Trang chủSự kiệnKỲ HỌP THỨ 7, QUỐC HỘI KHÓA XVĐại biểu Quốc hội kiến nghị bỏ độc quyền vàng miếng

Đại biểu Quốc hội kiến nghị bỏ độc quyền vàng miếng

Đại biểu Quốc hội kiến nghị bỏ độc quyền vàng miếng và nhập khẩu vàng, cho phép doanh nghiệp tham gia ‘sân chơi’, như vậy giá vàng mới có thể ổn định.

Thảo luận về kinh tế – xã hội năm 2023 và những tháng đầu năm 2024, các đại biểu Quốc hội đề cập tới việc giá vàng tăng cao, cần có giải pháp để ngăn ngừa tác động tiêu cực.

Đại biểu Quốc hội kiến nghị bỏ độc quyền vàng miếng- Ảnh 1.

Đại biểu Phạm Văn Hòa, đoàn Đồng Tháp

GIA HÂN

“Buôn lậu vàng làm chảy máu ngoại tệ”

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Thủy (đoàn Bình Định) nhận định rằng, do giá vàng liên tục tăng, vàng và đô la đã trở thành ưu tiên dự trữ của các hộ gia đình, cá nhân. “Nếu không sớm có giải pháp kiềm chế sẽ dẫn tới hiện tượng vàng hóa, đô la hóa trong các giao dịch xã hội”, bà Thủy lo ngại.

Đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) thì khẳng định quản lý thị trường vàng hiện còn nhiều bất cập. Giá vàng biến động mạnh, giá trong nước và thế giới chênh lệch lớn. Điều này dẫn đến buôn lậu vàng diễn biến phức tạp, làm chảy máu ngoại tệ, có khả năng tác động tiêu cực đến việc ổn định kinh tế vĩ mô.

Một nguyên nhân nữa khiến giá vàng tăng cao, là do nguồn cầu quá lớn, người dân rút tiền đang gửi ngân hàng để đi mua vàng. Lãi suất tín dụng thấp cũng dẫn tới không đủ hấp dẫn để người dân chọn gửi tiền vào ngân hàng, thay vào đó sẽ mua vàng dự trữ, như đã nêu.

Trước thực trạng trên, ông Hòa đề nghị cần có giải pháp dài hạn để quản lý ổn định thị trường vàng.

Theo ông, việc đấu giá vàng của Ngân hàng Nhà nước chỉ giải pháp tạm thời. Giá vàng không giảm mà còn có xu hướng tăng.

“Nên chăng đã đến lúc bỏ độc quyền vàng miếng và nhập khẩu vàng của Ngân hàng Nhà nước?”, ông Hòa đặt vấn đề.

Vị đại biểu tỉnh Đồng Tháp kiến nghị sửa đổi, bổ sung Nghị định số 24/2012 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, cho phép doanh nghiệp nhập khẩu vàng nguyên liệu và in vàng miếng. Việc này sẽ thực hiện dưới sự quản lý chặt chẽ của Ngân hàng Nhà nước.

“Có như thế, tôi tin thị trường vàng sẽ ổn định, chứ không phải lên xuống hằng ngày như hiện nay”, ông Hòa kỳ vọng.

Đại biểu Quốc hội kiến nghị bỏ độc quyền vàng miếng- Ảnh 2.

Thủ tướng Phạm Minh Chính trao đổi cùng Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng bên hành lang Quốc hội

GIA HÂN

“Thị trường ngầm” kinh doanh vàng, ngoại tệ

Tại báo cáo thẩm tra về kinh tế – xã hội năm 2023 và những tháng đầu năm 2024, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đánh giá thị trường vàng có nhiều biến động, chỉ số giá vàng trong nước bình quân 4 tháng đầu năm tăng 20,8% so với cùng kỳ, khi giá vàng thế giới tăng cao kỷ lục.

