Trang chủNewsThời sựĐại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Bắc Giang lần thứ IV,...

Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Bắc Giang lần thứ IV, năm 2024

Ngày 29/11, tại Tp. Bắc Giang (tỉnh Bắc Giang), Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Bắc Giang lần thứ IV, năm 2024 diễn ra với Chủ đề “Các dân tộc đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Vinh Tơr dự và phát biểu chỉ đạo Đại hội. Nguyên Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang, nguyên Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Quốc Tuấn, cùng đại diện các vụ, đơn vị của Ủy ban Dân tộc tham dự.Thời gian qua, tỉnh Bình Định đã huy động cả hệ thống chính trị, quyết tâm thực hiện thành công Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719). Quá trình triển khai, đã tạo được sự đồng thuận, chung tay, góp sức của các tầng lớp Nhân dân và đã đạt được hiệu quả thiết thực, nâng cao thu nhập cho người dân, thay đổi diện mạo vùng đồng bào DTTS và miền núi.Chiều 29/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, với 92,07% tổng số đại biểu Quốc hội tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật Đầu tư công (sửa đổi). Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025.Ngày 29/11, tại Tp. Bắc Giang (tỉnh Bắc Giang), Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Bắc Giang lần thứ IV, năm 2024 diễn ra với Chủ đề “Các dân tộc đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Vinh Tơr dự và phát biểu chỉ đạo Đại hội. Nguyên Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang, nguyên Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Quốc Tuấn, cùng đại diện các vụ, đơn vị của Ủy ban Dân tộc tham dự.Thời gian qua, tỉnh Bình Định đã huy động cả hệ thống chính trị, quyết tâm thực hiện thành công Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719). Quá trình triển khai, đã tạo được sự đồng thuận, chung tay, góp sức của các tầng lớp Nhân dân và đã đạt được hiệu quả thiết thực, nâng cao thu nhập cho người dân, thay đổi diện mạo vùng đồng bào DTTS và miền núi.Chiều 29/11, thông tin từ Công an tỉnh Quảng Nam cho biết, Công an huyện Nam Trà My vừa ra quyết định tạm giữ hình sự đối với 3 đối tượng về hành vi “Trộm cắp tài sản”.Cô giáo đánh học sinh bầm tím chân đã viết bản kiểm điểm nhận hình thức khiển trách, nhưng hội đồng kỷ luật của trường đã quyết định hình thức kỷ luật cảnh cáo đối với cô giáo này.Ngày 29/11, UBND tỉnh Quảng Ninh tổ chức cuộc họp đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết số 42/2024/NQ-HĐND của HĐND tỉnh về một số biện pháp hỗ trợ khắc phục hậu quả bão số 3 trên địa bàn tỉnh và kế hoạch xóa nhà tạm, nhà dột nát năm 2025 theo chỉ đạo của Trung ương.Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 29/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Long An – Tỏa sáng Khát vọng sông Vàm. Bánh ngũ sắc – Đặc sản độc đáo của đồng bào Cao Lan. Nơi bản sắc văn hóa Ba Na được gìn giữ và phát huy. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.Nằm trong chuỗi hoạt động chào mừng Đại hội Đại biểu các DTTS TP. Hồ Chí Minh lần thứ IV – năm 2024; tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, tương thân, tương trợ của các tập thể, cá nhân, các nhà hảo tâm, ngày 29/11, Ban Dân tộc TP. Hồ Chí Minh phối hợp UBND Quận 12 và nhà tài trợ đã thực hiện bàn giao căn nhà tình thương được sửa chữa lại cho hộ gia đình đồng bào DTTS có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.Chiều 29/11, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum Lê Ngọc Tuấn đã chủ trì Lễ công bố và trao Quyết định của UBND tỉnh về công tác cán bộ Ban Dân tộc tỉnh.Sau khi kế hoạch tài chính thực hiện chi trả giảm phát thải vùng Bắc Trung Bộ (ERPA) được UBND tỉnh ban hành tại Quyết định số 302/QĐ-UBND ngày 26/1/2024, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Hà Tĩnh đã thông báo chi trả cho các đối tượng hưởng lợi. Tính đến ngày 18/10/2024, Quỹ đã thực hiện giải ngân tiền ERPA hơn 7,4 tỷ đồng, trong đó kinh phí quản lý Quỹ khoảng 2 tỷ đồng, chi trả cho các đối tượng hưởng lợi hơn 5,4 tỷ đồng theo quy định tại Nghị định số 107/2022/NĐ-CP.Chiều 29/11, tại Bến cảng tổng hợp VIMC Hậu Giang (xã Đông Phú, huyện Châu Thành), Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang tổ chức diễn tập ứng phó sự cố tràn dầu năm 2024.Chiều 29/11, tại thị trấn Phước Dân, UBND huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận tổ chức Hội thi tay nghề nghệ thuật làm gốm của người Chăm năm 2024. Tham gia Hội thi có 30 thí sinh là những nghệ nhân dân tộc Chăm ở làng gốm Bàu Trúc.

Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Vinh Tơr
Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Vinh Tơr phát biểu tại Đại hội

Về phía tỉnh Bắc Giang có: Trung tướng Nguyễn Văn Gấu – Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; quyền Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Mai Sơn; đại diện các sở, ban, ngành, tổ chức đoàn thể và 238 đại biểu chính thức, đại diện cho hơn 26 vạn đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

Hiện nay, tỉnh Bắc Giang có gần 2 triệu người, trong đó có 45 thành phần DTTS, chiếm tỷ lệ trên 14% dân số của tỉnh. Trong đó, có 6 thành phần DTTS có dân số đông, sinh sống thành cộng đồng, gồm: Dân tộc Nùng, Tày, Sán Dìu, Hoa, Sán Chay (gồm các nhóm địa phương Cao Lan, Sán Chỉ) và Dao, còn lại là 39 thành phần DTTS khác với số dân rất ít, chủ yếu tăng cơ học, cư trú rải rác ở các địa phương. Có 4 huyện đông người DTTS, gồm: Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam và Yên Thế.

Quang cảnh Đại hội
Quang cảnh Đại hội

Cộng đồng các dân tộc trong tỉnh đã nỗ lực, vượt qua khó khăn, thách thức, linh hoạt, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ và đạt kết quả rất phấn khởi, là nền tảng quan trọng trong thực hiện các chính sách dân tộc, thúc đẩy sự phát triển trong vùng đồng bào DTTS của tỉnh với nhiều kết quả tích cực: Giai đoạn 2019 – 2024, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của tỉnh đạt khoảng 14,3%/năm. Quy mô nền kinh tế (GRDP) tăng liên tục qua các năm; năm 2019 đạt 105,5 nghìn tỷ đồng, đến năm 2023 đạt hơn 181 nghìn tỷ đồng (đứng thứ 12 cả nước); dự kiến năm 2024 đạt 209 nghìn tỷ đồng; nguồn lực tập trung đầu tư, xây dựng với tổng số vốn đạt khoảng 8.000 tỷ đồng.

Tổng số vốn từ ngân sách Trung ương, ngân sách tỉnh, ngân sách huyện hỗ trợ chính sách đầu tư đạt trên 5.000 tỷ đồng, để phục vụ Chương trình phát triển kinh tế – xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa (Chương trình 135), các chính sách về giảm nghèo bền vững, chương trình mục tiêu quốc gia.

Kinh tế lâm nghiệp ngày càng phát triển, đã hình thành vùng gỗ nguyên liệu tập trung với quy mô lớn trên 80.000 ha, trong đó có 200 ha rừng trồng thâm canh gỗ lớn; có gần 55.000 hộ trồng rừng kinh tế, 745 hộ nhận khoán bảo vệ rừng phòng hộ, đặc dụng. Đã trồng rừng tập trung được trên 45.000 ha, trong đó có gần 17.000 ha rừng kinh tế được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững theo tiêu chuẩn quốc tế (FSC), làm tăng giá trị rừng trồng từ 10 – 15% so với phương pháp truyền thống, nâng tỷ lệ diện tích che phủ rừng từ 36,8% năm 2019 lên 37,8% năm 2023, góp phần giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho người dân.

