Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcĐại học Huế kiến nghị tháo gỡ vướng mắc để phát triển...

Đại học Huế kiến nghị tháo gỡ vướng mắc để phát triển thành đại học quốc gia

Tại hội thảo Đại học Huế – 30 năm tái lập và phát triển thành đại học quốc gia (1994 – 2024), Đại học Huế kiến nghị T.Ư sớm tháo gỡ vướng mắc để phát triển thành đại học quốc gia.

Ngày 1.11, nhân kỷ niệm 30 năm tái lập (1994 – 2024), Đại học Huế tổ chức tọa đàm gặp mặt thế hệ lãnh đạo qua các thời kỳ và hội thảo về tiến trình xây dựng, phát triển thành đại học quốc gia.

Một trong 3 đại học vùng của cả nước

Phát biểu tại hội thảo, PGS-TS Lê Anh Phương, Giám đốc Đại học Huế, cho biết Đại học Huế tiền thân là Viện đại học Huế, thành lập vào tháng 3.1957 và được tổ chức lại vào năm 1994 theo Nghị định số 30/CP ngày 4.4.1994 của Chính phủ, là một trong 3 đại học vùng của cả nước, là đại học đa ngành, đa lĩnh vực, “thực hiện nhiệm vụ chiến lược quốc gia, nhiệm vụ phát triển vùng của đất nước”.

Đại học Huế kiến nghị tháo gỡ vướng mắc để phát triển thành đại học quốc gia- Ảnh 1.

PGS-TS Lê Anh Phương, Giám đốc Đại học Huế, phát biểu tại hội thảo

Đại học Huế kiến nghị tháo gỡ vướng mắc để phát triển thành đại học quốc gia- Ảnh 2.

Các đại biểu tham dự hội thảo

Năm 2024, khi Tổ chức QS Quacquarelli Symonds công bố kết quả xếp hạng các cơ sở giáo dục đại học hàng đầu thế giới năm 2025 (QS WUR 2025), Đại học Huế lần đầu tiên có tên trong danh sách ở vị trí đồng hạng 1.201-1.400. Đây là một cột mốc mới cho Đại học Huế trong quá trình phấn đấu để được ghi tên vào các bảng xếp hạng đại học uy tín toàn cầu.

Tổ chức US News & World Report (Mỹ) cũng đã công bố bảng xếp hạng các cơ sở giáo dục đại học tốt nhất toàn cầu 2024 – 2025 (2024-2025 Best Global Universities Rankings), và lần đầu tiên Đại học Huế xuất hiện trong bảng xếp hạng này cùng với 8 cơ sở giáo dục đại học khác của Việt Nam. Cụ thể, Đại học Huế tiếp tục duy trì vị trí 1.501+ thế giới, và là một trong 6 cơ sở giáo dục đại học tốt nhất Việt Nam.

Kiến nghị T.Ư tháo gỡ vướng mắc

Cũng theo PGS-TS Lê Anh Phương, định hướng phát triển Đại học Huế thành đại học quốc gia đã được khẳng định tại Kết luận 48-KL/TW ngày 25.5.2009 của Bộ Chính trị. Tiếp đó, Nghị quyết 54-NQ/TW ngày 10.12.2019 của Bộ Chính trị tiếp tục khẳng định: “Xây dựng trung tâm giáo dục – đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao trên cơ sở phát triển Đại học Huế trở thành đại học quốc gia, phấn đấu nằm trong tốp 300 các trường đại học hàng đầu châu Á”.

Trong các Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 3.11.2022 của Bộ Chính trị; Nghị quyết số 83/NQ-CP ngày 27.5.2020 của Chính phủ đều khẳng định chủ trương xây dựng Đại học Huế trở thành đại học quốc gia. Đó là những cơ sở chính trị và pháp lý vững chắc để phát triển Đại học Huế thành đại học quốc gia.

