Trang chủNewsBiên giới - Lãnh thổĐại sứ Indonesia tại Việt Nam Denny Abdi: UNCLOS 1982

Đại sứ Indonesia tại Việt Nam Denny Abdi: UNCLOS 1982

Thông qua việc sớm phê chuẩn UNCLOS, Việt Nam đã nâng cao vị thế quốc tế của mình để góp phần củng cố hòa bình, an ninh, hợp tác và quan hệ hữu nghị giữa tất cả các quốc gia trên biển và đại dương.

Đại sứ Indonesia: Có một 'mỏ neo' vô giá để thúc đẩy hòa bình, ổn định ở Biển Đông
UNCLOS rất phù hợp và đóng vai trò quan trọng trong việc định hình quản trị biển toàn cầu, trong đó có Biển Đông. (Nguồn: IILSS)

Trả lời phỏng vấn độc quyền Báo Thế giới và Việt Nam, Đại sứ Indonesia Denny Abdi nhớ lại những nỗ lực của quốc gia quần đảo lớn nhất thế giới đối với việc xây dựng Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982. Khẳng định giá trị to lớn của UNCLOS trong việc quản trị biển và đại dương, Đại sứ đồng thời đề cập khuôn khổ pháp lý toàn diện của Công ước, vốn được coi là “mỏ neo” quan trọng, để thúc đẩy hòa bình, ổn định ở Biển Đông, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.

Xin Đại sứ bình luận về tầm quan trọng và vai trò của UNCLOS trong 3 thập niên qua?

Là quốc gia quần đảo lớn nhất thế giới, với hơn 17.400 hòn đảo, Indonesia dựa rất nhiều vào UNCLOS, coi đây như một tài liệu tham khảo pháp lý để quản lý nhiều khía cạnh của đại dương như ranh giới trên biển và quản lý tài nguyên biển. Việc đưa các điều khoản và nguyên tắc quản lý các quốc gia quần đảo vào UNCLOS được coi là một trong những thành công ngoại giao lớn nhất của Indonesia. Công ước giúp Indonesia xác lập chủ quyền đối với vùng biển quần đảo và thiết lập đường cơ sở quần đảo.

Đại sứ Indonesia: Có một 'mỏ neo' vô giá để thúc đẩy hòa bình, ổn định ở Biển Đông
Đại sứ Indonesia tại Việt Nam Denny Abdi. (Nguồn: VGP News)

UNCLOS có ý nghĩa rất quan trọng trong việc bảo vệ chủ quyền và quyền chủ quyền, quyền tài phán của các quốc gia trên biển, thúc đẩy việc sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên biển và tạo điều kiện cho hợp tác biển. Vai trò này đạt được thông qua sự cân bằng tinh tế do UNCLOS tạo ra, giúp hài hòa lợi ích của các quốc gia ven biển với lợi ích của cộng đồng quốc tế.

Sau ba thập niên, UNCLOS vẫn rất phù hợp và đóng vai trò quan trọng trong việc định hình quản trị biển toàn cầu. Bằng cách thiết lập một khuôn khổ pháp lý toàn diện, UNCLOS tạo điều kiện cho việc giải quyết hòa bình các tranh chấp, sử dụng bền vững nghề cá và tài nguyên biển, bảo vệ môi trường biển, bảo vệ an ninh và an toàn hàng hải. Cách tiếp cận toàn diện này đảm bảo rằng UNCLOS vẫn có thể áp dụng cho nhiều vấn đề trên biển.

Công ước cũng đã chứng minh được tính thích ứng trong việc giải quyết các thách thức trên biển mới nổi và làm cơ sở cho các thỏa thuận mới. Ví dụ mới nhất là Thỏa thuận Đa dạng sinh học nằm ngoài phạm vi quyền tài phán quốc gia (BBNJ) năm 2023, góp phần tăng cường khuôn khổ UNCLOS, thúc đẩy việc sử dụng bền vững và bảo tồn đa dạng sinh học biển ở các khu vực nằm ngoài quyền tài phán quốc gia.