Có ý kiến cho rằng, ngoài yếu tố biến động tình hình kinh tế thế giới và bất ổn địa chính trị, một số hạn chế trong quản lý hoạt động kinh doanh vàng, ngoại tệ đã hình thành thị trường ngầm, không có sự kiểm soát, thống kê của Nhà nước.

Cạnh đó, hoạt động giao dịch vàng, ngoại tệ có quy mô giao dịch lớn, phức tạp và khó kiểm soát, nhất là hành vi ưa thích vàng ngày càng gia tăng. Ủy ban Kinh tế dẫn số liệu từ Hội đồng vàng thế giới (WGC, 2023) cho thấy ở Việt Nam, 81% nhà đầu tư từng đầu tư vào vàng và cho biết họ sẽ xem xét đầu tư vào vàng một lần nữa, chỉ số này cao hơn Trung Quốc (72%), Ấn Độ (67%) và toàn cầu (45%).

Tính riêng trong năm 2022, Việt Nam tiêu thụ 43 tấn vàng, tăng 37% so với năm 2021, cao nhất khu vực ASEAN.

Tình hình phức tạp là vậy nhưng chưa được điều chỉnh phù hợp, có thể ảnh hưởng đến công tác điều hành kinh tế vĩ mô, ổn định thị trường. Ủy ban Kinh tế dẫn nhận định từ Bộ Công an, chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới ở mức cao dẫn đến tình trạng buôn lậu vàng vào Việt Nam, gia tăng hoạt động tội phạm, gây bất ổn tình hình an ninh trật tự xã hội, ảnh hưởng an ninh tiền tệ, nhất là các tỉnh biên giới.

Vẫn theo báo cáo giám sát, buôn lậu vàng và ngoại tệ ngày càng gia tăng trong vài năm trở lại đây. Các lực lượng chức năng đã phát hiện nhiều vụ có quy mô lớn, thu giữ hàng chục tấn vàng và nhiều tài sản, tiền USD.

Điển hình như chuyên án triệt phá đường dây buôn lậu vàng từ Campuchia về Việt Nam qua cửa khẩu Chàng Riệc (Tây Ninh), đã khởi tố 18 bị can về tội buôn lậu. Tang vật thu giữ gồm 198 kg vàng, 59 cây vàng, gần 2,9 triệu USD; gần 27 tỉ đồng và các phương tiện, thiết bị. Tổng trị giá thu giữ được tương đương gần 250 tỉ đồng.

Tiếp tục mở rộng điều tra, cơ quan tố tụng xác định chỉ tính riêng trong 2 tháng 8 và 9.2022, các đối tượng đã nhập lậu hơn 4 tấn vàng.

Thanhnien.vn
Nguồn:https://thanhnien.vn/dai-bieu-quoc-hoi-kien-nghi-bo-doc-quyen-vang-mieng-1852405291224538.htm
 

Cùng chủ đề

Cục Đối ngoại đón nhận Huân chương Quân công hạng Nhất

(Bqp.vn) - Sáng 28/5, tại Hà Nội, Cục Đối ngoại (Bộ Quốc phòng) tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống (28/5/1964 - 28/5/2024) và đón nhận Huân chương Quân công hạng Nhất. Tham dự buổi lễ có Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; Đại tướng Phạm Văn Trà, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Đảng ủy...

Lễ hội đua bò ở An Giang

Lễ hội đua bò Bảy Núi là một lễ hội của đồng bào dân tộc Khmer, Nam Bộ. Mang đậm nét bản sắc văn hóa dân gian, trong đó có lễ hội đua bò kéo bừa truyền thống, nét sinh hoạt văn hóa, môn thể thao độc đáo ở vùng Bảy Núi, An Giang.  Hội đua bò Bảy Núi là một sân chơi thể thao, giải trí mang tính đại chúng của những người nông dân sau những giờ lao...

