Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcĐại học Huế - 30 năm tái lập và phát triển thành...

Đại học Huế – 30 năm tái lập và phát triển thành Đại học Quốc gia

NDO – Sau khi tổ chức lại vào năm 1994, Đại học Huế trở thành một trong những trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của miền trung và cả nước; là một phần tinh hoa của văn hóa Huế, của vùng đất địa linh nhân kiệt, cái nôi nuôi dưỡng trí tuệ và tài năng.

Nơi đào nguồn nhân lực chất lượng cao của cả nước

Chiều 1/11, tại thành phố Huế (tỉnh Thừa Thiên Huế), Đại học Huế tổ chức hội thảo với chủ đề “Đại học Huế – 30 năm tái lập và phát triển thành Đại học Quốc gia (1994-2024)” nhân dịp kỷ niệm 30 năm tái lập Đại học Huế.

Đại học Huế, tiền thân là Viện Đại học Huế, thành lập vào tháng 3/1957 và được tổ chức lại vào năm 1994 theo Nghị định số 30/CP ngày 4/4/1994 của Chính phủ. Đại học Huế là 1 trong 3 Đại học vùng trong cả nước, là cơ sở giáo dục đại học công lập bao gồm các cơ sở giáo dục đại học, viện thành viên, các đơn vị thuộc, trực thuộc, tổ chức theo hai cấp, đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực các trình độ của giáo dục đại học và nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội của vùng, miền và cả nước.

Trải qua gần 70 năm xây dựng và phát triển, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, Đại học Huế đã phấn đấu không ngừng, phát triển về mọi mặt, trở thành một cơ sở giáo dục đại học uy tín, một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của miền trung-Tây Nguyên và cả nước; là một phần tinh hoa của văn hóa Huế, của vùng đất địa linh nhân kiệt, cái nôi nuôi dưỡng trí tuệ và tài năng.

Hiện nay, Đại học Huế có 3.647 viên chức và lao động, trong đó có 214 giáo sư, phó giáo sư, 807 tiến sĩ, 1.526 thạc sĩ, 38 giáo sư danh dự người nước ngoài. So với năm 1994, số lượng đội ngũ trình độ cao của Đại học Huế tăng hơn 9 lần.

Năm 2024, Đại học Huế có 153 ngành đào tạo đại học, 108 ngành đào tạo thạc sĩ và 58 ngành đào tạo tiến sĩ; 63 chuyên ngành đào tạo bác sĩ chuyên khoa I và II; 12 ngành đào tạo bác sĩ nội trú. Quy mô đào tạo năm 2024 đạt 54.175 sinh viên; 4.148 học viên cao học, 602 nghiên cứu sinh. Những con số này không chỉ phản ánh năng lực đào tạo mạnh mẽ của Đại học Huế mà còn cho thấy tầm ảnh hưởng quan trọng của Đại học Huế trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho cả nước.

Đại học Huế - 30 năm tái lập và phát triển thành Đại học Quốc gia ảnh 1

Các đại biểu tham dự Hội thảo “Đại học Huế – 30 năm tái lập và phát triển thành Đại học Quốc gia (1994-2024).

Hội thảo đã thu hút nhiều báo cáo tham luận đánh giá những thành tựu nổi bật của Đại học Huế trong gần 70 năm xây dựng và phát triển, đặc biệt trong 30 năm tái thành lập (1994-2024), chỉ ra những thuận lợi, khó khăn, thách thức, đề xuất các giải pháp để giúp Đại học Huế phát triển trong thời gian tới, khẳng định sự sẵn sàng của Đại học Huế để phát triển thành Đại học Quốc gia.

Nổi bật có báo cáo tham luận đáng chú ý như: “Sự đồng hành của tỉnh Thừa Thiên Huế đối với Đại học Huế trong tiến trình xây dựng và phát triển Đại học Huế thành Đại học Quốc gia”; “Một số ý kiến về Đại học Huế và phát triển Đại học Quốc gia tại khu vực miền Trung”; “Phát triển Đại học Huế thành Đại học Quốc gia là chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước trong suốt quá trình phát triển của Đại học Huế”; “Nhận diện đại học Việt Nam – Thành tựu và thách thức của Đại học Huế”.