Tiết mục văn nghệ chào mừng Đại hội
Tiết mục văn nghệ chào mừng Đại hội

Đã triển khai 37 nhiệm vụ nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ cấp tỉnh và 3 đề tài cơ sở phát triển kinh tế – xã hội vùng DTTS và miền núi.

Nguồn vốn tín dụng chính sách đã giúp cho trên 75.000 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các đối tượng chính sách khác vùng DTTS được vay vốn với tổng số tiền giải ngân trên 4.020 tỷ đồng, để đầu tư phát triển sản xuất – kinh doanh, tạo sinh kế, ổn định cuộc sống; góp phần giúp cho trên 30.000 hộ thoát nghèo; tạo việc làm cho gần 20.000 lao động; trên 3.000 học sinh, sinh viên được vay vốn trang trải chi phí học tập; xây dựng, sửa chữa hơn 90 công trình nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn; xây mới hơn 1.000 căn nhà ở cho hộ nghèo.

Các xã vùng đồng bào DTTS có đủ 3 cấp học (mầm non, tiểu học, trung học cơ sở), tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia ở các cấp học tương đối cao. Các huyện có đông đồng bào DTTS có ít nhất 3 trường THPT và 1 trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên. Tỉnh có 5 trường phổ thông dân tộc nội trú (trong đó 1 trường phổ thông dân tộc nội trú cấp tỉnh và 4 trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện, 5/5 trường đạt chuẩn quốc gia, đạt 100%), 4 trường phổ thông dân tộc bán trú cấp THCS (4/4 trường đạt chuẩn quốc gia, đạt 100%).

Hệ thống trường lớp học vùng DTTS, đặc biệt là các trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú được đầu tư khang trang, sạch đẹp, đáp ứng nhu cầu đào tạo học sinh người DTTS. Các chế độ, chính sách đối với người dạy, người học vùng đồng bào DTTS được thực hiện đầy đủ theo quy định.

Thứ thưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Vinh Tơr tặng lẵng hoa chúc mừng Đại hội
Thứ thưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Vinh Tơr tặng lẵng hoa chúc mừng Đại hội

Công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe vùng đồng bào DTTS được quan tâm, đầu tư nâng cao chất lượng y tế cơ sở. Ngành Y tế đã triển khai nhiều chính sách hỗ trợ cho cán bộ y tế vùng khó khăn; quan tâm bố trí kinh phí đầu tư xây dựng, mở rộng quy mô giường bệnh các trạm y tế các huyện: Sơn Đông, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên thế, Lạng Giang.

Đến nay, 99,5% thôn, bản thuộc các xã vùng đồng bào DTTS và miền núi có nhà văn hóa, trong đó tỷ lệ nhà văn hóa đạt chuẩn là 70,6%. Có 1 cá nhân là người DTTS được phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân Nhân dân” và 14 cá nhân là người DTTS được phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân Ưu tú” trong lĩnh vực Di sản văn hóa phi vật thể. Đã biên tập các bộ sách song ngữ Việt – Tày, Nùng đưa vào giảng dạy ở các trường dân tộc nội trú; tổ chức các khóa học tiếng DTTS cho cán bộ công chức, viên chức.

Không còn hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo các xã đặc biệt khó khăn giảm từ 21,9% năm 2021 xuống còn 13,57 % năm 2023; tỷ lệ hộ nghèo là người DTTS giảm từ 11,93% năm 2021 xuống còn 6,5% năm 2023.

Tổng số tuyển sinh các trình độ giáo dục nghề nghiệp (GDNN) của các cơ sở GDNN, cơ sở hoạt động GDNN và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh ước thực hiện giai đoạn 2020 – 2024 là 148.699 người (đạt 103% chỉ tiêu kế hoạch); hỗ trợ đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng cho các đối tượng thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2022 – 2024 là 2.193 triệu đồng (đạt 100% kế hoạch); nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn, gắn với nhu cầu của thị trường, hỗ trợ thúc đẩy và phát triển các mô hình khởi nghiệp, sáng tạo ở nông thôn. Hết năm 2023, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 74%; tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 3 tháng trở lên có bằng cấp, chứng chỉ đạt 32%.

