Đắk Lắk nằm ở trung tâm vùng đất Tây Nguyên, với địa hình đồi núi vẫn giữ được vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ và giàu tiềm năng phát triển. Thu hút các nguồn lực đầu tư là một trong những định hướng ưu tiên của tỉnh để từng bước khẳng định vị thế tại khu vực Tây Nguyên.
Đắk Lắk có tiềm năng lớn để phát triển năng lượng mặt trời, điện gió. |
Sức hút của Đắk Lắk
Đắk Lắk là một trong các cực phát triển trong “tam giác phát triển” Việt Nam – Lào – Campuchia; có đường bộ, đường hàng không thuận lợi, kết nối với các trung tâm kinh tế lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng và một số tỉnh, thành khác. Lợi thế này giúp Đắk Lắk có thể mở rộng giao lưu liên kết phát triển kinh tế – xã hội và hợp tác với các địa phương trong và ngoài.
Về tài nguyên thiên nhiên, hơn 40% diện tích của tỉnh là đất bazan màu mỡ với nhiều sản phẩm nông nghiệp có giá trị, cây trồng sản lượng cao như: cao su, hồ tiêu, bơ, sầu riêng, mật ong, cây dược liệu, đặc biệt là cà phê. Ngoài tiềm năng lớn về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, điện mặt trời và điện gió, Đắk Lắk còn giàu tiềm năng về du lịch với những thác, hồ nước đẹp, khu bảo tồn thiên nhiên cùng nhiều loại động, thực vật quý hiếm…
Đặc biệt, địa phương này là một trong những cái nôi nuôi dưỡng không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên, được UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại.
Với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng, nguồn lao động trẻ dồi dào, năng động và là một thị trường có sức tiêu thụ hàng hoá hàng đầu ở khu vực Tây Nguyên, Đắk Lắk được đánh giá có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế đối ngoại và hợp tác đầu tư, tạo tiền đề cho thu hút đầu tư trong và ngoài nước.
Đến Đắk Lắk, nhà đầu tư sẽ được hưởng mức ưu đãi cao hơn so với nhiều địa phương khác. Ngoài thành phố Buôn Ma Thuột là địa bàn ưu đãi đầu tư, toàn bộ các huyện, thị xã đều thuộc địa bàn đặc biệt ưu đãi đầu tư, theo đó được hưởng các chính sách ưu đãi cao nhất của Chính phủ.
Song song với các chính sách của Trung ương, nhà đầu tư sẽ được hưởng ưu đãi theo chính sách khuyến khích đầu tư của tỉnh như miễn, giảm tiền thuê đất tại một số địa phương nhất định.
Điểm cộng của môi trường đầu tư Đắk Lắk còn nằm ở tinh thần cầu thị, sẵn sàng đồng hành vượt khó cùng nhà đầu tư của lãnh đạo tỉnh. Theo đó, UBND tỉnh luôn nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, xây dựng và tích cực triển khai Kế hoạch nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI); hỗ trợ nhà đầu tư triển khai thực hiện dự án nhận được quyết định chủ trương đầu tư hoặc giấy chứng nhận đầu tư…
Sở Ngoại vụ Đắk Lắk và UBND huyện Krông Năng làm việc với Sở Nông nghiệp tỉnh Yamanashi, Nhật Bản, ngày 7/5/2023. |
Luôn chào đón nhà đầu tư Nhật Bản
Nhật Bản là đối tác chiến lược quan trọng hàng đầu và lâu dài của Việt Nam. Thời gian qua, Đắk Lắk đã tận dụng cơ hội, đẩy mạnh hợp tác với các địa phương của đất nước Mặt trời mọc.
