Trang chủSự kiệnKỲ HỌP THỨ 7, QUỐC HỘI KHÓA XVĐại biểu Quốc hội đề xuất giải pháp hạn chế 'công ty...

Đại biểu Quốc hội đề xuất giải pháp hạn chế ‘công ty ma, giám đốc là xe ôm, bán bún bò’

Đại biểu Quốc hội đề xuất bắt buộc công chứng điều lệ doanh nghiệp, hồ sơ thành lập doanh nghiệp… để hạn chế tình trạng thành lập hàng loạt “công ty ma”, giả mạo chữ ký.
Đại biểu Huỳnh Thị Hằng Nga - Ảnh: Media Quốc hội

Đại biểu Huỳnh Thị Hằng Nga – Ảnh: Media Quốc hội

Sáng 25-6, Quốc hội thảo luận về dự Luật Công chứng sửa đổi.

Đề nghị bắt buộc công chứng hồ sơ thành lập doanh nghiệp

Nêu ý kiến thảo luận, đại biểu Lã Thanh Tân (Hải Phòng) đề nghị ban soạn thảo nghiên cứu bổ sung các trường hợp phải công chứng trong hoạt động của doanh nghiệp.

Ông nói doanh nghiệp có vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế, xã hội, tuy nhiên các giao dịch dân sự, thỏa thuận hình thành nên doanh nghiệp hay việc mua bán, sáp nhập lại chưa được quy định phải công chứng.

Ông dẫn thực tế thời gian qua cho thấy nhiều trường hợp thành lập, mua bán, sáp nhập doanh nghiệp nhằm mục đích lừa đảo, chiếm đoạt tài sản đã diễn ra.

“Vụ án Vạn Thịnh Phát với hàng loạt hành vi làm giả hồ sơ doanh nghiệp, lập hồ sơ vay vốn khống, thuê người đứng tên cổ phần là một trong những điển hình về tình trạng giả mạo chữ ký trong điều lệ doanh nghiệp, biên bản của hội đồng quản trị, hội đồng thành viên và các văn bản nội bộ doanh nghiệp.

Việc này đã và đang diễn ra, dẫn đến các vụ án liên quan, để lại hậu quả rất lớn trong thời gian qua”, ông Tân nêu.

Cũng theo ông Tân, các quy định hiện hành không có quy định bắt buộc công chứng hồ sơ thành lập doanh nghiệp.

Tuy nhiên, lợi dụng các thủ tục thông thoáng về thành lập doanh nghiệp nên nhiều trường hợp thành lập doanh nghiệp, sáp nhập, mua bán nhằm mục đích lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, mua bán hoá đơn…

Vì vậy, ông Tân cho rằng cần có cơ chế bảo đảm tính xác thực, hợp pháp của hồ sơ thành lập doanh nghiệp.

 

Ông đề nghị bổ sung quy định về các trường hợp thành lập doanh nghiệp, điều lệ doanh nghiệp, các biên bản họp hội đồng quản trị, đại hội cổ đông, hội đồng thành viên trong doanh nghiệp bắt buộc phải công chứng trong dự thảo luật.

Theo ông Tân, quy định này sẽ mang lại nhiều lợi ích, trong đó khắc phục tình trạng giả chữ ký, giảm tiêu cực…

Đồng tình với ý kiến trên, đại biểu Quốc hội Huỳnh Thị Hằng Nga (Trà Vinh) nêu rõ việc bắt buộc công chứng điều lệ doanh nghiệp, hồ sơ thành lập doanh nghiệp, thỏa thuận góp vốn trong việc thành lập doanh nghiệp… là cần thiết.

Việc này nhằm đảm bảo pháp lý cho các giao dịch quan trọng đối với kinh tế, góp phần đảm bảo an ninh trật tự và an ninh kinh tế.

Đồng thời, tránh tình trạng giả mạo chữ ký trong hồ sơ, tài liệu thành lập doanh nghiệp. Từ đó, hạn chế khai khống vốn điều lệ, hợp thức hóa các hành vi rửa tiền, mua bán hóa đơn thông qua thành lập khống doanh nghiệp, lạm quyền của người đại diện.