Duy trì thứ hạng cao trên bảng xếp hạng thế giới

Tại hội thảo, các đại biểu đã tập trung thảo luận vào các vấn đề bối cảnh của giáo dục đại học hiện nay; những khó khăn, vướng mắc của mô hình Đại học vùng; khẳng định sự phát triển Đại học Huế thành Đại học Quốc gia là chủ trương nhất quán, xuyên suốt của Đảng và Nhà nước; các luật và các văn bản dưới luật quy định về tự chủ đại học chưa đầy đủ, còn chồng chéo lẫn nhau; sự đồng hành của tỉnh Quảng Trị trong tiến trình xây dựng và phát triển Đại học Huế thành Đại học Quốc gia; đề xuất những cơ chế, chính sách để thúc đẩy sự phát triển của Đại học Huế trong thời gian đến.

Với tinh thần trách nhiệm và tâm huyết, các ý kiến đóng góp của các nhà lãnh đạo, nhà quản lý, các nhà khoa học và các chuyên gia tại Hội thảo có ý nghĩa quan trọng, giúp cho Đại học Huế tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, gợi ý những định hướng phát triển quan trọng trong thời gian tới, nhằm hiện thực hóa mục tiêu phát triển Đại học Huế thành Đại học Quốc gia theo tinh thần của Nghị quyết số 54, Nghị quyết số 26 của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 83 của Chính phủ.

Đại học Huế - 30 năm tái lập và phát triển thành Đại học Quốc gia ảnh 2

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Anh Phương, Giám đốc Đại học Huế phát biểu tại hội thảo.

Giám đốc Đại học Huế, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Anh Phương cho biết, Đại học Huế đã huy động được nguồn lực tài chính tương đối lớn đáp ứng nhu cầu cho hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, phát triển hệ thống cơ sở vật chất khang trang và hiện đại góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu của cán bộ và sinh viên. Truyền thống, vị thế và vai trò của Đại học Huế tích lũy trong gần 70 năm xây dựng và phát triển, đặc biệt trong 30 năm tái thành lập đã tạo cho Đại học Huế tầm vóc của một cơ sở giáo dục quốc gia, mang trong mình những đặc sắc và tinh hoa trong giáo dục và đào tạo ngành nghề phục vụ bảo vệ Tổ quốc và phát triển đất nước. Tính đa ngành, đa lĩnh vực trong đào tạo của Đại học Huế được đánh giá là đặc biệt rõ nét nhất với đầy đủ các ngành, nhóm ngành đào tạo.

Qua gần 70 năm xây dựng và phát triển, đặc biệt là 30 năm tái thành lập theo Nghị định 30/CP của Chính phủ, Đại học Huế đã đào tạo và cấp bằng cho khoảng 320.265 bác sĩ, dược sĩ, kỹ sư, cử nhân; gần 24.230 thạc sĩ và gần 700 tiến sĩ. Riêng giai đoạn 2018-2024, Đại học Huế đã đào tạo và cung cấp cho xã hội một số lượng lớn nhân lực chất lượng cao, gồm 45.227 cử nhân, bác sĩ, kỹ sư và kiến trúc sư; khoảng 7.000 thạc sĩ; hơn 200 tiến sĩ; và gần 7.000 bác sĩ chuyên khoa cấp I, II.

Đại học Huế đã đào tạo và cấp bằng cho khoảng 320.265 bác sĩ, dược sĩ, kỹ sư, cử nhân; gần 24.230 thạc sĩ và gần 700 tiến sĩ. Giai đoạn 2018-2024, Đại học Huế đã đào tạo 45.227 cử nhân, bác sĩ, kỹ sư và kiến trúc sư; khoảng 7.000 thạc sĩ; hơn 200 tiến sĩ; và gần 7.000 bác sĩ chuyên khoa cấp I, II.

Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Anh Phương, những năm qua, Đại học Huế luôn duy trì thứ hạng cao trên các bảng xếp hạng đại học uy tín thế giới. Theo bảng xếp hạng đại học QS châu Á 2024, Đại học Huế tiếp tục duy trì vị trí 351-400 châu Á và theo bảng xếp hạng đại học thế giới năm 2024 của Times Higher Education (THE), Đại học Huế tiếp tục duy trì vị trí 1.501+ thế giới và là 1 trong 6 cơ sở giáo dục đại học tốt nhất Việt Nam.

“Từ năm 2014 đến nay, Đại học Huế đã thực hiện nhiều đề tài nhằm phục vụ cho yêu cầu đổi mới giáo dục; nhiều đề tài đã được ứng dụng vào thực tiễn, mang lại giá trị kinh tế-xã hội cho các tỉnh khu vực miền trung-Tây Nguyên và cả nước, tạo ra hiệu ứng lan tỏa trong xã hội. Hiện nay, Đại học Huế đã thiết lập quan hệ hợp tác với hơn 400 trường đại học, viện nghiên cứu và tổ chức khoa học giáo dục của hơn 30 quốc gia trên thế giới; thực hiện 21 chương trình liên kết đào tạo đại học, sau đại học với các đại học nước ngoài”, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Anh Phương cho biết.

Đại học Huế - 30 năm tái lập và phát triển thành Đại học Quốc gia ảnh 3
Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Thanh Bình phát biểu tại hội thảo.

Phát triển thành Đại học Quốc gia

Tham luận tại hội thảo, các đại biểu cho rằng, Đại học Huế vẫn đang tập trung mọi nguồn lực để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị; đẩy mạnh công tác đào tạo đội ngũ, nhất là đội ngũ giảng viên trình độ cao; thực hiện đồng bộ, quyết liệt nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học; tiếp tục bổ sung, hoàn thiện Đề án phát triển Đại học Huế thành Đại học Quốc gia theo quy định tại Nghị định 125/2024/NĐ-CP của Chính phủ.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Anh Phương khẳng định, với truyền thống, vị thế và vai trò của Đại học Huế tích lũy trong gần 70 năm xây dựng và phát triển, đặc biệt trong 30 năm tái thành lập đã tạo cho Đại học Huế tầm vóc của một cơ sở giáo dục quốc gia, mang trong mình những đặc sắc và tinh hoa trong giáo dục và đào tạo ngành nghề phục vụ bảo vệ Tổ quốc và phát triển đất nước; là một phần tinh hoa của văn hóa Huế, của vùng đất địa linh nhân kiệt, cái nôi nuôi dưỡng trí tuệ và tài năng. Đại học Huế đang cho thấy sự tiến bước vững chắc hướng đến mục tiêu phát triển thành Đại học Quốc gia theo Nghị quyết số 54-NQ/TW của Bộ Chính trị.

“Có thể nói đây là những chủ trương hết sức quan trọng của Đảng và Nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi cho Đại học Huế thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển để đóng góp ngày càng nhiều hơn cho sự nghiệp giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, phục vụ phát triển kinh tế – xã hội của đất nước”, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Anh Phương nhấn mạnh.

Phát biểu tại hội thảo, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Thanh Bình nhấn mạnh: Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thừa Thiên Huế rất tự hào và đánh giá cao những nỗ lực, thành tựu của Đại học Huế và xác định: Đại học Huế là một thiết chế, là cơ sở nền tảng, bộ phận quan trọng không thể thiếu trong chỉnh thể cấu trúc kinh tế-xã hội của địa phương. Vị thế của Đại học Huế góp phần nâng cao vị thế của Thừa Thiên Huế; thành quả của Đại học Huế là thành quả của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thừa Thiên Huế trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa-hiện đại hóa, phát triển nhanh và bền vững, sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Trong tiến trình này, sự đồng hành của chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế đã, đang và sẽ đóng vai trò then chốt. Chính sự hỗ trợ toàn diện của tỉnh Thừa Thiên Huế đã tạo điều kiện thuận lợi để Đại học Huế phát triển một cách bền vững, đáp ứng các tiêu chí của một Đại học Quốc gia trong tương lai gần. Nghị quyết số 54-NQ/TW của Bộ Chính trị đặt ra mục tiêu phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025, là trung tâm của vùng và cả nước về văn hóa-du lịch, y tế chuyên sâu, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ. Trong bối cảnh này, Đại học Huế được xác định là một trong những trụ cột chính trong chiến lược phát triển của tỉnh.

