Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk phối hợp với Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh tổ chức Lễ bế giảng lớp đào tạo tiếng tiếng Ê Đê cho cán bộ công chức, viên chức cấp xã vùng DTTS, trên địa bàn 4 huyện, gồm: Krông Pắc, Krông Bông, Cư M’gar và thị xã Buôn Hồ.Nhiều năm qua, hệ thống trường Dự bị đại học dân tộc trên phạm vi toàn quốc luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm đầu tư nguồn lực phát triển cả về con người và cơ sở vật chất nhằm đáp ứng tốt nhất nhiệm vụ đào tạo giảng dạy, tạo nguồn cán bộ đặc biệt là người DTTS. Trong đó, đặc biệt phải kể đến nguồn lực từ Tiểu dự án 2, thuộc Dự án 4, Chương trình MTQG phát triển kinh tế – xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 1, từ 2021 -2025 đã dành riêng để đầu tư cơ sở vật chất các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực công tác dân tộc.Trong không khí chuẩn bị đón chào năm mới 2025 và hướng tới Kỷ niệm 95 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 – 3/2/2025), sáng 29/12, tại huyện Nam Đàn (Nghệ An), Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn công tác Trung ương đã đến dâng hoa, dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đền Chung Sơn – Đền thờ gia tiên Bác Hồ và tại Khu Di tích quốc gia đặc biệt Kim Liên.Những năm qua, huyện Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang) đã tích cực thực hiện chuyển đổi số (CĐS), tăng cường ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ, để xây dựng và lan tỏa văn hóa số, nâng cao mức hưởng thụ, sáng tạo văn hóa của nhân dân.Thiếu hụt thông tin là một trong những chiều thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản trong tiêu chí đo lường nghèo đa chiều tại Việt Nam. Nghèo thông tin không những gây ảnh hưởng lớn đến khả năng tiếp cận đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước mà còn gây thiếu hụt thông tin về đời sống. Triển khai thực hiện chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn đã chú trọng giảm nghèo về thông tin để xóa đói giảm nghèo bền vững.Cơn bão số 3 có sức tàn phá lớn, với cường độ rất mạnh đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh đã khiến hàng trăm ha rừng bị hư hỏng. Nhiều nơi cố gắng tận thu rừng để hạn chế thiệt hại do bão gây ra. Trước phản ánh của người dân về việc doanh nghiệp đang khai thác rừng phòng hộ hồ Khe Giữa, xã Dương Huy (TP Cẩm Phả), Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Hoành Bồ khẳng định, đơn vị đang triển khai phương án khai thác rừng theo các quyết định đã phê duyệtMùa cà phê đến giữa lúc giá cà phê tăng cao kỷ lục, nông dân Tây Nguyên nói chung và Đắk Lắk nói riêng tập trung thu hoạch trong niềm vui mừng khôn siết. Nhu cầu nhân công hái cà phê cũng vì thế tăng cao. Thời điểm này, nghề hái cà phê thuê trở thành nghề “hót” hái ra tiền, nhiều người hái cà phê thuê thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 24/2024/QĐ-TTg ban hành Bộ chỉ tiêu giám sát, đánh giá về nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 20/2/2025.Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk phối hợp với Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh tổ chức Lễ bế giảng lớp đào tạo tiếng tiếng Ê Đê cho cán bộ công chức, viên chức cấp xã vùng DTTS, trên địa bàn 4 huyện, gồm: Krông Pắc, Krông Bông, Cư M’gar và thị xã Buôn Hồ.Ngày 29/12, Cơ quan Cảnh sát Điều tra, Công an thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông cho biết, đơn vị đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh tạm giam đối với Lê Thanh Phong (SN 1984) và Nguyễn Văn Giang (SN 1995), cùng trú tỉnh Thanh Hóa, về hành vi cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự.Ngày 29/12, tại Tp. Hạ Long, Ban Chỉ đạo thực hiện Chỉ thị số 06 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về “Phát huy vai trò của Người có uy tín trong đồng bào DTTS trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức Hội nghị biểu dương Người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào các DTTS tỉnh Quảng Ninh lần thứ 16, giai đoạn 2023 – 2024.Trong 2 ngày 28 – 29/12, Đoàn thiện nguyện Áo ấm yêu thương gồm các nhà hảo tâm tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ và Hà Nội, do bà Nguyễn Thị Thủy làm Trưởng đoàn, phối hợp với Homestay ViNa Bắc Hà đã tới thăm hỏi, động viên và trực tiếp trao tặng quà, gồm lương thực, nhu yếu phẩm, chăn bông và quần áo ấm với tổng trị giá trên 100 triệu đồng, hỗ trợ hộ nghèo và học sinh nghèo vùng cao Tả Văn Chư và Lùng Phình, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai.Ngày 29/12, bên bờ sông Hậu (phường Cái Khế, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ), Sở Văn hóa, Thể thao và TP. Cần Thơ phối hợp với UBND quận Ninh Kiều và các đơn vị liên quan tổ chức khai mạc Giải đua thuyền buồm trên sông Hậu.
