thời gian tới, huyện tiếp tục hỗ trợ nguồn lực cho các địa phương xây dựng cơ sở hạ tầng, trong đó, chú trọng xây dựng các công trình thủy lợi để đảm bảo tưới tiêu; phân công các cơ quan, đoàn thể theo dõi, giúp đỡ người dân về kỹ thuật, hỗ trợ cây-con giống, đẩy mạnh tuyên truyền để người dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm, mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, áp dụng kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất để tăng năng suất”-ông Khánh thông tin.

Theo Chủ tịch UBND huyện Đak Pơ, huyện đang tích cực thu hút các doanh nghiệp vào hoạt động tại Cụm Công nghiệp Phú An để tạo việc làm cho người dân, đặc biệt là các hộ không có đất sản xuất. Huyện phấn đấu mỗi năm có 1-2 làng đạt chuẩn NTM.



Source link

Cùng chủ đề

Đắk Nông: Khởi sắc từ nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội

Nhờ được vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), người dân trên địa bàn tỉnh Đắk Nông có thêm nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế. Nguồn vốn chính sách đã hỗ trợ giúp người dân phát triển sản xuất, góp phần giảm nghèo bền vững, từng bước làm giàu, góp phần vào nhiệm vụ bảo đảm an sinh xã hội gắn với xây dựng nông thôn mới.UBND tỉnh Quảng Nam vừa tổ...

Khởi sắc miền biên viễn

Cao Bằng có 10 đơn vị hành chính cấp huyện thì có 7 huyện biên giới; có 161 đơn vị hành chính cấp xã thì có 40 xã biên giới. Từ nguồn lực đầu tư của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719) và các chính sách dân tộc, miền biên viễn Cao Bằng đã có nhiều...

Cà Mau tăng tốc nâng cấp hạ tầng giao thông

Những năm gần đây, tỉnh Cà Mau đã chứng kiến sự thay đổi lớn trong lĩnh vực hạ tầng giao thông, tạo ra nền tảng vững chắc cho sự phát triển toàn diện của địa phương. Những công trình giao thông trọng điểm được đầu tư và triển khai không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho đời sống sinh hoạt của người dân mà còn góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, thương mại, dịch vụ,...

Hơn 42% doanh nghiệp đánh giá xu hướng sản xuất kinh doanh sẽ tốt lên trong quý IV

Theo đó, các chỉ số cân bằng của nhiều yếu tố như: đơn đặt hàng mới, sử dụng lao động và khối lượng sản xuất đều được dự báo sẽ tăng trưởng trong quý IV.Chẳng hạn, chỉ số cân bằng về khối lượng sản xuất dự kiến đạt 25,4% so với mức 14,8% của quý III, cho thấy một sự hồi phục mạnh mẽ của ngành.Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng lạc quan về khả năng tăng...
06:16:49

Hưng Yên khởi sắc

Hưng Yên là mảnh đất văn hiến, với bề dày di sản và giàu truyền thống cách mạng, nơi sinh ra nhiều bậc hào kiệt, nhà văn hóa lớn của đất nước. Hưng Yên còn nổi tiếng với câu ca "Thứ nhất kinh kỳ, Thứ nhì phố Hiến", tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh... Vietnam.vn      

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Gia Lai: 1 huy chương vàng cuộc thi “Việt Nam hạnh phúc”

Tối 11-12, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam khai mạc triển lãm và công bố giải thưởng cuộc thi ảnh, video “Việt Nam hạnh phúc-Happy Vietnam năm 2024”. Tại buổi lễ, Ban Tổ chức đã trao 2 huy chương vàng, 4 huy chương bạc, 6 huy chương đồng và 20 giải khuyến khích cho các tác phẩm xuất sắc. Ngoài ra còn có 2 giải phụ dành cho tác phẩm...

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh. Đa dạng sản phẩm OCOP Ông Trần Văn Văn-Phó Chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh-cho biết: Thực hiện Chương trình OCOP, từ năm 2020 đến...