Thứ thưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Vinh Tơr trao tặng Kỷ niệm chương cho 5 cá nhân và Bằng khen của Ủy ban Dân tộc cho một tập thể cùng 5 cá nhân đã có thành tích trong công tác dân tộc
Thứ thưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Vinh Tơr trao tặng Kỷ niệm chương cho 5 cá nhân và Bằng khen của Ủy ban Dân tộc cho một tập thể cùng 5 cá nhân đã có thành tích trong công tác dân tộc

Thông qua đào tạo, bồi dưỡng, chất lượng đội ngũ cán bộ nói chung, cán bộ người DTTS nói riêng ngày càng được nâng lên, đạt chuẩn về trình độ theo vị trí việc làm. Hiện nay, tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức người DTTS tham gia vào các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong của tỉnh là 4.806/41.144 người (đạt 11,68%).

Đến nay, tỉnh có 523 Người có uy tín trong đồng bào DTTS, làm hạt nhân tiêu biểu giúp cấp ủy, chính quyền triển khai có hiệu quả các chính sách dân tộc, các phong trào thi đua yêu nước và thực hiện đại đoàn kết dân tộc ở địa phương. Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh đã đã tham gia trên 2.200 cuộc vận động, tuyên truyền, hòa giải ở cơ sở. Qua đó đã vận động các hộ dân hiến trên 426.000 m2 đất để làm đường giao thông, xây dựng trường học, làm nhà văn hóa và xây dựng các công trình phúc lợi; hòa giải được hàng trăm hộ tranh chấp đất đai; vận động, hòa giải trên 100 vụ bạo lực gia đình; trên 700 lần hòa giải các tranh chấp cá nhân, không để dẫn tới khiếu kiện vượt cấp.

Có thể khẳng định, sau 5 năm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh lần thứ III và triển khai thực hiện các nghị quyết, chương trình, chính sách của Đảng, Nhà nước, các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội vùng DTTS và miền núi cơ bản hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch. Kinh tế vùng DTTS có bước phát triển mạnh. Kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội vùng DTTS được đầu tư nâng cấp, hoàn thiện; 100% các hộ được sử dụng điện; 100% số xã vùng DTTS, miền núi xe ô tô đã vào được trung tâm kể cả mùa mưa; tỷ lệ đường trục xã nhựa hóa, bê tông hóa đạt 98,31%, đường trục thôn, liên thôn đạt 98%, đường ngõ, xóm đạt 92,76%; tỷ lệ kiên cố hóa kênh mương đạt 100%; các công trình thủy lợi vừa và nhỏ được đầu tư bảo đảm tưới tiêu cho 98% diện tích trồng lúa nước; tỷ lệ các xã vùng DTTS có nhà văn hoá xã đạt 100%, nhà văn hóa thôn bản đạt 99,5%. 

Lĩnh vực y tế, giáo dục được quan tâm đầu tư; văn hóa truyền thống của các DTTS được bảo tồn và phát huy. Tỷ lệ hộ nghèo ở vùng DTTS và miền núi giảm 2 – 2,5%/năm. Đến nay có 42/73 xã vùng DTTS và miền núi đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm 57,5%. Thu nhập bình quân người DTTS đạt khoảng 45 triệu đồng/người/năm. Đồng bào các DTTS đã có sự chuyển biến về nhận thức, cùng sự nỗ lực vươn lên thoát nghèo, làm giàu đã tạo thành các phong trào sản xuất, làm kinh tế trong hầu hết các lĩnh vực. Hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết các dân tộc được tăng cường và củng cố, đã tạo sự chuyển biến rõ rệt về tư tưởng, đổi mới trong công tác lãnh chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền và ý thức của cán bộ, đảng viên trong tỉnh về công tác dân tộc và thực hiện các chính sách dân tộc.