Đại học Huế - 30 năm tái lập và phát triển thành Đại học Quốc gia ảnh 4

Việc phát triển Đại học Huế thành Đại học Quốc gia được thực hiện thời gian qua theo tinh thần của Nghị quyết số 54, Nghị quyết số 26 của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 83 của Chính phủ.

“Nghị quyết 54-NQ/TW cũng đã nhấn mạnh việc xây dựng trung tâm giáo dục-đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao trên cơ sở phát triển Đại học Huế trở thành Đại học Quốc gia, phấn đấu nằm trong tốp 300 các trường đại học hàng đầu châu Á. Điều này không chỉ nhằm mục tiêu phát triển giáo dục mà còn để phát triển kinh tế-xã hội của toàn tỉnh. Đại học Huế, với vai trò là trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học của miền trung, sẽ đóng góp quan trọng trong việc cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, thực hiện các nghiên cứu có giá trị để phục vụ phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh và khu vực”, ông Nguyễn Thanh Bình nhấn mạnh.

Với xếp hạng QS Asia, Đại học Huế liên tục có mặt trong top các trường đại học châu Á, trong đó top 351 vào năm 2023, 2024. Năm 2019, Đại học Huế là một trong những đại học Việt Nam được THE (Time Higher Education) khuyến nghị sinh viên nước ngoài nên theo học. Năm 2023 và 2024, Đại học Huế là một trong 6 cơ sở giáo dục đại học Việt Nam được xếp trong bảng xếp hạng đại học tốt nhất thế giới với vị trí 1501+. THE cũng đã công bố xếp hạng đại học thế giới theo các lĩnh vực khoa học năm 2024. Trong số 11 lĩnh vực, Đại học Huế được xếp hạng ở 4 lĩnh vực, tăng 3 lĩnh vực so với THE năm 2023. Đặc biệt, trong lần đầu tiên được xếp hạng ở lĩnh vực Lâm sàng và Sức khỏe, Đại học Huế đã có được thứ hạng chính thức 801-1000.





Nguồn: https://nhandan.vn/dai-hoc-hue-30-nam-tai-lap-va-phat-trien-thanh-dai-hoc-quoc-gia-post842612.html

Cùng chủ đề

Bộ GD&ĐT yêu cầu đánh giá lại luận án tiến sĩ bị tố đạo văn

(Dân trí) - Luận án tiến sĩ của một cựu nghiên cứu sinh tại trường thành viên thuộc Đại học Huế bị tố cáo đạo văn người khác. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có văn bản gửi Đại học Huế về việc xử lý luận án tiến sĩ của bà L.T.A.H., cựu nghiên cứu sinh năm 2013, chuyên ngành Lịch sử Việt Nam, Trường Đại học Khoa học, trực thuộc Đại học Huế.Công văn số 7828/BGDĐT-GDĐH ngày 10/12,...

Yêu cầu Đại học Huế đánh giá lại luận án tiến sĩ đạo văn

Bộ Giáo dục và Đào tạo có công văn yêu cầu Đại học Huế tổ chức đánh giá lại nội dung luận án tiến sĩ của bà Lê Thị An Hòa được kết luận có lỗi đạo văn. Ngày 14-12, đại diện Vụ Giáo...

Sắp xếp bộ máy tổ chức hai Đại học Quốc gia gắn liền với đổi mới trong nghiên cứu và đào tạo

Sáng 9/12, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp về đề xuất sắp xếp bộ máy tổ chức của Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Tại cuộc họp, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội Lê Quân và Giám đốc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh Vũ Hải Quân nhấn mạnh, chủ trương sắp xếp, tinh...

Vì sao phải sắp xếp lại 2 đại học quốc gia?

(Dân trí) - Đại học Quốc gia Hà Nội và TPHCM đang chủ động rà soát, sắp xếp, tinh gọn lại các đơn vị trực thuộc, nhằm giải quyết những tồn tại, bất cập, hạn chế, tập trung mục tiêu phát triển. Trên đây là chia sẻ của Giám đốc ĐH Quốc gia TPHCM Vũ Hải Quân tại buổi làm việc của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà với Bộ GD&ĐT và Đại học Quốc gia Hà Nội, TPHCM.Theo Phó...