Gia Lai: Phát động điểm Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024

Sáng 17-4, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Gia Lai phối hợp cùng Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch, Sở Giáo dục và Đào tạo, Thư viện tỉnh Gia Lai và UBND huyện Chư Păh tổ chức lễ phát động điểm Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024 tại Trường THPT Mạc Đĩnh Chi (thị trấn Phú Hòa). Quang cảnh buổi lễ. Ảnh: Lam Nguyên Phát biểu khai mạc, bà Lê Thị Thu Hương-Phó Giám đốc Sở...

Bài 4: Lan tỏa những giá trị đến cộng đồng (tiếp theo và hết) | Báo Gia Lai điện tử

Những năm gần đây, nhiều bảo vật quốc gia đã được đến với cộng đồng dưới nhiều hình thức khác nhau: Trưng bày, triển lãm; tạo phiên bản thu nhỏ; ứng dụng công nghệ để giới thiệu, quảng bá… Song, trong 265 bảo vật, vẫn còn nhiều hiện vật "ngủ yên" trong bảo tàng, di tích, trong các bộ sưu tập tư nhân. Thậm chí, còn có những hiện vật phải dầm mưa, dãi nắng. Điều này đòi hỏi sự quan tâm, đầu tư hơn nữa để bảo vật quốc gia được bảo tồn, phát huy giá trị một cách bền vững.

Công đoàn Việt Nam là nền tảng chính trị, nền tảng xã hội quan trọng | Báo Gia Lai điện tử

Sự ra đời của Công đoàn Việt Nam ngày 28/7/1929 đánh dấu bước ngoặt quan trọng của quá trình phát triển phong trào công nhân Việt Nam, tập hợp giai cấp công nhân đi dưới ngọn cờ vẻ vang của Đảng.

Bài đọc nhiều

Autobank CDM hoạt động như một giao dịch viên điện tử

(GLO)- Ngày 5-4, UBND huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) sơ kết quý I và đề ra phương hướng, nhiệm vụ công tác quý II năm 2023. (GLO)- Song song với việc mở rộng mạng lưới hoạt động kinh doanh tại khu vực nông thôn, các ngân hàng thương mại tăng tốc triển khai nhóm sản phẩm dịch vụ mới tích hợp công nghệ hiện đại đến tận tay...

Cơ hội quảng bá du lịch Việt Nam từ cơn sốt của Blackpink | Báo Gia Lai điện tử

Chuyến lưu diễn của Blackpink tại Hà Nội là cơ hội tốt để Việt Nam quảng bá du lịch đến bạn bè khu vực Đông Nam Á và quốc tế.

Khởi động giữ trẻ dịp hè | Báo Gia Lai điện tử

(GLO)- Từ ngày 5-6, hầu hết cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn TP. Pleiku đã bắt đầu tổ chức giữ trẻ dịp hè theo nhu cầu của phụ huynh. Hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục được các trường đảm bảo như trong năm học, song chú trọng nhiều hơn đến việc rèn luyện kỹ năng sống và tạo sân chơi bổ ích nhằm giúp trẻ có một mùa hè vui tươi, an toàn.

Đại biểu HĐND 3 cấp tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thường lệ giữa năm 2023 tại xã Chư Á | Báo Gia...

(GLO)- Sáng 1-6, tại trụ sở UBND xã Chư Á (TP. Pleiku), Tổ đại biểu HĐND tỉnh Gia Lai do ông Trịnh Duy Thuân-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP. Pleiku làm trưởng đoàn đã có buổi tiếp xúc với hơn 100 cử tri của các xã: Chư Á, An Phú và phường Thắng Lợi trước kỳ họp thường lệ giữa năm 2023 HĐND các cấp, nhiệm kỳ 2021-2026.

Tiết kiệm điện phải là thói quen hằng ngày | Báo Gia Lai điện tử

Tiết kiệm điện không chỉ là mệnh lệnh mà cũng là yêu cầu nỗ lực, tạo thói quen tốt từ chính mỗi cá nhân để hạn chế lãng phí nguồn điện.

Cùng chuyên mục

Gia Lai – hội tụ và phát triển

Gia Lai được biết đến là cái nôi phát tích của lịch sử loài người với bề dày lịch sử, văn hóa lâu đời; một vùng đất trù phú với đất đỏ bazan cùng nhiều tài nguyên phong phú, đa dạng và khí hậu ôn hòa. Đây là những yếu tố để Gia Lai trở thành vùng đất mà cộng đồng các dân tộc Việt Nam quy tụ về đây và cùng nhau đoàn kết, chung tay xây dựng quê...