Bên cạnh đó, truyền thống, vị thế, vai trò, quy mô, chất lượng của Đại học Huế cũng mang tầm vóc của một cơ sở giáo dục quốc gia. Tuy nhiên, tiến trình xây dựng Đại học Huế trở thành đại học quốc gia đang gặp nhiều khó khăn. Trong đó, hệ thống văn bản pháp luật quy định về cơ chế tự chủ chưa đồng bộ; thiếu hành lang pháp lý để thực hiện cơ chế đặt hàng của Nhà nước đối với các đơn vị tự chủ; đầu tư công giảm mạnh do ngân sách thâm hụt, cơ sở học tập và nghiên cứu thiếu và chưa tiên tiến, trong khi đòi hỏi của xã hội là công nghệ mới, hiện đại, chất lượng đào tạo cao…

Vì vậy, Đại học Huế kiến nghị Quốc hội sớm ban hành luật Sửa đổi, bổ sung luật Ngân sách, luật Đầu tư công, luật Tài sản công, luật Cán bộ, công chức, viên chức, luật Nhà giáo nhằm tạo sự đồng bộ về cơ sở pháp lý để thực hiện cơ chế tự chủ đại học.

Đồng thời, kiến nghị Chính phủ sớm ban hành Quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học và cơ sở đào tạo giáo viên thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, giúp Đại học Huế có đủ cơ sở pháp lý để trình các cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt Đề án phát triển Đại học Huế thành đại học quốc gia.

Đại học Huế kiến nghị tháo gỡ vướng mắc để phát triển thành đại học quốc gia- Ảnh 3.

PGS-TS Phan Thanh Bình, nguyên Giám đốc Đại học quốc gia TP.HCM, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng Quốc hội, phát biểu tại hội thảo

Tại hội thảo, PGS-TS Phan Thanh Bình, nguyên Giám đốc Đại học quốc gia TP.HCM, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng Quốc hội, cho rằng Đại học Huế có đủ tiềm năng, lợi thế và nền tảng để phát triển thành đại học quốc gia. Tuy nhiên, tiến trình này nếu có sự hỗ trợ từ Chính phủ, cộng đồng quốc tế.

Theo ông Bình, Đại học Huế có thể vươn lên trở thành trung tâm giáo dục hàng đầu, không chỉ miền Trung mà còn trên toàn quốc và quốc tế.

“Đại học Huế với thuận lợi về địa bàn của kinh đô Huế, với bề dày truyền thống, các điều kiện về nhân lực, nguồn lực, hoạt động có những thuận lợi cơ bản, tiền đề để trở thành đại học quốc gia, tuy nhiên cần tương tác, phối hợp trong khu vực để xây dựng một đại học quốc gia, một hệ thống đại học là một phương án có thể cân nhắc”, PGS-TS Phan Thanh Bình gợi mở.

Trong 30 năm tái lập, Đại học Huế đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật, trở thành một trong những nơi đào tạo nhân lực quan trọng, phục vụ đa ngành, đa lĩnh vực của cả nước. Cụ thể, đào tạo và cấp bằng cho khoảng 320.265 bác sĩ, dược sĩ, kỹ sư, cử nhân, gần 24.230 thạc sĩ và gần 700 tiến sĩ.

Đại học Huế hiện có 3.647 viên chức và lao động, trong đó có 214 giáo sư, phó giáo sư, 807 tiến sĩ, 1.526 thạc sĩ, 38 giáo sư danh dự người nước ngoài; tăng hơn 9 lần so với năm 1994.

Năm 2024, Đại học Huế có 153 ngành đào tạo đại học, 108 ngành đào tạo thạc sĩ, 58 ngành đào tạo tiến sĩ, 63 ngành đào tạo bác sĩ chuyên khoa I và II, 12 ngành đào tạo bác sĩ nội trú.




Nguồn: https://thanhnien.vn/dai-hoc-hue-kien-nghi-thao-go-vuong-mac-de-phat-trien-thanh-dai-hoc-quoc-gia-185241101172248729.htm

Cùng chủ đề

‘Đại học Huế là một trong những đơn vị đào tạo đại học rẻ nhất cả nước’

Giám đốc Đại học Huế đã đưa ra khẳng định như trên. Việc thu học phí rẻ khiến câu chuyện tái đầu tư cho cơ sở hạ tầng để đạt tiêu chí đại học quốc gia gặp khó khăn. Theo ông Phương, mục tiêu...

Children of VietNam dành gần 4,2 tỷ đồng hỗ trợ học bổng cho sinh viên Đại học Huế

Với tổng giá trị gần 4,2 tỷ đồng từ phi dự án do tổ chức Children of VietNam (Hoa Kỳ) tài trợ sẽ dành 30 suất học bổng em sinh viên có hoàn cảnh khó khăn đến từ 3 trường Đại học thuộc Đại học Huế. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa có Quyết định số 2684/QĐ-UBND ngày 17/10/2024 phê duyệt tiếp nhận khoản viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ chính thức...