Cùng với đó, hạn chế tình trạng thành lập hàng loạt “công ty ma” làm ăn phi pháp. Những “công ty ma” này khi cơ quan chức năng phát hiện, nhiều công ty tổ chức buôn lậu, mua bán hóa đơn giá trị gia tăng, giám đốc là xe ôm, bán bún bò, hàng trăm container vô chủ ở các cảng…

Đề xuất văn phòng công chứng được khai thác dữ liệu vân tay, mống mắt

Còn đại biểu Nguyễn Văn Mạnh (Vĩnh Phúc) đề nghị xem xét quy định trong dự luật theo hướng công chứng được kết nối cơ sở dữ liệu dân cư ở các trường hợp sinh trắc học không ảnh hưởng đến vấn đề an ninh như nhận diện khuôn mặt, vân tay, sau này là mống mắt.

Từ đó có thể phục vụ cho việc xác định chủ thể tham gia giao dịch công chứng. Theo đại biểu, khi sử dụng dữ liệu này phải trả tiền từ lượt khai thác theo quy định do Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Bộ Công an quy định.

Ông cho rằng quy định như vậy thuận lợi, chính xác, an toàn cho hoạt động công chứng, đồng thời không lãng phí tài sản xã hội khi các tổ chức, cá nhân phải tự trang bị cho mình.

Cũng trao đổi về vấn đề này, đại biểu Nguyễn Hoàng Bảo Trân (Bình Dương) cũng đề nghị bổ sung việc liên thông, chia sẻ cơ sở dữ liệu và quyền khai thác cơ sở dữ liệu vào dự thảo luật theo hướng cho phép các tổ chức hành nghề công chứng được quyền kết nối, chia sẻ và khai thác cơ sở dữ liệu, thông tin sinh trắc học như ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt.

Điều này giúp hỗ trợ việc xác thực cá nhân một cách chính xác, chống lại hành vi mạo danh trong hoạt động công chứng nhưng không ảnh hưởng đến vấn đề về an ninh quốc gia.

Tuoitre.vn

Nguồn:https://tuoitre.vn/dai-bieu-quoc-hoi-de-xuat-giai-phap-han-che-cong-ty-ma-giam-doc-la-xe-om-ban-bun-bo-20240625114938855.htm

Cùng chủ đề

ĐBQH: Không để đầu tư lớn mà phải bù lỗ khi làm đường sắt tốc độ cao

Chiều 20/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.Phát biểu ý kiến, đại biểu Tạ Văn Hạ (đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam) tán thành với chủ trương đầu tư dự án với tinh thần "bàn làm chứ không bàn lùi". Đây là xu thế phát triển đất nước, là bước chuẩn bị, đột phá chiến lược để nước ta bước vào...

Khi đã xem là đột phá chiến lược, là quốc sách thì phải có một vài ưu tiên

Trao đổi về quy định tiền lương trong dự thảo Luật Nhà giáo, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nêu rõ: Khi xây dựng, chúng tôi cũng phải nhìn cùng các ngành khác, không muốn ngành của mình có...

Lương giáo viên giỏi dưới trường 10 triệu, về sở còn 7 triệu

Đề nghị bảo lưu chế độ, chính sách, đại biểu Quốc hội lấy ví dụ giáo viên giỏi lương dưới trường là 10 triệu đồng, khi về sở hoặc phòng chỉ còn 7 triệu. Sáng 20.11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật nhà giáo. Đại biểu Dương Khắc Mai (Đoàn Đắk Nông) cho biết, điểm a khoản 5 Điều 21 về bảo lưu chế độ, chính sách trong điều động nhà giáo quy định: Trường hợp điều...

Đại biểu Quốc hội băn khoăn với tiền lương, chính sách hỗ trợ nhà giáo

Sáng 20/11, Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Nhà giáo. Nhiều đại biểu đồng thuận với quy định tiền lương nhà giáo ở cơ sở giáo dục...

Bộ chỉ cấm “hành vi dạy thêm vi phạm đạo đức”

Kinhtedothi - Bộ GD&ĐT đang chủ trương không cấm việc dạy thêm của nhà giáo nhưng cấm những hành vi dạy thêm vi phạm đạo đức của nhà giáo cũng như vi phạm những nguyên tắc về chuyên môn. Sáng 20/11, tiếp tục chương trình làm việc của Kỳ họp thứ 8, các đại biểu Quốc hội đã thảo luận tại hội trường về Dự thảo Luật Nhà giáo. Tại buổi thảo luận, các đại biểu Quốc hội cho rằng cần...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Kiên Giang cổ vũ mô hình tốt, cách làm hay phát triển sản phẩm OCOP

Kiên Giang đến nay có 269 sản phẩm OCOP (One Commune One Product, mỗi xã một sản phẩm). Nhiều sản phẩm đã được xuất ngoại và mang về lợi nhuận hấp dẫn cho người dân.   Nhiều doanh nghiệp trưng bày và bán sản phẩm OCOP trong hệ thống siêu thị ở Kiên Giang - Ảnh: CHÍ CÔNG Các sản phẩm đa dạng về mẫu mã và chất lượng (6 sản phẩm 5 sao, 36 sản phẩm 4 sao và 227 sản...

