Trang chủDestinationsNinh ThuậnĐại biểu Quốc hội kiến nghị đồng bộ chính sách, quy hoạch...

Đại biểu Quốc hội kiến nghị đồng bộ chính sách, quy hoạch cho năng lượng tái tạo

Theo một số đại biểu Quốc hội, thời gian qua, chủ trương phát triển năng lượng tái tạo đã đạt được những thành tựu nhất định, tuy nhiên vẫn còn 1 số vấn đề cần làm rõ.

Sáng 1/6, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 5, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội tiếp tục thảo luận ở hội trường về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và ngân sách nhà nước năm 2022; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2023.

Tham gia phát biểu tại phiên họp, đại biểu Tạ Đình Thi, Đoàn ĐBQH TP Hà Nội quan tâm đến vấn đề phát triển đô thị và chuyển dịch năng lượng. Theo đại biểu, đây là những vấn đề quan trọng, vừa có tính cấp bách trước mắt, vừa có tính chiến lược lâu dài đối với sự phát triển quốc gia, cần thiết được đưa vào Nghị quyết Kỳ họp.

Đại biểu Tạ Đình Thi, Đoàn ĐBQH TP Hà Nội.

Theo đại biểu, phát triển năng lượng tái tạo là xu hướng tất yếu trên thế giới nhằm giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ hệ thống khí hậu Trái đất, bảo đảm an ninh năng lượng, giảm thiểu tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế – xã hội – môi trường và đang được triển khai hiệu quả ở nhiều nước.

Cùng với cộng đồng quốc tế, tại Hội nghị lần thứ 26, các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu, Việt Nam đã đưa ra tuyên bố chính trị mạnh mẽ về việc phấn đấu đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050. Để hiện thực hóa mục tiêu này, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách, pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, trong đó có nội dung về chuyển dịch năng lượng.

Tuy nhiên, theo đại biểu Tạ Đình Thi có 4 thách thức lớn đối với việc triển khai, bao gồm tài chính, công nghệ, quản trị và nhân lực, trong đó thách thức lớn nhất vẫn là nguồn vốn. Ước tính, Việt Nam cần khoảng 86 tỷ USD đến năm 2030 và 370 tỷ USD cho lộ trình chuyển dịch đến năm 2050.

“Chỉ riêng đối với việc triển khai Quy hoạch điện VIII, trong giai đoạn 2021-2030, tổng vốn đầu tư phát triển nguồn và lưới điện truyền tải khoảng 134,7 tỷ USD. Như vậy, nguồn lực đầu tư rất lớn so với khả năng cân đối của nền kinh tế với mức dự báo phát triển kinh tế thế giới và trong nước thời gian tới”, đại biểu nêu.

Do đó, đại biểu đoàn TP Hà Nội kiến nghị với Chính phủ cần sớm nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách đặc thù thu hút, huy động nguồn vốn đầu tư tư nhân và nước ngoài vào các dự án năng lượng, chú trọng các cơ chế tài chính xanh, tín dụng xanh và các tổ chức tài chính quốc tế, cơ chế tài chính quốc tế JETP trên cơ sở bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia.

Đại biểu Trần Văn Lâm, Đoàn Bắc Giang.

Trao đổi với phóng viên bên lề Quốc hội, Đại biểu Trần Văn Lâm, Đoàn ĐBQH Bắc Giang cho rằng, chuyển đổi để phát triển năng lượng tái tạo là một định hướng, thế nhưng theo đại biểu, việc triển khai thực tế đòi hỏi đồng bộ cơ chế chính sách, đặc biệt là quy hoạch.

“Quy hoạch phải đảm bảo về mặt tiêu chuẩn, yêu cầu kỹ thuật, phù hợp với chiến lược. Ví dụ như tỷ lệ tham gia phát triển năng lượng, điện tái tạo, mức độ nào phù hợp với từng giai đoạn, trình độ công nghệ và khả năng kỹ thuật”, đại biểu Trần Văn Lâm cho hay.