Lớn lên nhờ tình thương của xã hội, nay Đức thành sinh viên ĐH Nông lâm Huế

Đến năm 14 tuổi, Đức được dì ruột xin về quê ở với dì cho đỡ cảnh côi cút, rau cháo nuôi nhau.Đức được người dì hết mực yêu thương, nhưng gia cảnh dì quá nghèo, thu nhập chính trong gia đình chỉ trong chờ vào vài cọng rau ở góc vườn. Thương dì vất vả, học hết lớp 10, Đức quyết...

Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản

Chiều 3/10, tại Hội trường Đại học Huế (thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế), Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp Đại học Huế tổ chức Hội thảo khoa học “Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn”. Tham dự hội thảo có Tiến sĩ Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nguy cơ cho trẻ nhỏ

Để có dinh dưỡng đúng, dinh dưỡng đầy đủ với trẻ nhỏ, chúng ta cần phải có được hệ thống tư vấn từ các bác sĩ nhi khoa, bác sĩ dinh dưỡng, tránh tình trạng, hội nhóm qua mạng rồi thúc đẩy nhau...

Giảng viên ngành sức khỏe tiếp cận nhiều thông tin mới từ chuyên gia quốc tế

Các chuyên gia, nhà khoa học trong lĩnh vực y tế từ nhiều quốc gia như Úc, Đức, Đan Mạch, Nga, Singapore… đã chia sẻ nhiều thông tin hữu ích về việc đánh giá công nghệ y tế tại hội thảo do một...

‘Phó tướng’ của ông Trump định hướng ngoại giao với Nga, Trung Quốc ra sao?

Thượng nghị sĩ bang Ohio J.D. Vance, ứng cử viên phó tổng thống của đảng Cộng hòa và là người liên danh tranh cử cùng cựu Tổng thống Donald Trump, cho hay Mỹ cần “ngoại giao khôn ngoan” với các đối thủ cạnh tranh, bao gồm cả Nga và Trung Quốc. Chia sẻ trên chương trình “Meet the Press” của Đài NBC vào ngày 27.10, Thượng nghị sĩ J.D. Vance cho biết ông coi Tổng thống Nga Vladimir Putin là...

Bài đọc nhiều

Thành phố Sơn La đại diện Việt Nam tham dự Hội nghị Thành phố học tập khu vực ASEAN+3

Hội nghị Thành phố học tập khu vực ASEAN+3 đang diễn ra tại Bangkok, Thái Lan là bước ngoặt quan trọng trong việc thúc đẩy nỗ lực hợp tác giữa các thành phố đang định hình chương trình nghị sự toàn cầu. Thành phố Sơn La đại diện cho các thành phố học tập của Việt Nam đã tham gia và có bài chia sẻ tại Hội nghị này.

“Nắng trên non” lan tỏa tinh thần tự tin, làm chủ cuộc sống của phụ nữ, trẻ em dân tộc thiểu số

Sự kiện truyền thông “Nắng trên non” vừa được Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức tại trường THCS và THPT Bắc Hà, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai nhằm khơi dậy, khích lệ tinh thần vượt...

Nữ sinh Khoa học Máy tính làm rạng danh phái đẹp trong ngành công nghệ

Nguyễn Bảo Dung (ngành Khoa học Máy tính, trường ĐH Công nghệ, ĐHQG Hà Nội) vinh dự nhận Giải thưởng Nữ sinh Khoa học Công nghệ Việt Nam. Hành trình của Dung không chỉ ghi dấu ấn trong học tập mà còn truyền cảm hứng cho nhiều bạn trẻ, đặc biệt...

Tỉnh nào có mật độ dân số thấp nhất cả nước?

Nhiều tỉnh thành trên cả nước có mật độ dân số (người/km2) rất cao, tuy nhiên ở một số địa phương con số này lại rất thấp. ...

