Nhờ được vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), người dân trên địa bàn tỉnh Đắk Nông có thêm nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế. Nguồn vốn chính sách đã hỗ trợ giúp người dân phát triển sản xuất, góp phần giảm nghèo bền vững, từng bước làm giàu, góp phần vào nhiệm vụ bảo đảm an sinh xã hội gắn với xây dựng nông thôn mới.UBND tỉnh Quảng Nam vừa tổ chức cuộc họp Hội đồng bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh năm 2024.Trong sắp xếp, tinh gọn, chúng ta làm nhanh, làm khẩn trương nhưng phải rất khoa học; làm nhanh để tiến lên phía trước nhưng cũng phải phòng ngừa các hệ lụy, rủi ro như tránh rủi ro do nhập cơ học, nhập nhưng có những thứ không hợp lý; phải vừa làm, vừa thăm dò, hạn chế thấp nhất rủi ro.Xã Ya Xiêr, huyện Sa Thầy (Kon Tum) có 6 thôn, làng; dân số hơn 6.470 người, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm hơn 87% dân số. Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, sự nỗ lực của đồng bào DTTS và nguồn lực đầu tư từ các Chương trình mục tiêu quốc gia, diện mạo xã đang khởi sắc từng ngày, nhiều hộ đồng bào DTTS nghèo đã vươn lên thoát nghèo bền vững và làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.Mới đây, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) tỉnh Điện Biên tổ chức Tọa đàm truyền thông mô hình khuyến nông cộng đồng, đánh giá kết quả 2 năm thực hiện Đề án thí điểm “Nâng cao hiệu quả hoạt động công tác khuyến nông trên cơ sở kiện toàn mô hình tổ khuyến nông cộng đồng”.Ngày 20/12, Sở Văn hóa – Thể thao Bình Định phối hợp Ban Dân tộc và UBND huyện An Lão tổ chức Lớp tập huấn xây dựng mô hình bảo tồn và phát huy dân ca, dân vũ, dân nhạc của đồng bào Hrê ở xã An Trung (huyện An Lão).Chiều 20/12, tại Bình Định diễn ra Hội nghị đánh giá kết quả triển khai Chương trình liên kết hợp tác phát triển du lịch 6 tỉnh Bình Định, Đắk Lắk, Gia Lai, Quảng Ngãi, Kon Tum và Phú Yên năm 2024.Với chủ đề “Về với những đỉnh núi Lai Châu kỳ vĩ”, tối 20/12, tỉnh Lai Châu đã tổ chức Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024. Tham dự Chương trình khai mạc có lãnh đạo Cục Du lịch quốc gia Việt Nam, lãnh đạo một số tỉnh trong khu vực và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Sơn La, Hòa Bình, Phú Thọ, Hà Giang, Yên Bái; lãnh đạo huyện Kim Bình, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc; cùng đông đảo Nhân dân và du khách.Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 21/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Đưa dân vũ vào đời sống đương đại. Tiềm năng du lịch xanh ở Bình Thuận. Viên ngọc thô đang dần tỏa sáng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.Gương mẫu, trách nhiệm với việc chung, Người có uy tín trên địa bàn huyện Bắc Yên (tỉnh Sơn La) luôn phát huy vai trò cầu nối, vận động Nhân dân hưởng ứng các phong trào thi đua, tích cực lao động sản xuất, xóa đói, giảm nghèo, góp phần phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh ở địa phương.Sáng 21/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính – Trưởng Ban Chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng chủ trì Phiên họp lần thứ nhất của Ban Chỉ đạo. Cùng dự có lãnh đạo một số bộ, ngành Trung ương, thành phố Đà Nẵng là thành viên Ban Chỉ đạo.Chiều 20/12, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã tiếp Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Australia tại Việt Nam Andrew Goledzinowski đến chào từ biệt, nhân dịp kết thúc nhiệm kỳ công tác. Đại sứ cho biết, nhiều doanh nghiệp của Australia mong muốn đầu tư vào Việt Nam.Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 21/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Đưa dân vũ vào đời sống đương đại. Tiềm năng du lịch xanh ở Bình Thuận. Viên ngọc thô đang dần tỏa sáng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.Chiều tối 20/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với các Đại sứ, Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài về tổng kết công tác ngoại giao kinh tế năm 2024 và trọng tâm năm 2025 nhằm tạo đà bứt phá cho tăng trưởng. Cùng dự có Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương; một số tập đoàn, hiệp hội chủ chốt.
