Trang chủNewsNhân quyềnĐại sứ Lê Thị Tuyết Mai kêu gọi Hội đồng nhân quyền...

Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai kêu gọi Hội đồng nhân quyền thúc đẩy hợp tác, xây dựng lòng tin để đảm bảo quyền con người


Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh sự tham gia trên cương vị thành viên Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2023-2025, trong đó một chủ đề trọng tâm mà Việt Nam thúc đẩy tại Khóa họp 54 là quyền sức khỏe.

Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai và đoàn Việt Nam tại phiên thảo luận chung về Báo cáo cập nhật của Cao ủy Nhân quyền về tình hình nhân quyền trên toàn thế giới, ngày 13/9. (Nguồn: TTXVN)
Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai và đoàn Việt Nam tại phiên thảo luận chung về Báo cáo cập nhật của Cao ủy Nhân quyền về tình hình nhân quyền trên toàn thế giới, ngày 13/9. (Nguồn: TTXVN)

Ngày 13/9, trong khuôn khổ Khóa họp thường kỳ lần thứ 54 của Hội đồng Nhân quyền (HĐNQ), Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc (LHQ), Tổ chức Thương mại thế giới và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva đã có phát biểu tại phiên thảo luận chung về Báo cáo cập nhật của Cao ủy Nhân quyền Volker Türk về tình hình nhân quyền trên toàn thế giới.

Trong phát biểu, Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai bày tỏ đánh giá cao vai trò tích cực và nỗ lực của Cao ủy Nhân quyền trong thúc đẩy hoạt động của HĐNQ và khẳng định Việt Nam ủng hộ hoạt động của Văn phòng Cao ủy Nhân quyền nhằm thúc đẩy và bảo vệ quyền con người cho tất cả mọi người.

Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai nêu rõ chủ trương của Việt Nam về thúc đẩy và bảo vệ việc thụ hưởng quyền con người của mọi người dân, trong đó đề cao chính sách phát triển của Việt Nam lấy con người làm trung tâm, coi con người là chủ thể, mục tiêu và động lực của phát triển, hướng đến đạt được các mục tiêu phát triển bền vững.

Việt Nam cho rằng cần thúc đẩy các sáng kiến và hành động ở cấp độ quốc gia, khu vực và quốc tế để giải quyết những ảnh hưởng tiêu cực của các thách thức toàn cầu như biến đổi khí hậu, mất an ninh lương thực, hiện đang đe dọa đến việc thụ hưởng quyền con người của người dân trên khắp thế giới, đặc biệt là các nhóm dễ bị tổn thương cũng như khả năng đạt được các mục tiêu phát triển bền vững.

Đồng thời, Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai nhấn mạnh cần phải giải quyết những chia rẽ, khác biệt về chính trị và thúc đẩy hợp tác, xây dựng lòng tin, bao gồm thông qua hoạt động của HĐNQ, để đảm bảo người dân trên toàn thế giới được thụ hưởng đầy đủ các quyền con người.

Bên cạnh đó, Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai tái khẳng định Việt Nam cam kết thúc đẩy đối thoại thực chất và hợp tác hiệu quả với tất cả các quốc gia thành viên và các cơ chế nhân quyền của LHQ; ủng hộ các nguyên tắc cơ bản về phổ quát, công bằng, khách quan, không chọn lựa, và không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia; cho rằng đối thoại và hợp tác thực chất cũng như tuân thủ các nguyên tắc nêu trên là cách thức hiệu quả nhất để thúc đẩy và bảo vệ quyền con người vì phát triển bền vững.

Trước đó, Cao ủy Nhân quyền Volker Türk đã trình bày Báo cáo cập nhật về tình hình nhân quyền trên toàn thế giới, trong đó tái khẳng định các quyền con người của mọi người dân trên thế giới đều được hưởng như quyền có cuộc sống tử tế, bao gồm được tiếp cận với lương thực, dịch vụ chăm sóc y tế, giáo dục, môi trường trong sạch, có lợi cho sức khỏe và bền vững, hệ thống tư pháp giúp bảo vệ quyền con người, và các quốc gia có nghĩa vụ hiện thực các quyền này; đồng thời đề cập tình hình nhân quyền ở một số quốc gia và vùng lãnh thổ.

Cao ủy Nhân quyền cho rằng để giải quyết các thách thức toàn cầu như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, xung đột, mất an ninh về nguồn nước và lương thực đã khiến hàng triệu người đối mặt với nạn đói, thế giới cần hành động ngay lập tức. Tuy nhiên, thay vì đoàn kết để giải quyết các thách thức, thế giới đang chứng kiến sự chia rẽ về chính trị. Do đó, Cao ủy Nhân quyền kêu gọi các quốc gia đoàn kết, cùng nhau giải quyết các thách thức mà nhân loại đang phải đối mặt.