Doanh nghiệp Việt ứng dụng Al giải bài toán giao thông ùn tắc, tai nạn

Camera giám sát kết hợp với trí tuệ nhân tạo (AI) cho phép nhận diện nhanh chóng các vấn đề như tai nạn, ùn tắc..., từ đó giúp điều phối giao thông hiệu quả. Hyphen Deux - một công ty thiết kế vi mạch...

Khi học sinh Royal School là diễn giả TED Talks sẽ thế nào?

Bước sang mùa thứ 4 với nhiều đổi mới, sân chơi Royal Speaking Contest của Royal School không chỉ thu hút dàn thí sinh chất lượng mà còn lan tỏa giá trị của kỹ năng hùng biện học thuật. ...

Hai con trai tỉ phú Phạm Nhật Vượng góp vốn lập công ty nghìn tỉ về robot

Công ty cổ phần nghiên cứu phát triển và ứng dụng người máy VinRobotics với vốn điều lệ 1.000 tỉ đồng. Trong đó, hai ông Phạm Nhật Quân Anh và Phạm Nhật Minh Hoàng - con tỉ phú Phạm Nhật Vượng - mỗi người có 5% cổ phần. ...

Hiệu trưởng trường sư phạm: ‘Tôn vinh nghề dạy học không có nghĩa là đề cao hơn nghề khác’

'Tôn vinh nghề dạy học không có nghĩa là đề cao nghề nghiệp của chúng ta hơn nghề khác. Tôn vinh nghề dạy học để thấy trách nhiệm của chúng ta lớn lao, công việc của chúng ta có ý nghĩa', PGS.TS Nguyễn Đức Sơn nói. ...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng: ‘Thay vì phải làm rất nhiều việc, chỉ cần một việc là thay người’

Nhấn mạnh đến vấn đề con người, tổ chức thực hiện, theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, nếu chỉ thay thế một vài người trong bộ máy lãnh đạo của một đơn vị như đường sắt, PVN, EVN thì sẽ thay đổi hẳn theo hướng tích cực. Chiều 25.5, tại phiên thảo luận tổ kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dành nhiều thời gian nói về việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 của...

Đảm bảo an sinh cho người cao tuổi

Trợ cấp hưu trí xã hội là chính sách mà ngân sách nhà nước cung cấp một khoản trợ cấp cho người cao tuổi không có lương hưu, hoặc bảo hiểm xã hội hằng tháng khác. Tại dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), điều kiện hưởng trợ cấp hưu trí là đủ 75 tuổi trở lên. Đây là một trong những nội dung được nhiều đại biểu quan tâm cho ý kiến. Truyền hình Quốc hội Việt...

Đưa thị trường vàng bình ổn, tiến sát với thị trường thế giới

NDO - Theo Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, Ngân hàng Nhà nước sẽ có những phương án mới để bình ổn thị trường vàng về mặt ngắn hạn, còn về mặt lâu dài sẽ nghiên cứu sửa đổi Nghị định 24, cùng với việc áp dụng các công cụ quản lý nhà nước để đưa thị trường vàng bình ổn, tiến sát với thị trường thế giới. Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái phát biểu giải...

Xây dựng chính sách để thu hút nhà đầu tư chiến lược vào Đà Nẵng

Thảo luận về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng, nhiều ý kiến đại biểu đề nghị làm rõ một số nội dung liên quan đến chính sách thu hút nhà đầu tư chiến lược đầu tư vào thành phố Đà Nẵng. Truyền hình Quốc hội Việt Nam Nguồn:https://www.youtube.com/watch?v=sUw_NCkP-cQ

Để văn hóa trở thành nền tảng vững chắc của xã hội

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, sáng 3/6, Quốc hội đã nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra đối với đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035. Vnews Nguồn:https://vnews.gov.vn/video/de-van-hoatro-thanh-nen-tang-vung-chac-cua-xa-hoi-123068.htm

Cùng chuyên mục

“Điểm danh” 11 luật vừa được Quốc hội thông qua

(Dân trí) - Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV có khối lượng nội dung về công tác lập pháp nhiều nhất tại một kỳ họp, kể từ đầu nhiệm kỳ đến nay. Theo đó, Quốc hội đã biểu quyết thông qua 11 luật, 21 nghị quyết. Dantri.vn Nguồn: https://dantri.com.vn/xa-hoi/diem-danh-11-luat-vua-duoc-quoc-hoi-thong-qua-20240701171227909.htm