Đại sứ Indonesia: Có một 'mỏ neo' vô giá để thúc đẩy hòa bình, ổn định ở Biển Đông
UNCLOS tạo điều kiện cho việc giải quyết hòa bình các tranh chấp, sử dụng bền vững nghề cá và tài nguyên biển, bảo vệ môi trường biển, bảo vệ an ninh và an toàn hàng hải. (Ảnh: Anh Tuấn/un.org)

Đại sứ đánh giá như thế nào về những nỗ lực của Việt Nam trong việc thúc đẩy thực hiện và xây dựng UNCLOS, đặc biệt khi chúng ta đang phải đối mặt với nhiều thách thức mới liên quan đến biển?

Việc Việt Nam sớm phê chuẩn UNCLOS vào tháng 7/1994 cho thấy cam kết của Việt Nam đối với trật tự pháp lý quốc tế cũng như việc sử dụng hòa bình các vùng biển và đại dương. Thông qua việc sớm phê chuẩn UNCLOS, Việt Nam đã nâng cao vị thế quốc tế của mình để góp phần củng cố hòa bình, an ninh, hợp tác và quan hệ hữu nghị giữa tất cả các quốc gia trên biển và đại dương.

Kể từ đó, Việt Nam luôn kiên định ủng hộ UNCLOS; ủng hộ giải quyết hòa bình các tranh chấp biển; thúc đẩy hòa bình, an ninh, ổn định, an toàn và tự do hàng hải, tham gia vào các nỗ lực chung hướng tới việc sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên biển.

Cam kết của Việt Nam đối với UNCLOS là điều cần thiết trong bối cảnh căng thẳng đang diễn ra ở Biển Đông, nơi việc tuân thủ UNCLOS có tầm quan trọng trong việc giảm căng thẳng, xây dựng lòng tin lẫn nhau và mở đường cho giải pháp hòa bình cho các tranh chấp phù hợp với UNCLOS.

Sự tham gia tích cực của Việt Nam tại Hội nghị các quốc gia thành viên UNCLOS và Hội nghị Đại dương của Liên hợp quốc (LHQ) đã góp phần vào những nỗ lực chung trong việc giải quyết các thách thức trên biển mới nổi như rác thải nhựa trên biển, biến đổi khí hậu, sử dụng bền vững đa dạng sinh học biển và nghề cá bền vững.

Về quá trình xây dựng Luật biển quốc tế, tháng 10/2022, Việt Nam cùng các nước có cùng quan điểm đã đưa ra sáng kiến tìm kiếm ý kiến tư vấn của Tòa án Công lý quốc tế (ICJ) về nghĩa vụ của các quốc gia liên quan đến biến đổi khí hậu.

Năm 2023, Việt Nam cũng tham gia vào thủ tục ý kiến tư vấn của Tòa án quốc tế về Luật biển (ITLOS) liên quan đến nghĩa vụ của các quốc gia đối với biến đổi khí hậu. Thủ tục ý kiến tư vấn được khởi xướng bởi Ủy ban các quốc đảo nhỏ về biến đổi khí hậu và luật pháp quốc tế (COSIS). Bằng cách tham gia vào các quá trình thủ tục ý kiến này, Việt Nam đã chứng minh sự ủng hộ của mình đối với ITLOS và vai trò chủ động trong bảo vệ môi trường biển.

Trong Ý kiến tư vấn vào tháng 5/2024, ITLOS khẳng định rằng, các quốc gia có nghĩa vụ tuân theo UNCLOS trong việc ngăn ngừa, giảm thiểu và kiểm soát ô nhiễm môi trường biển do khí thải nhà kính. Ý kiến tư vấn của ITLOS đã đóng góp vào quá trình xây dựng Luật biển bằng cách giải quyết các câu hỏi pháp lý liên quan đến nghĩa vụ của các quốc gia trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ, bảo tồn môi trường biển.