Dự Lễ bế giảng hai lớp đào tạo tiếng Ê Đê tại huyện Krông Pắc và Krông Bông có Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Kính; Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Võ Thị Thu Thảo.
Tại Lễ bế giảng hai lớp đào tạo tiếng Ê Đê huyện Cư M’gar và thị xã Buôn Hồ có Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk Nay H’Nan. Tham dự các Lễ bế giảng các lớp đào tạo tiếng Ê Đê năm 2024 còn có lãnh đạo UBND của 4 huyện, Phòng Dân tộc và các học viên tham gia lớp học.
Các lớp đào tạo này được triển khai theo Tiểu dự án 2, Dự án 5, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030.
Theo báo cáo tổng kết chương trình đào tạo tiếng Ê Đê, tổng số học viên của 4 lớp được triệu tập gồm 214 học viên, là cho cán bộ công chức, viên chức cấp huyện, cấp xã vùng DTTS trên địa bàn huyện Cư M’gar, Krông Bông, Krông Pắc và thị xã Buôn Hồ. Lớp học diễn ra từ ngày 14/9/2024 đến 22/12/2024, theo hình thức 70% học trực tiếp, 30% học trực tuyến, với 450 tiết (10 bài kiểm tra thường xuyên, 2 bài kiểm tra định kỳ và 1 bài thi cuối khóa.
Nội dung giảng dạy thực hiện theo Chương trình dạy tiếng DTTS của Bộ GD&ĐT quy định, Quyết định 815/QĐ-UBDN tỉnh Đắk Lắk ngày 29/3/2010 về công nhận tài liệu tiếng Mnông, Tiếng Ê Đê được chỉnh sửa, bổ sung dùng đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức bảo đảm các kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết.
Tham gia chương trình đào tạo, học viên không chỉ tiếp thu ngôn ngữ, mà còn có cơ hội trải nghiệm thực tế tại địa phương, như các chuyến đi thực tế tại các buôn đồng bào DTTS để tìm hiểu về các phong tục, tập quán đặc trưng của đồng bào Ê Đê tại Đắk Lắk. Những hoạt động thực tế, những buổi giao lưu trực tiếp không chỉ giúp học viên thực hành tiếng Ê Đê, tạo thêm hứng thú trong quá trình học tập, mà còn hiểu sâu thêm về ngôn ngữ, văn hóa của người Ê Đê, để vận dụng kiến thức đã học vào thực tế, làm phong phú thêm nội dung khóa học
Sau 3 tháng đào tạo, có 208 học viên hoàn thành khóa học, đạt tỷ lệ 97,2%, trong đó 36,5% học viên đạt loại giỏi, 62% đạt loại khá; 1,5 % học viên xếp loại trung bình. Để ghi nhận thành tích và sự nỗ lực của học viên trong suốt quá trình học tập, Ban Tổ chức lớp học khen thưởng cho 22 học viên có thành tích tiêu biểu trong học tập, tích cực trong công tác tổ chức, quản lý lớp học và góp phần vào sự thành công của lớp học.
Đánh giá về các lớp học, Trưởng Ban Dân tộc Nguyễn Kính chia sẻ: Vấn đề dân tộc và đoàn kết dân tộc là chiến lược cơ bản lâu dài; công tác dân tộc là nhiệm vụ của toàn Đảng bộ, toàn dân, toàn quân, của các cấp, các ngành, của toàn bộ hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở, nhằm phát triền toàn diện vùng đồng bào DTTS, rút ngắn khoảng cách giữa các dân tộc.
Sau 15 tuần học, các học viên đã thể hiện tinh thần trách nhiệm cao, nỗ lực hoàn thành tốt chương trình học. Thành công của khóa học không chỉ dừng lại ở kết quả học tập, mà còn ở ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao nhận thức về bảo tồn văn hóa dân tộc và gắn kết giữa chính quyền với người dân.
Với những kiến thức và kỹ năng thu được từ khóa học, sẽ giúp các học viên thực hiện nhiệm vụ tốt hơn tại địa phương. Từ đó, góp phần phát triển nguồn nhân lực vùng DTTS, tăng cường số lượng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm việc trong vùng DTTS, củng cố hệ thống chính trị cơ sở, giữ vững khối Đại đoàn kết các dân tộc, bảo đảm ổn định an ninh, quốc phòng.
Tại Lễ bế giảng các lớp học, Ban Tổ chức đã tặng Giấy khen cho 22 học viên có thành tích tiêu biểu trong học tập và trao Giấy chứng nhận hoàn thành khóa học tiếng Ê Đê cho 208 học viên.
Nguồn: https://baodantoc.vn/dak-lak-hoan-thanh-dao-tao-tieng-e-de-cho-hon-200-can-bo-xa-1735464472756.htm