Những nhân sự được Quốc hội bầu và phê chuẩn bổ nhiệm tại kỳ họp thứ 7

(Dân trí) - Tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội đã bầu ông Tô Lâm làm Chủ tịch nước, bầu ông Trần Thanh Mẫn làm Chủ tịch Quốc hội, bầu bà Nguyễn Thị Thanh làm Phó Chủ tịch Quốc hội… Nhiều nội dung liên quan công tác nhân sự được điều chỉnh, bổ sung đã hoàn thành trong kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV. Thông tin về kết quả kỳ họp tại buổi họp báo sáng 29/7, Phó Chủ...

Chính thức bổ sung 3 chức danh vào diện đối tượng cảnh vệ

Quốc hội vừa thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ, nhất trí bổ sung thêm 3 đối tượng cảnh vệ là Thường trực Ban Bí thư, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.   Đại biểu Quốc hội bấm nút biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ. (Ảnh: ĐĂNG KHOA) Tiếp tục chương trình Kỳ họp...

Quốc hội thông qua Luật Thủ đô sửa đổi, cho phép Hà Nội cắt điện, nước với công trình vi phạm

Với 462/470 đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật Thủ đô sửa đổi. Trong đó, đã có nhiều quy định mới để phát triển Hà Nội. Quang cảnh phiên họp sáng 28-6 - Ảnh: Media Quốc hội Sáng 28-6, với 462/470 đại biểu có mặt tán thành (bằng 95,06% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã thông qua Luật thủ đô sửa đổi. Luật có hiệu lực thi hành từ 1-1-2025. Bên cạnh đó,...

Quốc hội thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi)

Sáng 28/6, với 462/470 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (bằng 95,06% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội khóa XV đã chính thức thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi).     Luật Thủ đô (sửa đổi) được Quốc hội thông qua với tỷ lệ tán thành cao. (Ảnh: ĐĂNG KHOA) Luật Thủ đô (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua gồm 7 chương, 54 điều (tăng 3 chương, 27 điều so với Luật Thủ đô năm 2012)....

Mới nhất

‘Bàn làm chứ không bàn lùi’ dự án đường sắt cao tốc

Chiều 20/11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận về chủ trương đầu tư dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam. Tại hội trường, các đại biểu tán thành với chủ trương đầu tư dự án với tinh thần bàn làm chứ không bàn lùi, bởi đây là xu thế phát triển đất nước. Đường...

Dự án đường sắt tốc độ cao đã được nghiên cứu rất kỹ lưỡng, cẩn trọng

NDO - Theo Bộ trưởng Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng, dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đã được nghiên cứu rất dài, trong khoảng 18 năm. Hồ sơ được Chính phủ chỉ đạo rà soát, tính toán kỹ lưỡng cẩn trọng tham khảo kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới để...

Hiệu trưởng bỏ nhiệm sở nhiều ngày, hàng loạt giáo viên bị chậm lương

Dù đã hết thời gian tạm đình chỉ công tác nhưng hiệu trưởng Trường THCS Lê Văn Tám (Chư Prông, Gia Lai) vẫn không đến trường làm việc, khiến lương và các chế độ của giáo viên không được giải quyết. Trước đó, trong quá trình thanh tra việc quản lý, sử dụng các nguồn kinh phí tại Trường THCS...

tiết kiệm thời gian, chi phí

Việc liên thông giúp giảm thời gian chờ đợi, giảm chi phí KCB của người bệnh; chống lãng phí, tiết kiệm chi phí cho quỹ bảo hiểm y tế (BHYT) để sử dụng cho KCB BHYT. Đây cũng là bước đệm quan trọng tiến tới đồng bộ và liên thông các hồ sơ, dữ liệu của bệnh nhân...

Dịch HIV/AIDS diễn biến phức tạp, nhất là nơi có nhiều khu công nghiệp, trường đại học

Dịch HIV/AIDS tại Việt Nam đang có nhiều diễn biến phức tạp với sự thay đổi rõ rệt trong hình thái lây nhiễm. Các nhóm nguy cơ cao như nhóm nam có quan hệ tình dục đồng giới (MSM) và người chuyển giới nữ tiếp tục là thách thức lớn trong công tác phòng, chống dịch. Dịch HIV/AIDS diễn biến...

Mới nhất

Ghi ở Kho Vàng hôm nay