Hơn nữa, sự tham gia của Việt Nam vào Hiệp định BBNJ cũng nhấn mạnh nỗ lực của Việt Nam trong việc thúc đẩy sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên biển và bảo vệ đa dạng sinh học biển. Việt Nam đã tham gia vào quá trình đàm phán BBNJ từ năm 2004, ký Hiệp định vào ngày 20/9/2023 và đang chuẩn bị phê duyệt.

Thông qua những nỗ lực này, Việt Nam đóng góp tích cực vào mục tiêu rộng lớn hơn là phát triển Luật biển và sử dụng bền vững, hòa bình các vùng biển và đại dương.

Đại sứ nhận định như thế nào về các nỗ lực hợp tác của Việt Nam và Indonesia trong việc tuân thủ UNCLOS?

Indonesia và Việt Nam đã tham gia vào nhiều nỗ lực hợp tác khác nhau để thực hiện UNCLOS và thúc đẩy hòa bình, an ninh, an toàn và hợp tác biển trong khu vực. Về phân định ranh giới biển, cả hai nước đã đạt được thỏa thuận phân định thềm lục địa vào năm 2003 và Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) vào năm 2022.

Thông qua hai thỏa thuận, hai nước đã thiết lập ranh giới biển rõ ràng cho thềm lục địa và EEZ. Thỏa thuận EEZ năm 2022 đánh dấu một cột mốc quan trọng không chỉ đối với hai nước mà còn đối với cả khu vực. Thỏa thuận phản ánh nỗ lực của hai nước trong việc giải quyết phân định biển một cách hòa bình theo luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS.

Trong khu vực, việc ký kết thỏa thuận sẽ là minh chứng về việc tạo ra một môi trường thuận lợi và phát triển kinh tế biển bền vững. Cả hai nước có thể hợp tác để xây dựng ngành chế biến thủy sản dựa trên các hoạt động đánh bắt bền vững.

Để thực hiện sâu hơn các điều khoản của UNCLOS trong lĩnh vực an ninh và an toàn hàng hải, Indonesia và Việt Nam đang tích cực tham gia vào nhiều sáng kiến ​​và thỏa thuận khác nhau nhằm tăng cường hợp tác về an ninh và an toàn hàng hải.

Vào tháng 12/2021, Cơ quan An ninh Hàng hải Indonesia (Bakamla) và Cảnh sát biển Việt Nam đã ký Biên bản ghi nhớ (MoU) nhằm tăng cường hợp tác về an ninh và an toàn hàng hải. Ngoài ra, Cảnh sát biển và Hải quân của cả hai nước cũng thường xuyên tiến hành các cuộc tập trận chung để tăng cường năng lực an ninh hàng hải và thực thi pháp luật, góp phần duy trì an ninh, an toàn và ổn định trên biển trong khu vực.

Đại sứ Indonesia: Có một 'mỏ neo' vô giá để thúc đẩy hòa bình, ổn định ở Biển Đông
Các đại biểu tại Hội nghị Quan chức cao cấp ASEAN-Trung Quốc lần thứ 20 về thực hiện Tuyên bố ứng xử của các bên tại Biển Đông (SOM DOC) tháng 3/2023. (Nguồn: Bộ Ngoại giao Việt Nam)

Theo Đại sứ, UNCLOS có vai trò như thế nào trong việc thúc đẩy hòa bình, ổn định ở Biển Đông?

UNCLOS đặt ra khuôn khổ pháp lý trong đó mọi hoạt động trên biển và đại dương cần phải tuân thủ. Để đạt được mục tiêu này, UNCLOS đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hòa bình, an ninh và ổn định ở Biển Đông bằng cách cung cấp khuôn khổ pháp lý toàn diện, làm rõ các quyền và lợi ích trên biển, thiết lập các cơ chế giải quyết tranh chấp và hướng dẫn việc quản lý các vấn đề trên biển giữa các quốc gia.

Về các vùng biển, UNCLOS điều chỉnh liên quan chiều rộng của lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, EEZ và thềm lục địa. Công ước vô hiệu hóa mọi yêu sách không tuân thủ các chế định vùng biển do Công ước thiết lập. Thông qua việc thiết lập các vùng biển rõ ràng, UNCLOS tạo ra các quy tắc cho các quốc gia trong việc đàm phán và giải quyết phân định biển dựa trên luật pháp quốc tế.

