Trang chủNewsNhân quyềnDải Gaza mất bao lâu để vực dậy từ tro tàn?

Dải Gaza mất bao lâu để vực dậy từ tro tàn?

Cuộc xung đột giữa Israel và Hamas không chỉ phá huỷ gần như toàn bộ Dải Gaza mà còn khiến nền kinh tế khu vực này hoàn toàn suy kiệt.

Khoảng 1/4 số các công trình ở Dải Gaza đã bị phá hủy hoặc bị hư hại nghiêm trọng. (Nguồn: AP)
Khoảng 1/4 số các công trình ở Dải Gaza đã bị phá hủy hoặc bị hư hại nghiêm trọng. (Nguồn: AP)

Liên hợp quốc (LHQ) từ lâu đã cảnh báo có thể phải mất hàng thập kỷ để tái thiết Dải Gaza sau các cuộc tấn công của Israel nhằm vào lực lượng Hamas. Tuy nhiên, sau hơn một năm kể từ khi xung đột nổ ra, các chuyên gia cho rằng, phải cần hàng thế kỷ để trả dải đất này trở về “hình hài” như trước khi khói lửa.

Hoang tàn vì bom đạn

Báo cáo của Hội nghị LHQ về thương mại và phát triển (UNCTAD) ngày 21/10 khẳng định, dù cho xung đột có kết thúc vào ngay ngày hôm sau hay Dải Gaza quay lại trước sự kiện ngày 7/10/2023, cũng sẽ mất tới 350 năm để nền kinh tế của khu vực này trở về thuở còn chưa chìm trong tiếng bom đạn.

Cuộc xung đột hiện tại đang khoét sâu thêm những vết thương và khiến cho nền kinh tế của khu vực thêm kiệt quệ. Hàng loạt khu dân cư bị xóa sổ, đường xá, các cơ sở hạ tầng trọng yếu bị hủy hoại. Theo báo cáo của UNCTAD, ngay cả khi đạt được lệnh ngừng bắn, việc trở lại tình trạng như trước tháng 10/2023 cũng không thể đưa Dải Gaza đến con đường phục hồi và phát triển bền vững.

“Nếu xu hướng tăng trưởng từ năm 2007–2022 trở lại với tốc độ tăng trưởng trung bình chỉ 0,4%, Dải Gaza phải mất tới 350 năm mới khôi phục được mức GDP của năm 2022”, báo cáo nhấn mạnh.

Tác giả của báo cáo, ông Rami Alazzeh dựa trên sự sụp đổ của nền kinh tế Dải Gaza trong bảy tháng đầu tiên chìm trong xung đột cùng với tốc độ tăng trưởng GDP trung bình của khu vực từ năm 2007-2022 để tính toán thời gian cần thiết cho quá trình phục hồi. Tuy nhiên, theo ông Alazzeh, việc đưa Dải Gaza trở lại như trước phụ thuộc vào tình hình thực tế mà dải đất này có khả năng đối mặt.

Cuối tháng 1/2024, Ngân hàng thế giới (World Bank) ước tính thiệt hại tại Dải Gaza lên tới 18,5 tỷ USD – gần bằng tổng sản lượng kinh tế của Bờ Tây và Dải Gaza năm 2022. Nhưng đó là trước khi Israel triển khai các chiến dịch trên bộ khốc liệt tại thành phố biên giới Rafah ở phía Nam. Theo LHQ, 66% các công trình ở khu vực này bị phá hủy hoặc hư hại nghiêm trọng, trong đó hơn 227.000 đơn vị nhà ở thiệt hại đáng kể.

Liên minh quốc tế về hỗ trợ chỗ ở do Hội đồng Người tị nạn Na Uy đứng đầu cho biết, phải mất 40 năm để xây dựng lại tất cả các ngôi nhà bị phá hủy dưới Cơ chế tái thiết Dải Gaza. Cơ chế này được thiết lập sau cuộc xung đột năm 2014 để tạo điều kiện tái thiết nơi đây dưới sự giám sát nghiêm ngặt của Israel. Dù vậy, kể từ đó đến nay, quá trình này thường xuyên rơi vào tình trạng chậm trễ.

Ngay cả trong kịch bản lạc quan nhất, với giả thuyết tốc độ tăng trưởng của khu vực dự kiến lên đến 10%, Dải Gaza vẫn sẽ mất nhiều thập kỷ để phục hồi.