Hỗ trợ vốn kịp thời
Ông Nguyễn Khắc Hoàn ở thôn Đắk Tân, xã Đắk Nia, Đắk R’Moan (thành phố Gia Nghĩa, Đắk Nông), chia sẻ: “Gia đình tôi từ miền Bắc vào Gia Nghĩa lập nghiệp, cuộc sống khó khăn với mảnh vườn nhỏ, vợ lại hay đau ốm. Nhờ cán bộ xã hướng dẫn vay vốn ưu đãi, gia đình có tiền đào giếng nước sạch, mua phân bón để phát triển sản xuất”.
Hiện nay, ông Hoàn cùng 7 hộ dân khác ở xã Đắk Nia đang được Nhà nước hỗ trợ tặng bò giống lai Sind để làm ăn. Gia đình hộ cận nghèo này rất vui mừng với món quà động viên, cảm thấy hy vọng cho tương lai.
Hay như gia đình chị Trương Thị Mây ở xã Nam Dong, huyện Cư Jút (Đắk Nông) . Năm 2023, chị được vay 70 triệu đồng theo chương trình hộ mới thoát nghèo. Có vốn, gia đình chị mua phân bón, ống tưới đầu tư vào vườn cà phê hơn 1,5 ha.
Quá trình chăm sóc tốt, năng suất vườn cà phê cải thiện. Vụ mùa vừa qua, giá cà phê tăng cao, gia đình chị thu về lợi nhuận khá. Từ nguồn lợi này, gia đình chị tái đầu tư chăn nuôi thêm heo thịt. Với phương châm “lấy ngắn nuôi dài”, kinh tế của gia đình từng bước ổn định hơn.
Chị Mây cho hay: “Vài năm trước, kinh tế gia đình khó khăn. Nhiều lúc đi vay bên ngoài để mua phân bón cho cây trồng. Nhờ được Phòng Giao dịch NHCSXH hỗ trợ cho vay kịp thời nên gia đình vừa có điều kiện đầu tư phát triển kinh tế, vừa không bị áp lực từ vay lãi nóng”.
Góp phần giảm nghèo bền vững
Nhờ sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Đảng, Chính phủ, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Đắk Nông đã đoàn kết nỗ lực khắc phục khó khăn, phát huy nội lực, khai thác có hiệu quả các tiềm năng, lợi thế, đưa tỉnh phát triển toàn diện trên tất cả các lĩnh vực.
Thành tựu nổi bật trong hai thập kỷ qua, Đắk Nông đã khắc phục được tình trạng trì trệ, đưa nền kinh tế phát triển và đi vào thế ổn định, với GRDP bình quân đầu người năm 2024 ước đạt là 80,14 triệu đồng, vượt tăng 11,29 triệu đồng so với kế hoạch đề ra và tăng 12,2 triệu đồng so với năm 2023; tỉnh có 40/60 xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có 05 xã đạt nông thôn mới nâng cao, đạt 67% số xã. Trong 2 năm gần đây, Đắk Nông thực hiện giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững.
Phó Giám đốc Chi nhánh NHCSXH tỉnh Vũ Anh Đức, chia sẻ: Với định hướng hoạt động từ ngày thành lập, đến nay là tập trung nguồn vốn chính sách của Nhà nước về một đầu mối, chi nhánh luôn bám sát chỉ đạo của ngân hàng cấp trên, tranh thủ sự quan tâm, ủng hộ của các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể và nhân dân địa phương triển khai nhiều giải pháp phù hợp để huy động nguồn vốn từ nhiều kênh, nhiều đối tượng với nhiều hình thức.