Mặc dù kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS đã có bước phát triển mạnh trong những năm qua nhưng vẫn là vùng khó khăn nhất của tỉnh, khoảng cách chênh lệch giàu nghèo giữa vùng dân tộc và các vùng khác trong tỉnh, giữa các thành phần dân tộc còn cao; tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo cao (năm 2023 tỷ lệ hộ nghèo người DTTS là 6,5%, cao gấp gần 2,5 lần tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh); tỷ lệ hộ nghèo 24 xã đặc biệt khó khăn là 13,57%, cao gấp 5,15 lần tỷ lệ hộ nghèo của cả tỉnh (tỷ lệ hộ nghèo cả tỉnh 2,63%).

Các đồng chí Lãnh đạo Ủy ban Dân tộc và Tỉnh ủy, UBND tỉnh và đại biểu dự Đại hội chụp ảnh lưu niệm
Các đồng chí Lãnh đạo Ủy ban Dân tộc và Tỉnh ủy, UBND tỉnh và đại biểu dự Đại hội chụp ảnh lưu niệm

Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Bắc Giang lần thứ IV, năm 2024 đại diện cho ý chí và nguyện vọng của đồng bào các DTTS của tỉnh, quyết tâm phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ giai đoạn 2024 – 2029, như sau:

Quyết tâm thực hiện tốt mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tích cực vận động con em đồng bào tham gia học tập, để nâng cao trình độ dân trí, chất lượng nguồn nhân lực và phát triển tài năng; thực hiện nếp sống văn minh, gia đình, làng, bản văn hoá, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của từng dân tộc;

Cùng với Nhân dân, đồng bào các DTTS tỉnh tích cực tham gia vào các phong trào xã hội, phong trào thi đua yêu nước và các cuộc vận động lớn của Đảng, Nhà nước, nhất là cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, tiêu cực nhằm xây dựng đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị xã hội trong sạch, vững mạnh;

Nguyện chung sức, chung lòng xây dựng quê hương Bắc Giang ngày càng giàu đẹp và văn minh; phát huy nội lực, đẩy mạnh phát triển kinh tế – xã hội, xóa đói giảm nghèo theo hướng bền vững; tập trung tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để đầu tư phát triển, xây dựng hạ tầng kinh tế – xã hội, quản lý bảo vệ và phát triển rừng, ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện chuyển đổi số; ứng dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật và đẩy mạnh phát triển sản xuất, kinh doanh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động gắn với phát triển dịch vụ, du lịch, thi đua làm giàu chính đáng, xóa đói giảm nghèo.

Phát biểu chỉ đạo tại Đại hội, Thứ thưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Vinh Tơr gợi ý một số nội dung:

Thứ nhất, đề nghị các cấp ủy Đảng, chính quyền, mặt trận tổ quốc, các tổ chức chính trị -xã hội tiếp tục lãnh đạo, tổ chức tốt việc nghiên cứu và quán triệt sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về công tác dân tộc, đại đoàn kết dân tộc và chính sách dân tộc;

Thứ hai, tiếp tục quan tâm đảm bảo thực hiện hiệu quả và thực chất trong thực thi các chính sách dân tộc, từng bước thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, thu nhập giữa các khu vực; tập trung ưu tiên nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi; đa dạng hóa các nguồn lực huy động để thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, gắn kết chặt chẽ với 2 Chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững ;

Thứ ba, tiếp tục tập trung xây dựng, nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở vùng đồng bào DTTS vững mạnh, trong đó có giải pháp tăng cường cụ thể đối với xã, thôn đặc biệt khó khăn, vùng có các cộng đồng DTTS sinh sống xen kẽ, vùng có nhiều tín đồ các tôn giáo; tập trung đầu tư, kiên trì thực hiện đồng bộ các mục tiêu, biện pháp về nâng cao trình độ dân trí, chất lượng nguồn nhân lực của vùng đồng bào DTTS theo tinh thần Nghị quyết số 52/NQ-CP, ngày 15/6/2016 của Chính phủ;

Thứ tư, thường xuyên chú trọng nhiệm vụ đảm bảo quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội, phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường, sinh thái và thích ứng với biến đổi khí hậu, nhất là các địa bàn xung yếu, biên giới, vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn; không ngừng xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân, gắn với thế trận lòng dân vững chắc; không ngừng vun đắp, giữ vững khối đại đoàn kết toàn dân tộc; chủ động phòng ngừa các âm mưu, thủ đoạn “Diễn biến hoà bình”, chia rẽ, kích động của các thế lực thù địch. Tăng cường thực hành dân chủ ở cơ sở, sâu sát, nắm chắc tình hình, chủ động giải quyết tốt mọi mâu thuẫn, vướng mắc phát sinh ngay từ cơ sở; tạo sự đồng thuận, xây dựng bản, làng đoàn kết, bình yên và phát triển. 