Tỉnh hiện có 2 dự án FDI của Nhật Bản. Gần đây nhất, ngày 7/5/2023, trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam của Đoàn Liên minh nghị sĩ hữu nghị Nhật Bản – Việt Nam, Sở Ngoại vụ Đắk Lắk và UBND huyện Krông Năng đã có buổi làm việc với Sở Nông nghiệp tỉnh Yamanashi, Nhật Bản tại Hà Nội. Qua trao đổi, phía địa phương Nhật Bản đề nghị Sở Ngoại vụ và UBND huyện Krông Năng tiếp tục phối hợp chặt chẽ xây dựng chương trình hợp tác, đồng thời sẽ chủ động đề xuất với Thống đốc tỉnh Yamanashi cho chủ trương định hướng hợp tác trong thời gian tới nhằm đạt mục tiêu đề ra.
Về vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) đã tài trợ cho tỉnh Đắk Lắk thực hiện 21 chương trình, dự án thuộc các Chương trình tín dụng chuyên ngành JICA SPL với tổng số vốn khoảng 24,2 triệu USD, tập trung vào các lĩnh vực điện, đường, cấp nước và thủy lợi.
Về vốn của Tổ chức phi chính phủ (NGO), từ năm 2001, Đắk Lắk đã tiếp nhận 22 khoản viện trợ từ 3 nhà tài trợ Nhật Bản với tổng giá trị hơn 1,6 triệu USD.
Trong giai đoạn 2020-2021, tỉnh Đắk Lắk có 6 doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. Tỉnh cũng có Hội hữu nghị
Việt Nam – Nhật Bản luôn giữ mối quan hệ với các cơ quan đại diện ngoại giao của Nhật Bản tại Việt Nam; các doanh nghiệp, các tổ chức, các cá nhân và các nhà tài trợ Nhật Bản.
Với những kết quả đã đạt được, trong tương lai, tỉnh Đắk Lắk mong muốn tiếp tục mở rộng hợp tác, thu hút dòng FDI từ các địa phương của Nhật Bản. Tỉnh đặt mục tiêu tập trung các nguồn lực vào hai dự án thuộc Danh mục quốc gia các dự án kêu gọi đầu tư nước ngoài giai đoạn 2021-2025 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là: Nhà máy chế biến nông sản, với tổng vốn đầu tư 7 triệu USD; Nhà máy chế tạo cơ khí phục vụ sản xuất nông nghiệp, với tổng vốn đầu tư 22 triệu USD và các dự án liên quan khác.
Đắk Lắk cũng khuyến khích các doanh nghiệp FDI “rót vốn” vào nông nghiệp theo hướng xanh, bền vững và áp dụng khoa học – công nghệ vào sản suất, từng bước gia tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp theo chuỗi liên kết kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp. Tỉnh đồng thời chú trọng thu hút đầu tư phát triển công nghiệp theo hướng công nghiệp xanh, năng lượng tái tạo, phát triển đô thị và các khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.