Phương án sắp xếp 2 đại học quốc gia Hà Nội, TP.HCM

Sáng 9.12, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà đã chủ trì cuộc làm việc với Bộ GD-ĐT và Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TP.HCM... về đề án sắp xếp. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hai lần mạnh mẽ vượt qua ung thư

NDO - Sau khi điều trị ung thư phổi ổn định 13 năm, người bệnh lại đối mặt với khối u tủy cổ kích thước lớn. Đây là một trong những ca bệnh u tủy cổ phức tạp, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nguy cơ liệt tứ chi, liệt hô hấp, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Người bệnh Võ Thị Q., 62 tuổi, trú tại xã...

Thực hiện di nguyện hiến giác mạc của bố

NDO - Thực hiện di nguyện của bố mình là ông P.V.Đ, qua đời lúc 6 giờ 30 phút sáng, anh P.V.K đã thông tin tới Ngân hàng Mô, Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 nguyện vọng muốn hiến tặng giác mạc của ông để mang lại ánh sáng cho người khác.  Nhận được thông tin, Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 khẩn trương huy động nhân lực, dụng cụ, di chuyển nhanh nhất có thể tới tận nơi....

Khối ngoại đẩy mạnh bán ròng, VN-Index giảm nhẹ

NDO - Phiên giao dịch ngày 17/12, giao dịch tiếp tục ảm đạm cùng các nhóm ngành phân hóa khiến chỉ số chung giằng co, rung lắc nhẹ quanh tham chiếu và chìm hẳn trong sắc đỏ từ cuối phiên sáng. Phiên này các mã lớn như: FPT, VCB, MWG gây ảnh hưởng tiêu cực nhất đến VN-Index. Chốt phiên, VN-Index giảm 2,07 điểm xuống mức 1.261,72 điểm. Trên sàn HoSE, giá trị khớp lệnh phiên...

Dự án Bảo tồn tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích Quốc gia

NDO - Ngày 21/12 này, Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng và Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ tổ chức Lễ công bố hoàn thành dự án Dự án Bảo tồn tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị Di tích Quốc gia Hải Vân quan, sau hơn 3 năm triển khai thực hiện. Đây là một nỗ lực rất lớn từ cả hai địa phương hiện cùng quản lý, bảo tồn và...

Người lớn không chủ quan khi mắc bệnh sởi

NDO - Thời gian gần đây, số ca mắc sởi có xu hướng gia tăng trên phạm vi nhiều tỉnh, thành phố, đặc biệt ở những nơi đông dân cư. Tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới - Bệnh viện Bạch Mai đang điều trị cho nhiều ca mắc bệnh sởi. Nhiều người trong chúng ta tưởng rằng bệnh sởi chủ yếu là ở trẻ em và đã được khống chế nhờ vaccine nhưng trên thực tế người...

Bài đọc nhiều

Học bạ toàn điểm 10 cũng “hết cửa” vào nhiều trường đại học

(Dân trí) - Học sinh có học bạ toàn điểm 9, điểm 10 cũng "hết cửa" tại nhiều trường đại học không xét tuyển phương thức tuyển sinh xét học bạ. Các năm trước, Trường Đại học Sư phạm TPHCM là một trong những trường có điểm chuẩn ở phương thức xét tuyển học bạ cao top đầu. Thậm chí ở nhiều ngành, thí sinh phải đạt gần 10 điểm/môn mới có thể trúng tuyển.Trường còn xét thành tích cá...

Bếp ăn trường học phải là ‘giảng đường thứ 2’

Bếp ăn trường học phải là 'giảng đường thứ 2' và người làm trong nhà bếp, bảo mẫu, nhân viên y tế trường học… phải là những nhà giáo dục bởi đều có ảnh hưởng mạnh mẽ tới học sinh. ...