Phù hợp với mục tiêu thúc đẩy sử dụng hòa bình các vùng biển và đại dương như đã nêu trong Lời nói đầu của UNCLOS, các quốc gia có nghĩa vụ duy trì hòa bình, an ninh, hợp tác, quan hệ hữu nghị và giải quyết mọi tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình. Nghĩa vụ tương tự cũng được đưa vào Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) năm 2002.

Phù hợp với mục tiêu thúc đẩy sử dụng hòa bình các vùng biển và đại dương như đã nêu trong Lời nói đầu của UNCLOS, các quốc gia có nghĩa vụ duy trì hòa bình, an ninh, hợp tác, quan hệ hữu nghị và giải quyết mọi tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình. Nghĩa vụ tương tự cũng được đưa vào Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) năm 2002, đóng vai trò là cơ sở để ASEAN và Trung Quốc giải quyết các bất đồng theo cách xây dựng và ngăn ngừa leo thang căng thẳng.

Bằng cách tuân thủ UNCLOS, các quốc gia cam kết duy trì luật pháp và chuẩn mực quốc tế trong mọi hoạt động trên biển. Sự tuân thủ này là điều cần thiết để duy trì trật tự và khả năng dự đoán trong khu vực, đảm bảo rằng tất cả các quốc gia, bất kể nước lớn hay nước nhỏ, đều phải tuân theo cùng một bộ quy tắc, giảm nguy cơ tính toán sai lầm và xung đột trên biển.

UNCLOS cũng tạo điều kiện giải quyết tranh chấp thông qua các biện pháp pháp lý và hòa bình. Sự hiện diện của các cơ chế giải quyết tranh chấp theo UNCLOS, chẳng hạn như Tòa án quốc tế về Luật biển và trọng tài cung cấp giải pháp pháp lý cho các quốc gia giải quyết tranh chấp biển của họ một cách hòa bình.

Trân trọng cảm ơn Đại sứ!

Đại sứ Đặng Hoàng Giang: UNCLOS là thành tựu quan trọng của quá trình pháp điển hóa luật pháp quốc tế hiện đại Đại sứ Đặng Hoàng Giang: UNCLOS là thành tựu quan trọng của quá trình pháp điển hóa luật pháp quốc tế hiện đại

Trong các ngày 10-12/12 (giờ địa phương), tại Trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) ở New York (Mỹ), Đại hội đồng LHQ Khóa 79 đã …

Đối thoại hàng hải đầu tiên Ấn Độ-Philippines, Manila chỉ trích một quốc gia ‘bóp méo nghiêm trọng' UNCLOS 1982 Đối thoại hàng hải đầu tiên Ấn Độ-Philippines, Manila chỉ trích một quốc gia ‘bóp méo nghiêm trọng’ UNCLOS 1982

Đối thoại hàng hải đầu tiên giữa Ấn Độ và Philippines diễn ra ngày 13/12 tại Manila, tập trung vào việc tăng cường hợp tác …

UNCLOS 1982 tạo môi trường để Việt Nam bảo vệ chủ quyền tại Biển Đông UNCLOS 1982 tạo môi trường để Việt Nam bảo vệ chủ quyền tại Biển Đông

UNCLOS 1982 tạo dựng một môi trường hòa bình để Việt Nam có thể phát triển kinh tế biển, xây dựng và bảo vệ vững …

Việt Nam-Trung Quốc thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển Việt Nam-Trung Quốc thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển

Ngày 25/12, tại thành phố Bắc Kinh, Trung Quốc đã diễn ra Cuộc họp Vòng 17 Nhóm công tác về hợp tác trong các lĩnh …

Việt Nam vận dụng chuẩn xác các quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển Việt Nam vận dụng chuẩn xác các quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển

Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 đang phát huy giá trị trong thực tiễn, giúp Việt Nam, các nước ven …