Cao ủy Nhân quyền cũng nhấn mạnh rằng với sự gia tăng của các cuộc khủng hoảng mà thế giới đang phải đối mặt, các nước cần chuyển sang nền kinh tế dựa trên nhân quyền, trong đó các giải pháp xanh được thúc đẩy.

Tại Khóa họp 54 HĐNQ diễn ra tại Geneva từ ngày 11/9-13/10, Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh sự tham gia trên cương vị thành viên HĐNQ nhiệm kỳ 2023-2025, trong đó một chủ đề trọng tâm mà Việt Nam thúc đẩy tại Khóa họp này là quyền sức khỏe.

Theo đó Việt Nam xây dựng Phát biểu chung tại phiên thảo luận về chủ đề thúc đẩy quyền con người thông qua tiêm chủng và tổ chức Tọa đàm quốc tế về thúc đẩy quyền con người thông qua tiêm chủng. Cùng với đó, Việt Nam tích cực tham gia tổ chức thảo luận chuyên đề, tham vấn các tuyên bố, nghị quyết…

Khóa họp 54 HĐNQ kéo dài 5 tuần, tiếp tục được tổ chức theo hình thức kết hợp giữa họp trực tiếp tại Geneva và trực tuyến, là Khóa họp thường kỳ cuối cùng trong năm nay. Khóa họp này bao gồm 5 phiên thảo luận chuyên đề về các biện pháp cưỡng chế đơn phương (UCM) và nhân quyền, lồng ghép bình đẳng giới trong công tác của HĐNQ, quyền của người bản địa, thanh niên và quyền con người, bắt nạt trẻ em trên không gian mạng; các thảo luận về 87 báo cáo chuyên đề, cũng như các thảo luận, đối thoại với 37 thủ tục đặc biệt của HĐNQ và các cơ chế nhân quyền của LHQ.

Khóa họp này còn có các phiên thảo luận, đối thoại về tình hình nhân quyền tại một số nước, bao gồm: Afghanistan, Belarus, Campuchia, Myanmar, Nga, Ukraine, Sri Lanka, Syria.

Tại Khóa họp này, HĐNQ cũng dự kiến sẽ hoàn thành thủ tục thông qua toàn thể Báo cáo Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của 14 nước; đồng thời dự kiến sẽ tham vấn, xem xét thông qua khoảng 30 dự thảo nghị quyết; và xem xét thông qua quyết định bổ nhiệm 12 nhân sự cho các thủ tục đặc biệt của HĐNQ.





Nguồn

Cùng chủ đề

Tiến bộ về quyền con người chỉ có thể đạt được khi duy trì hòa bình, ổn định và tôn trọng pháp quyền

Các nước đánh giá việc bảo vệ và thúc đẩy các quyền con người trên thế giới đang đối mặt với nhiều thách thức đa chiều và phức tạp.

An ninh lương thực bền vững cho mọi người dân

Bảo đảm an ninh lương thực là một trong những thành tố của an ninh con người, là điều kiện tiên quyết để bảo đảm quyền sống của con người. Theo Chương trình Lương thực thế giới (WFP), 309 triệu người ở 72 quốc gia khác nhau đang bị ảnh hưởng bởi nạn đói.

Thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước gửi Hội thảo ‘Con người, quyền con người là trung tâm, mục tiêu, chủ thể và...

Ngày 15/10, tại tỉnh Hưng Yên, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp với Tạp chí Cộng sản, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam và Tỉnh ủy Hưng Yên tổ chức Hội thảo quốc gia "Con người, quyền con người là trung tâm chủ thể, mục tiêu, động lực phát triển đất nước". Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gửi thư đến Hội thảo. Báo Thế giới và Việt Nam trân trọng giới thiệu toàn văn bức thư.

Để công tác nhân quyền gắn kết chặt chẽ từ Trung ương đến địa phương

Ngày 3/10, Ban chỉ đạo nhân quyền Chính phủ phối hợp với Ban chỉ đạo về nhân quyền tỉnh Bình Định tổ chức Hội nghị tập huấn nhân quyền toàn quốc đợt 2 năm 2024 tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.