Chấn chỉnh công tác tuyển sinh văn bằng 2 của Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định trách nhiệm liên quan đào tạo văn bằng 2 ngành ngôn ngữ Anh các lớp VB2.12, VB2.13 (A, B), VB22.01 thuộc Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội trước hết là trách nhiệm của hiệu trưởng. ...

Ứng dụng công nghệ giúp phòng tránh xâm hại cho trẻ em

Giáo dục giới tính, chủ động phòng tránh xâm hại cho trẻ em luôn là một đề tài nóng được nhiều đơn vị, trường học, gia đình quan tâm. Có một ứng dụng công nghệ giúp ích rất nhiều cho trẻ em từ...

Giáo sư đầu ngành gian lận nghiên cứu: Chấn động giới y khoa

Chấn động giới y khoa Hoạt động điều tra do Viện Y tế Quốc gia Mỹ tiến hành cho thấy, ông Masliah có dấu hiệu thiếu trung thực trong các nghiên cứu khoa học. Ông sử dụng những hình ảnh đã qua chỉnh sửa rồi tái sử dụng trong các bài báo khác nhau. Các bài báo này đều xoay quanh hoạt động nghiên cứu và điều trị căn bệnh Alzheimer, đây là căn bệnh ông Masliah đã nghiên...

Cùng chuyên mục

Nhà trường có vô cảm khi để học sinh cởi áo ấm giữa trời lạnh?

Nhiều bạn đọc bình luận về sự việc học sinh Trường tiểu học Bùi Thị Xuân (quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng) phải cởi áo ấm ngồi giữa sân dưới thời tiết 20 độ để dự một hoạt động chuyên đề. Nhà trường có...

Nước mắt rơi trong chương trình Gieo mầm tri thức ở tỉnh tận cùng Tổ quốc

Báo Tuổi Trẻ cùng nhà tài trợ đã trao 200 suất học bổng "Gieo mầm tri thức" cho học trò Cà Mau, tiếp bước các em đến trường. ...

Nhật tài trợ thiết bị đào tạo ô tô điện 4,5 tỉ đồng cho Trường đại học Công nghiệp TP.HCM

Trường đại học Công nghiệp TP.HCM vừa tiếp nhận trang thiết bị từ dự án PIUS - đào tạo kỹ sư và kỹ thuật viên trong ngành công nghiệp ô tô điện do phía Nhật Bản tài trợ trị giá 4,5 tỉ đồng. Sinh...

TP. Hồ Chí Minh đề xuất chọn ngoại ngữ là môn thứ ba thi lớp 10

Sở GD&ĐT TP. Hồ Chí Minh đã chính thức gửi góp ý lần 2 về một số nội dung dự kiến đổi, bổ sung quy chế tuyển sinh THCS và THPT của Bộ GD&ĐT.

Mới nhất

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình nghệ thuật ‘Vang mãi khúc quân hành’

Tối 17/12, chương trình nghệ thuật “Vang mãi khúc quân hành” - tôn vinh các thế hệ chiến sỹ Quân đội nhân dân Việt Nam đã diễn ra tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội). ...

Chính phủ cho ý kiến về 06 đề nghị xây dựng luật, 01 dự án pháp lệnh

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 240/NQ-CP ngày 17/12/2024 phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 11 năm 2024. Tại Nghị quyết, Chính...

Khẩn trương triển khai để khởi công mở rộng cao tốc TPHCM – Trung Lương

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 558/TB-VPCP ngày 17/12/2024 kết luận của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc họp về đầu tư Dự án mở rộng đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương - Mỹ Thuận. ...

Hai lần mạnh mẽ vượt qua ung thư

NDO - Sau khi điều trị ung thư phổi ổn định 13 năm, người bệnh lại đối mặt với khối u tủy cổ kích thước lớn. Đây là một trong những ca bệnh u tủy cổ phức tạp, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nguy cơ liệt tứ chi, liệt hô hấp, ảnh...

Thanh niên Việt Nam đứng ở đâu trong thế giới hơn 8 tỉ người?

Tại phiên thảo luận Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam chiều 17-12, nhiều đại biểu đặt câu hỏi: Thanh niên Việt Nam đứng ở đâu trên thế giới hơn 8 tỉ người? ...

Mới nhất