Viễn cảnh u ám

Theo UNCTAD, giả sử không có chiến dịch quân sự nào diễn ra, người dân được tự do di chuyển hàng hóa và đi lại, mức đầu tư phục hồi đáng kể và tốc độ tăng trưởng dân số hàng năm là 2,8%, thì vào năm 2050, GDP bình quân đầu người của Dải Gaza sẽ trở về mức năm 2022.

Báo cáo do Chương trình phát triển LHQ công bố ngày 22/10 cũng cho thấy, trong trường hợp có các khoản đầu tư lớn và việc dỡ bỏ hạn chế kinh tế, nền kinh tế Palestine, bao gồm cả Bờ Tây, có thể phục hồi ổn định vào năm 2034.

Kể từ tháng 5/2024, Israel đã kiểm soát toàn bộ các cửa khẩu biên giới của Dải Gaza khiến LHQ và các tổ chức nhân đạo quốc tế gặp nhiều khó khăn trong việc đưa thực phẩm và viện trợ khẩn cấp vào khu vực này. Giao tranh dự báo sẽ tiếp diễn và Dải Gaza vẫn trong tình trạng hỗn loạn.

Hiện chưa có dấu hiệu cho thấy các nhà tài trợ quốc tế sẵn sàng hỗ trợ Dải Gaza tái thiết, nhất là khi giao tranh vẫn diễn ra hay khi vùng lãnh thổ này vẫn nằm dưới sự kiểm soát của Israel.

Các quốc gia vùng Vịnh như Saudi Arabia hay Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) sẽ chỉ tài trợ nếu có một lộ trình rõ ràng cho việc thành lập Nhà nước Palestine, điều mà Thủ tướng Benjamin Netanyahu kiên quyết phản đối.

Ở thời điểm hiện tại, cuộc xung đột vẫn leo thang không ngừng và chưa hề có dấu hiệu dừng lại. Đầu tháng 10/2024, Israel phát động một chiến dịch lớn khác ở phía Bắc Dải Gaza, vốn là khu vực bị tàn phá nặng nề nhất, cáo buộc Hamas tái tập hợp lực lượng tại đây.

“Mọi người kêu gọi ngừng bắn, nhưng lại quên mất rằng khi lệnh ngừng bắn được thực hiện, 2,2 triệu người Palestine sẽ thức dậy trong tình trạng không nhà cửa, trẻ em không được đến trường, không có trường đại học, bệnh viện hay đường xá”, ông Alazzeh nhấn mạnh.

Theo chuyên gia này, Dải Gaza phải mất thời gian rất lâu để tái thiết và quá trình này chắc chắn không thể thực hiện được nếu khu vực tiếp tục bị phong tỏa.

Dường như tương lai của Dải Gaza sau cuộc xung đột với Israel luôn vô cùng u ám, thời gian phục hồi dự kiến kéo dài hàng thế kỷ. Mặc dù lệnh ngừng bắn có thể giúp vùng đất này giảm leo thang bạo lực, nhưng việc tái thiết bị cản trở nghiêm trọng, chừng nào vùng đất này vẫn mắc kẹt trong các chính sách phong tỏa, thiếu hụt đầu tư quốc tế và bất ổn chính trị.

Nếu không có sự hỗ trợ mạnh mẽ từ cộng đồng quốc tế cùng với việc cải thiện điều kiện kinh tế và xã hội cho Dải Gaza, viễn cảnh phục hồi nhanh chóng có lẽ là một mục tiêu xa vời.





Nguồn: https://baoquocte.vn/dai-gaza-mat-bao-lau-de-vuc-day-tu-tro-tan-291244.html

Cùng chủ đề

Con đường dài hòa giải

Việc Israel và Hezbollah chấp thuận thỏa thuận ngừng bắn đang làm dấy lên hy vọng sự kiện này có thể tạo hiệu ứng hòa giải cho các “điểm nóng” xung đột dai dẳng khác giữa Israel với lực lượng Hamas ở Dải Gaza và giữa Nga với Ukraine.