Nguồn: https://baoquocte.vn/dai-su-indonesia-tai-viet-nam-denny-abdi-unclos-1982-mo-neo-vo-gia-de-thuc-day-hoa-binh-on-dinh-o-bien-dong-298880.html

Cùng chủ đề

Hàng loạt chính sách đáng chú ý có hiệu lực từ tháng 1/2025

(Dân trí) - 8 luật mới và các quy định liên quan đến sát hạch giấy phép lái xe, ứng dụng ngân hàng, đăng ký cư trú, CSGT lập chốt tuần tra, màu sơn của ô tô chở học sinh… có hiệu lực từ 2025. Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 có quy định đáng chú ý tại Điều 58 về giấy phép lái xe có 12 điểm, nếu vi phạm sẽ bị trừ điểm tương ứng...

Việt Nam hạnh phúc

Việt Nam hạnh phúc là hội tụ của truyền thống và hiện đại, là giao thoa của công nghệ và nhân bản, là tổng hòa của kinh tế và văn hóa và cuối cùng là hội nhập của Việt Nam cùng với khu vực và thế giới. Dân tộc Việt Nam sẽ cùng với nhân dân khu vực và quốc tế vun đắp Hạnh phúc qua sự đoàn kết, sẻ chia và khát vọng phát triển. Đây không chỉ là cảm xúc, mà...

Giữa căng thẳng vụ kiện, chồng ca sĩ Bích Tuyền vẫn hát bản “hit” của Đàm Vĩnh Hưng

Tối 31/5, ông Gerard Williams - chồng ca sĩ Bích Tuyền tổ chức tiệc cuối năm cùng người thân và gia đình. Trong bữa tiệc ông đã làm một điều liên quan đến ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng gây chú ý của công...

Chung kết ASEAN Cup: Thái Lan vẫn đáng gờm, Việt Nam cần đấu pháp hợp lý để chiến thắng

Vất vả vượt qua Philippines để vào chung kết ASEAN Cup 2024, nhưng Thái Lan cho thấy sẽ là đối thủ đáng gờm cho đội tuyển Việt Nam trong hành trình chinh phục chức vô địch. Đội tuyển Việt Nam tập luyện vào chiều 31-12 - Ảnh: N.K. Do phải thi đấu trận chung kết lượt về trên sân khách vào ngày 5-1, HLV Kim Sang Sik sẽ phải tính toán để đưa tuyển Việt Nam đánh bại Thái Lan ở...

Pháo hoa rực sáng đón chào năm mới 2025

NDO - 0 giờ sáng ngày 1/1/2025, những chùm pháo hoa rực rỡ đã thắp sáng bầu trời Thủ đô Hà Nội trong niềm hân hoan và mong chờ của người dân và du khách quốc tế. Đúng 0 giờ sáng ngày 1/1/2025, những chùm pháo hoa rực rỡ đã thắp sáng bầu trời Thủ đô Hà Nội. Pháo hoa vẽ nên trên nền trời đêm Hà Nội những chùm ánh sáng rực rỡ. Pháo hoa quan sát từ trên tòa nhà Bưu...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Truyền thông quốc tế đánh giá cao triển vọng kinh tế và thương mại điện tử Việt Nam 2025

Sự trỗi dậy của thương mại xã hội, thanh toán kỹ thuật số và thương mại xuyên biên giới đã định vị Việt Nam là nhân tố quan trọng trong nền kinh tế kỹ thuật số của Đông Nam Á.

Đức bước vào Năm mới 2025 bất định, Thủ tướng Scholz vẫn tin tưởng vào hai từ “tốt đẹp”

Thủ tướng Đức Olaf Scholz tuyên bố trong thông điệp Năm mới 2025 rằng, số phận của nước này nằm trong tay người dân và con đường phía trước là "cùng nhau đoàn kết mạnh mẽ".

Tòa Hàn Quốc lệnh bắt Tổng thống Yoon Suk Yeol, Nga, Ukraine trao đổi 300 tù binh, Argentina ra lệnh bắt giữ Tổng thống...