8 điểm check in đẹp nhất ở Gia Lai

Biển Hồ (hồ T’Nưng) Được mệnh danh là “đôi mắt Pleiku”, Biển Hồ là một hồ nước ngọt nằm ở phía Tây Bắc thành phố Pleiku, cách trung tâm thành phố khoảng 7 km theo quốc lộ 14. Sở dĩ nơi đây có tên gọi là Biển Hồ vì mỗi khi có gió lớn, những cơn sóng lại nhấp nhô trên mặt hồ như sóng biển. Biển Hồ được xem là một trong những hồ nước có vẻ đẹp tự nhiên...

Bạn có hẹn với Gia Lai tháng 11 này ?

Truyền hình Gia Lai Nguồn

Bài 4: Lan tỏa những giá trị đến cộng đồng (tiếp theo và hết) | Báo Gia Lai điện tử

Những năm gần đây, nhiều bảo vật quốc gia đã được đến với cộng đồng dưới nhiều hình thức khác nhau: Trưng bày, triển lãm; tạo phiên bản thu nhỏ; ứng dụng công nghệ để giới thiệu, quảng bá… Song, trong 265 bảo vật, vẫn còn nhiều hiện vật "ngủ yên" trong bảo tàng, di tích, trong các bộ sưu tập tư nhân. Thậm chí, còn có những hiện vật phải dầm mưa, dãi nắng. Điều này đòi hỏi sự quan tâm, đầu tư hơn nữa để bảo vật quốc gia được bảo tồn, phát huy giá trị một cách bền vững.

Công đoàn Việt Nam là nền tảng chính trị, nền tảng xã hội quan trọng | Báo Gia Lai điện tử

Sự ra đời của Công đoàn Việt Nam ngày 28/7/1929 đánh dấu bước ngoặt quan trọng của quá trình phát triển phong trào công nhân Việt Nam, tập hợp giai cấp công nhân đi dưới ngọn cờ vẻ vang của Đảng.

Mới nhất

Sau làn sóng tăng giá ảo, giới đầu tư thận trọng rót tiền vào start-up Đông Nam Á

Hiệu quả sử dụng vốn đã trở thành ưu tiên hàng đầu cho các start-up, đi cùng sự điều chỉnh kỳ vọng từ các nhà đầu tư. ...

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam đạt 10 tỷ USD, giữ vững vị trí thứ 3 thế giới

Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, nhưng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam năm 2024 vẫn đạt mức kỷ lục 10 tỷ USD, giữ vững vị trí xuất khẩu thủy sản thứ 3 thế giới.Vụ lúa đông xuân 2024-2025, TP .Cần Thơ có kế hoạch nhân rộng diện tích thực hiện mô hình canh tác lúa chất...

Bộ Y tế thông tin về vụ sữa tiệt trùng bị nhiễm chất tẩy rửa tại Hàn Quốc

Cục An toàn thực phẩm, vừa thông tin về sự cố thu hồi sản phẩm sữa tiệt trùng bị nhiễm chất tẩy rửa tại Hàn Quốc. Bộ Y tế thông tin về vụ sữa tiệt trùng bị nhiễm chất tẩy rửa tại Hàn QuốcCục An toàn thực phẩm, vừa thông tin về sự cố thu hồi sản phẩm sữa tiệt...

Hàng nghìn người “đội mưa” dự lễ Giáng sinh ở Nhà thờ Chánh tòa Đà Nẵng

Tối nay (24/12), bất chấp Đà Nẵng có mưa nhưng cũng không ngăn được dòng người đổ về Nhà thờ Chánh tòa Đà Nẵng để dự lễ Thiên Chúa Giáng sinh. ...

Nội soi gắp ve rận trong tai bệnh nhi 6 tuổi

Bệnh nhi vào viện khám trong tình trạng đau nhức, rỉ máu tai. Tiến hành nội soi, các bác sĩ gắp ra dị vật là ve rận thường ký sinh ở chó, mèo bám vào thành ống tai. ...

Mới nhất