ダクラク省: 日本からの外国直接投資(FDI)の寄港地 ダクラク省外務局 ダクラク省は、高原の タイグエン地域の中心に位置し、その地形の大半は手つかずの美しい自然と豊かな発展の可能性を秘めた丘陵地帯です。投資資源を引き寄せることが当省の優先的な方針の一つですが、当省は、その方針の実現を通じて、 タイグエン地域における優位性を着実に確立しています。 ダクラク省の魅力 ベトナム – ラオス – カンボジアを結ぶ 「開発の三角地帯」の中で重要な開発拠点の1つと位置付けられるダクラク省は、ハノイ、ホーチミン市、ダナン、ハイフォンといった国内の主要経済センターと便利な道路網と空路網で結ばれています。この利点は、ダクラク省の経済社会的発展に資するだけでなく、国内外の地域との協力関係の強化にも貢献しています。 自然資源に関しては、省面積の40%以上が肥沃な玄武岩土壌であり、ゴム、黒胡椒、アボカド、ドリアン、蜂蜜、薬用植物に加え、特にコーヒーなどの高付加価値農産物、高収量作物を生産しています。また、当省は、高度技術を活用した農業の発展、太陽エネルギーや風力エネルギーを利用した電源開発といった分野において大きな潜在力を秘めているほか、美しい滝や湖、多様で珍しい動植物が生息する自然保護区も観光において大きな潜在力を秘めています。 特に、この地域は、ユネスコによって 人類の口承・無形文化遺産の傑作として認定されているタイグエン地方銅鑼演奏空間文化の発祥地の1つです。また、ダクラク省は、豊富で多様な自然資源、若々しく活動的な労働力、 タイグエン地方で一番の強力な消費能力を持つ市場を有することから、対外経済発展と投資誘致についてもかなり大きな潜在力を有していると評価されています。 その他に、投資家の皆様がダクラク省に投資する場合、他の多くの地域よりも高い優遇措置を享受することができます。省都であるバンメトート市のほか、省内に属するすべての県と市は特別投資優遇地域に指定されており、中央政府が決めた最高水準の優遇政策を享受することができます。 投資家の皆様は、中央政府が決めた優遇政策だけでなく、省が決めた投資促進政策に基づく優遇政策を受けることもできます。その優遇政策には、特定の地域での土地賃借料の減免などの措置が含まれます。 ダクラク省が行う投資環境整備で特に評価される点として強調したいのが、投資家の皆様とともに困難を乗り越えようとする省幹部の姿勢です。こうした姿勢を踏まえ、省人民委員会は、ビジネスや投資環境を改善するとともに、省内の競争力指数(PCI)の向上を図るための施策を積極的に展開しています。また、省人民委員会は、投資家に対して投資方針決定書または投資証明書をより迅速かつ円滑に交付できるよう、支援を行っています。 日本の投資家を常に歓迎しています 日本はベトナムにとって重要な戦略的かつ長期的なパートナーです。この関係を積極的に活用しながら、ダクラク省は、近年日本の各地方との協力関係の強化に努めてまいりました。 現在省内で日本からの外国直接投資(FDI)案件が2件あります。最も新しいのが山梨県の案件で、2023年5月7日、日越友好議員連盟代表団が訪越した際、ダクラク省外務局と同省クロンナン県人民委員会は、ハノイにおいて日本の山梨県農林水産部と協議を行いました。この協議の中で、日本側がダクラク省外務局と同省クロンナン県人民委員会に対して緊密な協力を求めたのに対して、ベトナム側は、近いうちに今後の効果的な協力プログラムを山梨県知事に提示する用意があることを回答しました。 政府開発援助(ODA)に関しては、日本国際協力機構(JICA)はダクラク省に対してセクター・プログラム・ローン(SPL)と呼ばれる円借款プログラムの中から約2,420万米ドルを電力、道路、水供給、水利といった分野の計21のプログラムとプロジェクトに供与しました。 非政府組織(NGO)からの支援に関しては、2001年以降、ダクラク省は日本の3団体から計22件の支援を受けましたが、その支援総額は約160万米ドルに達しています。 2020年から2021年にかけて、ダクラク省内には日本市場に輸出する企業が6社ありました。また、越日本友好協会を通じて、ダクラク省は、ベトナム国内に拠点を置く日本の在外公館、日系企業、各種団体、個人に加え、日本国内に拠点を置く各企業、各種団体、個人、支援者の皆様とも友好関係を維持しております。 これまでの成果を踏まえ、ダクラク省は引き続き日本各地からの外国直接投資(FDI)の誘致に努めるとともに、協力関係の拡大に努めていく所存です。ダクラク省は、2021年から2025年までの間、外国投資を促進するための国家プロジェクト・リストに含まれる2つの案件、すなわち、投資規模700万米ドルの農産物加工工場プロジェクトと投資規模2,200万米ドルの農業機械製造工場プロジェクト(関連プロジェクトを含む)に注力していく所存です。 また、ダクラク省は外資系企業に対して環境にやさしく持続可能な「グリーン・アプローチ」を取り入れることを奨励しています。このアプローチには、科学技術やイノベーションを通して農産物の価値を段階的に向上させる方法や農業経済循環を活性化させる方法が含まれます。同時に、ダクラク省はグリーン・インダストリー、再生可能エネルギー、都市開発、エコツーリズムといった分野での投資を強化することで持続可能な産業発展の実現を目指しています。 |