Đại biểu cho rằng năng lượng tái tạo không có tính ổn định, đi kèm với năng lượng tái tạo thì phải có hệ thống phát nền, phải được đảm bảo những lúc năng lượng tái tạo không phát được thì phải có nguồn bù vào được. Vì vậy, đại biểu kiến nghị phải xây dựng chính sách làm sao để hài hòa lợi ích giữa các bên, để các nhà đầu tư năng lượng tái tạo cũng có động lực để để duy trì và nhà đầu tư nền cũng được khuyến khích.

Đại biểu Trần Văn Lâm cho rằng, nếu không tính toán tốt để năng lượng tái tạo phát triển quá bùng nổ, gây nguy cơ rã lưới hay mất điện đột ngột trong trường hợp điều kiện thời tiết thay đổi. Việc giải bài toán này đã là một thách thức nhưng trong quá trình triển khai để thực thi đòi hỏi phải có cơ chế, chính sách rõ ràng, minh bạch, công tâm và trách nhiệm.

“Vừa rồi chúng ta để cho năng lượng tái tạo, điện mặt trời, điện gió phát triển một cách ồ ạt, thiếu kiểm soát, bất chấp các quy định, các quy trình dẫn đến việc không đáp ứng được hệ thống mạng truyền tải điện không phù hợp và không thực hiện được các điều kiện để cam kết đấu nối và sử dụng. Hiện trạng là lãng phí xã hội đang xảy ra, khi các công trình xây dựng xong thì đang không được nối lưới điện quốc gia thì vẫn thiếu”, đại biểu Trần Văn Lâm chỉ rõ.

Theo TTXVN/Báo Tin tức



Source link

Cùng chủ đề

Sở Xây dựng tiến hành kiểm tra

Chiều 29/5, Sở Xây dựng tỉnh Lâm Đồng và UBND huyện Bảo Lâm (tỉnh Lâm Đồng) đã tiến hành kiểm tra thực tế hiện trường khu nhà liền kề xây dựng không phép gồm 22 căn tại Thôn 10A (xã Lộc Thành, huyện Bảo Lâm). Thành phần đoàn kiểm tra, về phía Sở Xây dựng tỉnh Lâm Đồng có ông Bùi Quang Sơn, Phó Giám đốc Sở Xây dựng. Về phía huyện Bảo Lâm có ông Đồng Văn Trường,...

NTO – Đẩy mạnh ứng dụng khoa học

Thời gian qua, hoạt động sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn tỉnh được triển khai sâu rộng. Nhiều tiến bộ khoa học - kỹ thuật (KH-KT) và công nghệ tiên tiến được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất mía. Cơ giới hóa triển khai đồng bộ đã góp phần giảm công lao động, tăng năng suất, hiệu quả kinh tế. Một số mô hình sản xuất mới đầu tư theo hướng hiện đại, bền vững, góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân.

Người có uy tín tâm huyết giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc

Với sự am hiểu tường tận các giá trị văn hoá dân tộc mình, thời gian qua, người có uy tín (NCUT) trên địa bàn tỉnh đã phát huy vai trò, trách nhiệm trong vận động, tuyên truyền cho đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa quý báu của dân tộc.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hướng tới mục tiêu net zero: Khoa học công nghệ là chìa khóa

Trước mục tiêu quốc gia được Thủ tướng Chính phủ đưa ra tại Hội nghị các Bên tham gia Công ước Khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu lần thứ 26 (COP 26), đến năm 2050, Việt Nam sẽ giảm phát thải khí nhà kính bằng 0, nhiều hành động thiết thực đã được Đảng, Nhà nước và Chính phủ đưa ra kịp thời với những nội dung sát yêu cầu đặt ra.

Phong trào văn hóa văn nghệ “Món ăn tinh thần” của người cao tuổi

Trong những năm qua, đời sống tinh thần của người cao tuổi (NCT) trên địa bàn tỉnh luôn được quan tâm chăm sóc. Trong đó, phong trào văn hóa văn nghệ (VHVN) được xem là một trong những nội dung hoạt động quan trọng và không thể thiếu trong thực hiện mục tiêu chăm sóc và phát huy vai trò NCT hiện nay.