Tổ chức 4 đoàn kiểm tra thi tốt nghiệp THPT của lãnh đạo Bộ GDĐT và Ban Chỉ đạo quốc gia

Việc kiểm tra nhằm kịp thời nắm tình hình và có kiến nghị cụ thể về việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024 của địa phương; chỉ đạo, hướng dẫn địa phương tổ chức Kỳ thi diễn ra an toàn, nghiêm túc, khách quan, đúng Quy chế thi và các văn bản liên quan; tạo điều kiện thuận lợi nhất cho thí sinh. Hoạt động kiểm tra cũng hướng tới phòng ngừa, phát hiện, kịp thời...

Hành trình “gieo hạt hòa bình” của người lính trẻ mũ nồi xanh ở Nam Sudan

(Dân trí) - "Mũ nồi xanh - Người đi gieo hạt hòa bình" là hành trình Trung úy Nguyễn Sỹ Công dấn thân đến Nam Sudan thực hiện nhiệm vụ của một người lính trẻ gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc.   Hành trình vì hòa bình của chiến sĩ mũ nồi xanh Mũ nồi xanh - Người đi gieo hạt hòa bình do Nhà xuất bản Kim Đồng phát hành, là cuốn sách ảnh về người lính Việt Nam tham gia hoạt...

Ngoại giao văn hóa thúc đẩy phát triển du lịch Đà Nẵng

Với nhiều sự kiện văn hóa, thể thao tổ chức trong năm 2024, thành phố Đà Nẵng đang là lựa chọn hàng đầu của các sự kiện quốc tế trên nhiều lĩnh vực. Thông qua đó sẽ lan tỏa các giá trị văn hóa truyền thống của Việt Nam nói chung, Đà Nẵng nói riêng đến bạn bè quốc tế và dần...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

“Vợ chồng ly dị, không thể mới một bên đồng ý mà cho đưa lên mạng”

(Dân trí) - Việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa, theo Chánh án Nguyễn Hòa Bình, phải quy định trong dự án Luật Tổ chức Tòa án nhân dân để duy trì trật tự và tôn trọng quyền con người. Giải trình làm rõ ý kiến đại biểu Quốc hội liên quan quy định về ghi âm, ghi hình tại phiên tòa tại phiên thảo luận dự án Luật Tổ chức TAND sáng 28/5, Chánh án TAND Tối cao...

Quốc hội thảo luận về kinh tế – xã hội, bàn cách chống lãng phí

(Dân trí) - Phát triển hạ tầng, cải cách tiền lương, phát triển nhà ở xã hội và giá nhà chung cư tăng… là những vấn đề nóng từng được đại biểu Quốc hội đề cập khi thảo luận về kinh tế - xã hội tại phiên họp tổ. Ngày 29/5, Quốc hội dành trọn một ngày để thảo luận trên hội trường về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách Nhà nước và công tác...

Tập trung triển khai các nội dung cụ thể của chế độ tiền lương mới

Trong phiên làm việc hôm nay, Quốc hội sẽ thảo luận về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước, trong đó có nội dung chế độ tiền lương mới, công tác sắp xếp đơn vị hành chính. Phiên làm việc của Quốc hội chiều 28.5. Ảnh: Phạm Đông Tiếp tục kỳ họp thứ 7, sáng 29.5, Quốc hội thảo luận ở hội trường về đánh giá bổ sung kết quả...

Hà Nội được đặc thù đến mức nào?

Chiều 28.5, tiếp tục kỳ họp 7, Quốc hội khóa XV thảo luận về dự thảo luật Thủ đô sửa đổi. Câu chuyện được bàn chủ yếu vẫn là Hà Nội cần được trao quyền đến đâu, đặc thù đến mức nào để vừa vượt trội, đột phá trong chính sách, tạo động lực cho thủ đô phát triển song vẫn đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật. Hạn chế tối đa dự án phải chuyển đổi...

Lo người dân 5 quận nội thành Hà Nội gặp khó vì ‘bảo tồn nội đô’

Quy định về bảo tồn nội đô tại 5 quận nội thành Hà Nội đang đặt ra những băn khoăn cho các đại biểu Quốc hội về việc đảm bảo đời sống, an sinh và cải tạo hạ tầng. Đại biểu Hoàng Văn Cường - Ảnh: VGP Chiều 28-5, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi). Với quy định về các biện pháp đảm bảo thực hiện quy hoạch, đặc biệt là “trong khu...