Tranh luận đề kiểm tra ngữ văn ‘lối sống phông bạt của giới trẻ’

Trên mạng xã hội hiện đang lan truyền đề kiểm tra môn ngữ văn giữa học kỳ 1 của một lớp 10 tại trường có tiếng ở TP.HCM chỉ vỏn vẹn một dòng với 17 từ có nội dung: 'Hãy viết bài văn...

Cùng chuyên mục

Ấn tượng với việc TP.HCM triển khai, thực hiện chuyển đổi số

Ông Tim Paolini, giám đốc dự án khu vực châu Á - Thái Bình Dương - Trung Đông Google for Education, khẳng định như vậy tại buổi làm việc với Phó chủ tịch UBND TP.HCM Bùi Xuân Cường ngày 1-11. Tại buổi làm việc,...

Chính thức bỏ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên

Bộ GD&ĐT chính thức ban hành Thông tư số 13/2024/TT-BGDĐT quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập và giáo viên dự bị đại học thay thế Thông tư số 34/2021/TT-BGDĐT ngày 30/11/2021. Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 15/12/2024 Theo đó, điểm...

Sinh viên Việt Nam có cơ hội thực hành tại các khách sạn thuộc tập đoàn quốc tế

Lễ ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược giữa trường Quản trị Khách sạn Quốc tế Thái Bình Dương và Tập đoàn Swiss Belhotel International từ New Zealand với các đối tác trong lĩnh vực...

Chuyển trường cho 174 học sinh lớp 10 bị tuyển sinh ‘chui’

Ngày 1/11, thông tin từ Sở GDĐT Hà Nội cho biết, 174 học sinh lớp 10 của Trường THPT Tô Hiến Thành (quận Hà Đông) tuyển sinh khi chưa được phép sẽ được chuyển về Trường THPT Văn Lang (quận Đống Đa). ...

Thúc đẩy sự phát triển của giáo dục đại học, đáp ứng nhu cầu toàn cầu hóa

(ĐCSVN) - Diễn đàn Quốc tế hóa Giáo dục đại học (FIHE ) lần thứ 7 quy tụ các nhà giáo dục, nhà nghiên cứu và các nhà hoạch định chính sách từ nhiều nơi trên thế giới để chia sẻ ý tưởng, khám phá thách thức và xây dựng các mối quan hệ đối tác nhằm thúc đẩy giáo dục toàn cầu nói chung và đổi mới trong hợp tác quốc tế giáo dục đại học nói riêng. Ngày...

Mới nhất

Thủ tướng chỉ đạo về điều hành giá điện và xem xét nhập khẩu điện nước ngoài

(PLVN) -  Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các đơn vị căn cứ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền điều hành giá điện theo lộ trình phù hợp, không "giật cục", phù hợp với tình hình kinh tế xã hội và mức chi trả của người dân. Bên cạnh đó, xem xét khả năng tăng cường nhập khẩu điện...

Chính thức hợp nhất hai công ty vận tải đường sắt Hà Nội và Sài Gòn

Từ ngày 1-11, Công ty cổ phần Vận tải đường sắt chính thức đi vào hoạt động trên cơ sở hợp nhất Công ty cổ phần Vận tải Đường sắt Hà Nội và Công ty cổ phần Vận tải Đường sắt Sài Gòn. ...

Ra mắt không gian trưng bày bộ sưu tập nghệ thuật Lê Bá Đảng

(CLO) Không gian bộ sưu tập nghệ thuật Lê Bá Đảng tại Bảo tàng mỹ thuật Đà Nẵng trưng bày 38 hiện vật và 113 tư liệu với nội dung phong...

Bất động sản Quảng Ninh còn nhiều dư địa phát triển

Nhiều chuyên gia bất động sản vẫn đánh giá cao thị trường này bởi những tiềm năng về địa lý, ưu đãi thiên nhiên cũng như những cơ chế chính sách hỗ trợ doanh nghiệp.Nghệ An có hơn 1,148 triệu ha rừng và đất lâm nghiệp, đứng đầu cả nước về diện tích. Từ thực tế cho thấy, việc...

Hỗ trợ nhà ở, đất ở, đất sản xuất, chuyển đổi nghề cho đồng bào dân tộc thiểu số

Nhằm cải thiện đời sống và giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất và chuyển đổi nghề cho đồng bào DTTS, tỉnh Quảng Ngãi đã triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình MTQG 1719, giai đoạn 2021 – 2025. ...

Mới nhất