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh dự Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Vĩnh Long lần thứ IV, năm 2024





Nguồn: https://baodantoc.vn/dai-hoi-dai-bieu-cac-dtts-tinh-bac-giang-lan-thu-iv-nam-2024-1732875056947.htm

Cùng chủ đề

Kiểm tra kho chứa 27.000 mỹ phẩm Trung Quốc không có chứng từ ở Bắc Giang

Lực lượng chức năng kiểm tra, phát hiện kho mỹ phẩm lớn trên địa bàn TP Bắc Giang bày bán hơn 27 nghìn đơn vị sản phẩm không có giấy tờ, hóa đơn hợp pháp. Ngày 18/12, Đội Quản lý thị trường số 1 phối hợp với Phòng Nghiệp vụ - Tổng hợp (Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang), Đội Cảnh sát kinh tế (Công an TP Bắc Giang) kiểm tra kho hàng của hộ kinh doanh Lan...

Vĩnh Long: Biểu dương, tôn vinh Người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Chiều 18/12, Ban Dân tộc tỉnh Vĩnh Long tổ chức họp mặt biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến, phát huy vai trò Người có uy tín vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Vĩnh Long năm 2024.Nhằm nâng cao kỹ năng tuyên truyền, vận động cho lực lượng cốt cán, Người có uy tín trong đồng bào DTTS huyện Trạm Tấu, Ban Dân tộc tỉnh Yên Bái đã tổ chức 2 lớp tập huấn bồi dưỡng...

Nhiều doanh nghiệp đã công bố mức thưởng Tết Nguyên đán

Nhiều địa phương vừa công bố mức thưởng Tết dương lịch và Tết Nguyên đán 2025 của doanh nghiệp, mức tăng cao hơn năm ngoái. Trao đổi với Tuổi Trẻ Online sáng 18-12, lãnh đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội...

Chủ tịch tỉnh Phạm Anh Tuấn: Nữ doanh nhân Bình Định bản lĩnh trong kinh doanh, trách nhiệm với cộng đồng

DNVN – Phát biểu tại Đại hội Hội Nữ doanh nhân Bình Định nhiệm kỳ 2025-2030, Chủ tịch tỉnh Bình Định Phạm Anh Tuấn khẳng định, sự phát triển của tỉnh trong thời gian qua có sự đóng góp thiết thực, tích cực của đội ngũ nữ doanh nhân - những người vừa bản...

Chiêm Hoá (Tuyên Quang) đa dạng hình thức truyền thông về Chương trình MTQG 1719

Triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), thời gian qua, huyện Chiêm Hoá (Tuyên Quang) đã tích cực đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền chương trình đến người dân với nhiều hình thức truyền thông đa dạng, phong phú.Trong 3 ngày (từ 17 - 19/12), tại xã Ia Dom, Phòng Dân tộc huyện Đức Cơ (Gia Lai) tổ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Sơn Dương (Tuyên Quang): Chú trọng tạo môi trường thuận lợi, thu hút đầu tư

Huyện Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang) có lợi thế giáp với tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, gần Thủ đô Hà Nội. Phát huy lợi thế đó, huyện đã không ngừng nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp huyện (DDCI), thực hiện đồng bộ các giải pháp thu hút các nhà đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn.Chiều 18/12, Ban Dân tộc tỉnh Vĩnh Long tổ chức họp mặt biểu dương, tôn vinh điển...