Ngành Giáo dục và Đào tạo: Những kết quả nổi bật trong năm học 2022-2023

Năm học 2022-2023 là năm học ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tiếp tục triển khai Chương trình giáo dục (GD) phổ thông 2018 đối với lớp 3, lớp 7 và lớp 10. Toàn ngành nỗ lực vượt qua khó khăn về cơ sở vật chất trường lớp, trang thiết bị dạy học để triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng GD, thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ đề ra và đạt kết quả tích cực ở cả GD đại trà và GD mũi nhọn.

Liên đoàn Yoga Ninh Thuận tổ chức Đại hội lần thứ II, nhiệm kỳ 2023-2028

Ngày 13/8, Liên đoàn Yoga Ninh Thuận tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ II, nhiệm kỳ 2023-2028.

Cơn sốt giá gạo thế giới

Thị trường gạo thế giới nóng lên khi giá loại lương thực quan trọng này chạm mức cao nhất trong 12 năm qua. Cơn sốt giá gạo được cho là không sớm hạ nhiệt, do hiện tượng El Nino ảnh hưởng mùa màng tại các vựa lương thực, trong khi xu hướng dự trữ gia tăng trong bối cảnh lạm phát phi mã và an ninh bất ổn tại nhiều nước.

Bài đọc nhiều

Điểm đến Thiền viện Trúc Lâm Viên Ngộ

(NTO) Được khởi công xây dựng vào cuối năm 2008 tại thị trấn Khánh Hải (Ninh Hải), Thiền viện Trúc Lâm Viên Ngộ có kiến trúc hài hòa giữa phong cách Á Đông kết hợp mái chùa cổ điển Việt Nam. Thiền viện Trúc Lâm Viên Ngộ thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến tham quan, du lịch tâm linh. Du khách Nga đến tham quan Thiền viện Trúc Lâm Viên Ngộ.  Du khách...

Xe thư viện lưu động: Lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng

Với sự tiện lợi, đa năng, mô hình Xe thư viện lưu động do Thư viện tỉnh quản lý đã miệt mài chuyên chở tài liệu, sách, báo bổ ích phục vụ miễn phí đông đảo học sinh (HS), tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh từ thành thị đến nông thôn, qua đó, góp phần lan tỏa niềm đam mê đọc sách cũng như phát triển văn hóa học tập trong cộng đồng.

Suối Tiên điểm du ngoạn lý tưởng

(NTO) Suối Tiên nằm ở khu vực phía Bắc của Vườn Quốc gia Núi Chúa thuộc địa phận thôn Suối Giếng, xã Công Hải (Thuận Bắc). Nơi đây có phong cảnh thái đẹp và độc đáo với nhiều tảng đá tự nhiên bằng phẳng nằm dưới thác nước đổ từ trên cao xuống, tạo cảnh quan du lịch đầy hấp dẫn. Đến Suối Tiên, du khách tận hưởng không khí trong lành, đắm mình trong dòng...

Tỉnh đoàn: Thông tin về tình hình thế giới, khu vực, quan hệ Việt Nam với các nước

Ngày 2/6, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn tổ chức Hội nghị thông tin tuyên truyền đối ngoại về tình hình thế giới, khu vực, quan hệ Việt Nam với các nước và chủ trương của Đảng ta về công tác đối ngoại trong tình hình hiện nay và tổ chức diễn đàn chủ đề “Tuổi trẻ với nhiệm vụ chấn hưng văn hóa trong kỷ nguyên số”.