Mỹ cáo buộc Trung Quốc tấn công mạng Bộ Tài chính, Nga chỉ trích gói viện trợ bổ sung của Mỹ dành cho Ukraine, Nhật Bản lại phát hiện tàu Trung Quốc gần đảo tranh chấp, Thổ Nhĩ Kỳ bắt giữ 30 nghi phạm liên quan đến IS… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Giá vàng có một năm kỷ lục chồng kỷ lục, được USD “tiếp sức”, đỉnh mới sẽ là 3.000 USD/ounce?

Giá vàng hôm nay 1/1/2025 tiếp nột một năm 2024 ghi nhận các kỷ lục, đưa kim loại quý tới mức tăng hàng năm tốt nhất kể từ năm 2010. Chỉ trong năm 2024, giá vàng đã tăng khoảng 26%.

Thị trường biến động trái chiều, sản lượng tại quốc gia Đông Nam Á giảm tới 70%

Giá tiêu hôm nay 1/1/2025 tại thị trường trong nước biến động trái chiều ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 146.000 - 147.000 đồng/kg.

Bài đọc nhiều

Năm 2024 Quân chủng Hải quân kịp thời cứu nạn 13 tàu cá, 191 ngư dân

Sáng 28/12, tại TP. Hải Phòng, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Hải quân tổ chức Hội nghị Quân chính năm 2024. Năm 2024, Đảng ủy Quân chủng Hải quân đã lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các nghị quyết, chỉ thị của Quân ủy Trung ương (QUTW), Bộ Quốc phòng (BQP); chủ động nắm chắc, nghiên...

Kiều bào tại Lào tự hào trước những thành tựu nổi bật của đất nước

Đó là những chia sẻ của cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại Lào khi được hỏi về cảm nhận về ngày 30/4 lịch sử, cũng như những thành tựu mà đất nước đạt được gần nửa thế kỷ qua. ...

Bạn bè quốc tế tham gia cuộc thi cứu hộ biển tại Đà Nẵng

Ngày 27/4, tại Đà Nẵng diễn ra Hội thi cứu hộ biển quốc tế Đà Nẵng 2024. Sự kiện thu hút 48 vận động viên đến từ 12 đội thi, trong đó có 5 đội thi quốc tế đến từ Úc, Myanmar, Phillipines, Malaysia tham gia. Chùm ảnh: Lực lượng Công an, Nội vụ Việt Nam - Lào - Campuchia diễn tập phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ ...

Ngôi nhà mới của quân nhân Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân: Ấm tình đồng đội, khởi đầu mới cho tương lai

Chiều 20/12, tại ấp 1, xã Hàng Vịnh, huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau, Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân phối hợp với Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội và cấp ủy, chính quyền địa phương tổ chức Lễ bàn giao “Nhà đồng đội” cho quân nhân có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở đang công tác tại đơn vị. Đại tá Hoàng Quốc Hoàn, Phó Chính ủy Vùng chủ trì lễ bàn giao....

Cùng chuyên mục

Người dân ở 2 xã biên giới của Nghệ An được tập huấn công tác quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia

Trong 2 ngày 26-27/12, người dân ở 2 xã biên giới Tam Quang và Tam Hợp (huyện Tương Dương) được tập huấn công tác quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia và bảo vệ hệ thống mốc quốc giới Việt Nam - Lào trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Chương trình tập huấn do Sở Ngoại vụ phối hợp Bộ đội Biên phòng tỉnh và Công an tỉnh tổ chức với 300 đại biểu tham dự. ...

Năm 2024 Quân chủng Hải quân kịp thời cứu nạn 13 tàu cá, 191 ngư dân

Sáng 28/12, tại TP. Hải Phòng, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Hải quân tổ chức Hội nghị Quân chính năm 2024. Năm 2024, Đảng ủy Quân chủng Hải quân đã lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các nghị quyết, chỉ thị của Quân ủy Trung ương (QUTW), Bộ Quốc phòng (BQP); chủ động nắm chắc, nghiên...