Người dân Gaza đối mặt với những mối đe dọa mới khi mùa đông đến gần

(CLO) Tại Gaza, cái lạnh được gia cường bởi mưa phùn và những cơn sóng lớn mùa đông đang đe dọa hàng trăm nghìn người Palestine trú ẩn trong những túp lều. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nga mở sàn mua bán UAV, Tổng thống Putin giới thiệu “khái niệm công nghiệp quốc phòng nhân dân”

Đảng "Nước Nga thống nhất", ngân hàng Promsvyazbank và Trung tâm Hệ thống và công nghệ không người lái của Liên bang Nga mới đây đã khởi động dự án thiết lập Nền tảng thương mại trực tuyến quân sự - nơi Quân đội Nga có thể mua thiết bị bay không người lái (UAV) và linh kiện mà không cần tiết lộ dữ liệu quân sự.

Bảo vệ quyền của người lao động ở Việt Nam hiện nay

Mặc dù Việt Nam đã có những nỗ lực trong việc cải thiện quyền lợi lao động thông qua các luật và quy định nhưng việc thực thi vẫn gặp nhiều khó khăn.

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới

Nghị quyết số 35-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Bộ Chính trị về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới (Nghị quyết số 35-NQ/TW) xác định các nội dung chủ yếu gồm: Đối tượng, phương thức chống phá của các thế lực thù địch; mục tiêu, quan điểm và một số nhiệm vụ, giải pháp…

Thường trực Ban Bí thư làm việc với các cơ quan của Đảng, Mặt trận Tổ quốc về Nghị quyết 18

Tính đến ngày 23/12, toàn bộ các cơ quan, Ban Đảng, đơn vị sự nghiệp của Đảng được giao chủ trì xây dựng Đề án đã hoàn thiện và gửi Đề án về Ban Chỉ đạo Trung ương.

Tiếp đà tăng nhẹ tại miền Nam và miền Trung; Thị trường thịt heo toàn cầu đang có sự điều chỉnh sản xuất

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay tiếp đà tăng nhẹ tại miền Nam và miền Trung, miền Bắc tạm chững giá. Theo khảo sát, heo hơi trên cả nước đang có giá dao động từ 63.000 - 69.000 đồng/kg.

Bài đọc nhiều

Phát triển cây dược liệu giúp giảm nghèo bền vững

Nếu như trước đây, việc trồng và chế biến các sản phẩm từ dược liệu chỉ tồn tại một cách nhỏ lẻ, manh mún thì nay, cây dược liệu đã trở thành một trong những cây trồng chủ lực của địa phương. Đến nay, diện tích cây dược liệu trên...

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới

Nghị quyết số 35-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Bộ Chính trị về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới (Nghị quyết số 35-NQ/TW) xác định các nội dung chủ yếu gồm: Đối tượng, phương thức chống phá của các thế lực thù địch; mục tiêu, quan điểm và một số nhiệm vụ, giải pháp…

Hội nhập để phát triển bền vững

Năm 2024, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam tiếp tục ghi dấu ấn sâu sắc trong các hoạt động đối ngoại, không chỉ mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế mà còn khẳng định vai trò trong khu vực và trên trường quốc tế.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước chia sẻ niềm vui Giáng sinh cùng đồng bào Công giáo

Nhân dịp Giáng sinh 2024, lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đến thăm, chúc mừng các chức sắc, tu sĩ và đồng bào Công giáo tại nhiều địa phương. Các đoàn đã chuyển lời chúc mừng tốt đẹp, chia sẻ niềm vui Giáng sinh và khẳng định tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc, đồng hành xây dựng quê hương, đất nước giàu mạnh, thịnh vượng....

Công ước Hà Nội mở ra một chương mới trong hợp tác giữa các quốc gia trong cuộc chiến chống tội phạm mạng toàn...

Ngày 24/12/2024 tại New York, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua Công ước Liên hợp quốc về chống tội phạm mạng và chọn Việt Nam là địa điểm tổ chức Lễ ký Công ước. Nhân dịp này, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã trả lời phỏng vấn báo chí. - Xin Phó Thủ tướng, Bộ trưởng đánh giá về việc Liên hợp quốc thông qua Công ước...

Cùng chuyên mục

Bảo vệ quyền của người lao động ở Việt Nam hiện nay

Mặc dù Việt Nam đã có những nỗ lực trong việc cải thiện quyền lợi lao động thông qua các luật và quy định nhưng việc thực thi vẫn gặp nhiều khó khăn.