Đà Bắc (Hòa Bình): Nâng cao hiệu quả công tác vận động, tuyên truyền tại vùng đồng bào DTTS

Nhằm tạo chuyển biến về nhận thức và ý thức tự giác chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đồng thời tăng cường khối Đại đoàn kết dân tộc, những năm qua, tỉnh Hòa Bình nói chung, huyện Đà Bắc nói riêng luôn chú trọng đầu tư cho công tác vận động, tuyên truyền.Chiều 18/12, Ban Dân tộc tỉnh Vĩnh Long tổ chức họp mặt biểu dương, tôn vinh điển hình...

Mở lối giảm nghèo từ mô hình tái canh cây cà phê

Với lợi thế đất đỏ Bazan màu mỡ, độ cao và khí hậu thích hợp, cà phê được xem là một trong những cây trồng chủ lực của huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Tái canh và phát triển bền vững cây cà phê là một trong những hướng đi mới đang được ngành chức năng huyện Hướng Hóa định hướng cho người dân nhằm từng bước mở lối thoát nghèo.Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 8, Cục...

Những mái ấm nghĩa tình trên cao nguyên Hà Giang

Tiết trời rét buốt là đặc trưng của cùng cao Hà Giang mỗi khi Đông về. Thế nhưng, cái rét đó dường như đã được xóa tan bởi sự ấm áp từ những trái tim chia sẻ, nghĩa tình của cấp ủy, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong phong trào “chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát”, xây lên những mái ấm kiên cố hơn, bền đẹp hơn cho người có công với cách mạng,...

Sơn Dương (Tuyên Quanng): Chú trọng tạo môi trường thuận lợi, thu hút đầu tư

Huyện Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quanng) có lợi thế giáp với tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, gần Thủ đô Hà Nội. Phát huy lợi thế đó, huyện đã không ngừng nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp huyện (DDCI), thực hiện đồng bộ các giải pháp thu hút các nhà đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn.Chiều 18/12, Ban Dân tộc tỉnh Vĩnh Long tổ chức họp mặt biểu dương, tôn vinh điển...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

Lo đội nhà bị loại sớm ở AFF Cup, báo Indonesia cầu viện tuyển Việt Nam

(Dân trí) - Tờ Suara (Indonesia) đã lên tiếng cầu viện sự giúp đỡ của đội tuyển Việt Nam vì lo sợ đội nhà bị loại sớm ở AFF Cup 2024. Sau thất bại với tỷ số 0-1 trước đội tuyển Việt Nam vào hôm 15/12, Indonesia đối diện với nguy cơ bị loại. Họ đang xếp thứ hai bảng B với 4 điểm sau 3 trận đấu, hơn Philippines, Lào 2 điểm và hơn Myanmar 3 điểm. Tuy nhiên,...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Văn Lãng (Lạng Sơn): Quan tâm trang bị kiến thức về bình đẳng giới, đảm bảo sự tiến bộ của phụ nữ DTTS

Triển khai thực hiện Dự án 8, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn đặc biệt quan tâm trang bị kiến thức về bình đẳng giới (BĐG), kỹ năng thực hiện lồng ghép giới cho cán bộ trong hệ thống chính trị, già làng, trưởng bản và Người có uy tín trong cộng đồng. Nhờ đó, đã nâng cao nhận thức...

Cùng chuyên mục

Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Quân đội nhân dân Việt Nam – Niềm tự hào dân tộc

Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), Thông tấn xã Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết: “Quân đội nhân dân Việt Nam - Niềm tự hào dân tộc” của Tổng Bí thư Tô Lâm. 1. Quân đội nhân dân Việt Nam từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu. Sau 80 năm xây dựng,...

Cuộc hẹn 17 năm của tuyến metro đầu tiên ở TPHCM

(Dân trí) - Tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của TPHCM từ những bước chuẩn bị đầu tiên đến đầu tư xây dựng nay đã hoàn thành, sẵn sàng đón hành khách sau 17 năm chờ đợi. 12 năm xây dựng, 5 lần lùi kế hoạch hoàn thành, 1 năm cuối cùng chạy nước rút là những cột mốc tượng trưng, gắn liền với tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên. Thời khắc tuyến đường sắt đô...