Khẳng định mong muốn và quyết tâm của Việt Nam trong bảo vệ và thúc đẩy quyền con người

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt trả lời phỏng vấn về kết quả phiên họp thông qua Báo cáo UPR chu kỳ IV của Việt Nam.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

“Mớ bòng bòng” cả mới lẫn cũ, ông Trump sẽ gỡ thế nào?

Ông Donald Trump đã chiến thắng ngoạn mục trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2024. Lúc này là thời điểm để ông bắt đầu suy nghĩ về việc giải quyết những vấn đề quốc tế liên quan mật thiết đến nước Mỹ, đồng thời có ý nghĩa quyết định đến cục diện quan hệ quốc tế.

Dự thảo Luật Nhà giáo tạo bước đột phá trong xây dựng đội ngũ

Dự thảo Luật Nhà giáo được kỳ vọng sẽ tạo bước đột phá trong xây dựng và phát triển đội ngũ, bắt đầu từ những thay đổi trong quản lý nhà nước về nhà giáo.

Mặc ông Trump hù dọa, Trung Quốc vẫn tự tin đặt mức tăng trưởng 5% cho năm 2025

Theo ông Zhang Ming, Phó giám đốc Viện Tài chính và Ngân hàng thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc, Bắc Kinh dự kiến ​​sẽ đặt lại mục tiêu tăng trưởng kinh tế ở mức khoảng 5% vào năm 2025 bất chấp lời đe dọa về việc tăng thuế quan trong nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai của ông Donald Trump.

Vùng biên viễn yên bình, thơ mộng giữa non nước Cao Bằng

Kha Ninh 17:00 | 08/11/2024 Nắng vàng như mật rải khắp triền núi, làng mạc, cánh đồng ở huyện Trùng Khánh (Cao Bằng) khiến khung cảnh nên thơ, đẹp như tranh vẽ. Trùng Khánh là một huyện nằm ở biên giới phía Đông của tỉnh Cao Bằng, diện tích gần 700km2 và là địa bàn sinh sống chủ yếu của người Tày. (Nguồn: Traveloka) ...

Sự thật bẽ bàng bị phơi bày, bầu cử Mỹ có thể là “giọt nước” tràn ly

Một báo cáo mới đây về điểm yếu trong năng lực tự vệ của châu Âu, cùng với việc chính quyền Mỹ thay đổi, đã khiến các nhà lãnh đạo châu Âu nhìn nhận nghiêm túc về sự cần thiết phải chịu trách nhiệm nhiều hơn trong vấn đề an ninh của chính mình.

Bài đọc nhiều

Lật tẩy phương thức, thủ đoạn thâm độc chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc

Với ý đồ chia rẽ khối đoàn kết dân tộc anh em Việt Nam, các thế lực thù địch, phản động đã dùng nhiều phương thức, thủ đoạn thâm độc tuyên truyền kích động "ly khai', 'tự trị' trong vùng dân tộc thiểu số.

Việt Nam ủng hộ cải tổ Đại hội đồng Liên hợp quốc theo hướng nâng cao hiệu quả và minh bạch

Ngày 6/11, tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York (Mỹ), Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79 đã tiến hành thảo luận nội dung mang chủ đề “Cải tổ hoạt động của Đại hội đồng Liên hợp quốc”. Tại cuộc họp, các nước đều khẳng định coi trọng vai trò trung tâm của Đại hội đồng Liên hợp quốc trong hoạch định chính sách, thúc đẩy các chương trình nghị sự lớn...

Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và tặng sách cho học sinh ở xã biên giới tỉnh Nghệ An

Ngày 05/11, Đồn Biên phòng Hạnh Dịch phối hợp với Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở Hạnh Dịch (xã Hạnh Dịch, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An) tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho học sinh lớp 9 và trao tặng cho nhà trường 100 đầu sách. Tại buổi tuyên truyền, các báo cáo viên của Đồn Biên phòng Hạnh Dịch đã tuyên...

Hàn Quốc góp 1 triệu USD giúp Việt Nam khắc phục hậu quả bão Yagi

Mới đây, Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) công bố khoản viện trợ trị giá 1 triệu USD từ chính phủ Hàn Quốc nhằm hỗ trợ hàng nghìn cá nhân và hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi Siêu bão Yagi (bão số 3), gây thiệt hại nghiêm trọng tại các tỉnh phía miền Bắc.

Giồng Riềng (Kiên Giang): dự án giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu mang lại ý nghĩa thiết thực

Chiều 5/11, Đoàn công tác Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (PCPNN), do bà Đỗ Thị Kim Dung - Phó Trưởng ban, Ban điều phối viện trợ nhân dân (Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam) - làm Trưởng đoàn có buổi làm việc với lãnh đạo UBND huyện Giồng Riềng (tỉnh Kiên Giang), các sở, ngành liên quan và lãnh đạo UBND 3 xã: Vĩnh Thạnh, Vĩnh Phú,...