Việt Nam vận dụng chuẩn xác các quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển

Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 đang phát huy giá trị trong thực tiễn, giúp Việt Nam, các nước ven biển cũng như các nước không có biển, các nước khác quan tâm đến vấn đề biển có cơ sở, cơ hội để giải quyết bất đồng và tranh chấp. Trưởng đại diện các cơ quan Liên hợp quốc (LHQ) tại Việt Nam,...

Bệnh xá đảo Trường Sa tiếp nhận và điều trị cho ngư dân tỉnh Bình Định bị viêm ruột thừa cấp

Ngày 27/12, Bệnh xá đảo Trường Sa, Lữ đoàn 146, Vùng 4 Hải quân tiếp nhận và điều trị cho 1 ngư dân tỉnh Bình Định bị viêm ruột thừa cấp. Trước đó, khoảng 10 giờ, ngày 24/12, trong quá trình khai thác hải sản trên vùng biển cách đảo Trường Sa 120 hải lý về hướng Tây Bắc, ông Nguyễn Sang, 51 tuổi, phường Tam Quang Nam, thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định...

Hải quân Vùng 5 và Tỉnh đoàn An Giang tăng cường phối hợp tuyên truyền biển, đảo

Chiều 27/12, tại TP. Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, đoàn công tác Tỉnh đoàn An Giang do ông Đỗ Minh Sang, Phó Bí thư Tỉnh đoàn làm trưởng đoàn đã đến chào xã giao Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân. Tại buổi tiếp, ông Đỗ Minh Sang đánh giá cao thành tích và những kết quả đạt được của cán bộ, chiến sĩ đơn vị trong thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ...

Mới nhất

Đức bước vào Năm mới 2025 bất định, Thủ tướng Scholz vẫn tin tưởng vào hai từ “tốt đẹp”

Thủ tướng Đức Olaf Scholz tuyên bố trong thông điệp Năm mới 2025 rằng, số phận của nước này nằm trong tay người dân và con đường phía trước là "cùng nhau đoàn kết mạnh mẽ".

Mãn nhãn màn pháo hoa rực sáng bầu trời chào năm mới 2025

(Dân trí) - Đúng 0h ngày 1/1, pháo hoa rực sáng bầu trời các tỉnh, thành trên cả nước chào đón năm mới 2025. Hàng triệu người dân hân hoan, mãn nhãn với màn pháo hoa đẹp rực rỡ kéo dài 15 phút. Pháo hoa năm mới 2025 rực rỡ trên nóc đồng hồ Bưu điện Hà Nội (Video: Tiến...

Bạc “lao dốc” ngày đầu năm mới

Giá bạc hôm nay (1/1), giá bạc giảm sâu trong ngày đầu tiên của năm mới 2025. Giá bạc hôm nay tại Tập đoàn Vàng bạc Đá quý Phú Quý, giá bạc giảm nhẹ, niêm yết ở mức 1.082.000 đồng/lượng (mua vào) và 1.115.000 đồng/lượng (bán ra) tại Hà Nội. Ngoài ra, theo khảo sát tại...

Hai cây cầu ở Yên Bái thông xe trước thềm năm mới

TPO - Cầu Văn Phú và cầu Yên Bái tại thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái sau thời gian duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa đã kịp thông xe trước thềm năm mới 2025. TPO - Cầu Văn Phú và cầu Yên Bái tại thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái sau thời gian duy...

Lào đưa ra nhiều chính sách ưu đãi để thu hút doanh nghiệp TP.HCM đầu tư

Chính phủ Lào đưa ra nhiều chính sách ưu đãi để mời doanh nghiệp TP.HCM đầu tư vào các lĩnh vực như nông nghiệp hiện đại, chế bến nông sản, năng lượng sạch, chế biến khoáng sản, du lịch, logistics. Lào đưa ra nhiều chính sách ưu đãi để thu hút doanh nghiệp TP.HCM đầu tưChính phủ Lào đưa ra...

Mới nhất