Yên Bái tổ chức Hội nghị tập huấn công tác Nhân quyền cấp cơ sở

Ngày 25/12/2024, Ban Chỉ đạo nhân quyền tỉnh Yên Bái phối hợp Văn phòng Thường trực về Nhân quyền Chính phủ tổ chức Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền năm 2024. Hội nghị có sự tham dự của hơn 300 đại biểu đại diện các Sở, ngành và các thành viên Ban Chỉ đạo Nhân quyền tỉnh cùng lãnh đạo UBND các huyện, thị xã, thành phố, lãnh đạo các xã, phường, thị trấn tỉnh Yên...

Công ước Hà Nội mở ra một chương mới trong hợp tác giữa các quốc gia trong cuộc chiến chống tội phạm mạng toàn...

Ngày 24/12/2024 tại New York, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua Công ước Liên hợp quốc về chống tội phạm mạng và chọn Việt Nam là địa điểm tổ chức Lễ ký Công ước. Nhân dịp này, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã trả lời phỏng vấn báo chí. - Xin Phó Thủ tướng, Bộ trưởng đánh giá về việc Liên hợp quốc thông qua Công ước...

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới

Nghị quyết số 35-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Bộ Chính trị về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới (Nghị quyết số 35-NQ/TW) xác định các nội dung chủ yếu gồm: Đối tượng, phương thức chống phá của các thế lực thù địch; mục tiêu, quan điểm và một số nhiệm vụ, giải pháp…

Hà Nội được chọn đăng cai Lễ mở ký Công ước Liên hợp quốc về Tội phạm mạng trong năm 2025

Chiều 24/12/2024 (giờ New York), Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua bằng đồng thuận Công ước Liên hợp quốc về Tội phạm mạng. Theo quy định tại Điều 64 của Công ước, Công ước sẽ được mở ký tại Thủ đô Hà Nội trong năm 2025. Theo đó, Công ước sẽ có tên gọi là “Công ước Hà Nội”. Sau gần 4 năm đàm phán, “Công ước Hà Nội” ra đời là...

Mới nhất

VN-Index tăng mạnh nhất nửa tháng, lên hơn 1.274 điểm

VN-Index tăng gần 14 điểm, đánh dấu phiên tăng mạnh nhất từ đầu tháng 12 đến nay, lên 1.270 điểm khi nhà đầu tư giải ngân mạnh vào các cổ phiếu vốn hoá lớn. VN-Index tăng gần 14 điểm, đánh dấu phiên tăng mạnh nhất từ đầu tháng 12 đến nay, lên 1.270 điểm khi nhà đầu tư giải ngân...

Từ Cần Thơ tới Điện Biên dạy cho trẻ em về đa dạng sinh học

Đại điện Đoàn thanh niên trường Đại học Cần Thơ trao 2.000 quyển tập cho các em nhỏ tỉnh Điện Biên, mang yêu thương và tấm lòng của sinh viên Cần Thơ đến với trẻ vùng cao Tây Bắc. ...

xây dựng các khâu đột phá trong phát triển kinh tế-xã hội

Kinhtedothi - Chiều 25/12, Đoàn khảo sát số 2 Tiểu ban Văn kiện Đại hội lần thứ XVIII Đảng bộ TP Hà Nội đã có buổi làm việc với Đảng bộ huyện Đông Anh về thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Đồng chí Nguyễn Doãn Toản, Ủy viên Ban...

Bệnh viện Hùng Vương TP.HCM: Y, bác sĩ rời đi nhiều hơn thời dịch COVID-19 vì thu nhập thấp

Số bác sĩ, nhân viên y tế xin nghỉ việc tại Bệnh viện Hùng Vương TP.HCM sang các bệnh viện tư còn nhiều hơn so với trước đại dịch COVID-19. ...

Thúc đẩy nguồn lực của cộng đồng kiều bào cho sự phát triển bền vững đất nước

(ĐCSVN) - Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đánh giá cao việc Ủy ban Nhà nước về NVNONN phối hợp xây dựng các chính sách quan trọng như Nghị quyết 36, Chỉ thị 45 và Kết luận 12 của Bộ Chính trị, tạo nền tảng pháp lý thuận lợi để kiều bào gắn bó sâu...

Mới nhất