Hiện nay, tổng nguồn vốn của chi nhánh đạt hơn 5.000 tỷ đồng, tăng 135 lần so với năm 2004 (thời điểm nhận bàn giao). Tính riêng 11 tháng năm 2024, chi nhánh đã thực hiện huy động nguồn vốn được 746 tỷ đồng, trong đó, nguồn vốn nhận ủy thác từ ngân sách địa phương, ngân sách của UBND tỉnh, huyện, thành phố đạt 365 tỷ đồng, tăng 60,4 tỷ đồng so với đầu năm.
Kết quả đó, khẳng định những nỗ lực của NHCSXH trong việc huy động đủ nguồn vốn đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn đầu tư phát triển kinh tế gia đình, cải thiện cuộc sống cho 73 nghìn hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, với tổng dư nợ trên 4.600 tỷ đồng.
Các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp trên địa bàn tỉnh đã quán triệt đầy đủ nội dung Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội (Chỉ thị số 40-CT/TW), chỉ đạo sâu sát việc giao các nguồn vốn có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước về một đầu mối quản lý thống nhất, đồng thời cân đối bố trí ngân sách địa phương ủy thác qua NHCSXH, để bổ sung nguồn vốn cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn vay vốn.
Song hành với công tác huy động nguồn vốn, chi nhánh đã xây dựng được mô hình tổ chức và phương thức quản lý tín dụng đặc thù hiệu quả và phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương. Nguồn vốn chính sách được chuyển tải đến đúng các đối tượng thụ hưởng thông qua hệ thống Điểm giao dịch trải khắp các xã, cùng mạng lưới Tổ tiết kiệm và vay vốn tại bản làng.
Đặc biệt, việc thường xuyên củng cố nâng cao chất lượng Tổ tiết kiệm và vay vốn được ví như “cánh tay nối dài” của NHCSXH trong thực hiện tín dụng chính sách đã góp phần không ngủ vào chuyển tải nhanh chóng, an toàn nguồn vốn ưu đãi đến đúng các đối tượng thụ hưởng.
Hầu hết các Tổ tiết kiệm và vay vốn đã đảm bảo tiêu chí 3 đủ: Đủ số thành viên, đủ vốn hoạt động, đủ Tổ trưởng có năng lực, tạo thành mạng sóng phủ kín toàn địa bàn từ trên miền núi, giúp những cán bộ tín dụng chính sách thực hiện tốt phương châm “giao dịch tại nhà, giải ngân tại xã”, đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau.
Dòng vốn chính sách được khơi thông, chảy đều đặn trên địa bàn tỉnh, riêng trong năm 2024 vốn tín dụng chính sách góp phần giúp 6.630 hộ vượt qua ngưỡng nghèo, vươn lên phát triển sản xuất-kinh doanh; có 951 HSSV có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn trang trải chi phí học tập, thu hút và tạo việc làm thường xuyên 2.654 lao động.
Thông qua việc tổ chức thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW đã huy động được sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội, các cấp ủy, chính quyền cùng tham gia thực hiện chương trình giảm nghèo, chăm lo cuộc sống cho người nghèo và các đối tượng chính sách vươn lên thoát nghèo bền vững.
Để duy trì và tiếp tục phát huy những thành quả đạt được, chi nhánh sẽ tiếp tục tập trung huy động nguồn lực, nguồn vốn, tổ chức truyền tải kịp thời an toàn nguồn vốn đến đúng các địa chỉ, đối tượng được thụ hưởng; tăng cường củng cố hoạt động ủy thác của các tổ chức chính trị – xã hội, đẩy mạnh công tác tuyên truyền chủ trương, chính sách của đảng và Nhà nước về tín dụng chính sách đến mọi tầng lớp nhân dân. Trong đó, đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 39/CT-TW, ngày 30/10/2024 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới.
Nguồn: https://baodantoc.vn/dak-nong-khoi-sac-tu-nguon-von-tin-dung-chinh-sach-xa-hoi-1734573746557.htm