Thăm, tặng quà nhân ngày truyền thống người cao tuổi

Nhân kỷ niệm 82 năm Ngày truyền thống Người cao tuổi (NCT) Việt Nam (6/6/1941-6/6/2023), ngày 2/6, đồng chí Phạm Văn Hậu, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã đến thăm, tặng quà Ban đại diện Hội NCT tỉnh; cụ Lê Đức Chánh, 90 tuổi ở khu phố 3, phường Đô Vinh và cụ Nguyễn Tự Hùng, 90 tuổi ở khu phố 4, phường Thanh Sơn (Tp.Phan Rang-Tháp Chàm). Cùng đi có lãnh đạo Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh; Văn phòng Tỉnh ủy; Sở Lao động, Thương binh và Xã hội.

Cùng chuyên mục

Hướng tới mục tiêu net zero: Khoa học công nghệ là chìa khóa

Trước mục tiêu quốc gia được Thủ tướng Chính phủ đưa ra tại Hội nghị các Bên tham gia Công ước Khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu lần thứ 26 (COP 26), đến năm 2050, Việt Nam sẽ giảm phát thải khí nhà kính bằng 0, nhiều hành động thiết thực đã được Đảng, Nhà nước và Chính phủ đưa ra kịp thời với những nội dung sát yêu cầu đặt ra.

Phong trào văn hóa văn nghệ “Món ăn tinh thần” của người cao tuổi

Trong những năm qua, đời sống tinh thần của người cao tuổi (NCT) trên địa bàn tỉnh luôn được quan tâm chăm sóc. Trong đó, phong trào văn hóa văn nghệ (VHVN) được xem là một trong những nội dung hoạt động quan trọng và không thể thiếu trong thực hiện mục tiêu chăm sóc và phát huy vai trò NCT hiện nay.

Ngành Giáo dục và Đào tạo: Những kết quả nổi bật trong năm học 2022-2023

Năm học 2022-2023 là năm học ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tiếp tục triển khai Chương trình giáo dục (GD) phổ thông 2018 đối với lớp 3, lớp 7 và lớp 10. Toàn ngành nỗ lực vượt qua khó khăn về cơ sở vật chất trường lớp, trang thiết bị dạy học để triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng GD, thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ đề ra và đạt kết quả tích cực ở cả GD đại trà và GD mũi nhọn.

Liên đoàn Yoga Ninh Thuận tổ chức Đại hội lần thứ II, nhiệm kỳ 2023-2028

Ngày 13/8, Liên đoàn Yoga Ninh Thuận tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ II, nhiệm kỳ 2023-2028.

Cơn sốt giá gạo thế giới

Thị trường gạo thế giới nóng lên khi giá loại lương thực quan trọng này chạm mức cao nhất trong 12 năm qua. Cơn sốt giá gạo được cho là không sớm hạ nhiệt, do hiện tượng El Nino ảnh hưởng mùa màng tại các vựa lương thực, trong khi xu hướng dự trữ gia tăng trong bối cảnh lạm phát phi mã và an ninh bất ổn tại nhiều nước.

Mới nhất

Doanh nghiệp Quảng Ninh thực hiện tiết kiệm điện

Lợi ích lớn từ tiết kiệm điệnCông ty Cổ phẩn Xi măng Vicem Hạ Long (Xi măng Vicem Hạ Long) mỗi năm trung bình sản xuất đạt từ 1,6-1,9 triệu tấn clinker và 1,4-2,2 triệu tấn xi măng. Thống kê mỗi năm, công ty chi khoảng 20-23 tỷ đồng tiền điện và nguồn kinh phí này đang chiếm tới...

Thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo nhằm phục vụ tốt nhất cho người dân

NDO - Kế hoạch phối hợp thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo nhằm phục vụ tốt nhất cho người dân, hỗ trợ hoạch định chính sách, xây dựng Chính phủ số, xã hội số và kinh tế số cũng như đóng góp cho phát triển kinh tế-xã hội. Sáng 11/11,...

Mỹ, Nga, Italy sẽ tham gia triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Công tác chuẩn bị cho Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 đang được hoàn thiện nhiều hạng mục dự kiến sẽ chính thức khai mạc vào tháng 12 tới. Ngày 11/11, đoàn công tác Bộ Quốc phòng do Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng,...

Mới nhất