Cùng chuyên mục

Nhiều hoạt động nâng cao nhận thức xã hội về cộng đồng LGBT tại Cần Thơ

Ngày 8/11, Đoàn công tác Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (PCPNN), do bà Đỗ Thị Kim Dung - Phó Trưởng ban, Ban điều phối viện trợ nhân dân (Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam) - làm Trưởng đoàn có buổi làm việc với lãnh đạo Trung tâm Công tác xã hội TP Cần Thơ. Tại buổi làm việc đoàn đã lắng nghe, trao đổi...

Hàn Quốc góp 1 triệu USD giúp Việt Nam khắc phục hậu quả bão Yagi

Mới đây, Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) công bố khoản viện trợ trị giá 1 triệu USD từ chính phủ Hàn Quốc nhằm hỗ trợ hàng nghìn cá nhân và hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi Siêu bão Yagi (bão số 3), gây thiệt hại nghiêm trọng tại các tỉnh phía miền Bắc.

Việt Nam ủng hộ cải tổ Đại hội đồng Liên hợp quốc theo hướng nâng cao hiệu quả và minh bạch

Ngày 6/11, tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York (Mỹ), Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79 đã tiến hành thảo luận nội dung mang chủ đề “Cải tổ hoạt động của Đại hội đồng Liên hợp quốc”. Tại cuộc họp, các nước đều khẳng định coi trọng vai trò trung tâm của Đại hội đồng Liên hợp quốc trong hoạch định chính sách, thúc đẩy các chương trình nghị sự lớn...

Lật tẩy phương thức, thủ đoạn thâm độc chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc

Với ý đồ chia rẽ khối đoàn kết dân tộc anh em Việt Nam, các thế lực thù địch, phản động đã dùng nhiều phương thức, thủ đoạn thâm độc tuyên truyền kích động "ly khai', 'tự trị' trong vùng dân tộc thiểu số.

Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và tặng sách cho học sinh ở xã biên giới tỉnh Nghệ An

Ngày 05/11, Đồn Biên phòng Hạnh Dịch phối hợp với Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở Hạnh Dịch (xã Hạnh Dịch, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An) tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho học sinh lớp 9 và trao tặng cho nhà trường 100 đầu sách. Tại buổi tuyên truyền, các báo cáo viên của Đồn Biên phòng Hạnh Dịch đã tuyên...

Mới nhất

Lai Châu: 20 trẻ nghi ngộ độc thuốc diệt chuột ở Tam Đường đã xuất viện

Sau 3 ngày điều trị tại Khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu, nhóm trẻ nghi ngộ độc do ăn nhầm thuốc diệt chuột đã ra viện trong điều kiện sức khỏe bình thường. Ngày 8/11, thông tin tin từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu cho biết 20...

Xây dựng chuỗi liên kết tiêu thụ nông sản bền vững

Hiện toàn tỉnh Sơn La có 39 chuỗi rau, 178 chuỗi quả, 15 chuỗi chè, cà phê; trên 100 cơ sở áp dụng VietGAP, GlobalGAP... giúp tiêu thụ nông sản bền vững. Sơn La hiện có trên 350.000 ha đất nông nghiệp. Tận dụng lợi thế về khí hậu, đất đai, các địa phương đã tập trung phát...

Các nhóm cử tri giúp ông Trump thắng cử Tổng thống Mỹ

(CLO) Ông Donald Trump đã thắng cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ sau khi giữ vững lập trường đối với nhóm cử tri cốt lõi và thu hút thêm một số...

“Mớ bòng bòng” cả mới lẫn cũ, ông Trump sẽ gỡ thế nào?

Ông Donald Trump đã chiến thắng ngoạn mục trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2024. Lúc này là thời điểm để ông bắt đầu suy nghĩ về việc giải quyết những vấn đề quốc tế liên quan mật thiết đến nước Mỹ, đồng thời có ý nghĩa quyết định đến cục diện quan hệ quốc tế.

Gần 300 đại biểu sẽ tham dự Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Yên Bái lần thứ IV

Với chủ đề: "Các dân tộc tỉnh Yên Bái đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, chung sức xây dựng tỉnh Yên Bái, phát triển theo hướng xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc”, Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Yên Bái lần thứ IV sẽ được tổ chức trong 2 ngày 13 - 14/11/2024.Bạc Liêu xác định...

Mới nhất