Một tuần, 516 xe bị phạt nguội ở Bắc Ninh

Tuần từ 2/12 đến 8/12, thông qua hệ thống camera giao thông, lực lượng chức năng tỉnh Bắc Ninh phát hiện và xử lý phạt nguội đối với 516 phương tiện vi phạm trật tự an toàn giao thông. Các lỗi bị phạt nguội chủ yếu là chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h và từ 5 km/h đến dưới 10 km/h. Ngoài ra, một số chủ phương tiện không chấp hành hiệu lệnh của...

Làm rõ giải pháp, trách nhiệm trong xử lý vi phạm đất đai, trật tự xây dựng tại khu vực bãi sông

Kinhtedothi-Sáng 19/12, tại phiên họp giải trình của Thường trực HĐND TP Hà Nội, các đại biểu chất vấn lãnh đạo các sở, ngành và địa phương của TP liên quan đến những vi phạm kéo dài về công tác quy hoạch, quản lý đất đai, trật tự xây dựng khu vực bãi sông, ngoài đê trên địa bàn TP. Tự ý chuyển đất nông nghiệp sang kinh doanh thương mại Tại phiên giải trình, Trưởng ban Pháp chế HĐND TP...

Hoàn thiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy bảo đảm đúng tiến độ, kế hoạch

Sáng 19/12, tại Nhà Quốc hội, Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã chủ trì Hội nghị tổng kết công tác phối hợp giữa Đảng đoàn Quốc hội với Đảng ủy cơ quan Văn phòng Quốc hội. Chủ tịch Quốc hội lưu ý, đây chỉ kết quả bước đầu và đề nghị trong thời gian tới, phải tiếp tục nghiên cứu, rà soát xem cái gì còn là “điểm nghẽn”, còn khó khăn,...

Mới nhất

“Đông ấm” trong giá rét của thầy trò vùng cao Hà Giang

Mùa đông, tại các vùng núi cao của tỉnh Hà Giang thường xuyên xuất hiện những đợt rét đậm, rét hại kéo dài. Trước tình hình đó, huyện Yên Minh đã...

Giá xăng RON95 tăng hơn 400 đồng, vượt 21.000 đồng/lít

Cụ thể, xăng E5 RON92 tăng 383 đồng/lít, không cao hơn 20.244 đồng/lít. Xăng RON95 tăng 408 đồng/lít không cao hơn 21.004 đồng/lít. Giá dầu diesel tăng 478 đồng/lít, không cao hơn 18.733 đồng/lít. Dầu hỏa tăng 402 đồng/lít, không cao hơn 18.968 đồng/lít và dầu mazut tăng 329 đồng/kg, không cao hơn 15.903 đồng/kg.Tại kỳ này, cơ...

80 năm Quân đội Nhân dân Việt Nam: Một biểu tượng của sự anh hùng và phát triển

Trải qua 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, kế thừa, phát huy tinh thần yêu nước, tinh hoa nghệ thuật quân sự đặc sắc của dân tộc Việt Nam và sự ủng hộ của bạn bè quốc tế, Quân đội Nhân dân Việt Nam đã không ngừng phát triển lớn mạnh, luôn tỏ rõ bản lĩnh...

BLV Quang Huy: HLV Kim Sang-sik lựa chọn rủi ro

Đội tuyển Việt Nam may mắn cầm hòa Philippines trên sân khách tối 18/12. Bàn thắng của Doãn Ngọc Tân ở phút đá bù thứ 7 giúp thầy trò huấn luyện viên Kim Sang-sik tránh được thất bại.Theo bình luận viên Vũ Quang Huy, việc đội tuyển Việt Nam gặp nhiều khó khăn và không thể giành chiến...

Hội thảo khoa học “80 năm Quân đội nhân dân Việt Nam vì nhân dân mà chiến đấu, vì nhân dân phục vụ”

Sáng 19-12, Trường Sĩ quan Lục quân 2 tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: “80 năm Quân đội nhân dân Việt Nam vì nhân dân mà chiến đấu, vì nhân dân phục vụ”. Chủ trì hội thảo có các đồng chí: PGS, TS Nguyễn Quốc Dũng, Giám đốc Học viện Chính trị khu vực II; Thiếu tướng,...

Mới nhất