Cùng chuyên mục

Quốc hội thảo luận về kinh tế – xã hội, bàn cách chống lãng phí

(Dân trí) - Phát triển hạ tầng, cải cách tiền lương, phát triển nhà ở xã hội và giá nhà chung cư tăng… là những vấn đề nóng từng được đại biểu Quốc hội đề cập khi thảo luận về kinh tế - xã hội tại phiên họp tổ. Ngày 29/5, Quốc hội dành trọn một ngày để thảo luận trên hội trường về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách Nhà nước và công tác...

Tập trung triển khai các nội dung cụ thể của chế độ tiền lương mới

Trong phiên làm việc hôm nay, Quốc hội sẽ thảo luận về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước, trong đó có nội dung chế độ tiền lương mới, công tác sắp xếp đơn vị hành chính. Phiên làm việc của Quốc hội chiều 28.5. Ảnh: Phạm Đông Tiếp tục kỳ họp thứ 7, sáng 29.5, Quốc hội thảo luận ở hội trường về đánh giá bổ sung kết quả...

Hà Nội được đặc thù đến mức nào?

Chiều 28.5, tiếp tục kỳ họp 7, Quốc hội khóa XV thảo luận về dự thảo luật Thủ đô sửa đổi. Câu chuyện được bàn chủ yếu vẫn là Hà Nội cần được trao quyền đến đâu, đặc thù đến mức nào để vừa vượt trội, đột phá trong chính sách, tạo động lực cho thủ đô phát triển song vẫn đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật. Hạn chế tối đa dự án phải chuyển đổi...

Quốc hội tiếp tục thảo luận kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, bình đẳng giới

Thời cơ, thách thức đối với nền kinh tế hay vấn đề "sát sườn" thu ngân sách, thực hành tiết kiệm chống lãng phí và bình đẳng giới sẽ được các đại biểu Quốc hội tập trung thảo luận, cho ý kiến. Tiếp tục chương trình làm việc đợt 1 của Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, hôm nay (29/5), Quốc hội bước vào ngày làm việc thứ Chín (được truyền hình, phát thanh trực tiếp) với thảo...

Đánh giá tác động của mô hình cơ sở giáo dục chất lượng cao

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, ngày 28/5, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) và dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi). Đối với dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi), vấn đề được nhiều đại biểu đồng tình và cho ý kiến tại hội trường là về quy định mở...

Mới nhất

Tuyến buýt 2 tầng thoáng nóc Sài Gòn – Chợ Lớn chính thức vận hành

Sáng nay (29/5), tại chợ Bình Tây (quận 6, TPHCM), đại diện Sở giao thông vận tải đã trao quyết định công bố tuyến vận chuyển khách du lịch bằng xe hai tầng thoáng nóc (xe buýt hai tầng) tuyến Sài Gòn - Chợ Lớn City Tour cho Công ty TNHH Ảnh Việt Hop on - Hop off...

PGBank dự kiến tăng vốn điều lệ lên 5.000 tỷ đồng trong quý III/2025

Ngân hàng TMCP Thịnh Vượng và Phát triển (PGBank – UPCoM: PGB) vừa công bố Nghị quyết HĐQT thông qua việc triển khai phương án tăng vốn điều lệ bằng hình thức phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu. Theo đó, PGBank dự kiến phát hành thêm tối đa 80 triệu cổ phiếu với với mệnh...

Sóng đánh vỡ bến tàu Mỹ ngoài khơi Gaza, viện trợ càng thiếu hụt

Theo Phó Thư ký báo chí Lầu Năm Góc Sabrina Singh, bến tàu bị hư hỏng nặng và cần được sửa chữa hoặc xây dựng lại. Bến tàu sẽ được di...

Mới nhất